Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : BỆNH TRUYỀN NHIỄM (Bệnh truyền lây) part 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.05 KB, 6 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
BỆNH DO VIRUS
BỆNH DẠI
(Lyssa)
1. Đặc điểm của mầm bệnh
Bệnh Dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loại gia súc và người. Do virus
hướng thần kinh gây ra, thường gây tác loạn thần kinh. Bắt nguồn từ não tuỷ và tuỷ sống. Vật
bị bệnh thường điên cuồng và bại liệt. Bệnh được biết từ thời thượng cổ. Mãi đến 1804 Zinh
truyền bệnh có kết quả và chứng minh được độc lực của nước bọt.
Năm 1880, Pasteur đã chứng minh được độc lực thần kinh và tạo Virus Dại cố định cùng với
Sambeclan và Ru tìm ra phương pháp bảo hộ người bị chó cắn. Nguồn bệnh chính là ở chó
sói, chó nuôi, cáo, chồn. Vùng Nam Mỹ có loài dơi. Virus thuộc họ Paramixo Virus, có kích
thước 100-150nm. Trong tự nhiên có một tyïpe gọi là tyïpe Virus đường phố. Virus có thời
gian nung bệnh ở thỏ 17 ngày, ở người 40 ngày. Ngoài ra, ở các nước nhiệt đới hầu như có
chủng tăng độc lực, ở thỏ 8-9 ngày, ở người 26 ngày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Virus vào thần kinh trung ương. Từ đó theo dây thần kinh ra
tuyến nước bọt. Bởi vậy, nước bọt của chó có độc lực trước khi có triệu chứng 2-14 ngày và
7 ngày sau khi lành bệnh. Trong não Virus vào bán cầu đại não, hành não, các hạch vận
động, nhưng nhiều nhất là ở sừng Amon của tam giác não và tạo thành thể Negri. Có thể phát
hiện trên kính hiển vi điện tử, sau khi nhuộm Gemsa, Xemle.
Virus mẫn cảm ới sức nóng. Nhiệt độ 50
0
C chết trong 1 giờ, ở 70
0
C chết ngay. Trong não
thối Virus sống vài tuần. Có khi 6-7 tháng, não ướp lạnh còn độc lực đến 2 năm.
Tia tử ngoại giệt 5-10 phút. Acide chlohydric 3-5% trong 5 phút, Formol 5%, ánh sáng mặt
trời 5-10 giờ.
2. Truyền nhiễm học
2.1. Loài mắc bệnh
Tất cả các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh Dại, nhưng mẫn cảm nhất là loài chó, cáo,


trâu, bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, chuột, gấu, mèo, dơi đều truyền bệnh cho người. Loài chim
không mẫn cảm, trừ trường hợp gây bệnh thực nghiệm, nhúng chân vào nước lạnh. Trong
phòng thí nghiệm, người ta dùng chuột lang, chuột bạch, thỏ để gây bệnh.
2.2. Chất chứa mầm bệnh
Trong cơ thể con bệnh Virus Dại cư trú ở hệ thần kinh, não, tuỷ sống. Hầu như lúc nào cũng
có độc lực, nhiều nhất là sừng Amon, chất xám vỏ não, các dây thần kinh ngoại biên, nhất là
dây thần kinh tam thoa (số 5). Một số hạch thần kinh cũng có độc lực. Tuyến nước bọt
thường có độc lực sớm, thời kỳ này thường là nguồn bệnh nguy hiểm.
Mắt, giác mạc có Virus. Máu có độc lực nhưng không đều. Ngoài ra còn có ở nước tiểu,
tuyến thượng thận, lách, gan, phổi nhưng rất biến động. Chó khỏi bệnh mang mầm bệnh Dại
một thời gian dài.
2.3. Đường xâm nhập
Virus Dại xâm nhập trực tiếp qua vết cắn, có khi qua nơi bị tổn thương do cơ giới, nhiễm qua
nước bọt hay do khâu quần áo, đi ủng, đeo kính bảo hộ, nó qua niêm mạc mắt, qua núm
nhau, cũng có thể gián tiếp qua vật bị bệnh. Trong thí nghiệm Virus Dại truyền qua não, mắt,
da.
2.4. Cách sinh bệnh
Virus Dại không sinh sản ở vết cắn, mà theo dây thần kinh về hạch, rồi vào trung ương thần
kinh. Cũng có khi đi qua đường máu, qua lâm ba, qua núm nhau vào trung ương thần kinh.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
142
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Virus Dại sinh sản nhanh, rồi theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Cơ năng thần kinh chưa
tổn thương, vẫn bình thường, về sau Virus phá hoại dần, vật bị kích thích, rối loạn tâm lý,
hung dữ, sợ sệt. Cuối thời kỳ chuyển sang bại liệt, cũng có khi Virus Dại nằm tiềm tàng ở vết
sẹo. Khi cơ thể yếu mới gây bệnh. Thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào vết cắn. Vết cắn gần
thần kinh trung ương bệnh phát nhanh, xa trung ương thần kinh bệnh Dại phát ra chậm.




3. Triệu chứng
3.1. Ở chó có ba thời kỳ
3.1.1. Dại điên cuồng
Bệnh DạI, con vật bắt đầu thay đổi thói quen thường ngày, co cáu, bứt rứt, hung dữ hoặc trở
nên hiền lành, vồn vã, cũng có khi trông con vật buồn rầu nhưng vẫn ăn. Con vật hay cường
dương, vật bắt đầu sốt, có khi một đến hai giờ. Virus tác động lên thần kinh, lúc đó nước bọt
bắt đầu có độc lực.
3.1.1.2. Thời kỳ kích thích
Con vật bắt đầu có những biến loạn về cảm giác, cơ năng, chạy lung tung, hoảng loạn, vồ
bóng, vồ hình. Chỗ bị thương ngứa, sưng họng, vật khó nuốt giống như hóc xương. Khi sủa
tiếng kêu khản đặc, đôi lúc rú lên. Cõ trường hợp trễ hàm, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước
bọt. Mắt đỏ và sâu. Đuôi cụp, bụng thóp, vật sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng. Bỏ chạy, hay rúc
đầu vào bóng tối, vật gầy sút nhanh, sau một thời gian thì bại liệt.
3.1.1.3. Thời kỳ bại liệt
Sau cơ hung dữ, chuyển sang thời kỳ bại liệt. Con vật thường nằm vào chỗ tối. Mắt sâu, hàm
trễ, mệt vì kiệt sức. Bụng thóp không tiêu hoá, có thể suy yếu trong vòng 4 đến 5 ngày thì
chết.
3.1.2. Dại bại liệt
Còn gọi là Dại im lặng, vật buồn rầu thích nằm trong bóng tối, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra,
nước dãi chảy tự do, vật không cắn, không sủa gọi là Dại câm. Thường là chó bị liệt toàn
thân hay liệt hai chân sau. Sau đó vật suy sụp nhanh chóng nằm xuống lịm dần và chết.
3.2. Bệnh Dại ở mèo
Mèo bị bệnh Dại hơn chó, do lối sống thu mình của nó. Mèo bị bệnh thường buồn bã, tìm
chỗ kín đáo nằm. Bại liệt dần hoặc kêu luôn, bứt rứt. Nếu sờ vào thì cắn. Sau đó chuyển sang
thể bại liệt. Dại ở mèo thường nguy hiểm, vì mèo thường hay gần gũi với người, khi cắn vết
cắn thường sâu.
3.3. Bệnh Dại ở trâu, bò
Trâu, bò bị bệnh Dại thường hung dữ. Sau chuyển nhanh sang bại liệt. thường là ngứa ở chỗ
bị cắn. Bụng đầy hơi nhẹ, đứng không yên. Mắt nhìn trừng trừng, luôn giữ tư thế tấn công bất
kỳ vật gì hay người lại gần nó. Con vật bí ỉa, bí đái, khó chịu, không ăn. Sau chuyển sang bại

liệt, cơ vòng hậu môn liệt, nằm phục xuống rồi chết.
3.4. Bệnh Dại ở ngựa
Ngựa bị bệnh Dại thường ngứa giữ dội ở chỗ cắn. Bốn chân cào xuống đất như đánh nhịp.
Nghiến răng, sốt, hung dữ, gặp gì ăn nấy có khi ăn cả phân của nó. Có trường hợp tự cắn vào
chỗ da ngứa, bong ra thành từng mảng to. Ngựa tấn công bất kỳ vật gì đến gần nó. Cuối cùng
nằm liệt, vật vã rồi chết.


Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
143
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
4. Bệnh tích
Về đại thể, bệnh tích trong bệnh Dại không có gì đặc biệt. Xác chết gây do vật không ăn, bại
liệt hoặc giai đoạn đầu khi mắc bệnh vật vận động quá nhiều xác bẩn, có thể có vật lạ ở
trong. Ruột có thể trống rỗng, trong chứa nước vàng. Phổi tụ máu. thịt, gan, biến chất tái nhạt
đi. Bóng đái trống rỗng, cơ vòng bị liệt, nước đái có đường. Não có máu và có thể thuỷ
thũng, hạch sưng to. Có thể lấy não nhuộm bằng Seller, Mann, Gemsa để tìm Negri. Negri có
hình tròn hoặc hình bầu dục, bắt màu đỏ trên nền tế bào thần kinh xanh. Các mạch máu bị
bạch cầu xâm nhập làm cho lòng mạch quản hẹp lại, có khi trong đó chứa đầy bạch cầu.
Bạch cầu còn xâm nhiễm xung quanh tế bào thần kinh.

5. Chẩn đoán
5.1. Chẩn đoán phân biệt
Khi bệnh Dại đã toan phát dể chẩn đoán, bệnh chưa phát rõ thì việc thay đổi thói quen là dấu
hiệu rất đáng quan tâm. Trong trường hợp đấy phải nhốt riêng để theo dõi, lấy nước bọt tiêm
vào não thỏ hoặc chuột để kiểm tra. Cần phân biệt với các bệnh sau.
5.1.1. Bệnh Giả Dại
Bệnh Giả Dại: Vật ngứa dữ dội, chạy lung tung và hay cắn vào chỗ ngứa, không lác mắt,
không sợ gió, không sợ nước, không sợ ánh sáng, không trễ hàm, kiểm tra não không có thể
Negri.

5.1.2. Bệnh trúng độc Stricnine
Bênh trúng độc Stricnine: bệnh tiến triễn rất nhanh, vật bị co giật mạnh, giãn động tử mắt,
vật chết nhanh.
5.1.3. Bệnh Sài sốt chó
Bệnh Sài sốt chó: trong thể bệnh thần kinh có thể co giật. Mụn mọc lên ngoài da, viêm phổi,
viêm ruột, kiểm tra có thể Lentz.
5.2. Chẩn đoán Virus học
Tìm thể Negri trong máu chó bằng cách nhuộm Gemsa, Mann, Seller nhưng kết quả không
cao. Vì vậy, phải tiêm truyền cho chuột, thỏ. Nếu đúng bệnh Dại, chuột, thỏ sẽ phát cơn điên,
giết chúng để tìm thể Negri trong não.
5.3. Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể làm phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, giữa kháng thể chuẩn nhuộm huỳnh
quang với kháng nguyên nghi bệnh. Lấy nước bọt cho lên phiến kính cố định 15 giây trên
ngọn lửa đèn cồn, nhỏ lên vài giọt Isthoxiamat gama globulin antirabic, giữ trong đĩa petri,
nhuộm 1 giờ, rửa hai lần bằng dung dịch đêm phốt phát có pH = 7,2 đến 7,4, tráng bằng nước
cất, hong khô, xem dưới kính hiển vi huỳnh quang.
6. Phòng trị
Dùng huyết thanh bệnh Dại thì tốt nhất, nhưng phải tiêm sớm không quá 72 giờ, liều tiêm 0,5
đến 1ml trọng lượng. Vaccine chế qua thai gà 136 đời dùng cho chó 3-5ml tiêm dưới da hay
bắp, tốt nhất tiêm hai lần cách nhau 7 ngày. Người bị chó cắn, rửa vết thương bằng xà phòng,
rồi rửa lại bằng cồn, rượu, Ete (ete bằng 1/2 rượu). Dùng Vaccine euenzelida chế từ chuột
nhắt trắng 4-8 ngày tuổi, cho nhiễm Virus cố định, vô hoạt bằng β-propiolactol, liều tiêm
0,2ml, cách mỗi ngày tiêm 1 mũi, liều tiêm 6 mũi, 2 mũi nhắc lại. Trẻ con dưới 15 tuổi tiêm
0,1ml trong da.


Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
144
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
BỆNH GIẢ DẠI (OZETSKI)

(MORBUS AUJESZKY)

1. Đặc điểm mầm bệnh
Bệnh Giả Dại còn gọi là bệnh Ozeskimaladie d’ujeszky, Pseudo rage infecieu se Paralysie
bulbaire infectieuse (Pháp) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus, tiến triễn dưới dạng bệnh
chung hoặc viêm não, hoặc màng não ngứa dữ dội. Bệnh phát ra lẻ tẻ có tính chất địa
phương, ít lan tràn, bệnh không lây lan truyền nhiễm trừ ở lợn. Năm 1902, Ozetsky phát hiện
bệnh ở bò. Sau đó chó, mèo ở Hungari. Sau người ta phát hiện ra ở nhiều nước, Virus có
đường kính 90-100nm, có thể nuôi cấy trên tổ chức và trên phôi thai gà. Virus bị diệt ở 60
0
C
trong 50 phút, Formol 0,5% diệt trong 8 phút, NaOH 1% diệt chết ngay. Trong xác thối rửa,
Virus sống được 11 ngày, thịt ướp muối sau 20 ngày, 190 ngày trong tuỷ xương thỏ sấy khô
trên potat ăn da. Acide phenic 5%, sau 10 đến 20 phút mới diệt được nó. Glyxerin nguyên
hoặc 50% bảo tồn nhiều năm trong tủ lạnh.
2. Truyền nhiễm học
2.1. Loại mắc bệnh
Trong thiên nhiên, bệnh ở lợn rất truyền nhiễm nhưng nhẹ ở các loài khác thường hay chết
nhưng không lây, bệnh cư trú lẻ tẻ ở những vùng không cảm thụ. Trong phòng thí nghiệm
người ta dùng thỏ cảm thụ nhất để gây bệnh.
2.2. Chất chứa Virus
Virus xuất hiện trong máu và phủ tạng. Sau đó, vào hệ thần kinh trung ương. Đối với thỏ
máu độc đến phút cuối, ở lợn nó chứa trong nước mũi.
2.3 Đường xâm nhập và cách lây lan
Mầm bệnh xâm nhập vào niêm mạc mũi lợn ốm. Sau đó nó lây lan sang lợn khoẻ. Cũng có
thể qua đường tiêu hóa. Có trường hợp qua da bị tổn thương.
2.4. Cách sinh bệnh
Virus phát triển ở tổ chức ngoài da, sau đó nó đi sâu vào niêm mạc, từ niêm mạc vào máu,
sinh sôi nảy nở ở đó. Đối với lợn Virus từ niêm mạc vào máu, vào thần kinh trung ương, tăng
cảm giác ngoài da dẫn đến ngứa ngáy rối loạn. Viêm não tuỷ, tăng hoạt động cơ năng, tăng

phản xạ cảm giác, vật thở gấp, sốt cao, dẫn đến bại liệt bộ phận hành tuỷ.
3. Triệu chứng
Bệnh Giả Dại thời kỳ nung bệnh thay đổi từ 12 đến 15 ngày. Trung bình 3-6 ngày. Trong tự
nhiên có khi 40-50 giờ.
3.1. Triệu chứng ở lợn
Bệnh Giả Dại có tính chất truyền nhiễm, thường không nặng. Loại 4-5 tuần tuổi bệnh có thể
nặng, thân nhiệt 39,5
0
C, biếng ăn, nôn mữa. Lợn nái thường sẩy thai. Thể quá cấp thường
thấy ở lợn con ở thể bại huyết. Thể cấp, viêm não vật sốt, xuất hiện triệu chứng ỉa chảy. Bệnh
tiến triễn từ 18-36 giờ con vật chết.
3.3. Triệu chứng ở mèo
Mèo mắc bệnh Giả Dại biểu hiện sợ sệt kêu la, động tử mắt giản ra, lông dựng, vật ngứa ở
vùng đầu, chảy nhiều nước dãi, bại liệt toàn thân sau 12-24 giờ vật chết.



Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
145
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
3.4. Triệu chứng ở bò
Bệnh Giả Dại bò ngứa ngáy dữ dội ở các vùng khác nhau. Vật cào cấu, cà xát, tạo nên nhiều
vết thương trên mình, vật rống lên, cử động rối loạn, hai chân sau luôn gõ nhịp. Bệnh tiến
triễn trong 48 giờ vật chết.
3.5. Triệu chứng ở ngựa
Ngựa có sức chống đỡ mạnh hơn våïi bệnh Giả Dại. Bệnh không đặc trưng lắm, con vật thể
hiện run cơ, co giật, sau một thời gian chuyển sang bại liệt. Bệnh tiến triễn từ 1-4 ngày vật có
thể khỏi.
4. Bệnh tích bệnh Giả Dại
4.1. Bệnh tích đại thể:

Những vùng ngứa, viêm, hoại tử hoặc tróc da, phía trên trong có tụ máu. Xuất huyết ở màng
não, ở niêm mạc dạ dày, tá tràng, thoái hoá cơ tim. Hệ thần kinh trung ương mềm sớm hơn.
4.2. Bệnh tích vi thể
Trong thể quá cấp tính, có viêm màng não, chấm xuất huyết trong não và tuỷ sống. Trong
trường hợp này, bệnh tiến triễn chậm hơn, thoái hóa tế bào ở nhân vận động của hành tuỷ
(bại tiết hành tuỷ truyền nhiễm), tiềm ngấm lâm ba cầu quanh mạch quản.
5. Chẩn đoán bệnh Giả Dại
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Trừ trường hợp ở lợn và trường hợp không ngứa, chẩn đoán tương đối dễ dàng trên con vật
ốm và sau khi chết. Trên con vật ốm, bệnh bắt đầu đột ngột, chảy nhiều nước dãi. Trí nhận
biết còn nguyên vẹn, không có tư thế tấn công. Con vật ngữa dữ dội không thể chịu được.
Trên xác chết, con vật chết đột ngột, ở tư thế như còn sống, có bệnh tích do cắn, gãi. Hệ thần
kinh trung ương mềm sớm hơn.
5.2. Chẩn đoán thí nghiệm
Tiêm chất chiết ra từ thần kinh và máu cho động vật cảm thụ (thỏ). Sau đó bổ não kiểm tra tổ
chức học, nhuộm xem không có thể Negri.
5.3. Chẩn đoán phân biệt
5.3.1. Bệnh Dại
Đối với bệnh Dại, thời kỳ nung bệnh và tiến triễn nhanh hơn. Con vật luôn ở thế tấn công.
Kiểm tra não có thể Negri, có độc lực trong nước bọt.
5.3.2. Bệnh Dịch tả lợn
Bệnh Dịch tả lợn triệu chứng thần kinh, bao gồm một sự kích thích, không cử động quá sức
bất bình thường, co giật cơ bắp. Tiêm truyền cho thỏ và lợn cùng một lúc, để xác định bệnh
vì chỉ có lợn mới cảm thụ Virus Dịch tả lợn.
6. Phòng bệnh và điều trị
6.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh
Luôn dọn sạch chuồng trại, phát quang bụi rậm, tiêu diệt chuột và ký sinh trùng ngoài da.
Cách ly con ốm, tiêu độc bằng xút ăn da 1%.
6.2. Phòng bệnh bằng thuốc
Chưa có kết quả gây miễn dịch chủ động. Popovisi và cộng tác viên 1955 chế thành công

Vaccine, bằng huyễn dịch óc độc của cừu hấp thụ trên keo phèn. Kojnoc dùng kháng huyết
thanh lợn tối miễn dịch bằng óc độc.



Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
146
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
6.3. Điều trị
Điều trị bệnh Giả Dại ít có kết quả mà chỉ dùng huyết liệu pháp. Tiêm dưới da máu ngựa pha
Xitratnatri hoặc máu lợn với liều lượng 10-15ml cho lợn con dưới 15 ngày tuổi, 15 -20ml cho
lợn từ 15 - 30 ngày tuổi, 20-25 cho lợn trên 2 tháng tuổi.

BỆNH DỊCH TẢ LỢN
(Pestis suum)
1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Dịch tả lợn là một bệnh truyền nhiễm của loài lợn, lây lan rất nhanh giết hại rất nhiều
lợn (từ 60-90%), thường ghép với Phó thương hàn, Tụ huyết trùng. Xuất hiện triệu chứng bại
huyết, tụ máu, xuất huyết, hoại tử, loét nhiều bộ máy. Căn bệnh là một Virus. Bệnh có từ
năm 1833 ở Mỹ, bệnh xuất hiện nhiều trên thế giới. Ở nước ta, bệnh thường phát ra hàng
năm, làm chết nhiều lợn, gây thiệt hại kinh tế khá lớn.
2. Căn bệnh
Bệnh Dịch tả lợn có kích thước từ 25 - 30nm (nanomet). Được xếp vào loại Virus qua lọc
nhỏ nhất, có hình cầu, là một ADN Virus, có khả năng hấp thụ than bụi và keo phèn. Đến
nay, người ta cho thấy rằng nó là loại Virus duy nhất thường xuyên trên cơ thể. Có thể nuôi
cấy Virus trên cơ thể sống của lợn như: tuỷ xương, hạch lâm ba, phổi, thận, dịch hoàn, lách,
não, thai lợn. Nuôi cấy trên phôi thai gà 12 ngày tuổi ở nhiệt độ 70-80
0
C nó bị diệt ngay.
Đông khô nó có thể sống được 3 năm. Lạnh -20

0
C có thể thêm Glyxerin giữ được 1 năm
trong tủ lạnh.
3. Truyền nhiễm học
3.1. Loài mắc bệnh
Bệnh Dịch tả lợn có âối với mọi lứa tuổi, loài
lợn, nhưng mắc mạnh nhất là lợn con 2-3
tháng tuổi, ở lợn dưới 2 tháng, kháng thể được
truyền qua bào thai của mẹ, qua sữa đầu. Vì
vậy, thời kỳ này ít bị nhiễm bệnh hơn. Trong
phòng thí nghiệm dùng lợn con làm động vật
thí nghiệm. Thỏ có thể tiếp thu với Virus
nhưng ở thể ác tính, qua tiêm truyền nhiều
đời, độc lực bị giảm đi, không độc đối với lợn,
có thể dùng chế Vaccine phòng bệnh cho lợn.
3.2. Chất chứa Virus
Các chất bại tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba,
lách. Máu của những con vật nung bệnh, sau
24 giờ có khả năng gây bệnh. Những con khỏi
bệnh sau 2 tháng vẫn bài mầm bệnh ra ngoài.
3.3. Đường truyền lây
Mầm bệnh Dịch tả lợn truyền lây chủ yếu qua
đường tiêu hóa, vào niêm mạc mắt, mũi, da và
cũng có thể qau đường hô hấp. Gây bệnh chủ
yếu dưới da, qua đường tiêu hoá không đều.
Thường lây trực tiếp từ con ốm sang con
khoẻ, qua thức ăn, nước uống, gián tiếp qua các chất bại tiết, vận chuyển hay do các động vật
khác mang mầm bệnh truyền lây.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
147

×