Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ_2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.15 KB, 5 trang )

CÔNG CUỘC CẢI TỔ VÀ
SỰ TAN RÃ CỦA LIÊN XÔ


2. Bước đầu cải tổ (4/1985 – 6/1988)

Sau khi Brêgiơnhép qua đời, các Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
lần lượt là Anđrôpốp, Trécnencô. Từ tháng 3/1985 là Goócbachốp.

Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (4/1985),
Goócbachốp đã đề ra tư tưởng cải tổ mới thông qua việc trình bày
“Chiến lược tăng tốc”. Mục đích của công cuộc cải tổ được tuyên bố là
nhằm đổi mới mọi mặt đời sống của xã hội Xô viết, sửa chữa những
thiếu sót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây
dựng chủ nghĩa xã hội đúng như bản chất của nó. Nhưng trên thực tế, cải
tổ là nhằm dần dần từng bước đưa Liên Xô ra khỏi quỹ đạo của chủ
nghĩa xã hội.

Sau một thời gian chuẩn bị, đến cuối tháng 2, đầu tháng 3/1986 đã diễn
ra Đại hội XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại Đại hội, “Chiến lược
tăng tốc” của Goócbachốp đã được cụ thể hóa. Đại hội đã vạch ra đường
lối, phương hướng, chính sách cho công cuộc cải tổ ở Liên Xô. Đại hội
đã đề ra chiến lược tăng tốc và dự kiến đến cuối thế kỉ phải tăng thu
nhập quốc dân, tổng giá trị công nghiệp tăng, tăng tiềm lực sản xuất lên
2 lần và cải tạo về chất, tăng năng suất lao động 2,3 - 2,5 lần… Phương
tiện, yếu tố chủ yếu để thực hiện đường lối đẩy nhanh phát triển kinh tế -
xã hội là cải tổ nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở tiến bộ khoa học – kĩ
thuật bằng cách thay đổi chính sách cơ cấu đầu tư, tiếp tục phát triển
công nghiệp nặng, coi ngành chế tạo máy là then chốt, giải quyết lương
thực – thực phẩm được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; xác định
phương hướng cơ bản của chính sách xã hội và hoàn thiện quan hệ xã


hội – giai cấp và quan hệ dân tộc, xác định Đảng Cộng sản Liên Xô là
lực lượng lãnh đạo xã hội Xô viết, xác định đường lối đối ngoại hữu
nghị, hợp tác, hòa bình, chống chạy đua vũ trang, chống chiến tranh hạt
nhân. Tuy có sai lầm nhưng nhìn chung Đại hội XXVII về cơ bản đã
định hướng đúng và tích cực.

Sau Đại hội, tháng 6/1986, Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua Pháp
lệnh về kế hoạch 5 năm lần thứ XII. Từ đó, Liên Xô đẩy mạnh cải tổ, lấy
cải tổ kinh tế là trọng tâm. Hàng loạt các biện pháp được đề ra nhằm đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế: Ra các đạo luật về lao động cá thế (11/1986)
về thành lập các hợp tác xã, trao quyền xuất khẩu trực tiếp cho các xí
nghiệp, thành lập Hội đồng nghiệm thu quốc gia về chất lượng sản
phẩm…

Ngày 25/6/1987, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp và thông qua
văn kiện: “Những nguyên tắc cơ bản trong cải cách căn bản quản lí kinh
tế”. Văn kiện này coi là “Phương án tổng thể cải cách cơ chế kinh tế”
với nội dung cơ bản là chuyển từ những phương pháp quản lí hành chính
là chủ yếu sang những biện pháp kinh tế là chủ yếu.

Đồng thời, Hội nghị đã thông qua dự luật rất quan trọng để trình Xô viết
Tối cao phê chuẩn là Luật về xí nghiệp (liên hiệp xí nghiệp) quốc doanh
và Luật về việc toàn dân thảo luận những vấn đề quan trọng trong sinh
hoạt Nhà nước.

Văn kiện Hội nghị và hai văn bản luật mới được thông qua đã quy hoạch
bức tranh cải tổ kinh tế khá rõ ràng, đúng hướng và có nhiều điểm mới
so với cải cách kinh tế dưới thời Khơrútsốp và Brêgiơnhép.

Song song với nhiệm vụ cải tổ kinh tế, Liên Xô cũng đặt ra và giải quyết

một số vấn đề cơ bản khác như chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, loại bỏ cán bộ
thiếu trách nhiệm, công tác trì trệ, thiếu kinh nghiệm và thiếu năng lực…
đề bạt, cất nhắc cán bộ, tăng cường biện pháp quản lí và giám sát cán bộ,
mở các đợt sinh hoạt tư tưởng, phê phán cái gọi là “cơ chế cản trở cải
tổ”, tức là phê phán khuyết điểm của mô hình, thể chế cũ, tác phong lãnh
đạo kiểu mệnh lệnh hành chính, quan liêu…

Nhìn chung, trong những năm đầu của cải tổ, đường lối chiến lược của
Liên Xô đảm bảo được mục tiêu và định hướng xã hôi chủ nghĩa. Các
chính sách, biện pháp cải tổ kinh tế đã có kết quả bước đầu khả quan, tốc
độ tăng trưởng kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển. Mức tăng thu
nhập quốc dân năm 1986 là 4%, đến năm 1987 là 3,4%, 9 tháng đầu năm
1988 là 4,3%. Mức tăng của tổng giá trị sản lượng công nghiệp các năm
đó là 5%, 3,8% và 4,3%. Năng suất lao động mức tăng cao nhất là
10,4%… Nhân dân lao động hồ hởi, tin tưởng vào thành công của công
cuộc cải tổ.

Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn đầu cải tổ, Liên Xô có một số sai lầm:

- Nhận thức mơ hồ, quanh co về các giai đoạn phát triển chủ nghĩa xã
hội. Văn kiện Đại hội XXVII vừa thừa nhận vừa không thừa nhận Liên
Xô đã ở vào giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển.

- Chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc đề ra mục tiêu và tốc độ trong
chiến lược đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo chỉ tiêu Đại hội
XXVII đề ra thì trung bình mỗi năm thu nhập quốc dân tăng 6,5%, năng
suất lao động tăng 8,6 – 10%. Nhưng trong mấy năm đầu cải tổ đều
không đạt chỉ tiêu trên.

- Sai lầm trong biện pháp, chỉ đạo, Đại hội XXVII đề ra biện pháp “tiếp

tục phát triển hơn nữa công nghiệp nặng”, “coi ngành chế tạo máy có vai
trò then chốt”… làm cho cơ cấu kinh tế vốn mất cân đối càng bị mất cân
đối nghiêm trọng. Không chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ và nông
nghiệp nên đã không giải quyết được nhiệm vụ hàng đầu là lương thực,
thực phẩm và hàng tiêu dùng, những thứ mà Liên Xô đang thiếu thốn
nặng nề.

Tóm lại, trong giai đoạn đầu của cải tổ, Liên Xô đã có một số biểu hiện
sai lầm. Đó là điều kiện khó tránh khỏi, bởi cải tổ thực sự là quá trình
khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, những sai lầm này không lớn, chưa phải
nghiêm trọng, nếu những người khởi xướng và lãnh đạo cải tổ bình tĩnh,
suy xét, tìm ra nguyên nhân đích thức để khắc phục. Nhưng tiếc thay, do
nóng vội, duy ý chí, họ cho rằng nguyên nhân cải tổ kinh tế không đạt
kết quả theo mong muốn là do thể chế chính trị. Vì vậy, họ vội vàng
chuyển trọng tâm từ cải tổ kinh tế sang cải tổ chính trị, đẩy cải tổ chính
trị đi trước cải tổ kinh tế.

×