Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tạo hình bề mặt tự do cấu trúc elip lõm khi gia công trên máy phay CNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay các sản phẩm nhựa được ưu tiên sử dụng nhiều từ
đồ dân dụng cho đến các thiết bị kỹ thuật… vì nó có giá thành rẻ,
năng suất cao, đa dạng về hình dáng và mẫu mã. Hiện nay ở Việt
Nam các trung tâm phay CNC được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực
chế tạo khuôn mẫu để chế tạo các chi tiết lòng, lõi khuôn có các dạng
bề mặt tự do. Tuy nhiên chủ yếu là các đơn vị sản xuất đang tập
trung vào khai thác thiết bị theo những kiến thức được đào tạo của
nhà cung cấp máy CNC chứ chưa quan tâm nhiều đến công nghệ.
Trước yêu cầu cấp bách đó trên thế giới cũng như ở trong
nước các nhà khoa học đã và đang tập trung vào hướng nghiên cứu
về công nghệ khi gia công trên trung tâm CNC. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về các vấn đề nêu trên hiện nay chủ yếu tập trung vào các
bề mặt cơ bản như mặt phẳng, mặt trụ tròn, mặt kẻ để thuận tiện
trong việc nghiên cứu như kiểm tra đánh giá kiểm chứng, trong khi
đó trên thực tế đối với điều kiện sản xuất trong nước thì trung tâm
gia công CNC chủ yếu được sử dụng trong việc chế tạo khuôn mẫu
để gia công các bề mặt cong, bề mặt phức tạp, bề mặt có các yêu cầu
về khí động học, có tính thẩm mỹ cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu các thông số công nghệ, đường dụng
cụ, đặc tính về hình dáng hình học ảnh hưởng đến chất lượng tạo
hình bề mặt tự do dạng elip lõm thông qua việc đánh giá các yếu tố
xuất hiện trong quá trình gia công (mòn dụng cụ, lực cắt) và yếu tố
đầu ra (nhấp nhô bề mặt) ở bước gia công tinh, bán tinh khi gia công
bề mặt lõi khuôn cánh quạt bằng dao phay ngón đầu cầu là cần thiết
và cấp bách. Để giải quyết vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tạo hình bề
mặt tự do cấu trúc elip lõm khi gia công trên máy phay CNC”
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài:


- Nghiên cứu thực nghiệm sự ảnh hưởng của đường dụng cụ đến lực
cắt, nhấp nhô bề mặt để lựa chọn đường chạy dao phù hợp khi gia
công tinh bề mặt lõi khuôn cánh quạt có dạng elip lõm.
- Xây dựng công thức thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa chế độ
cắt với yếu tố lực cắt.

1


- Xây dựng công thức thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa chế độ
cắt với mòn dao phay ngón đầu cầu khi gia công bề mặt tự do dạng
elip lõm trên máy phay CNC.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hình dáng hình học bề mặt tự

do dạng elip lõm đến mòn dao phay ngón đầu cầu, chất lượng
bề mặt tự do.
- Xây dựng công thức thực nghiệm biểu thị mối quan hệ giữa chế độ
cắt (V, s, t) với độ nhấp nhô bề mặt khi gia công tinh bề mặt lõi
khuôn cánh quạt có dạng elip lõm trên máy phay CNC.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Bề mặt tự do có dạng cục bộ elip lõm: bề mặt lõi khuôn
cánh quạt.
- Bề mặt elips lõm.
- Các bề mặt nghiêng có góc từ 0o đến 60o.
- Mòn dao phay ngón đầu cầu.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Xác định quy luật biến đổi của các lực cắt thành phần được
giới hạn ở bước gia công bán tinh bề mặt khuôn mẫu.
- Nghiên cứu về chất lượng bề mặt được giới hạn ở bước gia
công tinh bề mặt lõi khuôn cánh quạt.

- Nghiên cứu về mòn dụng cụ được giới hạn ở bước gia công
bán tinh bề mặt elip lõm, các bề mặt dốc từ 0o đến 60o.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
- Xác định sự ảnh hưởng của đường dụng cụ (đường chạy
dao) đến tốc độ biến đổi lực cắt trung bình khi gia công bề mặt
khuôn cánh quạt có dạng elip lõm, lựa chọn đường chạy dao tối ưu
khi gia công bề mặt tự do có dạng elip lõm mà cụ thể là bề mặt lõi
khuôn cánh quạt. Tìm ra mối quan hệ giữa tốc độ biến đổi lực cắt
trung bình với các yếu tố công nghệ (vận tốc cắt, lượng chạy dao,
chiều sâu cắt) khi gia công bề mặt khuôn mẫu.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa mòn (mặt sau, chiều rộng
mặt trước, khối lượng) dao phay ngón đầu cầu với các yếu tố công
nghệ (vận tốc cắt, lượng chạy dao), đã xác định ảnh hưởng của hình
dáng hình học chi tiết đến mòn dụng cụ.
- Nghiên cứu quan hệ giữa chất lượng bề mặt (độ chính xác
về kích thước, nhấp nhô bề mặt) với các yếu tố về công nghệ (vận

2


tốc cắt, lượng chạy dao, chiều sâu cắt). Đã xác định ảnh hưởng của
đường dụng cụ đến chất lượng bề mặt lõi khuôn cánh quạt có dạng
elip lõm; ảnh hưởng của hình dáng chi tiết đến chất lượng bề mặt.
- Là cơ sở cho việc nghiên cứu các yếu tố khác trong quá
trình gia công bề mặt tự do như nhiệt cắt, rung động…
- Là tiền đề cho các nghiên cứu về những loại bề mặt tự do
có cấu trúc cục bộ khác.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn như

sau:
- Là cơ sở để lựa chọn đường chạy dao tối ưu cho các bề mặt
tự do có dạng elip lõm khi tạo lập chương trình NC gia công bề mặt
lòng, lõi khuôn mẫu, quan tâm đến tính công nghệ khi thiết kế các bề
mặt khuôn mẫu để thuận lợi cho quá trình gia công.
- Các hàm toán học là tài liệu để nâng cao chất lượng chi tiết
khi gia công bề mặt tự do có dạng elip lõm trên máy phay CNC,
giảm giá thành sản phẩm. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của các doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu trong
môi trường sản xuất kinh doanh với sự cạnh tranh khốc liệt của thị
trường cũng như trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực
cũng như thế giới.
- Kết quả của đề tài được ứng dụng để gia công lõi khuôn
cánh quạt (có dạng elip lõm).
4. Các đóng góp mới của luận án
- Đề xuất phương pháp đánh giá yếu tố lực cắt khi gia công bề mặt tự
do.
- Xây dựng công thức thực nghiệm giữa chế độ cắt với chất lượng bề
mặt, mòn dao phay ngón đầu cầu, tốc độ biến đổi của lực cắt khi
phay lõi khuôn cánh quạt có dạng bề mặt tự do elip lõm.
- Đánh giá ảnh hưởng của hình dáng hình học bề mặt tự do đến mòn
dao phay ngón đầu cầu, chất lượng bề mặt.
- Đánh giá ảnh hưởng của đường dụng cụ đến yếu tố lực cắt, chất
lượng bề mặt tự do lõi khuôn cánh quạt dạng elip lõm.
5. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 4 chương và phần kết luận.
6. Phương pháp nghiên cứu

3



- Phương pháp nghiên cứu của luận án là kết hợp nghiên cứu lý
thuyết với thực nghiệm. Sử dụng các công cụ toán học kết hợp tin
học và kết quả thực nghiệm để xây dựng các mối quan hệ giữa các
yếu tố, tìm ra các quy luật.
- Nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu về các loại bề mặt tự do, từ đó lựa
chọn một loại bề mặt tự do thường gặp nhất có yêu cầu đặc trưng về
hình dáng hình học, yêu cầu kỹ thuật của bề mặt làm đối tượng
nghiên cứu, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo hình
bề mặt đó như: chế độ cắt, đường dụng cụ, chất lượng bề mặt.
NỘI DUNG LUẬN ÁN
Chương 1: Tổng quan về bề mặt tự do và nghiên cứu về tạo hình
bề mặt tự do trên máy phay CNC
1.1. Các bề mặt tự do (Sculptured Surfaces)
Các bề mặt tự do hay còn gọi là các bề mặt không gian với
các thuật ngữ thường được sử dụng như Sculptured Surfaces hay
freeform surfaces hay NURBS surfaces là các bề mặt cong trơn, liên
tục với các tham số đặc trưng cho cấu trúc hình học cục bộ (độ cong,
tiếp tuyến, pháp tuyến,..) tại hai điểm lân cận của vùng bề mặt là
khác nhau.
1.2. Phân loại các bề mặt tự do
Để mô tả cấu trúc cục bộ của bề mặt tự do có thể sử dụng
các sơ đồ vòng tròn [54]. Cơ sở để xây dựng các sơ đồ vòng tròn là
các phương trình Euler (1.1) và phương trình Germain (1.2).
Phương trình Euler xác định độ cong của đường cong tiết
diện pháp tuyến:
kθ . P = k1. P cos 2θ + k 2. P sin 2 θ
(1.1)

kθ . P là độ cong của đường cong tiết diện pháp tuyến Cθ. Tiết diện

pháp tuyến Cθ này hợp với tiết diện chính C1.P một góc θ (nói một
cách khác θ là góc hợp bởi vec tơ tiếp tuyến đơn vị tP của đường
cong tiết diện pháp tuyến Cθ và vec tơ tiếp tuyến đơn vị theo hướng
chính t1.P).
Một số sơ đồ vòng tròn mô tả các dạng cấu trúc vùng bề mặt của bề
mặt tự do:
Các sơ đồ vòng tròn các vùng bề mặt cục bộ lồi (M>0,

G>0) và lõm (M<0, G>0) dạng elip (hình 1.2a).
Trong đó: G là độ cong Gauss; M là độ cong trung bình.

4


Các vòng tròn này nằm cách trục τ một khoảng cách nào đó.
Bán kính của các vòng tròn này bằng trung bình cộng của các độ
cong chính.

Hình 1.2 Các sơ đồ vòng tròn các vùng bề mặt trơn, liên tục của
bề mặt tự do
Sơ đồ hình 1.2b mô tả các vùng bề mặt trung tâm với các
hướng chính không xác định. Độ cong pháp tuyến theo các hướng là
có cùng giá trị. Vì vậy các sơ đồ vòng tròn này co lại, suy biến thành
các điểm. Tọa độ của các điểm này là: (kP >0, 0) cho các vùng bề
mặt lồi (M>0, G>0) , (kP<0, 0) cho các vùng bề mặt lõm (M<0,

G>0).
Các sơ đồ vòng tròn các vùng bề mặt cục bộ lồi (M>0, G=0)
và lõm (M<0, G=0) dạng parabol (hình 1.2, c) đi qua gốc của hệ tọa
độ kPτP.


5


Các sơ đồ vòng tròn các vùng bề mặt cục bộ giả lồi (M>0)
và giả lõm (M>0) dạng yên ngựa. Các sơ đồ vòng tròn này giao với
trục τP
Trường hợp đặc biệt của vùng bề mặt cục bộ dạng yên ngựa
(G<0) với độ cong trung bình M=0 được gọi là vùng bề mặt dạng
yên ngựa cực tiểu (hình 1.2, e).
Cuối cùng là sơ đồ vòng tròn vùng bề mặt cục bộ phẳng (M = 0, G =
0) suy biến thành một điểm trùng với gốc của hệ tọa độ kPτP (hình
1.2, f).
Các sơ đồ vòng tròn mô tả rõ ràng các thuộc tính cục bộ cơ
bản của hình học bề mặt tự do. Các độ cong chính, độ cong pháp
tuyến, độ xoắn bề mặt, độ cong trung bình, độ cong Gaussian,.. có
thể xác định từ các sơ đồ này. Các sơ đồ vòng tròn được dùng để giải
các bài toán về tạo hình bề mặt tự do.
Do tính đa dạng và phức tạp của các bề mặt bề mặt tự do nên
không thể sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để tạo hình cho từng
loại bề mặt riêng biệt. Gia công tạo hình các bề mặt này thường được
thực hiện hiệu quả trên các máy điều khiển số nhiều trục bằng các
dụng cụ vạn năng là các dạng dao phay ngón. Tại mỗi thời điểm
trong quá trình gia công, bề mặt tự do cần tạo hình tiếp xúc với bề
mặt khởi thủy của dụng cụ tại một điểm. Bề mặt tạo hình được hình
thành là mặt bao của họ bề mặt khởi thủy của dụng cụ trong quá trình
chuyển động tạo hình.
1.3. Dụng cụ và đường dụng cụ trong gia công bề mặt 3D
1.3.1. Dụng cụ
Dao phay đầu cầu: có khả năng lấy đi lượng dư lớn nhất khi gia công

các bề mặt cong, về lý thuyết nếu bán kính cong của mọi điểm trên bề
mặt mà lớn hơn bán kính cong của đầu dao thì sẽ lấy đi được hết
lượng dư.
Dao phay đầu phẳng: có khả năng lấy đi lượng dư kém dao phay
đầu cầu khi gia công những bề mặt có độ cong, nhưng chế độ cắt tốt,
vận tốc cắt tại phần lưỡi cắt tham gia cắt gọt không đổi do đó chất
lượng bề mặt gia công cao.
Dao phay đầu phẳng có góc lượn: (hình 1.4b) để hài hòa ưu nhược
điểm của dao phay đầu cầu và dao phay đầu phẳng.
Các loại dao phay thân côn: (hình 1.4e) khi gia công những bề mặt
lên, xuống dốc có hốc sâu thì các dao thân côn rất phù hợp.

6


a

b

c

d

e

Hình 1.4 Một số loại dụng cụ cắt thường sử dụng trong gia
công bề mặt 3D
a. Dao phay ngón đầu phẳng; b. Dao đầu phẳng có góc
lượn; c. Dao phay ngón đầu cầu; d. Dao phay ngón đầu cầu
¾ cầu; e. Dao phay ngón đầu côn cầu.

1.3.2. Đường dụng cụ
Đường chạy dao là quỹ đạo mà một điểm trên dụng cụ được
dẫn theo nó trong quá trình gia công. Nếu nguyên công đang thực
hiện là gia công thô thì đường chạy dao sẽ dẫn dụng cụ lấy đi lượng
dư gia công còn nếu là nguyên công gia công tinh thì đường chạy
dao sẽ dẫn dụng cụ thực hiện quá trình bao hình tạo thành bề mặt chi
tiết. Tùy theo phương thức gia công là 2D, 3D hay 5D sẽ có đường
dụng cụ tương ứng là 2D, 3D hay 5D.
Đường dụng cụ trong gia công đường cong 2D có được bằng
cách dịch (offset) đường cong cần gia công một lượng bằng bán kính
dụng cụ
Nếu gia công đảo hoặc hốc theo phương pháp cắt theo lớp
thì đường dụng cụ là các đường 2D, hình dáng của chúng có thể là
song song, xoắn hay theo tia
Trong gia công 3D thì đường dụng cụ phức tạp hơn rất
nhiều, chúng không những phụ thuộc vào hình dáng bề mặt gia công
mà còn phụ thuộc vào hình dáng hình học của dụng cụ.

7


Hình 1.6 Đường dụng cụ gia công 3D
Với cùng một dụng cụ cắt, cùng một chế độ cắt nhưng chất
lượng bề mặt chi tiết đạt được sau khi gia công phụ thuộc nhiều vào
phương án đường dụng cụ. Như vậy với mỗi bề mặt chi tiết cụ thể ta
cần có một phương án đường chạy dao để chất lượng bề mặt tạo
thành tốt nhất.
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, ngành cơ khí cũng không ngoài trào lưu đó và công nghệ

CAD/CAM là một trong thành tựu đáng kể hiện nay nó được ứng
dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu, dùng để tạo hình
các loại bề mặt tự do. Hiện nay trên thế giới, thuật ngữ về bề mặt tự
do cũng được dùng phổ biến trong các nghiên cứu và bắt gặp trong
nhiều lĩnh vực. Do những nhu cầu cấp thiết về việc tạo hình bề mặt
tự do nên các nhà khoa học luôn tìm tòi nghiên cứu để có thể nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, các hướng nghiên
cứu được các tác giả tập trung là:
* Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến lực cắt,
chất lượng bề mặt tự do của các tác giả K.D. Bouzakis, P. Aichouh,
K. Efstathiou [50], Adriano Fagali de Souza[16].
- Nghiên cứu về đường dụng cụ (chiến lược chạy dao) khi tạo hình
bề mặt tự do: M. Kaymakci, I. Lazoglu [46], Anton Gittens, B.V.
Chowdary[13], G.M. Kim, P.J. Cho, C.N. Chu [33]
+ Ngoài ra còn có các nghiên cứu về mô hình hóa lực cắt khi gia
công bề mặt tự do trên trung tâm gia công 3 trục, 5 trục của Ismail

8


Lazoglu và các tác giả thực hiện tại đại học KOC, Thổ Nhĩ Kỳ [31],
[38], [59].
* Nghiên cứu về giám sát và mòn dao phay ngón đầu cầu, là loại
dụng cụ cắt dùng chủ yếu trong tạo hình bề mặt tự do Tomás Vopát
[54], Chen Zhang, Jilin Zhang [29].
Kết luận và hướng nghiên cứu của đề tài
Qua phân tích, đánh giá những nghiên cứu, tác giả nhận thấy
hiện nay trên thế giới thuật ngữ bề mặt tự do (Sculptured Surface) đã
trở nên khá quen thuộc và có nhiều nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực
này vì ngày nay các sản phẩm ứng dụng bề mặt tự do để tạo hình rất

nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu là các luận án, luận
văn và các bài báo khoa học đăng ở các tạp chí hoặc là các báo cáo
tại các hội nghị chuyên ngành và đối tượng nghiên cứu chỉ đang
dừng ở mức độ các bề mặt nghiêng, bề mặt kẻ là chủ yếu, chưa có
nghiên cứu nêu bật được đặc điểm của bề mặt tự do. Ở trong nước thì
nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế chủ yếu là nghiên cứu về các
phương pháp đánh giá về độ chính xác kích thước bề mặt tự do thông
qua phương pháp so sánh bề mặt thiết kế và bề mặt chi tiết gia công.
Tác giả nhận thấy với phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết
hợp thực nghiệm gia công bề mặt tự do lõi khuôn cánh quạt dạng elip
lõm để xác định ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chất
lượng bề mặt, mòn dao phay ngón đầu cầu, lực cắt là cấp thiết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về động lực học và mòn dụng cụ trong
quá trình phay bề mặt tự do.
2.1. 2. Nghiên cứu hệ thống lực cắt khi phay CNC
Ta có hệ thống lực cắt khi phay, lực cắt tổng Pc nằm trong
mặt phẳng vuông góc với đường tâm dao và được phân tích thành lực
thành phần theo các phương xác định như sau:
Lực tiếp tuyến Pt là thành phần lực cắt chính để tạo phoi, dựa
vào lực này để tính toán công suất máy cần thiết cho quá trình gia
công.
Lực hướng kính Pr có phương đi qua tâm dao, chiều hướng
về tâm do đó có xu hướng đẩy nghiêng trục gá dao trong quá trình
gia công, đồng thời tạo ra các áp lực tác động lên các ổ trục chính của
máy phay đứng gây ra momen ma sát phụ tác động lên ổ.
Lực vuông góc với chiều chuyển động Py gây nên các biến đổi
cơ tính lớp bề mặt đã gia công.

9



Z

Lực chạy dao dùng
để tính toán lực kẹp chặt chi
tiết gia công và tính toán
thiết kế cơ cấu chạy dao.
Tùy theo phay thuận hay
phay ngịch mà nó có tác
dụng làm tăng hay khử độ rơ
của cơ cấu truyền động vít
me – đai ốc.
Lực Pz có tác dụng
đẩy dao phay dịch chuyển
theo phương dọc trục, đồng
thời tác động lên ổ chặn của
đầu trục máy phay.
Trong trường hợp
tổng quát khi phương của
lưỡi cắt dao phay ngón hợp
với phương trục dao phay
của một góc ω thì lúc này
lực cắt tổng quát P sinh ra
trong quá trình gia công
được biểu diễn như sau:

Y
X

S


t

Pc

Py

Pt
Pr

S
n

B

Px

Hình 2.1 Lực cắt khi gia công bằng
dao phay ngón

P = Pr + Pt + Pa = Px + Py + Pz

(2.8)

Các thành phần lực cắt đo được trong quá trình cắt nhờ lực kế
3 thành phần. Các thành phần lực cắt khác và các hệ số lực cắt đơn vị
cũng có thể tính toán thông qua các thành phần lực cắt này.
2.4. Mòn dụng cụ cắt trong quá trình gia công
2.4.1. Dạng mòn
Mòn là hiện tượng phá huỷ bề mặt và sự tách vật liệu từ một

hoặc cả hai bề mặt trong chuyển động trượt, lăn hoặc va chạm tương
đối với nhau.
Phần cắt dụng cụ trong quá trình gia công thường bị mòn theo
các dạng sau:
- Mòn theo mặt sau
- Mòn theo mặt trước.
- Mòn đồng thời cả mặt trước và mặt sau.

10


- Mòn tù lưỡi cắt hình.
Mòn mặt trước và sau là hai dạng mòn thường gặp nhất trong
cắt kim loại.
2.4.2. Các cơ chế mòn cơ bản của dụng cụ cắt
Theo Shaw [51] mòn dụng cụ có thể do dính, hạt mài,
khuếch tán, ôxy hoá và mỏi. Các cơ chế mòn này xảy ra đồng thời
trong quá trình cắt tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cắt cụ thể mà một cơ
chế nào đó chiếm ưu thế. Ngoài ra dụng cụ còn bị phá huỷ do mẻ
dăm, nứt và biến dạng dẻo.
a. Mòn do dính:
Theo Boothroyd [20] và Loladze [40] mòn do dính sẽ phát
triển mạnh, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao, các vùng dính bị
trượt cắt và tái tạo liên tục theo chu kỳ thậm chí trong khoảng thời
gian cắt ngắn. Hiện tượng mòn có thể gọi là dính mỏi.
b. Mòn do hạt mài
Theo Loladze [40] mòn do hạt mài có nguồn gốc từ các tạp
chất cứng trong vật liệu gia công như oxides và nitrides hoặc những
hạt cácbít của vật liệu dụng cụ trong vùng tiếp xúc giữa vật liệu dụng
cụ và vật liệu gia công tạo nên các vết cào xước trên bề mặt dụng cụ.

c. Mòn do khuếch tán
Nhiệt độ cao phát triển trong dụng cụ đặc biệt là trên mặt
trước khi cắt tạo phoi dây là điều kiện thuận lợi cho hiện tượng
khuếch tán giữa vật liệu dụng cụ và vật liệu gia công.
d. Mòn do ôxy hoá
Dưới tác dụng của tải trọng nhỏ các vết mòn kim loại trông
nhẵn và sáng, mòn xảy ra với tốc độ mòn thấp và các hạt mòn oxits
nhỏ được hình thành.
Kết luận chương 2
Qua các phân tích trên thì có thể kết luận rằng chế độ cắt khi
gia công ảnh hưởng đến tất cả quá trình gia công và các hiện tượng
vật lý, cơ học xảy ra trong vùng cắt như nhiệt cắt, lực cắt, mòn dụng
cụ, chất lượng bề mặt... Mức độ ảnh hưởng trong mỗi trường hợp là
khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như vật liệu của phôi/dao, hình
dáng hình học của dụng cụ, điều kiện gia công….Nội dung của
chương này là cơ sở cho các nghiên cứu được trình bày ở chương 3 và
4.

11


Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm xác định mối quan hệ giữa
thông số công nghệ với tốc độ biến đổi lực cắt trung bình và mòn
dao khi tạo hình bề mặt lõi khuôn cánh quạt có dạng elip lõm.
3.1. Nghiên cứu, xây dựng các công thức toán học xác định mối
quan hệ giữa thông số công nghệ với lực cắt.
3.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tốc độ biến đổi lực cắt
trung bình khi tạo hình bề mặt tự do trên máy phay CNC.
Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu các thông số
chế độ cắt, và hình dáng hình học của phôi ảnh hưởng đến yếu tố lực

cắt mà cụ thể ở đây là tốc độ biến đổi lực cắt khi phay bề mặt tự do
có dạng elip lõm.
Sơ đồ thực nghiệm:
ế
CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO

- Chế độ cắt
- Phương pháp gia
công
- Hình dáng hình học
của phôi, vật liệu gia
công
- Loại dụng cụ cắt và
vật liệu gia công
- Điều kiện gia công

Qúa
trình
cắt
trên
máy
phay
CNC

c¸c yÕu
tè ®Çu ra:

Lực cắt
thành phần:

- Fx
- Fy
- Fz
=> Tính tốc
độ biến đổi
lực cắt.

Khi gia công bề mặt tự do
trên máy CNC lực cắt không
những bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố công nghệ mà còn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố khác như
là hình dạng của bề mặt gia
công, kiểu đường dụng cụ,
quãng đường dụng cụ.
Với đặc điểm đặc biệt này tác
giả sử dụng thuật ngữ tốc độ

F

Hình 3.6 Thiết bị đo lực cắt
3 thành phần khi phay
12


biến đổi lực trung bình VF để đánh giá. VF =

Fmax - Fmin
t đo


(3.8)

Trong đó: tđo là thời gian đo lực (s)
Với đặc trưng là bề mặt tự do nên tiến hành đo lực cắt liên
tục trong một quỹ đạo chạy dao theo biên dạng của chi tiết. Sau đó
lấy giá trị quãng đường lực là hiệu số của lực cắt lớn nhất và lực cắt
nhỏ nhất, và thời gian đo mẫu là thời gian mà lực cắt biến đổi.
3.1.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đường dụng cụ
đến tốc độ biến đổi lực cắt trung bình khi tạo hình bề mặt tự do có
dạng elip lõm.
Chế độ cắt được đặt cố định là:
V = 15,7m/ph; s = 250mm/ph; t = 0,15mm
Bảng 3.1 Kết quả giá trị tốc độ biến đổi lực khi đường dụng cụ
Tốc độ biến đổi lực (N/s)
Đường dụng
TT

cụ

VFx

VFy

VFz

1

Rough Spiral

1


0,8

0,73

2

Rough Parallel

7,66

5,33

15

3

Rough Layer

1,33

1,33

2

Theo như [17], [53] thì khi gia công bề mặt lồi với với các
kiểu đường chạy dao khác nhau thì kiểu đường chạy dao radial (tia)
lực cắt trong quá trình cắt là thấp nhất còn đối với kiểu đường chạy
dao Spiral lực cắt là lớn nhất.
Tuy nhiên, từ kết quả kiểm chứng (bảng 3.1) có thể kết luận

rằng chiến lược chạy dao (đường dụng cụ) ảnh hưởng đến tốc độ
biến đổi lực cắt khi tạo hình bề mặt tự do có dạng elip lõm. Quan sát
và so sánh kết quả thực nghiệm có thể thấy rằng khi gia công bề mặt
elip lõm với cùng một chế độ công nghệ thì với đường dụng cụ
Rough Spiral tốc độ biến đổi lực cắt là nhỏ nhất vì với kiểu đường
chạy dao này dụng cụ di chuyển trên bề mặt gia công với các yếu tố
của bề mặt như độ cong, độ dốc nhỏ và biến đổi chậm. Từ nghiên
cứu này tác giả lựa chọn kiểu đường dụng cụ Rough Spiral cho các
nghiên cứu tiếp theo.

13


3.1.2.4. Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thông số công nghệ
đến tốc độ biến đổi lực cắt trung bình khi tạo hình bề mặt tự do dạng
elip lõm trên máy phay CNC.
+ Kết quả tính tốc độ biến đổi lực Fx :
Thông số đầu vào là chế độ cắt và thông số đầu ra là tốc độ
biến đổi lực cắt VFx . Dựa vào số liệu thực nghiệm thu được và
phương pháp đồ thị biểu diễn các điểm số liệu thực nghiệm, tác giả
xác định hàm hồi quy có dạng là hàm số mũ:

VFi = C. Va.sb.tc

(3.9)
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xây dựng
hàm hồi quy trong tính toán quy hoạch thực nghiệm [5]:

VFx = 0,0476.V-0,5285.s1,2506.t0,5296


(3.13)

Đánh giá độ tin cậy của hàm hồi quy thực nghiệm với:

σ y2 − σ ,y2
r=
= 0,985
σ y2

(3.14)

+ Kết quả tính tốc độ biến đổi lực Fy :Xử lý số liệu tương tự ta có:

VFy = 0,0516.V-0,4377.s1,3846.t0,3009

(3.16)

+ Hàm hồi quy thực nghiệm đối với tốc độ biến đổi lực Fz:
VFz = 0,0722.V-0,6423.s1,1815.t0,354
(3.17)
3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về mòn dao phay ngón đầu cầu khi
tạo hình bề mặt tự do trên máy phay CNC
3.2.3. Thực nghiệm về mòn dao phay ngón đầu cầu khi tạo hình bề
mặt tự do trên máy phay CNC
3.2.3.1. Mục đích của nghiên cứu.
Hiện nay, các nghiên cứu về mòn dụng cụ chủ yếu tập trung
vào sự ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến tuổi bền của dao tiện,
dao phay đầu bằng [9], [12], [36] mô hình hóa để xác định mòn dụng
cụ thông qua lực cắt, chất lượng bề mặt [7], [37]. Bên cạnh đó là các
nghiên cứu về thiết bị giám sát mòn trực tiếp trong quá trình gia công

[29] tập trung vào các bề mặt cơ bản như mặt phẳng, mặt trụ. Đối với
bề mặt cong, bề mặt tự do các nghiên cứu về mòn, tuổi bền nhất là
đối với dao phay ngón đầu cầu với tính chất phức tạp của hình dạng
lưỡi cắt nên còn hạn chế.

14


Ở phần này tác giả trình bày một nghiên cứu thực nghiệm
làm rõ ảnh hưởng của vị trí tiếp xúc giữa chi tiết và dao phay ngón
đầu cầu đến mòn dụng cụ cắt, xây dựng mối quan hệ cho thấy ảnh
hưởng của các thông số công nghệ đến mòn dụng cụ cắt khi phay bề
có dạng elip lõm.
3.2.3.2. Điều kiện thực nghiệm:
Sơ đồ thực nghiệm
ế
CÁC YẾU TỐ ĐẦU
VÀO

- Chế độ cắt
- Phương pháp gia công
- Hình dáng hình học
của phôi, vật liệu gia
công
- Loại dụng cụ cắt và vật
liệu gia công
- Điều kiện gia công

Qúa
trình

cắt
trên
máy
phay
CNC

CÁC YẾU TỐ
ĐẦU RA

Mòn dụng cụ
cắt :
- Mòn mặt sau
- Mòn mặt trước
- Khối lượng
mòn

Hình 3.26 Máy hiển vi quang học Quick Scope QS250Z, kết quả đo
3.2.3.3. Thực nghiệm về ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến mòn
dụng cụ
- Mẫu thí nghiệm: Bề mặt có dạng elip lõm có kích thước
105mm x 25mm.
+ Xử lý kết quả đo mòn mặt sau VB khi gia công bề mặt elip lõm:

15


Thông số đầu vào là chế độ cắt và thông số đầu ra là lượng
mòn mặt sau dụng cụ cắt. Dựa vào số liệu thực nghiệm thu được và
phương pháp đồ thị biểu diễn các điểm số liệu thực nghiệm, tác giả
xác định hàm hồi quy có dạng là hàm số mũ:

VB = C.Va.sb
(3.18)
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xây dựng
hàm hồi quy [5]:
(3.21)
VB = 2,4915.V0,542.s-0,8014

0.65

hs(mm)
VB(mm)

0.6
0.55
0.5
0.45
0.4
0.35
100
40

90

35
30

80
s(mm/ph)

25

70

20
15

V(m/ph)

Hình 3.30 Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa V, s với VB
+ Kết quả đo chiều rộng vết mòn mặt trước Bcr sau khi gia công bề
mặt elip lõm:
- Xử lý số liệu tương tự ta có hàm hồi quy thực nghiệm:
Bcr = 547,08.V-0,4846.s-1,5728
(3.22)
+ Kết quả đo khối lượng mòn của dao phay ngón đầu cầu Vw sau khi
gia công bề mặt elip lõm.
- Xử lý số liệu tương tự ta có hàm hồi quy thực nghiệm:
Vw = 4,4339.V0,3926.s-0,3092
(3.23)
3.2.3.4. Xác định ảnh hưởng của vị trí tiếp xúc giữa dụng cụ cắt và
chi tiết đến mòn dụng cụ cắt.

16


- Mẫu thí nghiệm: Bề mặt phẳng có biên dạng hình tròn có
kích thước 100mm x 25mm. Được gá đặt nghiêng góc so với bàn
máy lần lượt với các góc 0, 15, 30, 45, 60 bằng eto xoay hai chiều.

Hình 3.33 Thí nghiệm gia công với các góc nghiêng θy =30o, 60o
Để xác định dạng hàm số VB = f(θy), dựa vào số liệu thực

nghiệm ở bảng 3.20 và phương pháp đồ thị biểu diễn các điểm số
liệu thực nghiệm xác định được hàm hồi quy có dạng là hàm mũ:
b
(3.24)
VB = a.θ y
Trong đó: θy : góc nghiêng
Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất xác định hàm hồi quy thực
nghiệm.
+ Xác định được hàm hồi quy sau:
b

VB = a.θ y = 5,0331.θ y

−0 ,8124

(3.25)

+ Xác định công thức hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa vị trí tiếp
xúc (dụng cụ - phôi) với bề rộng vết mòn mặt trước dao phay ngón
đầu cầu Bcr:
Xử lý số liệu tương tự xác định được hàm hồi quy sau:
b

Bcr = a.θ y = 0,105.θ y

−0 ,1517

(3.26)

4. Kết luận chương 3

Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả đã đưa ra phương
pháp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố lực cắt tổng quát. Xây dựng
được các hàm hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ biến đổi các

17


lực cắt thành phần với các thông số công nghệ khi gia công bề mặt tự
do, xác định ảnh hưởng của đường cụng cụ đến tốc độ biến đổi lực
cắt.
Xây dựng được các hàm hồi quy biểu thị ảnh hưởng của
yếu tố V, s đến mòn dao phay đầu cầu thép gió khi gia công bề mặt
elip lõm. Xây dựng được các hàm hồi biểu thị ảnh hưởng góc
nghiêng đến mòn dao phay ngón đầu cầu.
Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm xác định mối quan hệ giữa
thông số công nghệ với độ nhám bề mặt và độ chính xác kích
thước khi gia công lõi khuôn cánh quạt có dạng elip lõm.
4.2. Thực nghiệm ảnh hưởng của hình dáng hình học bề mặt,
thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt khi tạo hình bề mặt tự
do.
Sơ đồ thực nghiệm:
ế
CÁC YẾU TỐ
CÁC YẾU TỐ ĐẦU
Qúa
ĐẦU RA
VÀO
trình
- Nhấp nhô bề
- Chế độ cắt

cắt
mặt
- Phương pháp gia
trên
công
- Sai lệch kích
máy
thước
- Hình dáng hình học
phay
của phôi, vật liệu gia
CNC
công
- Loại dụng cụ cắt và
vật liệu gia công
- Điều kiện gia công

Hình 4.7 Đo độ nhám bề mặt
chi tiết khuôn mẫu trên máy đo
độ nhám C3000

18


Hình 4.8 Máy đo tọa độ CMM và kết quả xử lý dữ liệu trên phần
mềm Studio Geometric 12
4.2.2. Xác định ảnh hưởng của vị trí tiếp xúc giữa dụng cụ cắt và
chi tiết đến nhấp nhô bề măt khi gia công bề mặt tự do.
4.2.2.1. Cơ sở lý thuyết:
Xét một mặt phẳng bất kỳ nghiêng với góc α như hình 4.9.

Nếu dao phay đầu cầu di chuyển dọc theo bề mặt nghiêng của phôi,
thì ảnh hưởng của đường kính dụng cụ sẽ để lại vết cạnh cắt lên bề
mặt gia công mới được tạo ra. Vết cạnh cắt của dụng cụ gồm hai
thành phần: một là đường đáy đỉnh dao được tạo ra bởi trục quay của
dao và một thành phần khác là chiều cao nhấp nhô thực được tạo ra
bởi bước tiến ngang ae, bằng phương pháp phân tích hình học, ta xác
định được
Nếu α = 0 thì chiều cao nhấp nhô của bề mặt được tính toán
dựa trên khía cạnh lý thuyết như sau:
2

D
D  a 
hs = e −  e  −  e 
2
 2   2

2

(4.3)

Nếu góc α > 0 chiều cao nhấp nhô được tính:
2


D
 D   ae

hs = e −  e  − 
2

 2   2. cos α 1 

2

(4.4)

Từ phân tích trên đây có thể thấy rằng khi gia công một bề
mặt nghiêng bất kỳ bằng dao phay đầu cầu thì góc nghiêng giữa
dụng cụ cắt và chi tiết ảnh hưởng đến nhấp nhô bề mặt. Ứng dụng

19


a2

α2

a1

mô hình xác định chiều cao nhấp nhô này, ta tiến hành thực nghiệm
với một bề mặt tự do có dạng elip lõm.
4.2.2.2. Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hình dáng hình học
của chi tiết đến nhấp nhô bề mặt khuôn mẫu
Với chế độ cắt được đặt cố định như sau:
V = 15,7 m/phút; s = 250 mm/phút, t = 0,15mm; ae = 0.1mm
Đường dụng cụ : Rough Parallel

α1

ae


Hình 4.10 Gia công lõi khuôn cánh quạt dạng elip lõm
Kết quả thực nghiệm :
Với đặc điểm về hình dáng hình học của bề mặt chi tiết, trên
cùng một bề mặt nhưng có nhiều giá trị góc nghiêng. Tiến hành đo
độ nhám tại 3 vị trí trên bề mặt chi tiết như hình vẽ.

3
2

1

Hình 4.11 Vị trí đo độ nhám và chi tiết gia công với kiểu đường
dụng cụ Parallel

20


- Kết quả đo:
Kiểu đường dụng cụ

Độ nhấp nhô Ra(µm)
Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Rough Parallel


2.061

2.809

4.799

Rough Spiral

1.987

1,087

3,122

Từ kết quả kiểm chứng trên có thể kết luận rằng hình dáng
hình học của bề mặt chi tiết ảnh hưởng đến chất lượng tạo hình bề
mặt tự do. Kết quả đo từ nghiên cứu thực nghiệm thể hiện đúng tính
chất về nhám bề mặt mà phân tích lý thuyết đã nêu ra. Khi gia công
bề mặt có góc nghiêng tạo ra giữa trục dụng cụ và bề mặt gia công
lớn thì chiều cao nhấp nhô lớn.
Đối với kiểu đường dụng cụ Rough Spiral thì độ nhấp nhô
giữa các vùng trên cùng một bề mặt có mức độ thay đổi từ vùng có
giá trị Ramin đến Ramax là 34,8%, so với kiểu đường dụng cụ Rough
Parallel là 42,9%.
4.2.3. Nghiên cứu, xây dựng công thức toán học xác định mối
quan hệ giữa thông số công nghệ với chất lượng bề mặt khi gia
công bề mặt khuôn mẫu có dạng elip lõm.
4.2.3.2. Thí nghiệm lựa chọn đường dụng cụ cắt khi gia công bề mặt
tự do lõm dạng elip (lõi khuôn cánh quạt). Với:
Với chế độ cắt được đặt cố định như sau:

V = 15,7m/phút; s = 250mm/phút, t=0,15mm, ae = 0.1mm
Bảng 4.2 Kết quả thực nghiệm về chất lượng bề mặt với các kiểu
đường dụng cụ
Dung sai kích
STT

Đường dụng cụ

Độ nhám
Ra (µm)

thước(mm)
D. sai (+)

D. sai (-)

1

Rough Spiral

1,987

0,002

- 0,002

2

Rough Parallel


2,809

0,003

- 0,003

3

Rough Layer

4,216

0,004

- 0,004

21


Quan sát kết quả thí nghiệm trên tác giả nhận thấy đường dụng
cụ ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng bề mặt và sai lệch kích thước của
chi tiết gia công. Trong 3 các kiểu đường dụng cụ thì kiểu đường
Spiral (xoắn ốc) có độ nhấp nhô và dung sai kích thước là nhỏ nhất
còn kiểu đường Layer có độ nhấp nhô bề mặt và dung sai kích thước
lớn nhất. Ảnh hưởng của đường dụng cụ đến nhấp nhô bề mặt lõm
elip rõ ràng hơn với sai kích thước của chi tiết. Từ đây kết quả thí
nghiệm này tác giả lựa chọn đường chạy dao Spiral (xoắn ốc) khi gia
công bề mặt tự do elip lõm và sử dụng vào thí nghiệm xác định sự
ảnh hưởng của chế độ cắt khi gia công bề mặt tự do elip lõm.
4.2.3.3. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt khi gia

công bề mặt tự do elip lõm (lõi khuôn cánh quạt) .
+ Chế độ cắt dùng khi thí nghiệm: xác lập dựa theo cơ tính của vật
liệu phôi và dao.
Vmin = 14,13m/ph; Vmax = 28,26m/ph
smin = 40mm/ph; smax = 60mm/ph
tmin = 0,1mm; tmax = 0,3mm
+ Xử lý kết quả thực nghiệm:
Thông số đầu vào là chế độ cắt và thông số đầu ra là độ
nhám bề mặt Ra. Dựa vào số liệu thực nghiệm thu được và phương
pháp đồ thị biểu diễn các điểm số liệu thực nghiệm. Bên cạnh là các
nghiên cứu trước, tác giả xác định mối quan hệ giữa chế độ cắt với
độ nhấp nhô bề mặt trong trường hợp này tuân theo qui luật hàm số
mũ:
Ra = C. Va.sb.tc
(4.5)
Sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu và phần mềm
Matlab ta xác định được hàm hồi quy thực nghiệm:
Ra = 0,3029.V-0,4095.s0,7983.t0,0753
(4.6)
4.3. Kết luận chương 4:
Khi tạo hình bề mặt tự do elip lõm trên máy phay CNC, việc
thay đổi đường dụng cụ và chế độ cắt ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng bề mặt chi tiết.
Chương này trình bày nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời các
yếu tố công nghệ (V, S, t) đến độ nhám bề mặt và độ chính xác kích
thước bằng thực nghiệm và đã xây dựng được hàm hồi quy thực
nghiệm khi gia công tinh bề mặt tự do elip lõm.

22



KẾT LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bề mặt lõi khuôn cánh
quạt có dạng cục bộ elip lõm, đây là đối tượng bề mặt mà các nghiên
cứu trước chưa đề cập đến bởi vì với đặc điểm về hình dáng hình học
của bề mặt này trong quá trình nghiên cứu sẽ gặp những hạn chế
trong việc đo kiểm đánh giá các dữ liệu đầu ra. Tuy nhiên ở trong
luận án này tác giả đã đưa ra các phương pháp để giải quyết vấn đề
này, luận án đã đạt được một số kết quả nghiên cứu mới như sau:
- Xây dựng được sơ đồ thực nghiệm và hệ thống thực nghiệm khoa
học trên cơ sở ứng dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại có ở trong
nước.
- Đưa ra phương pháp đánh giá yếu tố lực cắt khi gia công bề mặt tự
do có dạng elip lõm, sử dụng kỹ thuật ngược (phương pháp đám mây
điểm) để kiểm tra độ chính xác kích thước của bề mặt tự do.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp cơ sở lý thuyết của quá trình gia
công trên máy phay CNC từ đó làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chế độ
cắt với các yếu tố xuất hiện trong quá trình cắt như: lực cắt, mòn
dụng cụ cắt, độ nhám bề mặt làm cơ sở thực nghiệm nghiên cứu mối
quan hệ giữa chế độ cắt với các yếu tố đó.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hình dáng hình học bề mặt: ảnh hưởng
của góc θy mòn dao phay ngón đầu cầu, ảnh hưởng của góc α đến
nhấp nhô bề mặt elip lõm.
- Thông qua thực nghiệm xác định kiểu đường dụng cụ tối ưu khi gia
công bề mặt elip lõm là Rough Spiral.
- Xây dựng công thực hồi quy thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ
giữa chế độ cắt với yếu tố tốc độ biến đổi lực cắt trung bình khi gia
công bề mặt lõi khuôn cánh quạt có dạng elip lõm.
-Công thức hồi quy thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa chế độ

cắt với mòn dao phay ngón đầu cầu khi tạo hình bề mặt elip lõm.
-Công thức thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa góc nghiêng
hợp bởi đường tâm dụng cụ cắt và pháp tuyến bề mặt gia công với
chiều cao vết mòn mặt sau, bề rộng vết mòn mặt trước dụng cụ.
- Xây dựng công thực hồi quy thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ
giữa chế độ cắt với nhấp nhô bề mặt lõi khuôn cánh quạt có dạng elip
lõm.

23


Đây là cơ sở cho việc lựa chọn chế độ cắt hợp lý khi gia công
bề mặt elip lõm mà cụ thể là bề mặt lõi khuôn cánh quạt.
Phương hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Hoàn thiện cơ sở về lý thuyết để ứng dụng tin học xây dựng phần
-

-

mềm với sự hỗ trợ của bộ dữ liệu OpenGL để xác định loại bề mặt
tự do cục bộ bất kỳ.
Nghiên cứu thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa các thông số
công nghệ đến các loại bề mặt tự do cục bộ khác.
Hoàn thiện các thực nghiệm với yêu cầu thống nhất hóa các thông số
đầu vào đối với các yếu tố như lực cắt, mòn dụng cụ cắt, nhám bề
mặt để giải bài toán tối ưu hóa các thông số công nghệ khi tạo hình
bề mặt tự do có dạng elip lõm.
Nghiên cứu hoàn thiện hơn về sự ảnh hưởng của yếu tố hình dáng
hình học của bề mặt như độ cong, độ xoắn đến quá trình tạo hình bề

mặt tự do có dạng elip lõm và các bề mặt cục bộ khác.
Nghiên cứu, mô hình hóa các thành phần lực cắt khi gia công bề mặt
tự do.
Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của một số thông số công
nghệ khi gia công bề mặt tự do tự do dạng elip lõm trên máy phay
CNC cho cặp vật liệu và dụng cụ khác để phân tích, so sánh với cặp
vật liệu và dụng cụ lựa chọn trong phạm vi luận án đã thực hiện về
định tính và định lượng.

24



×