Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng Thú y cơ bản : PHÂN LOẠI CÁC NHÓM BỆNH part 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.3 KB, 5 trang )

Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Bệnh do kst gây nên đối với vật nuôi ở nước ta là vô cùng phong phú và đa dạng. Vì nước ta
là một nước nhiệt đới nống ẩm, có điều kiện khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của
bọn kst.
2.2. Những thiệt hại do bệnh kst
Hàng năm nghành chăn nuôi bị thiệt hại rất lớn do kst gây ra, những thiệt hại không những
cho chăn nuôi mà ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng. Những thiệt hại đó có thể tổng
kết thành những mặt chính sau:
-Thiệt hại gây ra do bệnh kst lan truyền cấp tính làm chết hàng loạt vật nuôi
Thể bệnh này thường thấy nhóm bệnh do nguyên sinh động vật gây nên, như bệnh huyết bào
tử trùng, tiêm mao trùng, bệnh cầu trùng có thể lây lan làm chết hàng loạt như: dịch huyết
bào tử trùng năm 1959, 1960, 1962 ở nông trường Bavì.
Ngoài ra, các bệnh giun sán như giun đũa ở gia súc non, sán là gan ở dê cừu, cũng có thể mắc
hàng loạt và tỷ lệ chết cao.
-Thiệt hại gây nên ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
Bệnh KST thường xẩy ra ở thể mạn tính, kéo dài triệu chứng bệnh, bệnh tích không rõ ràng,
nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của vật nuôi.
Đa số kst gây rối loạn quá trình tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu, làm giảm số lượng hồng
cầu, do đó dẫn tới vật nuôi còi cọc chậm lớn.
Về thiệt hại vấn đề này, tại hội nghị thế giới về kST nhà khoa học Yasin nói " Thường những
bệnh do vi rut, vi khuẩn gây ra có tính chất ồ ạt và cũng mất đi nhanh chóng, còn những bệnh
do KST gây nên thì kéo dài rất lâu gây nên những tổn hại cũng vô cùng to lớn"
-Thiệt hại do kst làm giảm sản phẩm của gia súc, thịt lông da
Ngoài việc ảnh hưởn đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi làm cho sản phẩm của chúng
thịt, long, sữa đều bị hạn chế.
Ví dụ: Do nhiều laọi KST mà thịt sau khi mổ phải hủy bỏ như bệnh gạo lợn, gạo bò. Bệnh
sán là gan gây nên thiệt hại tới hàng tăm nghìn tấn gan. Gà bị mắc bệnh sán lá sản lượng
trứng giảm và hay đẻ non. Cừu dê bị bệnh ghẻ giảm sản lượng long da
-Thiệt hại do bệnh kst ghép với các bệnh khác, bệnh kst mỡ cữa sớm cho các bệnh
truyền nhiễm.
Skryabin nói: " Bệnh kst mỡ cữa sớm cho bệnh truyền nhiễm".


Thực vậy người ta thấy rằng gà bị mắc bệnh giun tròn thường mắc thêm một sô bệnh truyền
nhiễm khác. Đa số bệnh do giun sán gây nên làm tổn hại cơ quan tiêu hóa, dẫn tới chức năng
hoạt động của bộ máy suy giảm từ đó vật nuôi rất dễ cảm nhiễm với một số bệnh truyền
nhiễm khác.
Các bệnh KST làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm, do vậy khi mắc bệnh truyền nhiễm
thì nặng nề hơn, tỷ lệ chết cao.
Người ta phân chia thành 2 nhóm kst người và kst gia súc, nhưng thực tế 2 cái đó đều không
có ranh giới rõ ràng mà gắn liền liên quan chặt chẻ với nhau.
Theo Trịnh văn Thịnh, đã tổng kết có hơn 31 loại bệnh giun sán 10 bệnh nguyên trùng, 2
bệnh nấm 4 loại bệnh do tiết túc có thể lây sang cho con người.
2.3. Điều kiện phát sinh bệnh kst
- Điều kiện tự nhiên, kst phân bố mạnh ở ngoài tự nhiên và khắp nơi động vật có thể
bị xâm nhiễm của kst. Muốn gây bệnh cho vật nuôi phải có các điều kiện nhất định: Có kst
tồn tại, có ký chủ dể cảm nhiễm với căn bệnh, có điều kiện ngoại cảnh thích hợp.
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đén sự phát sinh của bệnh kst. Điều kiện ngoại cảnh
bao gồm:
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
41
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
+ Khí hậu: nhiệt độ qua scao làm cho trứng giun sán không nở được, ở nhiệt độ trên
50
0
C hầu hết các trứng giun sán bị chết. Nhiệt độ thấp ức chế quá trình phát triển của trứng
cũng như ấu trùng.
+Đất nước: Ở độ cao thấp so với mặt nước biển tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng cũng
khác nhau. Bệnh kí sinh trùng mắc theo vùng, ví dụ, bệnh sán lá gan trâu bò tỷ lệ nhiễm vùng
chiêm trủng cao hơn đồng bằng, đồng bằng cao hơn trung du, trung du cao hơn miền núi.
+ Khu hệ động thực vật: Khu hệ động thực vật đống vai trò quan trọng trong việc
phân bố bệnh kí sinh trùng. Thực vật liên quan đến phân bố của KST và còn ảnh hưởng tới
đời sống của chúng.

Ví dụ nơi nào phân bố nhiều cỏ tranh thì nơi đó có điều kiện phát triển bệnh bào tử trùng, ốc
nước ngọt là kí chủ trung gian của sán lá, nơi nào lòa ốc đó phát triển thì có điều kiện để
mầm bệnh tồn tại và lây lan.
Với điều kiện khí hậu, điều kiện phân bố động thực vật, trình độ chăn nuôi, và cả tập tục ăn
uống sinh hoạt của người dân nước ta thì bệnh kí sinh trùng vô cùng thuận lợi và phát triển.
Trong những năm lại đây trình độ dân trí được nâng cao, trình độ chăn nuôi đã cải thiện do
vậy, hạn chế rất nhiều bệnh kí sinh trùng gây ra.
-Điều kiện kinh tế xã hội
Ngoài nhân tố của điều kiện ngoại cảnh thì sự phân bố của kst phụ thuộc, liên quan chặt chẻ
với hoạt động của con người, cụ thể là điều kiện kinh tế xã hội.
Ví dụ bệnh gạo lợn gạo bò phụ thuộc rất lớn vào sự bảo quản phân người, bệnh giun bao phụ
thuộc vào tập quán ăn sống tái ở một số địa phương.
Bệnh sán dây phụ thuộc vào nếp sống văn hóa của vùng địa phương, nếu đời sống thấp điều
kiện xây nhà vệ sinh không đảm bảo hợp vệ sinh tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Tập quán và trình độ chăn nuôi. Ví dụ tập quán nuôi lợn thả rong ở nông thôn và đồng bào
miền núi, lợn dể mắc bệnh giun phổi giun đũa
2.4. Con đường truyền bệnh của kst
Nguồn lây lan chính của bệnh là do số lượng rất lớn trứng và ấu trùng của kst bài tiết ra bên
ngoài. Nó vào cơ thể kí chủ bằng nhiều con đường khác nhau:
- Đường tiêu hóa, là con đường truyền bệnh của đại đa số kst, vì phần lớn trứng của
chúng được đào thải ra ngoài theo phân. Và trứng lẩn vào thức ăn nước uống vào miệng vào
đường tiêu hóa của kí chủ.
Ví dụ: Trứng đã có ấu trùng giun đũa có trong thức ăn nước uống trong đất, vật nuôi ăn uống
phải thức ăn nước uống có trứng đó và gây bệnh qua con đường tiêu hóa. Ấu trùng của giun
xoăn có khả năng bò lên cây cỏ trâu bò ăn phải cỏ đó sẻ bị mắc bệnh, hoặc nang ấu của sán lá
ruột Faciolopsis buski, bám trên mặt rong bèo, cây cỏ ở nước gia súc ăn phải cũng sẻ mắc
bệnh.
-Truyền qua da, gia súc có thể nhiễm cảm nhiễm kst qua da bằng hai phương thức
sau: Tự chui qua da lành của vật chủ ( ví dụ ấu trùng giun móc, của sán máng có thể tự động
chui qua da lành của kí chủ), thông qua kí chủ trung gian. (các loại côn trùng hút máu lợi

dụng vòi để truyền bệnh cho kí chủ, ví dụ như ve hút máu truyền bệnh huyết bào tử trùng,
muỗi hút máu truyền bệnh sốt rét).
-Truyền bệnh bằng tiếp xúc,Bệnh kst có thể lây lan giữa con ốm và con khỏe với
nhau, ví dụ bệnh Trypanasoma equiverdum truyền giữa con ngựa lành với con ngựa bệnh.
-Truyền bệnh qua bào thai, ấu trùng của một số loài gây nhiễm có thể di hành trong
cơ thể ký chủ và có thể xâm nhập vào bào thai, làm cho con con bị lây nhiễm Ví dụ: giun đũa
bê nghé, giun móc,sán máng
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
42
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
2.5. Các loại kí chủ và nơi kí sinh của kst
Kí chủ: Là động vật làm nơi kí sinh tạm thời hay lâu dài cho kst thì gọi là kí chủ.
Quá trình sống của kst trên cơ thể kí chủ vô cùng phức tạp, có loại thì ở thời kỳ trưởng thành
có loại thì ở thời kỳ phát triển ấu trùng, căn cứ vào tính phát dục và tính thích ứng của kst,
người ta chia kí chủ của kst ra làm mấy loại sau:
- Kí chủ trung gian : là nơi tạm trú để chu trình sinh sản vô tính của kst thực hiện.
Ví dụ: Giai đoạn sinh sản vô tính của sán lá ruột lợn Fasiolopsis buski phát triển trong ốc.
-Kí chủ cuối cùng: là kí chủ mà kst phát triển vào giai đoạn trưởng thành
-Kí chủ bổ sung, hay còn gọi là kí chủ trung gian thứ hai
-Kí chủ chuyên tính
Một kí sinh trùng có tính chon lọc rất chặt chẽ nó có thể sống trong một và chỉ một kí chủ
nhất định, kí chủ đó người ta gọi là kí chủ chuyên tính.
Ví dụ: sán dây kí chủ là người, còn ấu trùng của nó kí sinh ở bò gây ra bệnh gạo bò
-Kí chủ dự trử hay còn gọi là kí chủ bảo tồn
Một loại kst chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, trong quá trình tiến hóa thích nghi của
nó cơ thể phát sinh trên nhiều loại kí chủ.
Ví du: Sán lá gan có thể sống trên nhiều loại kí chủ như trâu bò, lợn, ngựa
Nơi kí sinh của KST:
KST có thể kí sinh khắp nơi trong cơ thể động vật như: ruột, dạ dày, cơ, phổi , gan, thận mà
nời kí sinh nhiều nhất là đường tiêu hóa.

Mỗi một loại kí sinh trùng đều có nơi kí sinh thích hợp khác nhau, nhiều khi còn tìm thấy các
vị trí sai lệch. Ví dụ: sán lá gan có thể tìm thấy ở tử cung. Trong những trường hợp này đời
sống của chúng tồn tại không được lâu, vì những nơi đó không đủ điều kiện cho chúng phát
triển. Mỗi một loại động vật trong cùng một thời gian có nhiều loại kí sinh trùng kí sinh ở
nhiều cơ quan bộ phận khác nhau.
Đời sống của kising trùng trong cơ thể động vật phụ thuộc rất lớn vào cơ thể kí chủ.
Do đời sống kí sinh nên trong cơ thể động vật các cơ quan bộ phận không cần thiết của
kisinh bị thoái hóa, teo biến.
Ví dụ: cơ quan vận động của giun sán bị teo biến, cơ quan thị giác, hệ thống máu cũng không
có, hệ thống ống tiêu hóa vô cùng đơn giản.
Sức đề kháng của cơ thể kí chủ cao, thì khả năng tồn tại của kí sinh càng ngắn. Vì trong quá
trình kí sinh cơ thể kí chủ sản sinh ra kháng thể, hoặc một cơ chất tìm mọi cách đào thải kí
sinh ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy việc nâng cao sức khỏe con vật là một trong những biện
pháp phòng trừ bệnh KST.
2.6. Biện pháp phòng ngừa tổng hợp đối với bệnh kst
- Điều trị : Là mục đích chữa cho con vật bị bệnh, khỏi bệnh, nhưng đối với ngoại
cảnh là phòng ngừa vì nó diệt trừ được mầm bệnh, loại trừ mầm bệnh gieo rắc cho con vật
khác.
-Phòng bệnh, phòng bệnh có hai phương thức:
*Phòng bệnh gián tiếp (phòng ngừa bị động). Nó có tính chất bị động làm cho con
người và gia súc không tiếp xúc với mầm bệnh, nó bao gồm các biện pháp như vệ sinh thức
ăn nước uống, vệ sinh chường trại
* phòng ngừa trực tiếp
Là phương pháp chủ động tấn công, dùng mọi biện pháp vật lý hóa học, cơ giới sinh vật học
trực tiếp tác động vào căn bệnh, nó bao gồm các biện pháp sau:
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
43
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
+ Xử lý diệt trứng của kst
+Chăn dắt luân phiên để diệt ấu trùng trên đồng cỏ

+Diệt kí chủ trung gian cắt đứt giai đoạn sinh sản vô tính của kst trong đó.
+Xử lý xác chết và những cơ quan có bệnh
+Tẩy cho gia súc bị ốm và gia súc mang trùng để diệt trừ căn bệnh.
Những điều kiện để tiến hành biện pháp phòng trừ có hiệu quả:
-Phải nắm vững chu trình phát triển của từng loại giun sán, kí sinh ở trong và ngoài
cơ thể kí chủ.
-Hiểu rõ chi tiết về dịch tể học của bệnh kst, đối với từng vùng riêng biệt.
-Nắm vững biện pháp chẩn đoán, điều trị các bệnh kst
-Cần có đội ngũ cán bộ thú y có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế về bệnh kst.
-Cần kiểm soát chặt chẻ, đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp có tính chất liên
hòa nhằm thanh toán triệt để các thể mầm bệnh nằm ngoài cơ thể vật nuôi.
-Cần tuyên truyền rộng rãi với những hiểu biết về bệnh kst trong cán bộ và nhân dân,
thực hiện nếp sóng văn minh, chăn nuôi có kỷ thuật. Nâng cao đời sống kinh tế và trình độ
dân trí cũng là một trong những biện pháp phòng trừ tích cực bệnh giun sán kí sinh.

2.7. Phân loại bệnh kí sinh trùng
Giun sán được chia thành 5 nghành chính sau:
-Ngành sán dẹt -Plathelminthes
+Lớp sán lá-Trematoda
+Lớp sán dây-Cestoda
-Ngành giun tròn- Nemathelminthes
+Lớp giun tròn- Nematoda
Ngành giun đầu gai- Acanthocephales
-Ngành đỉa- Anelida
-Ngành Vermides -Ngành này không liên quan đến thú y.

2.8. Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
Trong phần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu một số phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng
và ấu trùng giun sán.
1. Cách lấy mẩu phân:

Đối với động vật lớn như trâu bò, ngựa, lấy mấu phẩntực tiếp qua trực tràng.
Đối với động vật nhỏ như lợn, dê, cừu chó, có thể dùng một ngón tay đeo găng, nhúng vào
glyxerin cho vào hậu môn để lấy phân.
Khối lượng phân lấy ít nhất là 5gr.
Trường hợp phân rơi xuống đát có thể lấy nhiều điểm khác nhau trên bải phân
2.Phương pháp trực tiếp:
Lấy một phiến kính sạch cho vào một giọt glyxerin với nước lả, sau đó cho một mẩu phân lên
phiến kính trộn đều, rồi đưa lên kính hiển vi để kiểm tra.
Phương pháp này tiện lợi đơn giản nhưng khả năng phát hiện kém chính xác.
3.Phương pháp phù nổi:
Lợi dụng tỷ trọng của trứng nhẹ hơn một số dung dịch bảo hòa, trứng sẻ nổi lên trên.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
44
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Cách tiến hành:
Bước một : Pha dung dịch bảo hòa
-Nước mối bảo hòa 38-40%
- Dung dịch bảo hòa đường 50%
-Dung dịch bảo hòa Thíosunphát Na 42%
-Dung dịch bảo hòa Sunphát manhê
Bước2:
Lấy một cốc có dung tích 100-200ml cho vào cốc 5-10 gr phân sâu đó cho vào gấp 10-12 lần
một trong các dung dịch trên, trộn đều, vớt rác ra.
Bước 3: Dùng lọ thuốc penicilin không sạch, sau đó ró đầy hổn dịch trên vào lọ.
Dùng phiến kinh sạch đậy lên. Đợi 15-20 cho vào kính hiển vi để soi.
Chú y: Phương pháp này chủ yếu dùng để tìm trứng của nhóm giun tròn.
4. Phương pháp dội rữa nhiều lần:
Thường dùng để kiểm tra trứng sán lá. Lấy 5-10 gr phân cho vào cốc thủy tinh có dung tích
100ml. Sau đó cho nước vào trộn đều, vớt rác thô. Sau đó đợi lắng xuống (có thể quay ly
tâm), rót phần nước trong trên, sau đó tiếp tục cho nước vào trộn đều, đợi lắng xuống rồi rót

bỏ phần trên, cứ làm như vậy 3-5 lần. sau đó rót bỏ phần trên, chừa phần lắn lại. Dùng ống
hút cho vào phiến kính để soi tìm trứng.
5.Phương pháp Darling:
Cho vào cố thủy tinh 5-10 gr phân, trộn đều với 10 phần nước, cho vào ống quay ly tâm 2
phút. Đổ phần nước trên sau đó cho vào dung dịch bảo hòa có thêm glyxerin, trộn đều sau đó
quay ly tâm. Sau đó dùng vòng thép vớt phần trên để soi kính.
Phương pháp này có thể kiểm tra trứng của giun phổi lợn và các loại giun tròn khác. Phương
pháp này chính xác hơn phương pháp phù nổi.
6.Phương pháp Cherbovich
Cách lầm tương tự như phương pháp Darling nhưng dùng dung dịch bảo hòa là:
-Sunphat manhê
-Thiosunphat Na
Phương pháp này chẩn đoán chính xác với bệnh giun đầu gai.
6. Phương pháp đếm trứng Stal
Dùng phương pháp này để xác định số lượng trứng trong một khối lượng phân.
Dùng bình dung tích có thể tích 100ml
-Cho vaò bình 56ml NaOH 0,1N
-Cho phân vào tới vạch 60ml
-Cho vào bình 5-10 viên bi thủy tinh rồi lắc đều
-Dùng ống pipet hút 01ml dung dịch trên, rồi chia thành 2 giọt đều nhau
-Đếm số lượng trứng có trong hai giọt đó rồi nhân với 100, ta có được số lượng trứng
trong 1 gr phân.
Từ số lượng trứng ta có thể biết được mức độ nhiễm ký sinh trùng của gia súc.
7. Phương pháp Berman
Một số trứng giun sán ngay trong giờ đàu đã nở thành ấu trùng trong đường tiêu hóa,theo
phân ra ngoài không phải là trứng mà là ấu trùng.
Dùng phương pháp này để tìm ấu trừng nhất là ấu trùng giun lươn, và giun phổi trâu bò.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế
45

×