Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ LỤT LỚN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 5 trang )

NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ LỤT
LỚN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG

Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt là cơn lũ lụt từ
tháng 9 đến tháng 11 năm 2000 được gọi cơn lũ thế kỷ. Cơn lũ này đã
làm gần 1000 người thiệt mạng và tổn thất về tài sản và mùa màng được
ước lượng đến 500 triệu Mỷ Kim. Hiện nay mực nước sông Cửu Long
đang ở trong tình trạng báo động.

Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm tại vùng ĐBSCL.
Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập vùng
Savannakhet và Pakse ở miền Nam Lào rồi đến vùng Kratie ở miền
Đông Kampuchea. Nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu
chảy vào nước ta rồi thoát ra biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối
tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai
đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương
rạch thiên nhiên vùng Đồng tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao
điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu
cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Đây
là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (Mekong River
Commission) dùng để định nghỉa mổi khi ĐBSCL bị lụt. Giai đoạn 3 bắt
đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12.

Như trên đã trình bày lũ lụt ở ĐBSCL bắt đầu do nước lũ ở thượng lưu
sông Cửu Long. Nước lũ vùng thượng lưu do đâu mà có? Hàng năm
những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa
lớn làm mực nước sông Cửu Long dâng cao. Đặc biệt vào năm 2000, gió
mùa bắt đầu sớm hơn đến 6-8 tuần. Những trận mưa lớn vào tháng 7 ở
phía Bắc Lào và vùng Tây Nam Trung Hoa đã nâng cao mực nước sông


Cửu Long ở Vạn Tượng. Mực nước cứ dâng cao trong vòng hai tháng
tới. Đến cuối tháng 8, sông chính và các sông phụ ở Nam Lào đả tràn
bờ. Cộng thêm những cơn bão biển Đông đã liên tiếp mang đến những
trận mưa lớn ở miền Trung nuớc ta, những tỉnh thành miền Đông nước
Kampuchea, và vùng ĐBSCL. Đến đầu tháng 10 đã có một vùng biển
nội địa sâu đến 2 m, phá hoại các đê đập và cô lập hoá nhiều làng mạc ở
các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Tiền Giang. Cơn lũ năm 2000 đã gây
nên những tổn thất nặng nề nhất từ trước đến nay ở miền Nam. Trong số
gần 1000 người bị thiệt mạng, 80% là trẻ em, và hơn 500,000 gia đình
đã phải xin cứu trợ.
Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu, còn có
nhiều lý do thường được nhắc đến như (1) các đập thủy điện ở thượng
nguồn Trung Hoa, (2) sự di dân đến những vùng lũ lụt, (3) nạn phá rừng
và (4) hệ thống kinh thủy nông và đê đập ngăn mặn.

Trong các lý do nêu trên, hai lý do đầu tiên có thể trả lời một cách dể
dàng nhất. Các đập ở Vân Nam, Trung Hoa chỉ ảnh hưởng tối đa 2% lưu
lượng sông Cửu Long; hơn 50% lưu lượng này do các sông phụ ở Lào
chảy vào. Các đập thủy điện có thể không ảnh hưởng gì mấy đến lũ lụt,
nhưng có nhiều ảnh hưởng tai hại đến môi sinh, nông nghiệp và ngư
nghiệp của ĐBSCL.

Sự di dân đến những vùng như Đồng Tháp có thể gây thêm nhiều thiệt
hại hơn, vì các di dân mới này thường đến từ những vùng ít lũ lụt cho
nên họ không quen với các biện pháp đề phòng lũ lụt. Họ sống trong
những căn nhà đơn sơ, nỗi trên mặt nước nên dể bị hư hại. Đa số nạn
nhân chết đuối vì lũ lụt là trẻ em, vì hàng ngày các trẻ em thường ở nhà
một mình, không được các người lớn trông coi.

Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang đuợc tranh luận

trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc
(FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập
niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Dựa theo nghiên cứu của
FAO, diện tích rừng được ước tính khoảng 37% trong hạ lưu vực sông
Cửu Long. Rừng vẫn chiếm hơn phân nửa diện tích của Lào và
Kampuchea, nơi cung cấp 60-75% lưu lượng lũ của sông Cửu Long tại
Kratie, Kampuchea. Dữ kiện thủy học đo được tại Kratie từ năm 1924
đến 1986 cho thấy chu kỳ tái diển, lưu lượng lũ cao nhất, và khối lượng
lũ cao nhất của các trận lụt lớn trong khoảng thời gian này đã không
vượt qua các con số của các những trận lụt lớn xảy ra trong thập niên
1930. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi
khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt
là có quá nhiều mưa xảy ra trong một số điều kiện thuận lợi, và việc phá
rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với những trận lũ lụt nhỏ trong
các lưu vực hạn hẹp.

Từ giữa thập niên 1980, các kinh hiện có đã được nới rộng. Một số lớn
kinh chính và một mạng lưới kinh phụ đã được đào xuyên qua vùng
Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và các vùng khác trên khắp
ĐBSCL với mục đích chính là thủy nông. Hệ thống kinh này đã trở
thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampuchea chảy vào
Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn và nhanh hơn. Đồng thời, một hệ thống
đê đập ngăn mặn đã được xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng
với một hệ thống đường giao thông được nâng cao. Vì không đủ khả
năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông này đã
làm cản trở nước lũ trong vùng ĐBSCL thoát ra biển Đông và vịnh Thái
Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong vùng ĐBSCL ngày càng sâu hơn
và thời gian ngập ngày càng dài hơn.

Nói tóm lại nguyên nhân chính của lũ lụt ở ĐBSCL là những trận mưa

lớn ở thượng lưu và ĐBSCL. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng,
di dân và đê đập chỉ có thể làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi. Những
trận mưa lớn do các cơn bão biển Đông và gió mùa Tây Nam gây nên.

×