Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng dịch tễ học thú y part 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.74 KB, 16 trang )

129

H

s

mùa d

ch

Với đa số các bệnh truyền nhiễm, dịch có những
diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm.
Dịch theo mùa chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố
thiên nhiên, nhưng cũng có những can thiệp của các
yếu tố xã hội.
Ch

s

m

c b

nh trung bình ngày/tháng
HSMD= x 100
Ch

s

m


c b

nh trung bình ngày/năm

Trong đó:

Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/tháng được tính
bằng: Số mới mắc của một tháng/Số ngày của
tháng đó (28, 29, 30, 31 ngày)

Chỉ số mắc bệnh trung bình ngày/năm được tính
bằng: Số mới mắc bệnh của một năm/365 ngày

Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch lớn hơn 100,
được coi là tháng dịch. Nếu thấy có nhiều tháng
dịch liền nhau, được coi là mùa dịch.

Các bệnh truyền nhiễm cấp tính thường biểu hiện
tính chất mùa dịch rõ ràng, những quy luật đó
thường gặp hàng năm, năm nào cũng xảy ra.
3. Ý nghĩa sinh thái học của các dạng hình thái dịch

Dạng dịch có tính chất lẻ tẻ có thể cho thấy tác
nhân gây bệnh được bảo tồn trong một vật chủ
khác và không thường xuyên phơi nhiễm với vật
chủ.

Tác nhân được bảo tồn trong vật chủ, thường
không thể hiện rõ sự nhiễm bệnh. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh chỉ xuất hiện khi có yếu tố phá vỡ sự

cân bằng giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ, tạo
điều kiện để tác nhân gây bệnh.
130

Dạng dịch địa phương có thể cho thấy dịch xảy ra
khi sự cân bằng giữa tác nhân, vật chủ và môi
trường trong một không gian nhất định bị phá vỡ.
Sự khác nhau của điều kiện môi trường sinh thái, có
thể giải thích vì sao bệnh xuất hiện lẻ tẻ ở một vùng
lại là dịch địa phương so với một vùng khác.

Dạng dịch lưu hành cho thấy có sự mất cân bằng
trầm trọng có lợi cho “tác nhân” gây bệnh. Sự mất
cân bằng này thường phổ biến khi có một chủng vi
sinh vật mới được sinh ra (thường là đột biến từ
một chủng vi sinh vật nào đó) hay trong sự phơi
nhiễm lần đầu giữa vật chủ và vi sinh vật.
4. Vẽ đồ thị và phân tích dịch lưu hành

Ý ngh
ĩ
a và cách v

đ

th

bi

u di


n d

ch

Khi vẽ đồ thị của một dịch lưu hành có thể cho
những thông tin hữu ích về tính chất của tác nhân
gây bệnh, số ca bệnh, số ca bệnh mới, thời gian
xảy ra bệnh, thời gian nung bệnh, chiều hướng của
dịch…

Cách v


Số ca bệnh mới xảy ra được vẽ trên trục tung Y

Thời gian của bệnh được vẽ trên trục hoành X.

Cách chia độ thời gian thực tế trên trục hoành càng
ngắn thì đường biểu diễn xảy ra dịch càng rõ

Đi

m xu

t phát d

ch và s

lan truy


n d

ch

Bước đầu tiên phân tích một dịch bệnh là xác định
điểm xuất phát dịch, sự lan truyền dịch. Giả sử có một
số lượng gia súc lớn phơi nhiễm với một tác nhân gây
bệnh (thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn…) sẽ sinh
ra một điểm nguồn dịch.

Nếu đường biểu diễn trên đồ thị từ điểm xuất phát
dịch đến quá trình xảy ra dịch có độ dốc lớn chứng tỏ
quá trình bệnh dịch xảy ra nhanh chóng đạt tới đỉnh
điểm, nhưng sau đó cũng giảm nhanh chóng.

Như vậy, nếu đã có một phơi nhiễm “đồng loạt” với
một tác nhân là nguyên nhân gây bệnh, thì đồ thị sẽ
xuất hiện rõ rệt một điểm nguồn dịch.
131

Khi một tác nhân gây bệnh được lan truyền trực
tiếp hoặc gián tiếp từ vật chủ bị nhiễm (coi là nguồn
bệnh) tới vật chủ mẫn cảm (động vật cảm thụ), đó
là kết quả của sự lan truyền dịch. Trong trường hợp
này, đường biểu diễn trên đồ thị từ điểm xuất phát
dịch đến quá trình xảy ra dịch có độ dốc ít hơn.

Chú ý, trong các bệnh truyền nhiễm có một số bệnh
có thời kỳ nung bệnh rất ngắn, nên có thể coi nó

giống như một điểm nguồn dịch. Ngược lại, nếu sự
nhiễm khuẩn dần dần không “đồng loạt” thì có thể
có một đồ thị giống như sự lan truyền dịch bệnh.

Nh

ng nhân t

tác đ

ng đ
ế
n d

ng đư

ng cong
c

a đ

th

lan truy

n d

ch

Thời kỳ nung bệnh: do thời kỳ này làm chậm sự mở

đầu của dịch bệnh. Nếu thời gian nung bệnh kéo
dài, trong một số bệnh truyền nhiễm, đường biểu
diễn có thể có dạng hình sóng tương ứng với thời
kỳ nung bệnh. Đánh giá độ dài của thời kỳ nung
bệnh có thể giúp cho việc xác định nguyên nhân của
ổ dịch.

Thời kỳ có khả năng lan truyền: do ở giai đoạn này
có liên quan tới số lần phơi nhiễm giữa động vật thụ
cảm với động vật nhiễm bệnh nên nó cũng ảnh
hưởng tới quá trình dịch bệnh.

Khả năng gây nhiễm của tác nhân: những tác nhân
gây bệnh (mầm bệnh) nếu có độc lực cao, sức đề
kháng lớn sẽ làm cho dịch bùng phát nhanh chóng
hoặc ngược lại.

Tỷ lệ gia súc mẫn cảm trong quần thể: Tỷ lệ động
vật dễ nhiễm trong quần thể cũng ảnh hưởng đến
tốc độ lây lan bệnh rõ rệt. Nếu tỷ lệ này dưới 20-
30% thì thường ít hoặc không thể làm bệnh lây lan.
Nếu gia súc dễ nhiễm tăng dần trong quần thể thì
sự lan truyền của ổ dịch là tất yếu.
132

Mật độ động vật: có liên quan tới số lần phơi nhiễm
và tính hiệu quả của những lần phơi nhiễm, đều có
ảnh hưởng tới sự lan truyền dịch bệnh.

Hiệu quả theo dõi, giám sát: Công việc này cũng

ảnh hưởng tới quá trình đánh giá dịch bệnh, nếu
giám sát sát sao, ghi chép đầy đủ, hiệu qủa công
việc cao rõ rệt số ca bệnh.

Tuy nhiên có 2 vấn đề đặt ra nếu ghi chép làm tăng
số ca bệnh tức là làm tăng tỷ lệ phát bệnh, nếu ghi
chép tỷ mỷ các ca bệnh để giúp cho việc phân tích
đánh giá tình hình dịch bệnh thì đây lại là phương
pháp theo dõi giám sát.
CHƯƠNG 9
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. NGUYÊN LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

Quá trình sinh dịch gồm có 3 khâu: nguồn bệnh, yếu
tố truyền lây và động vật thụ cảm.

Nguồn bệnh: Là khâu đầu tiên là xuất phát điểm
của quá trình sinh dịch.

Nhân tố trung gian truyền bệnh: nối liền nguồn
bệnh với động vật cảm thụ làm cho quá trình sinh
dịch được thực hiện thuận lợi.

Gia súc thụ cảm: là nhân tố làm cho cho dịch biểu
hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh,
làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, thúc đẩy
mạnh hơn.
133


Dịch bệnh muốn xảy ra được cần phải có đủ 3 khâu
của quá trình sinh dịch và sự liên hệ giữa 3 khâu đó.
Nếu thiếu 1 trong 3 khâu, đặc biệt là thiếu nguồn
bệnh thì dịch bệnh không thể xảy ra được. Nếu có
đủ cả 3 khâu nhưng không có sự liên hệ giữa 2
trong 3 khâu thì dịch bệnh cũng không xảy ra.

Do vậy nguyên lý của các biện pháp phòng chống
bệnh truyền nhiễm là xoá bỏ một hay nhiều khâu
của quá trình truyền lây hoặc xoá bỏ mối liên hệ
giữa các khâu.

Trên cơ sở phân tích những yếu tố này cho thấy nếu
xoá bỏ được khâu đầu tiên là biện pháp lý tưởng nhất,
tuy nhiên rất khó thực hiện.

Nếu tác động đến động vật thụ cảm tức là đã gián tiếp
tác động đến nguồn bệnh, do vậy nếu giảm được số
lượng động vật cảm thụ sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế
quá trình sinh dịch, làm dịch ít hoặc không xảy ra.

Nếu tác động đến cả 3 khâu cùng một lúc thì hiệu quả
phòng chống bệnh sẽ tăng lên.

Tuy nhiên chúng ta thấy cả 3 khâu của quá trình sinh
dịch có liên quan ảnh hưởng tới nhau, tác động đến
khâu này sẽ ảnh hưởng đến khâu kia. Cho nên các biện
pháp phòng chống dịch bệnh phải là các biện pháp tổng
hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.
II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỊCH TỄ HỌC

1. Mục đích

Công tác này thường bắt đầu bằng giai đoạn mô tả,
nhằm mục đích xác định cách phân bố bệnh theo
thời gian, theo địa điểm và theo các đặc điểm của
đàn gia súc. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch để
dập tắt sự phát triển của dịch và đề phòng không
cho dịch xảy ra.

Việc mô tả này cho phép xác định được trong toàn
bộ quần thể đàn gia súc hay trong các nhóm gia súc
đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh.
134

Nói cách khác điều tra dịch tễ học để nắm chắc hơn
về mối quan hệ giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và
môi trường xung quanh.

Trên cơ sở đó đưa ra những giả thuyết có thể giải
thích về bản chất, nguồn gốc và phương thức
truyền lây của các bệnh đang nghiên cứu.

Như vậy, điều tra dịch tễ học là bước khởi đầu quan
trọng cần phải được tiến hành đầu tiên trước khi
bắt tay vào thực hiện các biện pháp khác.
2. Công tác điều tra dịch tễ học

Điều tra dịch tễ học có thể tiến hành trong 2 trường
hợp sau:


Khi phải đối phó với một ổ dịch: Đây là một cuộc điều
tra ngắn hạn, tập trung trong một phạm vi hẹp vào
một số ít chủ đề và phải hoàn thành trong một thời
gian ngắn.

Người nghiên cứu thường dựa vào những kết quả của
các cuộc điều tra trước và những dữ kiện thông tin
mới thu được trong quá trình điều tra hiện tại…

Từ đó đưa ra những giả thuyết, những nhận định
ban đầu hoặc những khuyến cáo cần thiết, nhằm hạn
chế trước mắt những tác hại của dịch bệnh, tiến tới
ngăn chặn và dập tắt dịch.

Khi muốn đặt kế hoạch tiêu diệt một bệnh nào đó:
Cuộc điều tra này được tiến hành trên một phạm vi
rộng lớn, trong một thời gian dài, qua nhiều năm,
có tính chất toàn diện.

Nhưng cũng phải tham khảo kết quả của những
cuộc điều tra ngắn hạn trước đó để xây dựng được
một kế hoạch phòng chống bệnh thích hợp, tiến tới
thanh toán và tiêu diệt bệnh.
135

Điều tra dịch tễ học phải tiến hành trên 3 mặt chính
về thời gian, không gian và đàn động vật.

Điều tra về thời gian có thể điều tra trong một thời
gian ngắn hoặc kéo dài nhiều năm, thời gian điều

tra càng kéo dài càng cho kết quả chính xác.

Những vấn đề cần điều tra là thời gian có bệnh
trong năm, thời gian nung bệnh, thời gian tiến triển
của bệnh, thời gian xuất hiện các yếu tố truyền lây
sinh vật, thời gian xuất hiện miễn dịch và độ dài
miễn dịch sau khi tiêm phòng.

Điều tra về không gian có bệnh: cũng phải kéo dài
trong nhiều năm, những vấn đề cần điều tra là các
vùng có bệnh, các vùng không có bệnh, thời tiết,
địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, quần
thể sinh vật, loại vi sinh vật có mặt trong vùng,
phong tục tập quán liên quan đến chăn nuôi.

Điều tra về đàn gia súc: nhằm đúc kết những biểu
hiện chính của bệnh (triệu chứng, bệnh tích…), các
loài, giống, tuổi mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ
chết, tỷ lệ chết/ốm, hiện tượng mang trùng, các
sinh vật làm môi giới truyền lây, đặc điểm sinh thái
của các sinh vật đó…
3. Những yêu cầu cơ bản trong công tác điều
tra một ổ dịch truyền nhiễm
3.1. Phân tích ban đ

u

Thường bắt đầu với những công việc sau:

Kiểm tra tra xác nhận chẩn đoán: Có thể xác nhận

qua triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng.

Nếu cần thì phải dùng các xét nghiệm phi lâm sàng
để chẩn đoán.
136

Xác định xem đã ở mức độ dịch hay chưa: bằng
cách căn cứ vào số động vật mắc bệnh ở thời điểm
đó so với mức độ mắc ở thời gian trước. Một bệnh
được coi là gây thành dịch khi chỉ trong một thời
gian ngắn đã có tỷ lệ mắc vượt quá tỷ lệ mắc bệnh
trung bình của địa phương đó trong nhiều năm liền.

Mô tả dịch theo góc nhìn quen thuộc của dịch tễ:
sau khi chẩn đoán và mức độ dịch đã được xác
định. Cần mô tả dưới dạng các tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết,
tuổi, giống, loài, thời gian, thời điểm phát bệnh (vẽ
đường cong biểu diễn dịch), địa điểm phát xảy ra
dịch (bản đồ ấn ghim).

Hình thành các giả thuyết: giả thuyết về sự xuất
hiện và lan tràn của dịch, về dạng dịch, bệnh dịch
gì, quần thể có nguy cơ, nguy cơ cao nhất, nguồn
truyền nhiễm, nguồn nhiễm, nguyên nhân nghi ngờ
của dịch, phương thức bị nhiễm hoặc phương thức
lây lan, với các mức độ khác nhau nếu có thể được.

Kiểm định các giả thuyết vừa được nêu: có thể
kiểm định bằng cách chọn một nhóm đối chứng để
có thể so sánh với nhóm bệnh rồi tính nguy cơ

tương đối của 2 nhóm bệnh và đối chứng.
3.2. Khai thác và phân tích sâu

Ta tiến hành tìm kiếm thêm các trường hợp bệnh
chưa được phát hiện, chưa ghi chép hoặc chưa có
báo cáo của các nơi nằm trong vùng dịch.

Chú ý khai thác các trường hợp động vật không có
triệu chứng hoặc ở thể nhẹ, bằng các xét nghiệm
phi lâm sàng.

Sau đó tiến hành phân tích các dữ liệu dựa trên kết
quả thu nhận được.

Xác nhận giả thuyết bằng cách tập hợp các dữ liệu
để đề ra các giả thuyết mang tính thuyết phục. Rồi
từ đó tiến hành các nghiên cứu can thiệp và theo
dõi tuỳ từng trường hợp cụ thể.
137
3.3. Báo cáo k
ế
t qu


Báo cáo phải viết rõ ràng đầy đủ để người đọc có
thể hiểu.

Khi tiến hành viết báo cáo cần chú ý đặc biệt đến
phần biện luận về tác nhân gây bệnh, các yếu tố
xuất hiện làm lây lan dịch, đánh giá các biện pháp

đã áp dụng để kiểm soát và hạn chế dịch, đồng
thời đề xuất những biện pháp phòng chống dịch
sau này.
III. CÁC BIỆN PHÁP TRONG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ
THANH TOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là khái niệm mới
được dùng một cách tổng quát tương ứng với khái
niệm “phòng ngừa” trước đây và “giám sát” hiện
nay. Tuy nhiên cần phân biệt rõ:

Kiểm soát bệnh truyền nhiễm bao gồm một tập hợp
các biện pháp đối với cả cá thể và quần thể nhằm
ngăn chặn các đường truyền nhiễm, để đạt tới mục
tiêu là giảm tối thiểu được tỷ lệ hiện mắc của một
bệnh xuống đến mức thấp nhất không còn là vấn
đề đáng lo ngại cho sức khoẻ của quần thể.

Giám sát bệnh truyền nhiễm là một phương pháp
nghiên cứu liên tục trên các khía cạnh dịch tễ về tác
nhân gây nhiễm khuẩn, về các cá thể và về các yếu
tố của môi trường đối với một bệnh, mà công tác
nghiên cứu đó được tiến hành thường xuyên liên
tục, không phụ thuộc gì tình trạng của dịch. Mục
tiêu của giám sát là phòng ngừa sự xuất hiện
những vụ dịch mới.

Còn thuật ngữ thanh toán bệnh truyền nhiễm bao
gồm các biện pháp nhằm loại trừ chọn vẹn bệnh
trong quần thể (thí dụ: thanh toán bệnh Đậu mùa,

bệnh Dại).
138
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ của
mọi người, bao gồm:

Trước hết là các biện pháp hành chính (bao gồm
các luật, văn bản dưới luật, biện pháp kinh tế xã
hội…) nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ quần thể
động vật

Đặc biệt là các biện pháp cuả ngành thú y, y tế.

Các biện pháp thú y có rất nhiều, trong đó có
chương trình nhằm gây miễn dịch đặc hiệu bảo vệ
động vật cảm thụ, các chương trình về môi trường
đấu tranh hạ thấp và loại bỏ tác hại của vai trò
truyền nhiễm của các yếu tố lan truyền bệnh, các
chương trình chống nhiễm khuẩn…

Các chương trình đó hoạt động càng có hiệu quả
bao nhiêu, thì việc phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm càng có hiệu quả.

Những công tác thực tế, cần thiết và có thể làm
được ở mọi tuyến thú y từ Cục thú y đến các Ban
thú y xã:

Khai báo các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm,

đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Chẩn đoán lâm sàng và điều trị đặc hiệu hoặc
không đặc hiệu, phát hiện cá thể bị bệnh trong các
nhóm quần thể có nguy cơ

Cách ly có chọn lọc các cá thể bị bệnh trong thời kỳ
có lây của bệnh

Vệ sinh tẩy uế trong và sau quá trình dịch
139

Tiêu diệt côn trùng, tiết túc, loài gặm nhấm có hại

Ngăn cách chọn lọc: các biện pháp bắt buộc với
người, động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ
chăn nuôi, biện pháp bắt buộc khi nuôi chung nhiều
loại động vật

Gây miễn dịch và điều tra miễn dịch trong quần thể

Giám sát các loài động vật mang mầm bệnh và có
biện pháp phòng chống thích hợp

Thực hiện các biện pháp lý, hoá, sinh học làm trong
sạch môi trường

Kiểm tra vệ sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu
vực chăn nuôi


Bảo vệ quần thể động vật bằng các biện pháp vệ
sinh phòng bệnh, phòng bệnh bằng vacxin, kháng
huyết thanh, thuốc, hoá chất…

Điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm

Kiểm soát biên giới về bệnh truyền nhiễm

Các biện pháp được liệt kê trên đây là những biện
pháp cần thiết, nhưng cần chọn lọc những biện
pháp thích hợp, và công tác phòng ngừa bệnh
truyền nhiễm phải thực hiện thường xuyên.

Trong đó chú ý vận dụng trên những quy luật đặc
thù của bệnh như: các quy luật diễn biến theo chu
kỳ, theo mùa, theo tuổi, tình hình dịch của địa
phương, tình hình dịch chung của cả một khu vực
rộng lớn… cùng với những quy định chung của nhà
nước, của ngành thú y đối với từng chương trình,
từng bệnh.
140
V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐỐI VỚI
TỪNG KHÂU CỦA QUÁ TRÌNH SINH DỊCH
1. Biện pháp đối với nguồn bệnh

Khi dịch chưa phát ra, nguồn bệnh là động vật
mang trùng bao gồm động vật lành bệnh mang
trùng và động vật khoẻ mang trùng.

Khi dịch đã phát ra trong phạm vi ổ dịch, nguồn

bệnh có thêm động vật bệnh và động vật nghi lây.
1.1. Động vật mang trùng

Phải tìm mọi cách phát hiện bằng cách xét nghiệm
VSV học, huyết thanh học, phản ứng dị ứng. Khi
phát hiện những con vật vật này cần được cách ly,
không cho phơi nhiễm với động vật khoẻ.

Nếu số lượng động vật mang trùng ít thì xử lý theo
hướng dẫn của cơ quan thú y và pháp luật về thú y.
Nếu mang trùng nhiều thì đem nuôi nhốt tập trung
vào một chỗ riêng biệt.
1.2. Động vật bệnh

Động vật bệnh là trung tâm của ổ dịch vì nó là
nguồn bệnh, nó báo hiệu sự có mặt của các nguồn
bệnh tiềm tàng khác.

Muốn dập tắt ổ dịch cần phải nhằm đối tượng chủ
yếu và trước tiên là động vật bệnh, phải phát hiện
sớm bằng mọi cách, nếu chưa xác định được hoặc
nghi ngờ vẫn phải có biện pháp đề phòng lây lan.
141

Nguyên tắc nếu một động vật bệnh sốt chưa rõ
nguyên nhân phải được nghi là mắc bệnh truyền
nhiễm.

Động vật bệnh được phát hiện phải được cách ly tại
chỗ, kịp thời và triệt để.


Trường hợp thấy điều trị khó có kết quả hoặc tốn
kém, hoặc khi con vật lành bệnh nhưng không có
tác dụng kinh tế hoặc thành con mang trùng thì nên
xử lý ngay.
1.3. Động vật nghi mắc bệnh

Động vật mắc bệnh là động vật có triệu chứng,
bệnh tích chưa rõ và chưa xác định được nguồn
bệnh hoặc là động vật ở trong vùng dịch mà có
biểu hiện bỏ ăn, sốt.

Những con vật này cũng phải được xử lý như động
vật mắc bệnh.
1.4. Động vật nghi lây

Động vật nghi lây là động vật đã phơi nhiễm với
động vật bệnh hoặc với ngoại cảnh có mầm bệnh:
nuôi chung, chăn chung, dùng chung đồ vật, đã
phơi nhiễm với các môi giới, với người có nhiễm
mầm bệnh…

Về nguyên tắc, mọi gia súc nuôi có thể mắc bệnh ở
trong ổ dịch phải coi là động vật nghi lây.
142
1.5. Điều trị động vật bệnh

Chữa bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực
vừa có tác dụng chống vừa có tác dụng phòng vì
vừa tiêu diệt mầm bệnh vừa tiêu diệt nguồn bệnh,

hạn chế lây lan, hạn chế hiện tượng mang trùng và
ngăn ngừa được một số bệnh mạn tính.

Trong khi điều trị phải vừa tiêu diệt mầm bệnh và
độc tố vừa nâng cao sức đề kháng.

Nguyên tắc điều trị là:

Điều trị sớm để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan

Điều trị mọi mặt, bằng nhiều biện pháp

Điều trị căn nguyên cơ chế là chủ yếu, kết hợp điều trị
triệu chứng

Điều trị lành bệnh, còn những gia súc trở thành mang
trùng thì không nên điều trị

Điều trị phải có quan điểm kinh tế, nếu chữa lâu dài,
tốn kém mà cuối cùng vẫn mất giá trị thì không nên
điều trị.

Những bệnh nguy hiểm cho người thì không tiến hành
điều trị

Những cơ sở dùng để chữa bệnh truyền nhiễm phải
được cách ly tốt với xung quanh.

Các phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm


Công tác hộ lý: Tạo thêm điều kiện để gia súc
chóng khỏi, hạn chế biến chứng và lây lan cho gia
súc khác bằng cách cho gia súc nghỉ ngơi, chăm
sóc, nuôi dưỡng tốt, bổ sung vitamin và khoáng
chất, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ…

Điều trị bằng kháng huyết thanh: Nguyên tắc dùng
kháng huyết thanh là phải chẩn đoán chính xác
trước khi dùng, chỉ dùng để chữa bệnh cấp tính,
phải tiêm sớm, tiêm liều cao và tiêm chậm.
143

Điều trị bằng kháng sinh: Các loại kháng sinh có tác
dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác nhau.

Trước khi dùng kháng sinh phải tiến hành chẩn
đoán, lúc đầu dùng liều cao sau hạ dần, cần tiêm
lặp lại liều để giữ hàm lượng cao trong máu. Nên
dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để tăng tác
dụng và giảm độc.

Chú ý: khi dùng kháng sinh có thể làm cho phản
ứng miễn dịch của cơ thể yếu đi.

Điều trị bằng hoá dược: Các hoá dược phần lớn
được dùng để để chữa triệu chứng, một số có tác
dụng đặc hiệu đến mầm bệnh mà không có hại cho
cơ thể gia súc.

Đặc biệt một số có tác dụng đến ký sinh trùng

đường máu, tiêu diệt chúng và làm cho cơ thể động
vật sinh kháng thể.

Các hoá dược đó được tiêm cho những con khoẻ
mạnh có thể gây ra một loại miễn dịch hoá học
trong một thời gian nhất định (Naganin, Trypanxin).

Điều trị bằng protein: Khi tiêm một protein lạ vào cơ
thể theo một liều lượng thích hợp nó sẽ gây một
kích thích không đặc hiệu làm tăng thân nhiệt, tăng
bạch cầu, tăng hoạt động của hệ thống võng mạc
nội mô, biến đổi tính chất lý hoá của máu, làm tăng
tiết men và trao đổi chất trong tế bào.

Nó còn gây phản ứng cục bộ giúp cơ thể thanh toán
nhanh chóng hiện tượng viêm bệnh lý, thúc đẩy quá
trình thực bào.

Trong thú y, người ta đã dùng máu bò để chữa
bệnh lợn con tiêu chảy, dùng lòng trắng trứng để
chữa bệnh Đóng dấu lợn.
144

Điều trị bằng Vacxin: Một số bệnh truyền nhiễm của
gia súc có thể chữa bằng vacxin chế từ mầm bệnh
phân lập được trên gia súc bệnh. Phần lớn những
vacxin này chữa những bệnh mạn tính, cho con vật
suy yếu không còn phản ứng bảo vệ.

Vacxin kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu

và có tác dụng như một protein kích thích cơ thể,
làm cho tính phản ứng của cơ thể gia súc biến đổi,
các cơ năng tạo kháng thể được tăng cường.
2. Biện pháp đối với yếu tố truyền lây

Các biện pháp này có mục đích làm cho yếu tố có
khả năng truyền lây không mang mầm bệnh.

Đối với yếu tố truyền lây là cơ giới ta dùng biện
pháp tiêu độc thường xuyên hoặc định kỳ.

Đối với yếu tố truyền lây là sinh vật phải tiến hành
tiêu diệt, ngăn cản chúng phơi nhiễm với động vật
thụ cảm.

Tuỳ theo phương thức truyền bệnh mà có những
biện pháp khác nhau.

Với bệnh truyền qua đường tiêu hoá: giữ gìn vệ
sinh thức ăn, nước uống, đồng cỏ, khu vực chăn
nuôi, nguồn nước, bảo quản thức ăn tốt…

Với bệnh truyền qua đường hô hấp: tránh làm
nhiễm bẩn không khí, chuồng trại phải thoáng, sạch
sẽ, có ánh sáng, tiêu độc chuồng trại thường
xuyên…

Đối với bệnh truyền qua đường máu: phải tiêu diệt
côn trùng, tiết túc hút máu và ngăn chặn chúng
phơi nhiễm với động vật nuôi.

×