Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ cuộc tiến công Đà Nẵng năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ . pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.01 KB, 5 trang )

Từ cuộc tiến công Đà Nẵng
năm 1845 của chiến hạm Hoa Kỳ










Tôi không muốn tự đặt mình vào cương vị kẻ tố cáo Thuyền
Trưởng Percival, hay thông tin cho Chính Phủ về bất kỳ điều gì chưa
được công bố trên các báo chí tại Ấn Độ và Âu Châu, nhưng tôi xem
đó là một bổn phận của tôi để lưu ý Ngài [Bộ Trưởng] về hành vi hiếu
khách của Radja of Subi và để đề nghị một sự thừa nhân cấp quốc gia
về hành vi đó và cùng một lúc cứu xét điều đó trong khuôn khổ trách
nhiệm chính thức của tôi là phải thông tri với Ngài Bộ Trưởng các ấn
tượng không thuận lợi có khuynh hướng chống lại tư cách quốc gia
của chúng ta trong các khu vực này và là các ấn tượng mà nếu không
được tháo gỡ chắc chắn sẽ dẫn đến sự hy sinh các nhân mạng vô tội
dưới sự tra tấn khủng khiếp nhất, như được thi hành trên các kẻ thù
bởi Quốc Vương xứ Cochin China.

Vị Giám Mục & Các Linh Mục người Pháp nói trên không lâu sau
chuyến viếng thăm của chiến thuyền “Constitution” tại Cochin China
đã được chuyển giao theo lời thỉnh cầu của vị chỉ huy Pháo Hạm
“Alcmène” của Pháp.” (3)

Điều gì đã xảy ra trong cuộc viếng thăm của Chiến Thuyền USS


Constitution tại vịnh Đà Nẵng không được biết rõ một cách xác thực.
Jean Chesneaux, một tác giả người Pháp trong tác phẩm về Việt Nam
được viết hồi giữa thập niên 1950, xác nhận lời tường thuật của phía
Cochinchina về biến cố và phát biểu một cách châm biếm:

Về một chiến thuyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong năm 1845
liên hệ đến đặc ưu quyền đáng ngờ của việc phóng ra một hành vi can
thiệp có vũ trang đầu tiên chống lại nhân dân Việt Nam: một thuyền
trưởng Hoa Kỳ, mà tên tuổi không được lưu giữ trong lịch sử, đã đến
Tourane trong năm đó, đở bộ lên bờ để cưỡng bách sự phóng thích
một giám mục người Pháp bị bắt giữ, đã cầm tù tất cả các quan lại
cũng như các chiếc Thuyền Buồm Chiến Đấu có tại hải cảng; nhưng
các con tin kháng cự, và viên Thuyền Trưởng Hoa Kỳ, không biết chắc
mình phải làm gì với các tù binh, sau cùng đã thả họ ra và lái thuyền
bỏ đi. (4)

Bất kể lời buộc tội rằng Hoa Kỳ đã thực hiện hành vi can thiệp bằng
vũ trang đầu tiên (giả định là của Tây Phương) chống lại Việt Nam,
Chesneaux đã không đề cập đến việc nổ súng hay tổn thất nào. Ông
D.G.E. Hall, sử gia người Anh về Đông Nam Á, có viết ở trong cùng
thời khoảng đó, hậu thuẫn cho sự tường thuật của Chesneaux và có
đề cập đến việc nổ súng và các tổn thất, nhưng ông đã trích dẫn từ
các nguồn tư liệu Anh Quốc hiện đại tại Singapore là các kẻ đã nghe
được câu chuyện, chúng tôi giả định, từ cùng các viên chức Cochin
China đã tìm gặp Balestier. (5)

Mặt khác, Buttinger, sử gia Hoa Kỳ về Việt Nam trong tác phẩm được
ấn hành năm 1958, đã nhẹ nhàng châm biếm nỗ lực của Chesneaux
về việc “xếp loại sự câu lưu tạm thời một vài vị quan lại như một
‘hành vi can thiệp có vũ trang'”, gọi đó “đúng ra là một sự thậm

xưng.” Ông nêu ý kiến rằng Chesneaux đã không hiểu biết tường tận
về biến cố và viện dẫn rằng ông ấy không hề hay biết cả về tên viên
thuyền trưởng Hoa Kỳ (John Percival) (6). Buttinger không nên bị
buộc tôi là kẻ theo chủ nghĩa quốc gia quá cực đoan trong cái nhìn
của ông về biến cố, vì ông khẳng định rằng các nỗ lực của Percival là
vụng về. Sự lượng định của Buttinger được ủng hộ bởi Auguste
Haussman, một tác giả người Pháp khác, là người đưa ra sự tường
thuật sau đây:
Viên thuyền trưởng Hoa Kỳ, thấm nhuần tinh thần quảng đại, tìm
kiếm một sự phóng thích vị giám mục và đây là câu chuyện mà ông ta
đã hành động như thế nào: ba hay bốn quan lại được phái bởi Quốc
Vương lên chiến thuyền, bị bắt và giam giữ làm con tin, trong khi chờ
đợi sự trả tự do cho vị giáo sĩ truyền đạo. Khi nghe báo cáo về việc
này, Quốc Vương trở nên tức giận và từ chối trao trả vị giám mục
theo một thủ tục như thế. Quốc Vương còn xem xét cả việc phái một
hạm đội nhỏ để tấn công chiến thuyền, nhưng một cơn bão làm các
chiếc tàu của Nhà Vua bị tán loạn. Muốn tránh một cuộc giao chiến,
thuyền trưởng Hoa Kỳ đã quyết định phóng thích con tin, là những kẻ
lại bị cầm tù lần thứ nhì theo lệnh của Quốc Vương vì tội để mình bi
bắt. (7)

Sự tường thuật này cho hay là chiến thuyền Hoa Kỳ tức khắc rời đi,
sau khi để lại các lời đe dọa.

Nay chúng ta có lời khai của chính Thuyền Trưởng John Percival, là
người, theo văn thư trao đổi của chính ông ta, đã cho tàu USS
Constitution cặp bến tại Vịnh Đà Nẵng để tái tiếp tế. Vào ngày 21
tháng Sáu 1845, sau khi chiếc thuyền Constitution đến Đảo Whampoa
ngoài khơi Trung Hoa, Percival đã báo cáo “sự việc xảy ra” trong một
lá thư gửi Bộ Trưởng Hải Quân. Lá thư của ông ta, chính yếu là một

biện minh trạng cho hành động của mình, đính kèm một văn kiện
trình bày về chính biến cố mà ông đã gửi cho vị đô đốc Pháp trong
vùng. Bức thư viện dẫn sự hiểu biết của Percival về sự trợ giúp của
nước Pháp dành cho Hoa Kỳ trong buổi lập quốc của nó cũng như sự
tin tưởng rằng các chính phủ phải đối xử với sự kính trọng các ngoại
kiều mà họ cho phép được sống trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, nó
cũng cho thấy sự lo ngại của Percival rằng các thượng cấp của ông có
thể xem là ông đã vượt quá các chỉ thị đã giao cho ông, nhằm yêu cầu
ông mang lại mọi sự bảo vệ cần thiết cho các công dân Hoa Kỳ và cho
nền thương mại Hoa Kỳ, nhưng không nói gì về các công dân ngay
của các nước thân hữu nhất.

Văn kiện Percival gửi cho [đô đốc] Pháp mô tả biến cố với một vài chi
tiết, nhưng mơ hồ về việc là có bất kỳ cuộc nổ súng nào đã xảy ra hay
không.

Cùng lúc tôi đã bắt giữ ba viên quan lại và giải họ lên tàu làm con tin
[cho] sự an toàn của sinh mạng vị Giám Mục. Ngày sau đó tôi tịch thu
ba chiếc thuyền buồm của Nhà Vua, và di chuyển chiến thuyền của tôi
đến sát bờ hơn để có thể vươn tới các Đồn Phòng Thủ và [nhiều từ
không đọc được] với pháo đội của tôi, hy vọng rằng một cuộc biểu
dương, chứng tỏ một cuộc bày binh bố trận sẵn sàng giao tranh sẽ
bảo đảm được một cách hữu hiệu hơn sự an toàn của ngài Giám Mục.”
(

Trong phần cuối văn kiện này, Percival ám chỉ một cách rõ ràng rằng
ông ta đã không tham gia vào các sự giao chiến. bởi chúng sẽ vi
phạm vào các chỉ thị dành cho ông. Đúng như điều là Percival lo sợ,
Bộ Hải Quân đã không chấp nhận. Lá thư của ông tại Văn Khố Hải
Quân có mang bút phê: “Trả lời tức thời. Bộ Hải Quân không chấp

thuận hành động của Thuyền Trưởng Percival vì không được phép
hoặc do có lời yêu cầu của vị Giám Mục hay bởi luật lệ của các quốc
gia.” (9)


×