Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Cơ cấu xã hội- giai cấp, đặc điểm xu hướng biến đổi của cơ cấu XH giai cấp trong thời ký quá độ. Chính sách đối với giai tầng hiện nay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.07 KB, 4 trang )

Cơ cấu xã hội- giai cấp, đặc điểm xu hướng biến đổi của cơ cấu XH
giai cấp trong thời ký quá độ. Chính sách đối với giai tầng hiện nay.
XH mà chúng ta đang sống là tổng thể cộng đồng, tổng hợp
những thành viên tồn tại và sinh hoạt trong 1 lĩnh vực XH nhất định.
Cơ cấu XH là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan
hệ XH do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.
Cơ cầu XHGC là hệ thống các giai cấp và tầng lớp XH tốn tại
khách quan, hoạt động hợp pháp trong chế độ XH nhất định, chủ yếu là
thống qua những mối quan hệ nhất định, chủ yếu là thống qua những
MQH về sở hữu TLSX, về quản lý, về phân phối, về địa vị chính trị
xãhội …giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
Đặc điểm của cơ cấu XH giai cấp là đấu tranh giai cấp nếu thắng
lợi về phía gc vô sản thì tạo ra cơ cấu XH giai cấp tiến bộ, ngược lại nếu
thắng lợi về phía gc tư sản thì cơ cấu Xh giai cấp sẽ trở trên phức tạp. Vì
vậy, phục vụ đấu tranh giai cấp phải liên minh giai cấp. Các giai tầng
XH sẽ xích lại gần nhau trong quan hệ đối với TLSX và phân phối sp.
Các giai tầng Xh xích lại gần nhau trong quan hệ tích chất lao động và
mức độ hưởng thụ. Mác nói: lao động phức tạp là bội số của lao động
giản đơn. Các giai tầng XH sẽ xích lại gần nhau trong việc hưởng thụ và
sáng tạo ra những giá trị tinh thần, khoa học...
Đặc điểm xu hướng biến đổi của cơ cấu XH-GC trong thời kỳ
quá độ:
- Xu hướng xích lại gần nhau giữa các g/c, tầng lớp trong XH về
quan hệ với TLSX. Xu hướng này diễn ra do trong thời kỳ quá độ vẫn
còn tồn tịa các thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác
nhau.
- Xu hướng xích lại gần nhau về tính chất lao động. Xu hướng
này thể hiện thông qua cuộc cm KH-CN, áp dụng những thành tựu mới
vào quá trinhd phát triển LLSX. Cũng từ đó xu hướng quốc tế hoá ngày
càng đựoc thể hiện rõ nét thông qua việc giao lưu kinh tếvà mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại.


- Xu hướng xích lại gần nhau về MQH phân phối tư liệu tiêu
dùng giữacác g/c và tầng lớp do thực hiện ngày càngtốt nguyên tắc phân
phối theo kết quả lao động.
- Xu hướng xích lại gần nhau trong tiến bộ về đời sống tinh thần.
Xu hướng này thể hiện trực tiếp thông suqa cuộc cmXHCN trên lĩnh vực
tư tưởng văn hoá. Xu hướng này tác động trực tiếp đến sự xích lại gần
nhau, xoá bỏ dần mâu thuẫn giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động
trí óc với lao động chân tay.
Trong thực tế các xu hướng trên đây không tách rời nhau. Các xu
hướng đó thể hiện không đồng đều về nhịp độ giữa các giai đoạn khác
nhau và ở những vùng kác nhau nhưng đó là biểu hiện chung mang tính
quy luật của sự biến đổi cơ cấu trong Xh trong điềukiện Đảng của gc
công nhân lãnh đạo XH. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, các xu hướng
biến đổi trên đã thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, phát triển LLSX,
hoàn thiện QHSX, nângcao đời sống vật chất, tinh thần của XH.
Những xu hướng chung của sự biến đổi
- Sự xích lại gần nhau của các giai cấp và tầng lớp XH
- Các giai cấp và tầng lớp XH sẽ xích lại gần nhau trong quan hệ
phân phối và tiêu dùng
- Xu hướng đa dạng hoá về sở hữu, cơ chế thị trường canh tranh,
phân hoá thu nhập.
Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu XH-GC trong thời kỳ
quá độ
- Sự biến động của cơ cầu XH gc gắn liền và được quy định trực
tiếp nhất bởi sự biến động của cơ cấu kinh tế ngành, nghề, của cơ cấu
các thành phần kinh tế, của cơ chế hành chính, KT-XH. Trong thời kỳ
quá độ, nền kinh tế nhiều thành phần tất yếu đưa tới một cơ cấu XH g/c
đa dạng, phức tạp, vi nhân tố kinh tế luôn luon có vai trò quyết định đối
với các vấn đề XH. Cơ cấu XHgc phát triển trong mối quân hệ biện
chứng của các nhân tố khách quan và chủ quan. Đảng, Nhà nước với tư

cách là những nhân tố chủ quan mạnh nhất, tác động chi phốiđến sự biến
đổi cơ cấu XH giai cấp, phát triển theo tính chất XHCN thống qua chính
sách KT phù hợp với điềukiện XH lịch sử.
- Quá trình biến đổi cơ cầu XH g/c cũ sang cơ cấu XH g/c mới là
một quá trình liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Quá trình biến đổi này
ngày càng đa dạng, phức tạp, với nhiều thành phần kinh tế trong XH
nhưng sẽdần ổn định khi nền kinh tế ổn định, lực lượng SX đã pát triển
và quá trình CNH-HĐH triển khai có kết quả.
- Cơ cầu XH g/c biến động và phát triển trong MQH vừa có mâu
thuẫn, vừa liên minh tiến tới từng bước xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng
trong Xh sẽ đưa đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ
bản trong XH, đặc biệt giữacông nông và trí thức. Mức độ củaquá trình
này tuỳ thuộc vào điều kiện KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn
của thời kỳ quá độ.
1
- Xu hướng phát triển của cơ cầu XH g/c của nước ta phản ánh
tính đa dạng và tính thống nhất của cơ cấu XHVN trong thời kỳ quá độ
lên CNXH.
= Tính đa dạng thể hiện không những ở sự tồn tại của các g/c,
tầng lớp, các nhóm XH khác nhau trong ĐK KT nhiều thành phần mà
còn thể hiện cả trong kết cấu đa dạng của từng giai cấp, tầng lớp, nhóm
trong XH.
= Tính thống nhất xã hội thể hiện thông suqa xu hướng phát
triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu của giai cấp công nhân - lực
lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới, giữ vai trò chủ đạo trong
quá trình cải biến xã hội. Tính thống nhất ấy còn thể hiện thông qua sự
liên minh công nhân, nông dân, trí thức - nền tảng chính trị xãhội nước ta
trong thời kỳ quá độ, thông qua nhiệm vụ chung có tính chất chiến lược
của các cộng đồng xã hội ở nước ta là sự nghiệp XD và BVTQ
VNXHCN.

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các
giai tầng xh:
Đối với giai cấp công nhân:
1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai
cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lực lượng nòng cốt trong
liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công
nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ
với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp của tất cả các
giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động
lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ
đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
3- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn
kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo hài hoà lợi ích
giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội;
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan
tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp
công nhân.
4- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân,
không ngừng trí thức hoá giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến
lược. có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng.
5- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan
trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng

giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức
công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức
chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh.
Giải pháp:
1- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về
giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế
2- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí
thức hoá giai cấp công
3- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai
cấp, tinh thần dân tộc cho giai cho công nhân, bảo quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
4- Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống
chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ
chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng
giai cấp công nhân
Đối với đội ngũ trí thức:
Quan điểm:
1- Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt
quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí
thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của
đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động
của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho
phát triển bền vững.

2- Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã
hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà
2
nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ
quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển
đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
3- Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong
hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều
kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí
thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến;
có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước.
Giải pháp:
1- Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động
của trí thức.
2- Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức.
3- Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức
4- Ðề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất
lượng hoạt động các hội của trí thức
5- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Ðảng đối với đội
ngũ trí thức.
Chính sách đối với đồng bào các dân tộc, tôn giáo: Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về công tác tôn giáo,
đã thống nhất quan điểm và chính sách của Đảng ta như sau:
1. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước
ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết
toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng

bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy
những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những
người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử
với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật, kích động
chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng. Lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp
chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và
nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các
tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ
độc lập và thống nhất của Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính
sách KT-XH, an ninh quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của
nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
4. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tổ
chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách
nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý Nhà nước
đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối
chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
5. Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do
hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo qui định của pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động tôn giáo theo
pháp luật qui định và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng
như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan,
không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền
đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các qui
định của Hiến pháp và pháp luật.
Chính sách đối với giai cấp nông dân:

Phát huy vai trò quan trọng của giai cấp nông dân trong sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đưa cộng nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tốt
chính sách về ruộng đất. Tăng hiệu quả sử dụng đất, tiêu thụ nông sản
hàng hoá. Khuyễn khích nông dân hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác
xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống.
Hỗ trợ và khuyễn khích nông dân học nghề, áp dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ.
Chính sách đối với tầng lớp doanh nhân: Đảng, Nhà nước tạo
điều kiện phát huy vai trò, tiềm năng của doanh nhân vào phát triển sản
xuất kinh doanh phục vụ phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Chính sách đối với tầng lớp những người sản xuất nhỏ:
Liên hệ Quảng Nam:
Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Diện tích tự nhiên hơn 10,408 ngàn
km,
2
với dân số gần 1,5 triệu người.
Đối với gccn: Tỉnh ủy Quảng Nam có Chương trình hành động
số 17-CTr/TU ngày 28/4/2008 về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tiếp tục xây dựng
3
giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tính đến năm 2008, số lượng công nhân trên địa bàn tỉnh có trên
22.000 người (chiếm 27,73%) tổng số lao động toàn tỉnh. Ngoài những
đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam. có đặc điểm riêng, đó
là: Hầu hết xuất thân từ nông dân, có ý thức xây dựng và gắn bó với quê
hương. Đa số có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, tiếp thu nhanh các
tiến bộ kỹ thuật. Trình độ văn hoá hầu hết đã qua THCS, THPT và đã

được đào tạo nghề.
Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế: Thiếu các chuyên gia, công nhân lành nghề; cơ cấu ngành nghề
còn bất hợp lý, chưa có nhiều công nhân làm việc trong các ngành nghề
kỹ thuật cao; tuy được đào tạo nghề nhưng chưa thật cơ bản, tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế; một số, chưa thật sự gắn
bó với doanh nghiệp; giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, sự hiểu biết về
chính sách, pháp luật không đồng đều.
Đời sống, điều kiện lao động của đại bộ phận công nhân trên địa
bàn tỉnh vẫn còn khó khăn. Thu nhập của công nhân còn thấp so với mặt
bằng chung của cả nước
Giai cấp nông dân: Trong quá trình phát triển nhanh về công
nghiệp-dịch vụ và quá trình đô thị hoá, cơ cấu dân số thành thị và nông
thôn của tỉnh đã thay đổi, đên năm 2008 lao động trong khu vực nông
nghiệp chiếm còn khoảng 68% tổng số lao động trong toàn tỉnh (năm
2001 chiếm 81%); bình quân đất sản xuất nông nghiệp/nhân khẩu
540m2.
Tri thức: Chương trình hành động số 23-Ctr/TU ngày
31/10/2008 về việc thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí
thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”
Đến nay, toàn tỉnh có trên 17.600 người có trình độ từ cao đẳng,
đại học trở lên, tăng 258% so với năm 1997, chiếm 4,09% lực lượng lao
động toàn tỉnh; trong đó, có 418 người có trình độ sau đại học, chiếm tỷ
lệ 2,37% tổng số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.Đội ngũ trí thức ở
Quảng Nam đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo
an ninh-quốc phòng. Trí thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
(KH&CN) đã tham gia các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa

học các cấp. Những kết quả nghiên cứu đã góp phần tích cực giải quyết
vấn đề cân đối lương thực; đổi mới, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ
mới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, năng lượng mới; bảo
vệ tài nguyên, môi trường; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển giáo
dục-đào tạo (GD-ĐT), chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hạn chế: Cơ cấu đội ngũ trí thức còn mang tính tự phát, chưa có
quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ trí thức phù hợp; đội ngũ cán bộ sau
đại học thuộc các ngành kinh tế, kỹ thuật rất ít; số lượng trí thức có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, chuyên gia đầu ngành ít. Một bộ phận trí
thức còn thụ động; điều kiện và môi trường làm việc còn nhiều hạn chế,
nên tụt hậu so với trình độ tiên tiến trong nước.
Hoạt động sáng tạo của đội ngũ trí thức chưa trở thành phong
trào mạnh mẽ, sâu, rộng, chưa gắn bó mật thiết với quá trình ra quyết
định của các cấp, các ngành, với sản xuất, kinh doanh và đời sống. Nhiều
sản phẩm nghiên cứu KH&CN chậm và chưa được áp dụng vào sản xuất
và đời sống. Chưa tạo được những tác phẩm VH-NT có giá trị xứng tầm
với truyền thống và yêu cầu phát triển của tỉnh./.
4

×