Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.63 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
3.4. Cách sinh bệnh
Bệnh Dịch tả lợn thời gian nung bệnh từ 2-22 ngày, trung bình 3-8 ngày. Virus theo đường
tiêu hóa, niêm mạc vào các hạch, tuyến hạnh nhân ở hầu, hạch màng ruột, hệ thống lâm ba.
Từ đó vào máu, sinh sôi nẩy nở ở thành mạch quản, gây xuất huyết, bại huyết, hoại tử, ứ máu
ở hạch lâm ba, nhổi huyết lách, sốt và gây rối loạn tuần hoàn trầm trọng. Virus Dịch tả lợn
tác động đến ruột non, ruột già, hình thành mụn loét. Sau đó đến nang lâm ba, gây nên nốt
loét hình cúc áo. Trong một số trường hợp xảy ra hiện tượng dị ứng, do cơ thể bị nhiễm
Virus, có thể sinh sản ra kháng thể. Khi tiêm Vaccine vào thì kháng thể đó trung hoà kháng
nguyên của Virus còn lại kháng thể sẽ cư trú trong tế bào. Nên khi kháng nguyên vào, nó sẽ
gây ra phản ứng trên đỏ da, gây viêm tế bào. Thường là kết hợp với những Vi khuẩn kế phát
như: Phó thương hàn Samonella Choleraesuis, Samonella Typhisuis, Samonella
typhimurium, Fasteurella multocida, E.Coli, Staphilococcus và Erysipelothria mumopathiae.
Con vật mắc bệnh sau khi khỏi có miễn dịch lâu dài, kháng thể miễn dịch được truyền tæì
meû cho lợn con.
4. Triệu chứng
Bệnh Dịch tả lợn có thời kỳ nung bệnh 3-4 ngày, có khi 3-4 tuần, biểu hiện các thể sau:

4.1. Thể quá cấp tính
Con vật nung bệnh 1-3 ngày. Thân nhiệt lên đến 41
0
C-42
0
C, da đỏ chuyển sang tím bầm, con
vật chết rất nhanh.
4.2. Thể cấp tính
Lợn con ủ rủ, kém ăn, đứng tụm lại thành từng đám. Vật sốt 41
0
C-42
0
C giữ nguyên 4-5 ngày


liền. Nếu sốt từng cơn ngắn hơn là do ghép với Samonella, xuất huyết chân, móng chân, lúc
đầu chảy nhiều nước, có khi có mũ. Giác mạc mắt bị viêm, có trường hợp thuỷ thũng, mắt
tan ra, sốt cao, đi táo. Khi sốt hạ đi ỉa chảy, phân có lẫn máu, mùi thối khắm, niêm mạc mồm,
răng, lợi có nốt loét, giữa có bựa vàng, hạch ruột sưng, viêm phúc mạc.
Hô hấp viêm phế quản phổi, lúc đầu ho khan, sau chuyển sang ho ướt, vật thở khò khè. Xuất
hiện triệu chứng thần kinh, do xuất huyết não và màng nao, hai chân sau bại liệt, có khi liệt
toàn thân. Kiểm tra máu thấy hồng cầu giảm, bạch cầu tăng. Bệnh kéo dài 1-2 tuần, thân
nhiệt hạ xuống 36
0
C con vật chết.
4.3. Thể mãn tính
Lợn bị bệnh Dịch tả lợn ở giai đoạn này thường đi táo. Sau chuyển sang đi tháo, gầy còm,
suy kiệt nhanh. Bệnh kéo dài 2 tháng, tuỳ sức đề kháng của cơ thể mà con vật có thể khỏi
hoặc chết. Khi khỏi thường ở thể mang trùng, vi trùng luôn thải ra ngoài môi trường.
5. Bệnh tích
Bệnh Dịch tả lợn thường là gây bại huyết, xuất huyết niêm mạc các khí quan phủ tạng. Hầu
họng xuất huyết, niêm mạc miệng có nốt loét, ruột non, van hồi manh tràng xuất huyết loét.
Ruột già nốt loét bắt đầu từ nang lâm ba, viêm lồi lên tróc ra. Lách có hiện tượng nhồi huyết,
ở rìa lách có tổ chức lồi lên giống hình tam giác, lồi lõm không đều, giống hình răng cưa.
Hạch lâm ba xuất huyết nặng, ở rìa màu đen, có hình chấm hoặc hình vân. Thận có màu đỏ
sẫm, có điểm xuất huyết đầu đinh gim. Bể thận ứ máu. Bàng quang xuất huyết, viêm phế
quản phổi, gian chất giữa các tiểu thuỳ thấm Fibrin. Da có xuất huyết ở đầu chân móng.
Bệnh Dịch tả lợn ở thể mãn tính, ruột già dày cứng lên, trong ruột có phủ một lớp màng giả,
là do Fibrin kết hợp với chất bại tiết tạo thành. Phổi viêm, màng phổi, phổi dính vào xương
sườn, phổi có vùng xơ hóa. Hệ thần kinh trung ương bị viêm, xuất huyết nặng. Nếu ghép với
Samonella, thường viêm nặng ở đường tiêu hóa, lách sưng to, nếu ghép với Tụ huyết trùng
thì phổi bị xơ hóa.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
148
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản

6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh Dịch tả lợn lưu hành rất lớn, nhanh, mạnh, rộng ở tất cả lợn mọi lứa tuổi, mẫn cảm nhất
là lợn con sau cai sữa. Có rất nhiều triệu chứng, bệnh tích. Đặc biệt là sốt cao liên tục 3-4
ngày liền vật không ăn, đi táo, ỉa chảy gầy nhanh chết do bại liệt.
6.2. Chẩn đoán do Virus
Tiêm truyền cho lợn con 3-4 tháng tuổi, không có bệnh, lấy máu, bệnh phẩm đã pha, tiêm
cho động vật 1-2ml, sau 5-7 ngày thì vật phát bệnh.
6.3. Chẩn đoán huyết thanh học
6.3.1. Phản ứng huỳnh quang
Phản ứng huỳnh quang là phản ứng chính xác nhất. Bệnh phẩm là lách, hạch. Kháng nguyên
Virus, kháng thể huỳnh quang, nếu có Virus Dịch tả lợn thì có phát quang màu xanh lục.
6.3.2. Phản ứng trung hoà
Chọn hai thỏ khoẻ, tiêm cho nó Virus Dịch tả lợn thiên nhiên cường độc 1ml vào tĩnh mạch
tai, để thỏ hình thành miễn dịch trong cơ thể. Sau 5-7 ngày thì miễn dịch bằng cách: tiêm
Virus nhược độc với lớn cho thỏ 1ml, đồng thời tiêm cho hai thỏ đối chứng. Hai thỏ thí
nghiệm không sốt, tiêm cho hai thỏ mới không sốt, chứng tỏ Virus nhược độc Dịch tả lợn đã
bị kháng thể Dịch tả lợn trong máu thỏ trung hoà. Điều đó chứng minh bệnh phẩm chứa
Virus Dịch tả lợn. Ngoài ra, còn xử lý trên môi trường tế bào.
6.3.3. Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
Dùng 1ml kháng huyết thanh dương tính cho vào giữa kháng nguyên dương tính lấy từ huyễn
dịch của lách, hạch lợn. Nếu giữa kháng nguyên và kháng thể có kết tủa rõ, dương tính. Nếu
ở giữa kháng nguyên và kháng thể có kết tủa mờ, âm tính (không có bệnh).
6.3.4. Phản ứng gián tiếp ngưng kết hồng cầu gà
Xử lý hồng cầu bằng Tamin bidiazotazala benzidin để làm dính Virus và hồng cầu. Virus là
hạch lách nghi có bệnh Dịch tả lợn. Sau đó cho kháng thể vào, nếu có dương tính thì nó tạo
thành chuổi ngưng kết.
6.3.5. Phản ứng hoá học màu
Lấy hạch lách nghi mắc bệnh nghiền nát với nước sinh lý, sấy khô, nhỏ Acide nitơric (HNO
3

)
vào đó. Nếu dương tính có màu hồng tím, âm tính có màu vàng.
6.3.6. Phản ứng Sarnowec (1934)
Dùng lợn tới miễn dịch, lấy hạch lách nghiền nát cho nước thầu dầu vào, để vào tủ ấm. Tiêm
vào nội bì, sau 24, 48, 72 giờ đo độ cứng của da:
X . Y
Nếu 3 là phản ứng dương tính
X . y
X: là chỗ sưng nhiều lần 1, Y là chỗ sưng nhiều lần 2.
6.3.7. Phản ứng tăng cường gây bệnh tế bào Virus Dịch tả lợn
Dùng tế bào dịch hoàn lợn cấy Virus Dịch tả lợn, sau 4-5 ngày cấy Virus. Nếu có Virus Dịch
tả lợn sẽ gây bệnh tích tế bào. Nếu kông có Virus không gây bệnh tích tế bào.
6.3.8 Chẩn đoán trị liệu
Dùng kháng huyết thanh Dịch tả lợn để điều trị. Nếu thân nhiệt không hạ, bệnh không khỏi
thì đúng là Dịch tả lợn. Dùng Penicilline hoặc Streptomycine, tiêm vào, thân nhiệt không hạ,
thì đó chính là Dịch tả lợn, nếu thân nhiệt hạ thì là bệnh khác.

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
149
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
7. Phòng bệnh
7.1. Vệ sinh phòng bệnh
Khi không có dịch, kiểm dịch chặt chẽ không để dịch lan tràn. Khi có dịch thì phải phát hiện,
chẩn đoán nhanh. Khi mua lợn về phải nhốt riêng 3-4 tuần để theo dõi. Không có bệnh mới
được nhập đàn. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, hạn chế tham quan. Khi có dịch phải chẩn đoán
nhanh, cách ly kịp thời, tiêu diệt con ốm, tiêu độc, sát trùng bằng NaOH 2%, vôi bột, hạn chế
mổ giết trong ổ dịch, không nhập, xuất. Công bố hết dịch 30 ngày con ốm cuối cùng khỏi
bệnh hoặc chết.
7.2 Dùng Vaccine
Tiêm phòng Vaccine thường xuyên, nếu có dịch phải tiêm bổ sung, tiêm bao vây xung quanh

ổ dịch, đưa thẳng Vaccine vào ổ dịch, con ốm phát bệnh, con khỏe có miễn dịch. Vaccine
tiêm với kháng huyết thanh để điều trị 2-4ml/1kg trọng lượng. Nhưng chỉ dùng cho gia súc
quá quý hiếm mới điều trị, bởi vì bệnh Dịch tả lợn điều trị khỏi nó vẫn còn mang mầm bệnh
và mầm bệnh đó luôn thải vào môi trường gây nên sự lây lan truyền nhiễm.

BỆNH LỠ MỒM LONG MÓNG
(Aphtae epizootica).
1.Đặc điểm về bệnh
Bệnh Lỡ mồm long móng (foot
and mouth disease), là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất
mạnh và rất rộng của nhiều loài vật,
nhưng chủ yếu là loài nhai lại, vật nuôi ở
nhà và vật ở rừng. Bệnh có thể lây cho
lợn và người. Virus có hướng thượng bì,
thuỷ hóa các tế bào thượng bì, làm hình
thành những mụn nước ở miệng, da,
móng, gây tổn thất khá lớn về kinh tế.
Bệnh có từ lâu trên thế giới, ở Việt Nam
phát hiện năm 1898 ở Nha Trang và sau
đó xuất hiện ở các tỉnh khác trong cả
nước. Virus có kích thước từ 10-20mer.
Có 7 type Virus lỡ mồm long móng: O,
A, C, S, A, T-1, S, A, T-2, S,A, T-3 Và
Á Đông 1. Gây những triệu chứng lâm
sàng giống nhau, nhưng không gây miễn
dịch cho nhau. Có thể nuôi cấy Virus Lỡ
mồm long móng trên tổ chức da, trên
màng nhung niệu, trên thượng bì lưỡi
bò. Virus có sức đề kháng tương đối yếu

đun sôi 60-70
0
C trong 15 phút. 100
0
C
chết ngay. Trong tủ lạnh với nhiệt độ
dưới O
0
C thì nó sống được 425 ngày. Trong cỏ khô sống được 8-15 tuần, phân ủ sâu 15cm
giệt nó trong 7 ngày, sâu 50cm giệt nó trong 9 giờ. Trong đất ẩm ướt Virus sống hàng năm,
trong tuỷ xương, trong phủ tạng nó sống được 40 ngày. Muốn giệt nó phải dùng các chất sát
trùng mạnh, thịt ngâm muối 35-40 ngày, Glycerin 50% bảo tồn rất lâu.

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
150
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
2. Truyền nhiễm học
2.1. Loài mắc bệnh
Trâu, bò mắc Lỡ mồm long móng nhiều, sau đó đến dê, cừu, lợn, hươu, nai, nhím, voi, lạc
đà. Nhím mắc bệnh tự nhiên vừa chứa Virus qua ngủ đông, ngựa, gia cầm, chim không mắc.
Trong phòng thí nghiệm dùng bê, chuột lang để gây bệnh.
2.2. Chất chứa Virus
Virus ở trong mụn nước, trong dịch lâm ba, trong máu, nội tạng. Máu có độc lực từ giờ thứ
18. Trong các chất bài tiết và bài xuất, nước bọt, nước mũi, nước mắt, phân, sữa.
2.3. Đường xâm nhập
Virus Lỡ mồm long móng xâm nhập vào đường tiêu hóa là chủ yếu. Virus qua niêm mạc vết
thương ở da, vú. Ngoài ra còn qua đường sinh dục, đường hô hấp.
2.4. Cách sinh bệnh
Lỡ mồm long móng có thời kỳ mang bệnh 1-3 ngày, có khi 11 ngày. Virus có hướng thượng
bì, gây thuỷ thũng một số tế bào làm hình thành mụn nước, sau đó nó vào máu, vào phủ tạng

gây sốt. Sau khi mụn vở các vết têch ở thượng bì được lấp vào nhanh chóng, hoàn sinh nhanh
thượng bì, không có sẹo. Con cái và trong một số con trưởng thành, do nguyên nhân chưa rõ.
Virus lưu hành trong máu, rồi sinh sản trong nếp nhăn cơ tim, gây bại huyết thoái hóa tim.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai. Qua đường tuần hoàn con mẹ, xâm nhập vào thai, gây
sẩy thai.
2.5. Cách truyền lây
Bệnh Lỡ mồm long móng có thể truyền trực tiếp từ con ốm, sang con khoẻ qua nước bọt do
nhốt chung, chăn thả chung. Cũng có thể lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Truyền qua
chó mèo chim muông. Có trường hợp khỏi bệnh, nhưng vẫn chứa Virus ở móng chân, máu,
nước tiểu. Người cũng yếu tố lây lan quan trọng. Việc vận chuyển gia súc đi xa cũng là
nguyên nhân lây lan bệnh. Bệnh có thể truyền từ mẹ qua bào thai.
3. Triệu chứng
Trâu, bò bë bệnh Lỡ mồm long móng, thời gian nung bệnh 2 - 7 ngày, có khi 16 giờ. Vật ủ rũ
lông dựng, đầu, mũi, khô, da nóng, sốt 40
0
C-41
0
C. Đầu gục xuống, tai và đuôi không ve vẩy.
Nằm hoặc đứng khó khăn, kém ăn, mụn bắt đầu nổi lên niêm mạc mồm, chân.
3.1. Triệu chứng ở miệng
Thời kỳ đầu miệng nóng, lưỡi dày, cử động khó, có khi không thè lưỡi ra ngoài. Niêm mạc
mũi, chân răng khô, đỏ ửng. Mụn bàõt đầu mọc lên hàm trên, phía trong mép chân răng, môi,
lợi, lưỡi. Lúc đầu bằng hạt kê, lớn dấn bằng hạt ngô, quả mận. Lúc đầu trong, dần về sau đục.
Một vài ngày, mụn vỡ, để lộ lớp niêm mạc, mặt dưới đỏ. Khi mụn chưa vở nước bọt chảy ra
ít, trong, vật ăn thức ăn khó, nhai ra bọt trắng, mụn vỡ nước dãi chảy ra nhiều, có khi lẫn máu
và nước lâm ba. Con vật hay chép miệng, triệu chứng ở mũi có mụn loét màu xanh.
3.2. Triệu chứng ở chân
Con vật kém ăn mụn ở chân xuất hiện, móng nóng đau, vành móng và kẻ móng hơi sưng, da
móng có màu trắng hồng, tụ máu phồng lên, con vật đứng không yên, chân đau, nhấc lên, thả
xuống như giã gạo, bước bằng mũi của móng, không bước được nhanh, có khi què nặng. Con

vật nằm một chỗ, vành móng cương mũ phồng lên, mụn rõ ở kẻ chân. Khi vỡ chỗ da sau gót
cũng bị loét, có khi bị long móng, con vật đau nặng. Mụn có mùi hôi thối, sau 10-15 ngày
chân lành lên da non, con vật đi lại bình thường.
3.3. Triệu chứng ở vú
Mụn nước mọc lên ở vú, xung quanh vú bị sưng đỏ và đau. Mụn nước to dần vỡ ra để lai vẩy,
làm cho vú bị tổn thương. Việc vắt sữa khó khăn do con vật không cho vắt.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
151
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
3.4. Triệu chứng ở bộ phận khác
Ngoài ra bệnh Lỡ mồm long móng, còn có mụn ở âm hộ, hạch, ngực, bụng, kế phát bệnh
khác có chứng viêm mũ ở miệng. Vú bị tắc sữa, khí quản, phổi nổi mụn. Vi trùng vào máu
gây bại huyết nặng ác tính. Bại huyết ở gia súc non thuỷ thũng ở tương mạc, nhiễm qua tuần
hoàn tim suy nhược vật chết.
3.5. Triệu chứng ở lợn
Lợn mắc bệnh Lỡ mồm long móng thường biểu hiện ở 4 chân long móng. Lỡ mồm chủ yếu
là ở trâu, bò sang. Lợn kém ăn, thở nhiều. Đầu vú, bụng mọc mục, chảy nước dãi. Mụn vỡ kẻ
móng đứt, long móng, da loét. Bệnh kéo dài 1-2 tuần, lợn gầy yếu sức đề kháng kém dẫn đến
vật chết.
3.6 Triệu chứng ở dê, cừu
Dê, cừu mắc bệnh Lỡ mồm long móng thường nhẹ, mụn mọc ở miệng và biến nhanh. Mụn ở
chân thì giống ở bò, làm cho con vật què phải quỳ xuống ăn.
3.7 Triệu chứng ở người
Bệnh Lỡ mồm long móng lây sang người là do chăm sóc trâu, bò bệnh, hoặc uống sữa súc
vật ốm. Virus Lỡ mồm long móng xâm nhập vào da hoặc qua đường tiêu hóa, hô hấp gây sốt,
mụn mọc lên ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, mặt chân, đầu vú. Mụn nhỏ, ngứa, gải nhiều,
có khi có ở lưỡi, mồm. Có trường hợp gây nôn mữa, đi ỉa chảy bệnh kéo dài 4-8 ngày có
trường hợp 3 tuần.
4. Bệnh tích
Bệnh tích bệnh Lỡ mồm long móng chủ yếu ở đường tiêu hóa, niêm mạc có mụn loét, có

màng xuất huyết thối, hoặc tụ máu. Hô hấp, viêm khí quản, cuống phổi, màng phổi. Bệnh
tích tim, cơ tim biến chất nên dễ nát, có vết xám, màng tâm nhỉ có chấm xuất huyết đầu đinh
gim. Lách sưng đen, chân loét, móng long. Có khi gây thoái hóa cơ vân.
5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích bệnh Lỡ mồm long móng. Phân biệt với Dịch tả trâu, bò vết
loét đặc biệt ở đường tiêu hóa.
5.2. Chẩn đoán thí nghiệm
Tiêm truyền Virus Lỡ mồm long móng trên lưỡi bò 2 giờ, mụn mọc lên. Khía da chuột lang
bôi vào, 12 giờ mụn mọc, có thủy thũng, đau ở chỗ khía. Dùng phản ứng kết hợp bổ thể.
Kháng huyết thanh đã biết hoặc kháng thể trong vật ốm, kháng nguyên là mụn bọc. Kháng
huyết thanh chế từ chuột lang tối miễn dịch, kháng thể xuất hiện ở ngày thứ 7, hàm lượng đạt
tối đa 2-3 tuần, sau giảm.
6. Phòng bệnh
6.1. Vệ sinh phòng bệnh
Đây là một bệnh lây lan mạnh. Vì vậy, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, cách li tiêu
độc, sát trùng. Lập đội phòng dịch, công bố dịch. Dùng Vaccine tiêm thẳng vào ổ dịch, tiêm
bao vây xung quanh bằng các loại Vaccine Formol keo phèn. Vaccine đơn giá tiêm 2 lần mỗi
lần 20ml, cách nhau 10 ngày. Dùng huyết thanh miễn dịch 20ml/100kgP.
6.2 Dùng thuốc
Dùng huyết thanh miễn dịch 120ml-500ml tuỳ trọng lượng lớn bé. Chữa mụn loét bằng khế,
chanh, xoa mật ong, thuốc đỏ 1%, phèn chua, Acide acetic 1-3%, thuốc tím 1
0
/
00
. Chữa
móng, than xoan 2 chén. Cây nhọ nồi (cỏ mực) 1 chén. Phèn chua, diêm sinh 1/3 chén. Lá
đào (phía bắc) 1 năm. Nghệ 3 cũ. Dầu lạc (dầu đậu phụng) 1 chén. (Cũ nghệ, lá đào cho vào
dầu đun sôi để nguội, trộn với các thứ còn lại đã giã nhỏ thành huyễn dịch bôi, đắp vào chỗ
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế

152
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
loét. Bồ hóng, vôi tôi, thuốc lào. Lá trầu không + thuốc lào + dầu hoả + măng vòi, mỗi thứ
một ít giã nhỏ thành huyễn dịch, đắp vào chống dòi. Tiêm Menciere (Acide benzoic) 2g +
cồn 90
0
10g, Gaiacon 8g nước, cất 1.000ml. Tiêm mỗi lần 20-40ml, tiêm hàng ngày, cách 1
ngày tiêm một lần, tiêm 3-4 lần. Chống biến chứng tiêu hóa Bicácbonát náttri, Sunfát náttri,
Mazeclorua 20g trong 1 lít nước ưống. Uống trong 4 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 lít. Kết
hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực.

BỆNH LOÉT DA QUĂN TAI
(Malignant catarrhal feve ofcalte)

1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Loét da quăn tai (viêm màng mũi thối loét) của trâu, bò là một bệnh truyền nhiễm tán
phát, có tính chất lưu hành địa phương, gây ra do một Virus. Thể hiện bằng những triệu
chứng viêm niêm mạc da, đặc biệt là niêm mạc hô hấp, tiêu hóa và kết mạc mắt. Chứng viêm
này có khuynh hướng thối loét và sinh màng giả, có khi bệnh biến ở thần kinh trung ương.
Bệnh thấy nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh Loét da quăn tai có nhiều ở Trung Bộ bắt
đầu từ 1923, Kông Tum, Qui Nhơn, Bình Định và một số tỉnh khác. Bệnh phát ra liên tục
trong các năm. Năm 1995 bệnh phát ra hầu như cả nước, không những trâu, bò mà cả trên
lợn, làm thiệt hại khá lớn về kinh tế. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có chỉ thị về
phòng chống bệnh này.
Cùng với Virus Loét da quăn tai, một số tạp khuẩn như E.coli, Pasteurenlla xuất hiện Có
thể tiêm truyền cho động vật thí nghiệm cảm thụ, thỏ, phôi gà, bê Loài cừu không mắc
bệnh, nhưng là loại động vật mang trùng hàng năm và truyền cho gia súc khác.
1. Truyền nhiễm học
1.1 Loài mắc bệnh
Trong thiên nhiên, bò và trâu mắc bệnh Loét da quăn tai nhiều nhất. Bò cảm thụ hơn trâu. Bò

từ 1-4 tuổi mắc nhiều hơn. Nước ta súc vật non hoặc những con gầy yếu hay mắc. Lợn, dê,
ngựa cũng mắc. Cừu mắc bệnh ở thể ẩn.
1.2 Chất chứa Virus
Máu con vật ốm bệnh Loét da quăn tai có độc lực, nhất là máu lấy lúc con vật sốt (phải dùng
300-500ml tiêm mới gây bệnh được). Não, hạch lâm ba cũng có độc lực. Nước mắt, nước
mũi, mụn ở vú, và các phụ tạng nghiền nát không có độc lực.


Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
153

×