Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.51 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*************************



PHAN LÊ SƠN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT SIÊU ÂM HÚT TẾ
BÀO TRỨNG BÒ ĐỂ TẠO PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM




Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc
Mã số : 62 64 01 06







TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP









HÀ NỘI- 2013
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Người hướng dẫn:
GS.TSKH. Cù Xuân Dần
PGS.TS. Hoàng Kim Giao

Phản biện 1:……………………………………………

Phản biện 2:……………………………………………

Phản biện 3:……………………………………………



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2013.



Có thế tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Viện Chăn nuôi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, chất lượng sữa tốt, đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước và giảm lượng sữa nhập khẩu đang là
nhu cầu cấp thiết. Do vậy các kỹ thuật như: gây rụng trứng nhiều, thụ
tinh trong ống nghiệm, cắt phôi, xác định gới tính, cấy truyền phôi
không ngừng được quan tâm nghiên cứu nước ta và đã thu được
những kết quả khả quan. Song việc ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật này
vào thực tế sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế.
Kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng cho phép khai thác tế bào trứng
có chất lượng tốt từ gia súc cái được chọn lọc kỹ càng về mặt năng
suất, chất lượng, nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi in vitro. Cấy
chuyển phôi cho bò nhận để nhân nhanh giá trị di truyền đó vào thực
tế sản suất, rút ngắn thời gian cải tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người chăn nuôi.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tế bào trứng thu
được, chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi
nang thu được. Chính vì lẽ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật
siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm "
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được sự ảnh hưởng các yếu tố đến hiệu quả của kỹ
thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm.
- Xác định được các yếu tố phù hợp, tăng số lượng nang trứng
được hút, số lượng tế bào trứng thu được, hợp tử phân chia, phôi dâu
và phôi nang thu được.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Là một kỹ thuật mới, đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng ở nước

ta vào năm 2005. Là kỹ thuật có giá trị kinh tế cao, mở ra một triển
vọng mới trong việc sản xuất và thương mại hóa phôi trong ống nghiệm.
- Nâng cao được chất lượng, số lượng tế bào trứng, từ đó tăng số
lượng, chất lượng phôi dâu và phôi nang. Hạ được giá thành của phôi,
tăng khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta.
- Cho phép thu tế bào trứng liên tục 2 lần/tuần ở bê, bò trưởng thành,
bò chậm sinh và thậm chí bò mang thai trong 3 tháng đầu mà không
cần sử dụng hormone để kích thích.
- Siêu âm hút tế bào trứng không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.
Bò cho tế bào trứng sẽ động dục và sinh sản bình thường sau khi
ngừng siêu âm hút tế bào trứng 7 – 10 ngày.
- Cho phép khai thác tối đa tiềm năng di truyền của bò mẹ.
- Cung cấp tế bào trứng cho các nghiên khác: Đông lạnh tế bào trứng,
xác định giới tính, cloning, chuyển gen, bảo tồn quỹ gen.
- Chủ động được thời gian và số lượng tế bào trứng.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Cơ sở khoa học, phương pháp và kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng là
tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
- Ứng dụng kỹ thuật siêu âm cho phép mở ra một hướng mới trong
việc nghiên cứu sinh sản, tình trạng sinh sản của bò thông qua việc
đánh giá cấu trúc và hoạt động của buồng trứng. Đánh giá tình trạng
sinh sản và bệnh sinh sản của đàn. Điều trị bênh u nang buồng trứng.
- Kỹ thuật siêu âm cho phép kiểm tra năng suất bò đực giống từ những
con bê được sinh ra/cùng một cặp bố mẹ.
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 155 trang. Trong đó số lượng trang ở các phần như
sau: Mở đầu 4 trang, tổng quan 50 trang, nội dung và phương pháp
nghiên cứu 9 trang, kết quả và thảo luận 53 trang, kết luận và đề nghị
2 trang, tài liệu tham khảo 24 trang và phần phụ lục 13 trang.
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tổng quan tài liệu đề cập đến tám vấn đề chủ yếu như sau:
1. Sự hình thành tế bào mầm nguyên thủy, sự phát triển của tế bào mầm
nguyên thủy thành túi noãn, sự phát triển của túi noãn thành tế bào trứng.
2. Sự hình thành nang trứng nguyên thủy, sự phát triển của nang trứng
nguyên thủy đến giai đoạn rụng trứng, sự hình thành sóng nang và
chức năng của nang trứng.
3. Cơ chế điều khiển của hormone đến sự phát triển nang trứng.
4. Vai trò của FSH.
5. Kỹ thuật thu tế bào trứng từ lò mổ và thu tế bào trứng từ bò sống.
6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng số lượng, chất lượng tế bào
trứng và kết quả tạo phôi in vitro khi siêu âm hút tế bào trứng.
7. Nuôi tế bào trứng in vitro và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
nuôi thành thục tế bào trứng.
8. Tạo phôi in vitro và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh
của tế bào trứng.
9. Nuôi phôi in vitro và một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của
phôi.
10. Ảnh hưởng của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng đến kết quả nuôi
thành thục, thụ tinh và tạo phôi in vitro.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
- Bò cho tế bào trứng ở các thí nghiệm là bò sữa HF và bò lai hướng
sữa F3 (Holstein Friesian x Lai Sind), 3 – 8 tuổi, đang sinh sản bình
thường điểm thể trạng 2,5 – 3 điểm và không mang thai.
- Tinh sử dụng để thụ tinh in vitro là tinh bò HF của cùng một con
đực, có năng suất sữa từ 10.000 lít sữa trở lên. Được nhập từ Mỹ.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút.
- Nghiên cứu ảnh hưởng tần suất siêu âm hút tế bào trứng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng FSH.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giống bò.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bò.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Siêu âm hút tế bào trứng
Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện bằng màn hình siêu âm
(HS-2000, HONDA Electronics Co., Ltd, Japan), đầu dò siêu âm có
đường dẫn kim hút tế bào trứng 7,5 MHz (HBV-4710 MV, Fujira In
dustry Co., Ltd, Japan), máy tạo áp suất (FHK, Model 4, Tokyo,
Japan), kim hút tế bào trứng một đường dẫn (dài 55 cm, 18 G,
COVA, Missawa Medical Industry Co., Ltd, Japan).
2.1.3.2. Đánh giá chất lượng tế bào trứng
Phân loại tế bào trứng được thực hiện theo Goodhand và cs. (2000).
2.1.3.3. Nuôi thành thục tế bào trứng
Tế bào trứng loại A, B được nuôi thành thục theo quy trình của
một số tác giả đã công bố như Saitoh và cs. (1995), Kaijihara và cs.
(1999) Numabe và cs. (2000), Imai và cs. (2006).
2.1.3.4. Hoạt hóa tinh trùng
Hoạt hóa tinh trùng được thực hiện trong môi trường BO theo một
số tác giả đã công bố như Saitoh và cs. (1995), Kaijihara và cs. (1999)
Numabe và cs. (2000), Imai và cs. (2006).
2.1.3.5. Nuôi hợp tử và phôi in vitro
Sau khi ủ tinh trùng với tế bào trứng 5 h trong tủ nuôi CO
2
, các tế

bào trứng được tách khối tế bào cumulus và quá trình nuôi được duy
trì ở trong tủ CO
2
ở nhiệt độ 38,5
0
C, 5% CO
2
và độ ẩm tối đa.
2.1.3.6. Đánh giá chất lượng phôi dâu và phôi nang thu được
Đánh giá chất lượng phôi dâu và phôi nang thu được, được thực
vào ngày thứ 7 và ngày thứ 8.
2.1.3.7. Bố trí thí nghiệm
Bò sử dụng trong từng thí nghiệm có, điểm thể trạng, cân nặng
tương đối đồng đều. Sử dụng máy siêu âm để xác định sự đồng đều về
hoạt động và kích thước của hai buồng trứng. Được chăm sóc nuôi
dưỡng trong một điều kiện, cho ăn 4 kg thức ăn tinh và 50 kg cỏ
tươi/ngày. Bò cho tế bào trứng ở các thí nghiệm không giống nhau.
Siêu âm hút tế bào trứng trong tất cả các thí nghiệm được thực hiện
bởi một người kỹ thuật. Nhóm người thực hiện soi tìm tế bào trứng,
đánh giá chất lượng tế bào trứng, nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi
trong từng thí nghiệm hầu như không có sự thay đổi. Hệ thống máy
móc, thiết bị, môi trường,…giống nhau.
Gồm có 8 thí nghiệm được thực hiện độc lập với nhau, trong suốt
thời gian từ năm 2006 – 2011.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút được thực hiện ở
áp lực hút 60mmHg, 90 mmHg, 120 mmHg và 150 mmHg, trên ba bò
HF có cùng độ tuổi (8 tuổi) và ở tần suất 2 lần/tuần.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất được thực hiện ở tần
suất hút 2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần được tiến hành trên ba bò sữa
HF có cùng độ tuổi (5 tuổi), ở áp lực hút 120 mmHg.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng (2 – 5, 6 – 9 và
≥ 10 mm) được thực hiện trên hai bò sữa HF (6 tuổi), ở áp lực hút 120 mmHg
và ở tần suất ½ tuần/lần.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và
pha nang trứng trội. Được thực hiện hiện ở áp lực hút 120 mmHg.
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng FSH được tiến
hành trên hai bò HF (3 tuổi), Gồm có 6 liều lượng FSH được nghiên
cứu: o mg, 2 mg, 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg. Siêu âm hút tế bào trứng
được thực hiện ở áp lực hút 120 mmHg và tần suất ½ tuần/lần.
Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của giống bò được tiến hành
trên hai bò HF và hai bò lai hướng sữa F3 (HF x lai Sind), ở áp lực hút
120 mmHg, tần suất 1/2 tuần/lần.
Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bò được tiến hành trên
bốn bò HF tuổi 3 và 6 tuổi, ở áp lực hút 120 mmHg, tần suất ½ tuần/lần.
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ ở vụ đông - xuân
và hè - thu được tiến hành trên hai bò sữa HF (6 tuổi), ở áp lực hút 120
mmHg, tần suất ½ tuần/lần.
2.1.3.8. Xử lý số liệu
Các kết quả nghiên được phân tích và đánh giá sự khác nhau về
thống kê giữa các yếu tố ở các thí nghiệm sử dụng chương trình Paired
t-test trong phần mềm minitab, phiên bản 14. Các giá trị được trình bày
dưới dạng X ± SE (X: Bình quân; SE: Sai số chuẩn).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2006 đến năm 2011, tại:
- Bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi - Viện Chăn nuôi
- Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Bộ môn Hóa sinh - Sinh lý động vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trạm kiểm nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi
- Các hộ nuôi bò huyện Ba Vì, Hà Nội và Vĩnh Phúc
Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của áp lực hút
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến số lượng nang trứng được hút và tế
bào trứng thu được
Bảng 3.1. Số lượng nang trứng được hút và ảnh hưởng của áp lực
hút đến số lượng tế bào trứng thu được
Áp lực
hút
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)
N
X ± SE
n
X ± SE
60 mmHg
167
9,28 ± 0,52

54
3,00
a
± 0,27

32,34
90 mmHg
172
9,56 ± 0,57

75

4,17
b
± 0,35

43,60
120 mmHg
170
9,44 ± 0,39

138
7,67
c
± 0,31

81,18
150 mmHg
178
9,89 ± 0,52

155
8,61
c
± 0,44

87,08
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì
sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng
được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần.
Có sự ảnh hưởng rõ rệt (bảng 3.1) của áp lực hút đến tế bào trứng
thu được (P < 0,05). Ở áp lực 120 và 150 mmHg có sự sai khác (P <

0,05) và cao hơn so với áp lực 60 và 90 mmHg. Số lượng tế bào
trứng/buồng trứng/lần siêu ở áp lực hút 150 mmHg lớn nhất.
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng
Kết quả đánh giá chất lượng cho thấy, có sự ảnh hưởng của áp lực
hút lên chất lượng tế bào trứng loại A (P < 0,05). Ở áp lực hút 120
mmHg có số lượng tế bào trứng loại A/buồng trứng/lần cao nhất, đạt
3,78 tế bào. Số lượng tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần ở áp lực 120
và 150 mmHg lớn hơn áp lực 60 và 90 mmHg. Tuy nhiên ở áp lực 120
và 150 lại không có sự khác nhau (P < 0,05). Về tế bào trứng loại C và
D, chỉ có sự khác biệt tế bào trứng loại D ở áp lực 150 mmHg.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng
thu được
Áp lực hút
Chất lượng tế bào trứng
A
B
C
D
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
60 mmHg
1,44
a
± 0,17
(26)

1,06
a

± 0,17
(19)
0,33
a
± 0,14
(6)

0,17
a
± 0,09
(3)

90 mmHg
1,89
b
± 0,16
(34)

1,33
a
± 0,20
(24)

0,56
a
± 0,17
(10)

0,39
a

± 0,12
(7)

120 mmHg
3,78
c
± 0,27
(68)

3,00
b
± 0,26
(54)

0,56
a
± 0,15
(10)

0,33
a
± 0,11
(6)

150 mmHg
2,44
b
± 0,23
(44)


3,17
b
± 0,27
(57)

1,44
b
± 0,20
(26)

1,56
b
± 0,18
(28)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì
sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ
tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của áp lực hút đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi
nang thu được
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của áp lực hút đến sự phân chia của hợp
tử, phôi dâu và phôi nang
Áp lực hút
Tế bào trứng
Nuôi
in vitro (n)
Hợp tử phân chia
Phôi dâu và phôi nang

X ± SE (n)

%

X ± SE (n)
%
60 mmHg
45
1,50
a
± 0,23
(27)

60,00
0,56
a
± 0,17
(10)

22,22
90 mmHg
58
1,72
a
± 0,21
(31)

53,45
0,61
a
± 0,14
(11)


18,97
120 mmHg
122
3,61
b
± 0,31
(65)

53,28
1,11
a
± 0,20
(20)

16,39
150 mmHg
101
2,50
c
± 0,23
(45)

44,55
0,67
a
± 0,14
(12)

11,88

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì
sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu
được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Có sự sai khác về số lượng hợp tử phân chia (bảng 3.3) ở áp lực
hút 120 mmHg, 150 mmHg so với 60 mmHg và 90 mmHg (P < 0,05).
Số lượng hợp tử thu được/buồng trứng/lần ở áp lực 120 mmHg thu
được cao nhất (P < 0,05). Không có sự ảnh hưởng của áp lực hút lên
số lượng phôi dâu và phôi nang thu được (P > 0,05). Tuy nhiên số
phôi thu được ở áp lực 120 mmHg cao nhất, đạt 1,11 phôi.
* Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu ta thấy có sự biến động rất lớn về
kết quả thu được giữa các mức độ áp lực. Ở áp lực hút 120 mmHg thu
được số phôi nang và phôi dâu/buồng/lần lớn nhất.
Qua kết quả cho thấy, ở áp lực 60 và 90 mmHg có số lượng tế bào
trứng thấp là do áp lực hút yếu. Còn ở áp lực 150 mmHg có số lượng
tế bào trứng cao nhưng chất lượng và phôi thu được thấp, kết quả này
có thể là do lực hút mạnh tác động mạnh lên màng cumulus, làm giảm
màng cumulus của tế bào trứng.
3.2. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng
* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang
trứng được hút và tế bào trứng thu được
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số
lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Tần suất
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)

n

X ± SE


n

X ± SE
2 tuần
129
7,17
a
± 0,69

103
5,72
a
± 0,57

79,84
1 tuần
164
9,1
b
± 0,49

132
7,33
b
± 0,39

80,49
½ tuần
195

10,83
c
± 0,44

154
8,56
c
± 0,42

78,97
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Kết quả thu được cho thấy (bảng 3.4), có sự ảnh hưởng của tần
suất siêu âm hút tế bào trứng đến kết quả thu được (P < 0,05). Số nang
trứng/buồng trứng/lần và lượng tế bào trứng thu được ở tần suất ½
tuần/buồng trứng/lần lớn nhất (P <0,05), đạt 10,83 nang và 8,56 tế bào.
* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng
Có sự khác nhau về chất lượng tế bào trứng loại A giữa ba tần
suất (P < 0,05). Trong đó ở tần suất ½ tuần/lần cao nhất, với 4,00 tế
bào trứng/buồng trứng/lần. Tế bào trứng loại B ở tần suất ½ tuần/lần
cao hơn và có sự sai khác với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần, đạt
3,11 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Không có sự khác biệt về chất
lượng tế bào trứng loại C và D giữa ba tần suất siêu âm hút tế bào trứng.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng
đến chất lượng tế bào trứng
Tần suất
Chất lượng tế bào trứng
A
B

C
D
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
2 tuần
2,00
a
± 0,18
(36)

1,89
a
± 0,31
(34)

0,94
a
± 0,19
(17)

0,89
a
± 0,24
(16)

1tuần
2,67
b

± 0,26
(48)

2,39
a
± 0,31
(43)

1,22
a
± 0,17
(22)

1,06
a
± 0,21
(19)

½tuần
4,00
c
± 0,30
(72)

3,11
b
± 0,28
(56)

0,83

a
± 0,15
(15)

0,61
a
± 0,16
(11)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế
bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến hợp tử phân
chia, phôi dâu và phôi nang thu được
Có sự ảnh hưởng rõ rệt của ba loại tần suất khác nhau (bảng 3.6)
lên sự phân chia của hợp tử (P < 0,5). Ở tần suất ½ tuần có số lượng
hợp tử phân chia/buồng trứng/lần cao nhất 5,11 hợp tử. Tỉ lệ hợp tử ở
ở tần suất ½ tuần cũng cao hơn so với tần suất 2 tuần và 1 tuần (P < 0,05), đạt
25% phôi dâu và phôi nang thu được.
Có sự khác biệt về số lượng phôi dâu thu được ở tần suất ½ tuần/lần (P <
0,05) so với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần, tương ứng: 1,83 phôi so với 0,56
và 0,72 phôi.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến sự
phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Tần suất
Tế bào
trứng nuôi
in vitro (n)
Hợp tử phân chia
Phôi dâu và phôi nang


X ± SE (n)
%

X ± SE (n)

%
2 tuần
70
1,89
a
± 0,20
(34)

48,57
0,56
a
± 0,12
(10)

14,29
1 tuần
91
2,50
b
± 0,20
(45)

49,45
0,72

a
± 0,16
(13)

14,29
½ tuần
128
5,11
c
± 0,46
(92)

71,88
1,83
b
± 0,20
(33)

25,78
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi
nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Kết luận: Ở tần suất ½ tuần/lần cho số lượng phôi dâu và phôi nang
thu được cao nhất, đạt 1,83 phôi/buồng trứng/lần
3.3. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng
* Ảnh hưởng của kích nang trứng đến số lượng nang trứng được hút
và tế bào trứng thu được
Có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa ba mức độ kích thước về số lượn
nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05)
Nang có kích thước 2 – 5 mm có số lượng nang trứng và số lượng tế

bào trứng/buồng trứng/lần thu được lớn nhất, tương ứng: 9,63 nang và
7,50 tế bào trứng Bảng 3.7). Thấp nhất là nang trứng có kích thước ≥
10 mm, chỉ có 0,85 nang trứng và 0,67 tế bào trứng/buồng trứng/lần.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến số lượng
nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Kích thước
nang trứng
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)
n
X ± SE
n
X ± SE
2 – 5 mm
578
9,63
a
± 0,22

450
7,50
a
± 0,16

77,85
6 – 9 mm
108
1,80
b

± 0,11

88
1,47
b
± 0,09

81,48
≥ 10 mm
51
0,85
c
± 0,09

40
0,67
c
± 0,07

78,43
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế bào trứng
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế
bào trứng
Kích thước
nang trứng
Chất lượng tế bào trứng
A

B
C
D
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
2 – 5 mm
4,23
a
± 0,14
(254)

2,30
a
± 0,17
(138)
0,52
a
± 0,09
(31)

0,45
a
± 0,09
(27)

6 – 9 mm
0,45
b

± 0,77
(27)

0,60
b
± 0,08
(36)

0,27
b
± 0,07
(16)

0,15
b
± 0,05
(9)

≥ 10 mm
0,05
c
± 0,03
(3)

0,05
c
± 0,03
(3)

0,25

b
± 0,06
(15)

0,50
a
± 0,08
(30)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế
bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Có sự sai khác có ý nghĩa về chất lượng tế bào trứng loại A giữa 3
loại kích thước (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng loại A ở kích thước 2
– 5 mm cao hơn (P < 0,05) so với kích thước 6 – 9 và 10 mm trở lên.
Tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần cũng có sự sai khác ( P < 0,05) ở
ba mức độ kích thước, lớn nhất ở kích thước 2 – 5 mm
* Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến hợp tử phân chia, phôi
dâu và phôi nang thu được

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến sự phân chia
của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Kích thước
nang trứng
Tế bào trứng
Nuôi in vitro (n)
Hợp tử phân chia
Phôi dâu và phôi nang
X ± SE (n)
%

X ± SE (n)
%
2 - 5 mm
392
3,72
a
± 0,10
(223)

56,89
1,58
a
± 0,08
(95)

24,23
6 - 9 mm
63
0,58
b
± 0,07
(35)

55,56
0,20
b
± 0,05
(12)

19,05

≥ 10 mm
6
0,05
c
± 0,03
(3)

50,00
-

0
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi
nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Có sự sai khác giữa ba mức độ kích thước khác nhau (P < 0,05), số
lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần ở kích thước 2 – 5 mm là lớn
nhất.
Có sự khác biệt về số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng
trứng/lần ở nang trứng kích thước 2 – 5 mm so với 6 – 9 mm (P <
0,05) và ở kích thước 2 – 5 mm cao hơn so với kích thước 10 mm trở lên.
* Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nang trứng có kích
thước 2 – 5 mm cho số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào
trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được lớn nhất.
3.4. hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội
* Ảnh hưởng của pha sóng nang đến số lượng nang trứng được hút và
tế bào trứng thu được
Có sự sai khác về số lượng nang trứng/buồng trứng/lần (P < 0,05),
ở pha phát triển và pha nang pha trội. Ở pha nang trứng phát triển cao
hơn pha nang trội, tương ứng: 14,93 so với 8,93 nang trứng/buồng/lần.
Tương tự, số lượng tế bào trứng cũng có sự khác biệt và cao hơn ở pha

nang trứng phát triển, đạt 11,64 tế bào.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang
trứng trội đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào
trứng thu được
Pha sóng
nang
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)
n

X ± SE
n

X ± SE
Pha phát triển
209
14,93
a
± 0,67

163
11,64
a
± 0,64

77,99
Pha trội
125
8,93

b
± 0,46

99
7,07
b
± 0,41

79,20
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của pha sóng nang đến chất lượng tế bào trứng
Bảng 3.11. Ảnh hưởng pha nang trứng phát triển và pha nang
trứng trội đến chất lượng tế bào trứng
Pha sóng nang
Chất lượng tế bào trứng
A
B
C
D
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
Pha phát triển
4,36
a
± 0,31
(61)


4,14
a
± 0,27
(58)

2,00
a
± 0,36
(28)

1,14
a
± 0,29
(16)

Pha trội
2,14
b
± 0,21
(30)

2,36
b
± 0,17
(33)

1,00
b
± 0,21

(14)

1,57
a
± 0,17
(22)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế
bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Có sự khác biệt giữa tế bào trứng loại A, B và C ở pha phát triển
và pha trội (P < 0,05). Ở pha phát triển bình quân số lượng tế bào
trứng A, B và C/buồng trứng/lần cao hơn ở pha nang trội (bảng 3.11).
* Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có thể đưa ra kết luận
rằng, pha sóng nang ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút và
số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Ở pha phát triển cho kết
quả cao hơn khi siêu âm hút tế bào trứng để thụ tinh ống nghiệm.
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng FSH
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH số lượng nang trứng được hút
và tế bào trứng thu được
Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện trên 120 lượt buồng
trứng. Kết quả (Bảng 3.12) cho thấy, liều lượng FSH khác nhau có ảnh
hưởng đến số lượng nang trứng được hút (P < 0,05). Ở liều lượng FSH
5 mg và 6 mg có số lượng nang trứng/buồng trứng/lần cao nhất (P < 0,05).
Số lượng tế bào trứng giữa các liều lượng FSH cũng có sự khác biệt và
cao nhất ở liều lượng FSH 5 mg và 6 mg, tương ứng: 10,75 và 10,80 tế bào.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các liều lượng FSH đến số lượng nang
trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Liều
FSH

Nang trứng được hút
Tế bào trứng
(%)
N
X ± SE
n
X ± SE
ĐC
243
12,15
a
± 0,36

184
9,20
a
± 0,26

75,72
2 mg
250
12,50
a
± 0,40

188
9,40
a
± 0,33


75,20
3 mg
284
14,20
b
± 0,68

215
10,75
b
± 0,35

75,70
4 mg
285
14,25
b
± 0,51

216
10,80
b
± 0,42

75,79
5 mg
324
16,20
c
± 0,57


248
12,40
c
± 0,46

76,54
6 mg
321
16,05
c
± 0,47

245
12,25
c
± 0,35

76,32
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng
Tế bào trứng loại A ở các liều lượng 3mg, 4mg, 5mg và 6 mg (P <
0,05) cao hơn so với liều 2 mg và liều đối chứng. Chất lượng tế bào
trứng loại B lại chỉ có sự khác biệt của liều 5 mg và 6 mg so với các
liều FSH còn lại (P < 0,05). Chất lượng tế bào trứng loại C và D hầu
như không có sự khác nhau ở các liều lượng FSH, duy nhất chỉ có tế
bào trứng loại D ở liều FSH 6 mg là có sự khác biệt và cao nhât (P < 0,05).
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng

Liều
FSH
Chất lượng tế bào trứng
A
B
C
D

X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
ĐC
3,15
a
± 0,15
(63)

3,25
a
± 0,24
(65)

2,10
a
± 0,20
(42)

0,70
a

± 0,19
(14)

2 mg
3,25
a
± 0,23
(65)

3,20
a
± 0,20
(64)

1,90
a
± 0,14
(38)

1,05
a
± 0,18
(21)

3 mg
3,75
b
± 0,14
(75)


3,70
a
± 0,29
(74)

2,10
a
± 0,19
(42)

1,20
a
± 0,21
(24)

4 mg
3,80
b
± 0,22
(76)

3,75
a
± 0,28
(75)

2,10
a
± 0,14
(42)


1,15
a
± 0,17
(23)

5 mg
4,50
b
± 0,28
(90)

4,45
b
± 0,21
(89)

2,40
a
± 1,33
(48)

1,05
a
± 0,17
(21)

6mg
4,20
b

± 0,24
(84)

4,20
b
± 0,22
(84)

2,30
a
± 0,13
(46)

1,55
b
± 0,22
(31)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế
bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến hợp tử phân chia, phôi dâu
và phôi nang thu được
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến sự phân chia của
hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Liều
FSH
Tế bào trứng
nuôi
in vitro (n)

Hợp tử phân chia
Phôi dâu và phôi nang

X ± SE (n)
%

X ± SE (n)
%
ĐC
128
3,35
a
± 0,65 (67)

52,34
1,05
a
± 0,15 (21)

16,41
2 mg
129
3,40
a
± 0,46 (68)

52,71
1,10
a
± 0,16 (22)


17,05
3 mg
149
4,00
a
± 0,49 (80)

53,69
1,40
a
± 0,18 (28)

18,79
4 mg
151
4,10
a
± 0,78 (82)

54,30
1,45
a
± 0,15 (29)

19,21
5 mg
179
5,05
b

± 0,87 (101)

56,42
2,35
b
± 0,23 (47)

31,13
6 mg
168
4,55
b
± 0,66 (91)

54,17
1.80
a
± 0,24 (36)

20,11
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi
nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Có sự sai khác (P < 0,05) giữa liều lượng FSH 5 mg và 6mg về số
lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần so với liều lượng FSH đối
chứng, 2 mg, 3 mg và 4 mg (bảng 3.23). Số lượng hợp tử/buồng
trứng/lần cao hơn các liều FSH còn lại, tương ứng: 5,05 và 4,55 hợp tử.
Qua kết quả phôi thu được cho thấy, liều lượng FSH 5mg có sự
khác biệt và cao hơn so với các liều lượng FSH còn lại (P < 0,05). Số
lượng phôi dâu và phôi nang thu được là 2,35 phôi/buồng trứng/lần.

Có thể nói rằng liều lượng FSH 6 mg đã ảnh hưởng đến sự phát triển
của phôi đến giai đoạn phôi nang.
* Kết luận: Liều lượng FSH 5 mg cho số lượng phôi dâu và phôi
nang/buồng trưng/lần cao nhất, đạt 2,35 phôi.
3.6. Ảnh hưởng của giống bò
* Ảnh hưởng của giống đến số lượng nang trứng được hút và tế bào
trứng thu được
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến số lượng
nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Giống
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)
n
X ± SE
n
X ± SE
F3
244
10,17
a
± 0,27

186
7,75
a
± 0,24

76,23
HF

272
11,33
b
± 0,34

214
8,92
b
± 0,25

78,68
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Giống bò ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút và số
lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Bò HF có số lượng nang
trứng/buồng trứng/lần cao hơn bò F3, tương ứng: 11,33 so với 10,17
nang. Tương tự, số lượng tế bào trứng thu được/buồng trứng/lần ở bò
HF cũng cao hơn (P < 0,05) so với bò F3, tương ứng 9,92 so với 7,75 tế bào.
* Ảnh hưởng giống đến chất lượng tế bào trứng
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến chất
lượng tế bào trứng
Giống
Chất lượng tế bào trứng
A
B
C
D
X ± SE (n)
X ± SE (n)

X ± SE (n)
X ± SE (n)
F3
2,92 ± 0,16 (70)

2,83 ± 0,19 (68)

1,08 ± 0,20 (26)

0,92 ± 0,16 (22)

HF
3,25 ± 0,15 (78)

3,21 ± 0,17 (77)

1,42 ± 0,22 (34)

1,04 ± 0,18 (25)

Ghi chú: A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến
thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Giống bò không ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tế bào trứng loại
A, B, C và D (P > 0,05).
* Ảnh hưởng của giống đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang
thu được
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến sự phân
chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Giống
Tế bào trứng

Nuôi in vitro (n)
Hợp tử phân chia
Phôi dâu và phôi nang
X ± SE (n)
%
X ± SE (n)
%
F3
138
3,33 ± 0,20
(80)

57,97
1,17 ± 0,08
(28)

20,29
HF
155
3,54 ± 0,18
(85)

54,84
1,29 ± 0,11
(31)

20,00
Ghi chú: %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng
nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Không có sự ảnh hưởng của giống bò lên số lượng hợp tử phân

chia, phôi dâu và phôi nang thu được (P > 0,05). Số lượng phôi dâu và
phôi nang thu được ở bò F3 và HF tương ứng: 1,17 và 1,29
phôi/buồng/lần.
* Kết luận: Giống bò chỉ ảnh hưởng đến số lượng nang trứng và số
lượng tế bào trứng mà không ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng hợp tử
phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được.
3.7. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng
được hút và tế bào trứng thu được
Có sự ảnh hưởng của tuổi bò lên số lượng nang trứng được hút và
số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Ở hai độ tuổi theo dõi cho
thấy kết quả nang trứng được hút/buồng trứng/lần ở bò 3 tuổi cao hơn
(P < 0,05) so với bò 6 tuổi. Tương tự, số lượng tế bào trứng thu được
ở bò 3 tuổi cũng cao hơn bò 6 tuổi (P < 0,05).
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng
nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Tuổi bò
Nang trứng được hút
Tế bào trứng thu được
(%)
n
X ± SE
n
X ± SE
3 tuổi
454
8,41
a
± 0,22


389
7,20
a
± 0,23

85,68
6 tuổi
472
8,00
b
± 0,24

407
6,78
b
± 0,13

86,22
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu
được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng
tế bào trứng
Tuổi bò
Chất lượng tế bào trứng
A, B
C, D
n
X ± SE

n
X ± SE
3 tuổi
291
5,39 ± 0,12

98
1,81 ± 0,03

6 tuổi
307
5,12 ± 0,09

100
1,74 ± 0,13

Ghi chú: A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến
thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Qua kết quả thu được cho thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa
về chất lượng tế bào trứng loại AB và loại CD ở hai độ tuổi (P > 0,05).
Số lượng tế bào trứng loại A, B thu được ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi
tương ứng: 5,39 và 5,12 tế bào trứng/buồng/lần.
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến hợp tử phân chia, phôi
dâu và phôi nang thu được
Không có sự ảnh hưởng rõ rệt về số lượng hợp tử phân chia (Bảng
3.20) giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi (P < 0,05).
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến sự phân
chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Tuổi


Tế bào trứng
Nuôi in vitro (n)
Hợp tử
phân chia
Phôi dâu và
phôi nang
n
X ± SE
%
n
X ± SE
%
3 tuổi
291
169
3,13±0,13

58,08
59
1,09 ±0,10

20,27
6 tuổi
307
172
2,87±0,17

56,03
56
0,93 ±0,10


18,24
Ghi chú: %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng
nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Về kết quả phôi dâu và phôi nang thu được cũng không có sự sai
khác rõ rệt giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi (P > 0,05). Tuy nhiên căn cứ
vào số lượng phôi dâu và phôi nang thu được ở bò 3 tuổi (3,13 phôi),
có xu hướng lớn hơn bò 6 tuổi (2,87 phôi).
* Kết luận:
Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự khác nhau về chất
lượng tế bào trứng, số lượng phôi dâu và phôi nang thu được, nhưng
số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng ở bò 3 tuổi lại cao hơn
(P < 0,05) bò 6 tuổi. Căn cứ vào số lượng phôi dâu và phôi nang thu
được thấy rằng bò 3 tuổi tốt hơn bò 6 tuổi.
3.8. Ảnh hưởng của mùa vụ
* Ảnh hưởng của mùa vụ đến số lượng nang trứng được hút và tế bào
trứng thu được
Số lượng nang trứng ở hai vụ không có sự khác nhau (P < 0,05).
Số lượng nang trứng/buồng trứng/lần, tương ứng: 10,96 ở vụ đông –
xuân và 10,08 nang ở vụ hè thu. Tương tự, kết quả tế bào trứng thu
được cũng không có sự khác nhau, số lượng tế bào trứng/buồng
trứng/lần, tương ứng: 8,67 và 7,29 tế bào.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mùa vụ đến số lượng nang trứng được
hút và số lượng tế bào trứng thu được
Mùa vụ
Nang trứng được hút
Tế bào trứng
thu được
(%)
n

X ± SE
n
X ± SE
Đông - Xuân
263
10,96 ± 0,31

208
8,67 ± 0,27

79,09
Hè – Thu
242
10,08 ± 0,26

190
7,92 ± 0,24

78,51
Ghi chú: Bình quân về nang trứng được hút và tế bào trứng được giữa
hai vụ được so sánh ở mức P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần;
%: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút
* Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tế bào trứng
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tế bào trứng
Mùa vụ
Chất lượng tế bào trứng
A
B
C
D

X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
X ± SE (n)
Đông-Xuân
3,29
a
± 0,19
(79)

2,86
a
± 0,19
(69)

1,50
a
± 0,14
(36)

1,00
a
± 0,17
(24)

Hè-Thu
2,67
b
± 0,14 (
64)


2,83
a
± 0,13
(68)

1,36
a
± 0,2
(33)

1,04
a
± 0,15
(25)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế
bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Từ kết quả về số lượng tế bào trứng (Bảng 3.22) thấy rằng, chất
lượng tế bào trứng loại A, B, C và D hầu như không có sự khác nhau
(P < 0,05), duy nhất chỉ có sự khác biệt và cao hơn chất lượng tế bào
trứng loại A ở vụ đông - xuân cao hơn (P < 0,05) so với tế bào trứng
loại A ở vụ hè – thu.
* Ảnh hưởng của mùa vụ đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang
thu được
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sự phân chia của hợp tử,
phôi dâu và phôi nang
Mùa vụ
Tế bào trứng

nuôi
in vitro (n)
Hợp tử phân chia
Phôi dâu và
phôi nang
X ± SE (n)
%
X ± SE (n)
%
Đông -
Xuân
148
3,63
a
± 0,24
(87)

58,78
1,46
a
± 0,10
(35)

23,65
Hè –
Thu
132
2,96
b
± 0,15

(71)

53,79
1,08
b
± 0,13
b

(26)

19,70
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống
nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi
nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần
Mùa vụ có sự ảnh hưởng lên số lượng hợp tử phân (P < 0,05), ở
mùa vụ đông - xuân có có số lượng hợp tử/buồng trứng/lần cao hơn
mùa vụ hè – thu. Bình quân số lượng phôi dâu và phôi nang thu
được/buồng trứng/lần có sự khác biệt giữa hai vụ (P < 0,05). Số lượng
phôi thu được/buồng trứng/lần ở vụ đông – xuân cao hơn vụ hè – thu
( P , 0,05), tương ứng: 1,46 phôi so với 1,08 phôi.
* Kết luận: Dựa vào kết quả thu được cho thấy mùa vụ không ảnh
hưởng lên số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng mà chỉ ảnh
hưởng lên chất lượng tế bào trứng loại A, hợp tử phân chia, phôi dâu
và phôi nang thu được (P < 0,05).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
1. Luận án đã nghiên cứu 8 yếu tố ảnh hưởng đến việc thu tế bào trứng
trên bò sống để tạo phôi bò trong ống nghiệm. Xác định được từng
yếu tố thích hợp phù hợp với thiết bị, máy móc, khí hậu, bò cho tế bào
trứng được nuôi dưỡng chăm sóc và thích nghi với điều kiện khí hậu

của nước ta. Nâng cao được số lượng, chất lượng của tế bào trứng, hợp
tử và phôi. Hạn chế tối đa chi phí, thời gian và hạ giá thành của phôi.
2. Có sự ảnh hưởng của áp lực hút (60, 90, 120 và 150 mmHg) đến
hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong
ống nghiệm (P < 0,05). Ở áp lực hút 120 mmHg cho số phôi dâu và
phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,11 phôi.
3. Có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng (2, 1 và ½
tuần) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo
phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở tần suất ½ tuần/lần cho số lượng
phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,83 phôi.
4. Có sự ảnh hưởng của kích thước nang trứng (2 – 5, 6 – 9 và ≥ 10
mm) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi
trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở nang trứng có kích thước 2 – 5 mm
cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,58 phôi.
5. Có sự ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng
trội đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi
trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở pha nang trứng phát triển cho số
lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng loại A và B/buồng trứng/lần
cao hơn pha nang trội, đạt 14,93 nang, 4,36 tế bào trứng loại A và 4,14
tế bào trứng loại B.
6. Có sự ảnh hưởng của liều lượng FSH (0, 2, 3, 4, 5 và 6 mg) đến
hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong
nghiệm (P < 0,05). Ở liều lượng FSH 5mg cho số lượng phôi dâu và
phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 2,35 phôi.
7. Có sự ảnh hưởng của giống bò (bò HF và bò F3) đến hiệu quả của
kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P
< 0,05). Bò HF số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao
nhất, đạt 1,29 phôi.
8. Có sự ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng (3 tuổi và 6 tuổi) đến
số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Bò

3 tuổi cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao hơn bò
6 tuổi, 1,09 phôi.
9. Có sự ảnh hưởng của mùa vụ (đông – xuân và hè – thu) đến hiệu
quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống
nghiệm (P < 0,05). Ở vụ đông - xuân cho số lượng phôi dâu và phôi
nang/buồng trứng/lần cao hơn vụ hè – thu, đạt 1,46 phôi.
10. Nghiên cứu thành công việc sử dụng kỹ thuật siêu âm hút tế bào
trứng trên bò sống để tạo phôi trong ống nghiệm, mở ra một bước
ngoặt mới trong việc khai thác tiềm năng di truyền của những bò sữa
cao sản và nhân nhanh giá trị di truyền đó vào thực tế sản xuất. Góp
phần nâng cao hiệu quả và tăng khả năng ứng dụng rộng rãi công nghệ
cấy truyền phôi trong ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta. Nâng cao
năng suất sữa và hạn chế quá trình nhập bò từ các nước khác và làm
tiền đề cho các nghiên cứu cơ bản khác.
Đề nghị
Để tăng được hiệu quả siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi
trong ống nghiệm nên siêu âm hút tế bào trứng ở bò HF (3 tuổi), từ
các nang trứng có kích thước 2 – 5 mm hoặc pha nang trứng phát triển
với tần suất ½ tuần/lần, ở áp lực hút 120 mmHg, vào vụ đông – xuân,
sử dụng FSH với liều lượng 5mg để kích thích.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phan Lê Sơn, Nguyễn Thị Thoa, Lưu Công Khánh, Chu Thị Yến,
Nguyễn Thị Hương, Phạm Khánh Vân, Lưu Thị Ngọc Anh (2009),
Ảnh hưởng của tuổi bò đến số lượng và chất lượng tế bào trứng chọc
hút bằng siêu âm, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi – Viện Chăn
nuôi, số 21, tr. 48-52.
2. Phan Lê Sơn, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Khánh

Vân, Vũ Ngọc Hiệu, Lưu Thị Ngọc Anh (2009), Ảnh hưởng của tần
suất siêu âm đến kết quả thu tế bào trứng từ bò sống để tạo phôi in
vitro, Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 21,
tr. 53-58.


×