Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH NƯỚC MỸ_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.33 KB, 5 trang )

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
NƯỚC MỸ

NHỮNG NGƯỜI CHÂU ÂU ĐẦU TIÊN

Những người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ - ít nhất là với những người
đầu tiên mà chúng ta có bằng chứng đáng tin cậy - là người Na Uy. Họ
đã khởi hành từ Greenland để đi về hướng tây - nơi thủ lĩnh Erik the
Red đã lập một khu định cư vào khoảng năm 985. Người ta cho rằng
Leif, con trai của ông, vào năm 1001 đã thám hiểm vùng duyên hải ông
Bắc - Canada ngày nay - và đã sống ở đó ít nhất một mùa đông.

Mặc dù những trường ca của người Na Uy mô tả các thủy thủ người
Viking đã phiêu lưu thám hiểm duyên hải Đại Tây Dương của Bắc Mỹ
đến tới tận vùng Bahamas, song những nội dung như vậy vẫn chưa
được chứng minh. Tuy nhiên, vào năm 1963, những dấu tích của một số
ngôi nhà của người Na Uy có niên đại từ thời đồ đá được phát hiện ở
L'Anse-aux-Meadows tại miền Bắc Newfoundland, do đó đã minh
chứng cho ít nhất một số nội dung trong trường ca của người Na Uy.

Năm 1497, đúng 5 năm sau khi Christopher Columbus đặt chân lên
vùng đất Caribê để đi tìm đường từ phía Tây sang châu Á, một thủy thủ
người Venetia (vùng đông bắc Italia) tên là John Cabot đã tới
Newfoundland theo sứ mệnh của vua Anh. Mặc dù nhanh chóng bị
chìm vào quên lãng, song chuyến hành trình của Cabot về sau này đã
trở thành căn cứ để người Anh đề ra yêu sách với Bắc Mỹ. Chuyến đi đó
cũng mở đường tới những khu vực giàu hải sản ở ngoài khơi khu vực
Georges Bank. Không lâu sau đó, ngư dân châu Âu, đặc biệt là người Bồ
Đào Nha, đã thường xuyên lui tới khu vực này.

Mặc dù Columbus chưa bao giờ nhìn thấy đất liền của Hợp chủng quốc


Hoa Kỳ tương lai, song những cuộc thám hiểm đầu tiên với sự giúp đỡ
của ông đã được tổ chức nhờ đóng góp vật chất của người Tây Ban
Nha. Cuộc thám hiểm đầu tiên trong số đó được tiến hành năm 1513
khi một nhóm thủy thủ dưới sự chỉ huy của Juan Ponce de Leon đã đặt
chân lên bờ biển Florida gần thành phố St.Augustine ngày nay.

Nhờ chinh phục được Mexico vào năm 1522, người Tây Ban Nha đã
củng cố vững chắc vị trí của mình ở Tây bán cầu. Những phát hiện tiếp
theo đã bổ sung thêm cho tri thức của người châu Âu về miền đất mà
bây giờ được gọi là nước Mỹ (America) theo tên của nhà hàng hải người
Italia - Amerigo Vespucci. Amerigo đã có những bài mô tả nổi tiếng về
các cuộc hành trình của ông tới Tân Thế giới. Đến năm 1529, người ta
đã vẽ được những tấm bản đồ đáng tin cậy của vùng bờ biển Đại Tây
Dương từ Labrador đến Tierra del Fuego. Tuy nhiên, trải qua hơn một
thế kỷ nữa thì niềm hy vọng phát hiện ra con đường phía tây sang châu
Á mới hoàn toàn bị gác bỏ.

Một trong những cuộc thám hiểm đầu tiên quan trọng nhất của người
Tây Ban Nha là của Hernando De Doto. Ông đã từng tháp tùng
Francisco Pizzaro trong cuộc chinh phục Peru. Sau khi rời Havana vào
năm 1539, đoàn thám hiểm của De Soto đặt chân tới Florida và đi sâu
vào miền Đông nam nước Mỹ tới tận sông Mississippi để tìm kiếm của
cải.

Một người Tây Ban Nha khác, Francisco Coronado, đã khởi hành từ
Mexico vào năm 1540 để đi tìm bảy đô thị huyền bí của xứ Cibola.
Những cuộc thám hiểm đã đưa Coronado tới vùng Grand Canyon và
Kansas, nhưng ông đã không tìm thấy vàng hay kho báu mà người Tây
Ban Nha đã ra sức tìm kiếm.


Trong khi người Tây Ban Nha ra sức thám hiểm miền Nam thì miền Bắc
nước Mỹ cũng đã dần được phát hiện thông qua những chuyến đi của
các nhà thám hiểm như Giovanni da Verrazano. Là người xứ Florence lái
thuyền thuê cho người Pháp, Verrazano đã đặt chân tới Nam Carolina
vào năm 1524 và tiến về phía bắc dọc theo Đại Tây Dương đến tận cảng
New York ngày nay.

Mười năm sau, một người Pháp tên là Jacques Cartier, cũng giống như
những người châu Âu khác trước đó, đã ra khơi với hy vọng tìm được
tuyến đường biển tới châu Á. Các cuộc thám hiểm của Cartier dọc theo
sông St. Lawrence đã trở thành căn cứ để người Pháp đưa ra yêu sách
đòi đất ở Bắc Mỹ. Những yêu sách này còn kéo dài tới tận năm 1763.

Sau khi thuộc địa Quebec đầu tiên của họ bị sụp đổ vào những năm
1540, những người Pháp theo đạo Tin Lành tìm cách định cư ở vùng bờ
biển phía bắc Florida suốt hai mươi năm sau đó. Vì cho rằng người Pháp
là mối đe dọa đối với tuyến đường thương mại dọc hải lưu Gulf Stream
của mình nên người Tây Ban Nha đã tàn phá thuộc địa này vào năm
1565. Thật trớ trêu, thủ lĩnh của đội quân Tây Ban Nha, Pedro
Menendez, ngay sau đó đã xây dựng một thị trấn cách đó không xa
mang tên St. Augustine. Đây là khu vực định cư lâu dài đầu tiên của
người châu Âu ở vùng đất là nước Mỹ ngày nay.

Số của cải khổng lồ từ các thuộc địa ở Mexico, quần đảo Caribê và Peru
được chở về Tây Ban Nha đã thôi thúc nhiều cường quốc châu Âu khác.
Những quốc gia hàng hải mới nổi lên như Anh đã bắt đầu quan tâm đến
Tân Thế giới, một phần là vì các cuộc tấn công dưới sự chỉ huy của
Francis Drake nhằm vào tàu chở kho báu của người Tây Ban Nha đã
thành công.


Năm 1578, Humphrey Gibert, tác giả luận thuyết về việc tìm đường
theo hướng tây bắc, đã được Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập
một thuộc địa cho những vùng đất còn man di, mọi rợ ở Tân Thế giới
nơi các nước châu Âu khác vẫn chưa xác lập quyền kiểm soát. Phải mất
năm năm Humphrey Gibert mới thực sự bắt đầu những nỗ lực của
mình. Song khi ông bị mất tích trên biển, người em trai cùng mẹ khác
cha của ông là Walter Raleigh đã tiếp bước.

Năm 1585, Raleigh thiết lập thuộc địa của người Anh đầu tiên ở Bắc Mỹ
trên đảo Roanoke ngoài khơi bờ biển bang Bắc Carolina. Sau đó thuộc
địa này đã bị từ bỏ, và những nỗ lực tiếp theo của ông hai năm sau đó
cũng bị thất bại. Hai mươi năm sau người Anh mới cố gắng lần nữa tại
Jamestown vào năm 1607. Thuộc địa của họ đã thành công và Bắc Mỹ
bước vào một kỷ nguyên mới.

×