Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận xử lý nước thải nhà máy đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.7 KB, 18 trang )

GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
MỞ ĐẦU
Đường là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự sống và phát triển của cơ thể con
người và là một thực phẩm được ưa dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Do nhu cầu tiêu
thụ đường ngày càng tăng nên các nhà máy đường đã được xây dựng với mọi quy mô
trên toàn thế giới và công nghiệp đường ngày càng phát triển.
Tại Việt Nam, sản xuất đường giúp tăng thu nhập quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong
nước thay thế cho hàng nhập khẩu và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá hiện đại hoá của chính phủ Việt Nam. Khi sản lượng ổn định hàng
năm là 1 triệu tấn đường thì sẽ đóng góp khoảng 800 tỷ đồng từ các sản phẩm đường
cho ngân sách nhà nước. Tính từ 1995 đến năm 2000, sản phẩm đường Việt Nam tăng
gần 3 lần, mức tiêu thụ bình quân hàng năm tăng 12,5%.
Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ sở sản xuất đường phát sinh nhiều vấn đề về
môi trường trong đó có vấn đề về nước thải. Nước thải từ cơ sở sản xuất đường chứa
những chất có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận nghiêm trọng.
Ảnh hưởng ô nhiễm chủ yếu từ quá trình sản xuất mía đường là do sự phân hủy các
chất hữu cơ trong nước thải khiến cho nhu cầu oxy trong nguồn nước mặt giảm tác
động đến các động vật thủy sinh. Nước thải từ các nhà máy sản xuất đường đặc biệt là
các nhà máy sử dụng mía làm nguyên liệu thô để sản xuất chứa một lượng lớn chất rắn
lơ lửng và xơ sợi. Các chất rắn lơ lửng trong nước thải có thể phủ lên đáy sông, hồ và
hủy diệt các hệ động vật tự nhiên. Vì các tác động xấu nói trên mà việc tìm ra biện
pháp xử lý nước thải ngành mía đường là rất cần thiết.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 1
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Chương I
CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI CHÍNH TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG
Do đặc diểm của công nghệ sản xuất đường, ngoài các bã lắng, bã bùn, bã lọc được
tách riêng, nước thải được phân thành các nhóm sau:
I.1 Nước thải từ khu ép mía
Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép.
Loại nước thải này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.


I.2 Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn
Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao.
Nước làm mát được dùng với lưu lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc
một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm ẩm một số chất hữu cơ
bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không. Nước chảy tràn từ
các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp. Tuy nhiên, do chế độ bảo dưỡng và điều
kiện vận hành không tốt nên có lượng đường đáng kể thất thoát trong nước làm mát.
Lượng nước này sẽ được thải đi.
Nước rò rỉ, nước rửa sàn và nước rửa thiết bị tuy có lưu lượng thấp và được xả định
kỳ nhưng có hàm lượng BOD rất cao.
I.3 Nước thải khu lò hơi
Nước thải khu lò hơi được xả định kỳ, với đặc điểm là chất lơ lửng cao và giá trị
BOD thấp, nước thải mang tính kiềm.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 2
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Hình I.1: Sơ đồ công nghệ kèm dòng thải ca quá trình sản xuất đường mía
Nước nguồn Mía cây Hơi nước cấp cho sản xuất
Nước vệ sinh Công
Nước rửa, bọt váng đổ vãi đoạn
Dầu FO Bụi, CO
2
, SO
2
Ép
mía
Hơi nước
Ca(OH)
2
Bã mía
SO

2
Điện năng
Hơi nước Tro làm phân

Nước vệ sinh Công
Sản xuất than hoạt tính,ván ép… đoạn
S SO
2
Nước ngưng Làm
Sạch
Nước rửa
Cặn lắng

Bùn ép làm phân bón
Nước rửa Bã lọc (CaSO
3
, sáp,…)
Nước rửa
Nước làm lạnh Nước ngưng

Hơi nước
Nước làm lạnh Đưa làm mát tuần hoàn lại Công
Hơi nước Nước rửa Nước rửa đoạn
Nước rửa
Nước rửa Kết
Rỉ đường tinh
Nước rửa Nước rửa CO
2



Nước ngưng
Đường Nước thải đi xử lý
Dòng nước Dòng khí, hơi Dòng bã thải rắn
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 3
Lọc ép
Cô đặc, nấu đường
Ép mía
Làm trong (bổ sung
SO
2
, gia nhiệt)
Sản xuất
điện, hơi
Lắng trong
Kết tinh
Ly tâm
Sấy
Đốt S
Sản xuất cồn
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Chương II
ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG
Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động
nhiều. Phần lớn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu chứa các hợp
chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa than và nước
thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể. Chỉ có một phần
than hoạt tính thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo thành các
sợi nhỏ trong nước. Nhưng trong điều kiện thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các
chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao.
Bảng II.1: Bảng BOD

5
trong nươc thải nhà máy đường
Các loại nước thải Nước mía đường thô (mg/l) Nước mía đường tinh chế (mg/l)
Nước rửa mía cây 20-30 -
Nước ngưng tụ 30-40 4-21
Nước bùn lọc 2900-11000 730
Chất thải than - 750-1200
Bảng II.2: Bảng tổng kết chất lượng nước thải nhà máy đường
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 24:2009, cột B
1 pH mg/l 7,5-8 5,5-9
2 SS mg/l 1250 100
3 BOD mg/l 5000 50
4 COD mg/l 7000 100
5 N mg/l 16,4 30
6 P mg/l 7,5 6
Nước thải của các nhà máy sản xuất mía thường được phân thánh các loại sau:
- Nướcthải loại 1: Là nước thải từ các cột ngưng tụ tạo chân không của các thiết
bị ( bốc hơi, nấu đường… ). Đây là loại nước thải bị ô nhiễm rất nhẹ, thường có trị
số BOD
5
thấp ( 20-25mg/l ), SS = 30-50 mg/l, COD = 50-60 mg/l … Lưu lượng
nước thải loại này thường từ 0,97-1,2m3/ tấn mía
- Nước thải loại 2: Là nước thải từ các nguồn nước làm nguội máy, thiết bị trong
dây chuyền sản xuất của nhà máy.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 4
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Theo nguồn nhiễm bẩn, nước thải loại 2 bao gồm nước làm nguội dầu ( nhiễm
bẩn dầu nhớt ), nước làm nguội đường ( nhiễm bẩn đường ) do không tránh khỏi
được những dò rỉ nhất định, nước làm nguội máy, thiết bị khi thải ra sẽ bị nhiễm
bẩn ( dầu mỡ, đường ) giá trị BOD

5
thường dao động từ 200-400mg/l. Lưu lượng
của loại nước thải này thường nhỏ khoảng 0.25m
3
/ tấn mía.
- Nước thải loại 3:gồm tất cả các nguồn nước thải còn lại như nước rủa vệ sinh ở
các khu vực trong nhà máy: nước xả đáy nồi hơi, nước thải phòng thí nghiệm, nước
rò rỉ đường ống,nước thải lọc vải, vệ sinh máy móc thiết bị…
Nước thải loại 3 có độ ô nhiễm rất cao, BOD
5
= 1200-1700mg/l, COD thông
thường khoảng 2200mg/l, PH < 5,0, SS=780-900,ngoài ra còn có dầu mỡ, màu, mùi.
Lưu lượng nước thải loại 3 thường bằng 50% tổng lượng nước thải trong nhà máy
và dao động trong khoảng từ 0,99-1,3m
3
/ tấn mía.
Chương III
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 5
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG
Việc xử lý nước thải của nhà máy sản xuất đường thường áp dụng các phương pháp
xử lý sau: xử lý sơ bộ (xử lý cơ học), xử lý hóa học – hóa lý và xử lý sinh học. Trong
quá trình xử lý nước thải ở các công đoạn xử lý khác nhau có tạo ra một lượng lớn các
loại cặn: rác ở song chắn rác, cát ở bể lắng cát, cặn tươi ở bể lắng đợt 1, bùn hoạt tính
dư (hoặc màng sinh vật) ở bể lắng đợt 2, cặn ở bể tiếp xúc,…Cặn cần xử lý hợp lý để
không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
III.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học
Quá trình xử lý cơ học được thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý hay còn
gọi là quá trình xử lý sơ bộ trước khi qua các bước tiếp theo.

Mục đích:
Nhằm loại bỏ các tạp chất không tan, bao gồm các tạp chất vô cơ và hữu cơ trong
nước: những vật nổi lơ lửng có kích thước lớn như mảnh gỗ, nhựa, giấy, vỏ hoa quả,
bao bì, giẻ, dầu mỡ,…; những cặn như: sỏi cát, mảnh kim loại, thủy tinh.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo.
Các công đoạn bố trí trong giai đoạn này gồm:
1. Song chắn rác và lưới lọc
2. Bể lắng cát
3. Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng
4. Bể lắng đợt I
III.2 Xử lý bằng phương pháp hóa lý
Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng sinh hóa diễn ra giữa các chất ô nhiễm
và hóa chất thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa khử. Phản
ứng trung hòa tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại. Các phương
pháp hóa lý thường được ứng dụng nhiều nhất là oxy hóa và trung hòa. Nói chung, bản
chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình
vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra
khỏi nước thải.
III.2.1 Phương pháp đông tụ
Là quá trình làm thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương. Phương pháp này hiệu quả
nhất khi sử dụng để tách các hạt phân tán có kích thước 1 – 1000 µm.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 6
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Trong xử lý nước thải sự đông tụ diễn ra dưới sự ảnh hưởng của các chất đông tụ.
Chất đông tụ trong nước tạo ra các bông hydroxit kim loại, lắng nhanh dưới tác dụng
của trọng lực. Các bông này có khả năng hút các hạt keo, các hạt lơ lửng và kết hợp
chúng lại với nhau.
Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm, muối sắt, các hợp chất của chúng hoặc
dung dịch hỗn hợp keo tụ được sản xuất từ bùn đỏ. Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc
vào thành phần, tính chất hóa lý, giá thành, pH, nồng độ tạp chất trong nước.

III.2.2 Phương pháp keo tụ
Keo tụ là quá trình kết hợp các chất lơ lửng khi cho các tạp chất cao phân tử vào
nước. Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp
xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các hạt phân tử chất keo tụ bị hấp phụ
trên các hạt lơ lửng.
Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông Hydroxit nhôm và sắt
với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép việc
giảm lượng chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng.
Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp. Chất keo tụ tự
nhiên là: tinh bột, este, xenlulose, dectrin (C
6
H
10
O
5
)
n
; chất keo vô cơ là: Dioxit Silic đã
hoạt hóa (xSiO
2
.yH
2
O); chất keo tụ hữu cơ tổng hợp: (-CH
2
– CH – CO – NH
2
- ),
Poliacryamit kỹ thuật (PAA), PAA hoạt hóa.
III.2.3 Phương pháp tuyển nổi
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất không tan và

khó lắng hoặc có thể dùng để tách các chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Tuyển nổi được áp dụng để xử lý nước thải của nhiều ngành sản xuất như: chế biến
dầu mỏ, sợi nhân tạo, giấy, giày da, hóa chất, thực phẩm,…
Có nhiều dạng tuyển nổi để xử lý nước thải: tuyển nổi với sự tách không khí từ
dung dịch, tuyển nổi với việc cho không khí qua vật liệu xốp, tuyển nổi hóa học, tuyển
nổi điện, tuyển nổi với tách không khí bằng cơ khí.
III.2.4 Phương pháp hấp phụ
Phương pháp này được sử dụng để làm sạch nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan,
sau xử lý sinh học nếu nồng độ các chất này không cao và không bị phân hủy bởi các
vi sinh vật hoặc chúng rất độc. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao 80 –
90%, có khả năng xử lý nhiều chất trong nước thải.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 7
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Chất hấp phụ thường được sử dụng là: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chất thải
của vài ngành sản xuất (tro, rỉ, mạt cưa), chất hấp phụ vô cơ (đất sét,silicagen, keo
nhôm) và các chất hyddroxit kim loại (ít được sử dụng vì năng lượng tương tác của
chúng với các phân tử nước lớn).
III.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Mục đích cơ bản của phương pháp xử lý sinh học là lợi dụng các hoạt động sống và
sinh sản của vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ, làm keo tụ các chất keo lơ
lửng không lắng được trong nước thải. Các vi sinh vật dụng một số chất hữu cơ và một
số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh
dưỡng, chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản
nên khối lượng sinh khối tăng lên.
Quá trình xử lý sinh học gồm các bước:
Bước 1: Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc Cácbon ở dạng keo và dạng
hòa tan thành thể khí và thành vỏ các tế bào vi sinh.
Bước 2: Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ
trong nước thải.
Bước 3: Loại các bông cặn ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực.

Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ các tạp chất vô cơ như sunfit, muối
amoni, nitrat.
Chương IV
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 8
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Chất lượng và lưu lượng nước thải của nhà máy đường thay đổi nhiều trong ngày.
Trong đó, chất hữu cơ đóng vai trò chủ yếu. Do thành phần nước thải của nhiều công
đoạn của nhà máy đường rất khác nhau nên có nhiều quy trình công nghệ xử lý khác
nhau. Hai quy trình công nghệ xử lý được áp dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam:
IV.1 Quy trình công nghệ 1:
 Sơ đồ:
Nước thải

SCR


Nguồn tiếp nhận

Châm Clo
Bùn dư

Sản xuất phân bón
 Thuyết minh quy trình công nghệ 1:
Các nguồn nước thải từ nhà máy sản xuất đường
được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử
lý nước thải. Trước tiên, dòng nước thải được đưa
qua các song chắn rác (SCR). Song chắn rác được
đặt trước trạm bơm trên đường tập trung nước thải

chảy vào bể thu gom. Nó được sử dụng để loại bỏ
các loại rác có kích thước lớn nhằm bảo vệ các công Hình IV.1 SCR đứng
trình phía sau, cản các vật lớn đi qua có thể làm tắt nghẽn hệ thống, ảnh hưởng đến
hiệu quả xử lý tiếp theo. Hiệu quả của song chắn rác phụ thuộc vào kích thước của khe
song.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 9
Hầm bơm Bể điều hòa Bể lắng I
Bể Biophin
Bể lắng IIBể tiếp xúc
Bể nén bùn Sân phơi bùn
Bùn dư
Máy nén khí
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Hầm bơm bơm nước thải vào bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu
lượng và chất lượng của nươc thải. Bể điều hòa thường có thiết bị khuấy trộn (máy nén
khí) nhằm hòa trộn để san bằng nồng độ các chất bẩn cho toàn bộ hệ thống thể tích
nước thải có trong bể và để ngăn ngừa cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các chất
độc hại nếu có để đảm bảo chất lượng nước thải là ổn định đối với hệ thống xử lý sinh
học phía sau.Trong bể điều hòa có đặt các thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi. Tiếp
theo, nước thải được đưa vào bể lắng I. Nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước
dựa trên nguyên tắc lắng trọng lực. Bể lắng đợt I là công trình xử lý sơ bộ thường được
áp dụng trước khi đưa nước thải đến các công trình xử lý phức tạp hơn.
Ngoài việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng, bể lắng đợt I còn có thể làm giảm bớt tải
lượng BOD
5
, COD cho công trình xử lý sinh học phía sau. Hiệu suất của giai đoạn này
có ảnh hưởng đến các giai đoạn xử lý phía sau.
Các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ mà bể lắng I không tách ra được thì được
đưa vào bể Biophin (bể lọc sinh học). Quá trình lọc gồm các giai đoạn sau: 1.di chuyển
các hạt tới bề mặt các chất tạo thành lớp lọc; 2.gắn chặt các hạt vào bề mặt; 3.tách các

hạt bám dính ra khỏi bề mặt.
Hình IV.2 Mô hình bể biophin thông khí
Sau đó, nước thải chảy vào bể lắng II để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính. Từ bể
lắng II, nước chảy vào bể tiếp xúc để loại các vi sinh vật gây bệnh và giảm mùi bằng
cách châm clo trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bùn dư từ hai bể lắng I và II được dẫn vào bể nén bùn. Sau đó đưa sang sân phơi
bùn. Tại đây bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn. Phần bùn từ bể nén bùn
được sử dụng để làm phân bón.
IV.2 Quy trình công nghệ 2:
 Sơ đồ:
Nước thải
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 10
Máy ép bùn
Bể lắng cát
Hầm tiếp
nhận
Sân phơi cát
Bể lắng I
Bể Aeroten
Bể khử trùng
Bể lắng II
Bể chứa bùn
Bể nén bùn
Bể điều hòa
Hóa chất ổn định pH
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường

SCR
khí nén
Chlorin Nước tách cát Khí nén



Nguồn tiếp nhận Bùn tuần hoàn

Bùn dư


Nước tách bùn


Sản xuất phân bón
 Thuyết minh quy trình công nghệ 2:
Về phần cơ bản giống sơ đồ quy trình công
nghệ 1, nhưng thay hầm bơm bằng bể lắng
cát để loại các tạp chất huyền phù thô ra khỏi
nước thải, loại bỏ cát và cặn nặng bảo vệ
thiết bị cơ khí. Và một điểm khác nữa là thay
bể biophin bằng bể aeroten. Bể aeroten thực
hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất
hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở
dạng hòa tan và dạng lơ lửng. Bể aeroten
được cấp khí và khuấy trộn nhằm làm tăng hàm Hình IV.3 Bể aeroten
lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Bùn dư của
bể lắng 2 được tuần hoàn lại bể aeroten và nước tách bùn từ bể nén bùn được tuần hoàn
vào bể điều hòa. Từ bể lắng 2 nước được chảy sang bể khử trùng để khử mùi và loại
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 11
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
các vi sinh vật trong nước bằng dung dịch chlorin 5% trước khi thải vào nguồn tiếp
nhận.
 Đánh giá hai quy trình công nghệ:

Một cách tổng quát, cả hai quy trình công nghệ trên đều là những mô hình xử lý nước
thải đang được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Hai quy trình công nghệ này đều có thể
quản lý và vận hành dễ dàng trong điều kiện của nước ta. Đối với quy trình công nghệ
xử lý dùng bể Aeroten thì ta chú ý đến liều lượng bùn, lưu lượng khí,…phải điều chỉnh
ngay khi cần thiết. Còn với dây chuyền xử lý dùng Biophin thì ta chú ý đến khả năng
xử lý của lớp vật liệu lọc, vệ sinh và thay thế lớp vật liệu lọc.
Quy trình công nghệ 1: việc xây dựng sân phơi bùn đòi hỏi phải cần diện tích lớn
hơn là việc đầu tư máy ép bùn.
Về diện tích xây dựng bể Aeroten cũng tương đối nhỏ hơn diện tích xây dựng bể
Biophin của quy trình công nghệ 1và điều kiện quản lý và vận hành bể Aeroten dễ hơn
bể lọc Biophin.
Về phương diện mặt bằng cần thiết để xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì quy
trình công nghệ 2 khả thi hơn; với lại quy trình công nghệ 2 dễ dàng nâng công suất
của trạm xử lý nước thải khi cần thiết.
Chương V
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG TÂY SƠN – BÌNH ĐỊNH
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 12
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
Bảng V.I: Đặc trưng nước thải của Công ty Cổ phần đường Bình Định - do
Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ và Tài nguyên Môi trường phân tích ngày 08/01/2009.
Vị trí lấy mẫu COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
N(NH
4
)
(mg/l)

Nước thải sản xuất 1300 754 3,05
Nước sông Kôn, cạnh cửa xả 199 88 2,67
Nước làm lạnh ngưng tụ 64 14 -
TCVN 5945-2005 (nước thải sản xuất cột B) 80 50 1
TCVN 5942-2005 (nước mặt cột B) < 35 < 25 1
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 13
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải:
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 14
Bể điều hòa
Bể
Aeroten
Bể
lắng
đứng
Bể nén bùn cyc
lon
Sân phơi cát
Tách dầu
Bể
lắng I
Nước thải sản xuất
1800m
3
/ngày
Bùn tuần hoàn
Bùn thải
Nước tách bùn
cát
Khí

Sau
xử

Nước thải từ Baromet 64800m
3
/ngày
Tổng lượng nước thải ra
sông Kôn 67968m
3
/ngày
Dầu tách
Nước thải có dầu 768m
3
/ngày
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải:
Toàn bộ nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của Công ty được dẫn theo
đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải. Dòng thải sau khi qua song chắn
rác (SCR) ở đầu mỗi cống thu chảy qua bể lắng cát được âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ
lại cát và cặn nặng. Nước thải sau khi qua lắng cát sẽ chảy qua hầm tiếp nhận.
Tiếp theo nước thải được bơm qua trống lọc để giữ lại các loại rác có kích thước
nhỏ, đến bể điều hòa. Tại đây, lưu lượng nước thải sẽ được điều hòa ổn định và ta sử
dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để làm thoáng sơ bộ và phân bố chất bẩn đồng
đều khắp bể.
Nước thải được bơm qua bể lắng I nhằm giảm bớt hàm lượng các chất lơ lửng và
các chất ô nhiễm hữu cơ. Sau đó nước thải tự chảy qua bể Aeroten. Tại đây xảy ra quá
trình xử lý sinh học hiếu khí, khí được thổi vào bể bằng các đĩa phân phối khí nhằm
tăng cường sự xáo trộn chất bẩn với oxy trong không khí đồng thời giữ cho bùn ở trạng
thái lơ lửng.
Sau thời gian lưu, nước từ bể Aeroten tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn. Phần nước

trong từ máng thu nước Aeroten tự chảy qua bể tiếp xúc, khử trùng bằng Clo với lượng
0.5 mg/l, sau 30 phút chảy ra cống thu nước và xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng được đưa vào bể chứa bùn sau khi ổn định bùn được bơm tuần hoàn
một phần vào bể Aeroten, phần còn lại được đưa qua bể nén bùn, rồi được bơm qua
máy ép bùn băng tải. Bùn sau khi ra khỏi máy ép bùn được đưa đi sản xuất phân bón,
hoặc chôn lắp.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 15
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
KẾT LUẬN
Ở các nước phát triển vấn đề môi trường được quan tâm sớm hơn so với các nước
đang phát triển nên các nhà máy đường tại các nước phát triển hầu hết là có hệ thống
xử lý nước thải để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.
Tại Việt Nam mặc dù các vấn đề môi trường dần dần được quan tâm hơn nhưng do
điều kiện kinh tế còn khó khăn và các vấn đề môi trường này chưa được quan tâm đúng
mức ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy nên đa số các nhà máy đường ở Việt Nam
là không có hệ thống xử lý nước thải, một số nhà máy có hệ thống xử lý nhưng hệ
thống không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
Có nhiều phương án xử lý nước thải để các nhà máy sản xuất đường lựa chọn theo
quy mô và đặc tính của nhà máy mình. Nếu các nhà máy sản xuất đường nhận thức
được vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng này mà tiến hành đầu tư nghiên cứu tìm ra biện
pháp xử lý tối ưu thì chúng em tin chắc rằng chi phí cho việc xử lý sẽ không có nghĩa
lý gì nếu biết tận dụng các phế thải để sản xuất các vật liệu tiêu dùng khác như giấy,
phân bón, dầu bôi trơn tái chế…
Nói tóm lại, việc nâng cao năng suất, chất lượng của nhà máy sản xuất đường nhất
thiết phải đi đôi với việc cải tiến, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 16
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Đức Phẩm (2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,
Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

2. Tài liệu Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, PGS Nguyễn Văn Phước.
3. Bài giảng Xử lý nước thải
www.ued.edu.vn/khoahoa/file /Xu_ly_nuoc_thai_CoHuong_.pdf
4. Bài giảng kĩ thuật xử lý nước thải, ThS. Lâm Vĩnh Sơn
5. Tài liệu kĩ thuật xử lý nước thải mía đường
/>6. Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần đường Bình
Định công suất 1800m
3
/ngày, Hồ Thanh Trang lớp CNMT K49 – QN, ĐH Bách
Khoa Hà Nội.
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 17
GVHD: ThS. Trương Thanh Tâm Bài tiểu luận: Xử lý nước thải nhà máy sản xuất đường
MỤC LỤC
I.1 Nước thải từ khu ép mía 2
I.3 Nước thải khu lò hơi 2
III.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học 6
III.2 xử lý bằng phương pháp hóa lý 6
III.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 8
13
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải: 14
14
thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải: 15
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ - Lớp Hóa Dầu K31- Đại Học Quy Nhơn Trang 18

×