Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

vấn đề anh ninh năng lượng và một số giải pháp công nghệ năng lượng sạch có thể thực hiện được ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.43 KB, 45 trang )















VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG LƢỢNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG SẠCH
CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƢỢC Ở VIỆT NAM


1
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng, đã từ lâu, cho đến nay và cho mai sau luôn là động lực cho phát triển
của xã hội nhân loại. “Lửa” đã đưa con người tiến lên từ thời kỳ đồ đá đến kỷ nguyên
vũ trụ. Chính nó cũng là những nguyên nhân gây ra tranh giành quyền lực của các thế
lực trong xã hội loài người.Trữ lượng năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu
cầu về nó càng cao, nên vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp bách. Các cuộc
khủng hoảng chính trị đã đẩy giá dầu lên cao, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế
thế giới, đồng thời kéo theo những mối quan hệ căng thẳng giữa các nước sản xuất dầu
mỏ với các nước nhập dầu mỏ, giữa các nước nhập dầu mỏ chính với nhau, đã sinh ra
những cuộc xung đột vũ trang mất an ninh khu vực và dễ bùng nổ hiểm hoạ lan rộng
trên toàn thế giới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào thế giới hiện đại, nền


công nghiệp còn lạc hậu đến hàng mấy thế hệ, năng lượng càng trở nên quan trọng
hơn. Xuất khẩu dầu thô và than đá đã đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà
nước.Với tầm quan trọng của năng lượng trong công cuộc đổi mới đất nước, Chính
phủ đã đưa ra Chiến lược phát triển điện lực trong giai đoạn 2004 -2010, định hướng
đến năm 2020, với các quan điểm:
- Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải
đảo.
- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng
cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến
khâu sử dụng.
- Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành
điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện
phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích
hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
- Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và
điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá
mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất
lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và tìm hiểu sâu về lĩnh vực năng lượng, Trung
tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “VẤN ĐỀ AN NINH NĂNG
LƢỢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NĂNG LƢỢNG SẠCH CÓ THỂ
THỰC HIỆN ĐƢỢC Ở VIỆT NAM”.
Đây là một lĩnh vực rất rộng và sâu được xã hội quan tâm nên việc biên soạn nội
dung Tổng luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong bạn đọc chia sẻ và thông
cảm.
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia


2
I. AN NINH NĂNG LƢỢNG:

1.1. Vấn đề an ninh năng lƣợng trên thế giới
Nguồn "vàng đen" thế giới đang ngày càng cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ
năng lượng trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm bớt, ngược lại gia tăng hơn khi mức
sống người dân của nhiều nước được cải thiện. Người ta ước tính rằng khi thu nhập
quốc dân tăng lên 1% thì nhu cầu điện năng sẽ tăng lên khoảng 2,1-2,3%. Nguồn điện
cung cấp cho thế giới hiện nay chủ yếu vẫn được sản xuất từ những lọai nguyên liệu
đào dưới lòng đất lên như dầu lửa, than đá và khí đốt. Nguồn nhiên liệu ấy không phải
là vô tận, với mức độ khai thác như hiện nay thì dầu mỏ sẽ hết sau 40-50 năm, khí đốt
60 năm, than đá nhiều hơn một chút là trên 200 năm, cho nên việc bảo toàn chỉ có thể
kéo dài giờ phút cạn kiệt cho đến khi không còn gì nữa để bảo toàn. Martin Hoeffert,
Giáo sư Vật lý ở Đại học New York, ước tính rằng, trong thế kỷ 21, con người sẽ sử
dụng gấp ba lần lượng điện hiện thời. Không có nguồn nhiên liệu mới nào đủ dồi dào
để thay thế dầu lửa, than đá và khí đốt cho đến thời điểm này. Những nguồn nhiên liệu
không đào khoan từ lòng đất thì vẫn đang ngập ngừng những bước đi dò dẫm, đầy
chông gai sóng gió.
Trong những năm gần đây, các mối lo ngại trên phạm vi toàn cầu liên quan đến
nguồn cung năng lượng được đánh giá là rất nghiêm trọng.Về mức độ chung toàn cầu,
an ninh năng lượng liên quan chủ yếu và chặt chẽ đến an ninh dầu mỏ, trong đó giá
dầu mỏ là nguồn gốc của sự mất an ninh năng lượng. Điều này không chỉ liên quan
đến lượng dầu xuất khẩu của khu vực Trung Đông đầy bất ổn, mà còn cả tới năng lực
của toàn bộ hệ thống sản xuất, lọc dầu và vận chuyển dầu khí trên thế giới. Tiếng
chuông cảnh báo ngày càng được các chuyên gia gióng lên tới các nhà lãnh đạo chính
trị. Trong Báo cáo 2 năm một lần xuất bản ngày 7/11/05, với tiêu đề "Triển vọng năng
lượng thế giới 2004-2030", Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã nhấn mạnh đến nguy
cơ an ninh năng lượng có thể kịch phát trong thời gian ngắn và khả năng nguồn cung
gián đoạn sẽ gia tăng.
Được xem như một giải pháp chính để thay thế dầu lửa, nguồn khí tự nhiên cũng

đang có những vấn đề, nhất là từ khi nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, nước
Nga từ đầu năm 2006, đã tạm đình chỉ việc giao chuyển khí đốt cho Ucraina và
Grudia, khi mà hai chính phủ này có chiều hướng thân phương Tây, sau đó có cung
cấp lại, nhưng tăng giá và giảm cung cấp khí đốt cho Hungari, Áo, Italia giữa mùa
đông giá rét thấu xương năm nay ở lục dịa châu Âu Tình trạng rối loạn này đã tới
mức cảnh báo, bởi vấn đề an ninh năng lượng đã trở thành chủ đề trọng tâm tại cuộc
gặp Bộ trưởng các nước G8 diễn ra hồi tháng 2/2006. Trong cuộc họp của các chuyên
gia về năng lượng ngày 15/2 tại Bérlin (Đức), ông Luc Werring, Quan chức cấp cao
EU, cũng đã nhấn mạnh tới lợi ích chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu
đối với nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông và Nga, đồng thời cho rằng việc tăng
cường các biện pháp an ninh đã trở thành một vấn đề cơ bản.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia luôn luôn là một trong những mục tiêu hàng
đầu của các chính sách, chiến lược đối nội và đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Mỹ

3
G.W.Bush từ đầu năm tới nay đã nhiều lần nhấn mạnh đến sự cần thiết là Mỹ phải
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu khí và vượt qua cái gọi là "nền kinh tế dựa vào
năng lượng", trong đó có việc tăng cường đầu tư phát triển các nguồn năng lượng thay
thế. Động thái trên cũng giải thích rõ hơn tại sao Mỹ hiện nay nỗ lực can dự vào mọi
nơi có nguồn dự trữ dầu khí giàu có như ở Trung Đông, Trung Á và châu Phi, cũng
như việc các nước xuất khẩu dầu mỏ không do dự tăng sản lượng khai thác để đáp ứng
nhu cầu tăng nhanh của thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã quyết định
lấy chủ đề an ninh năng lượng là trọng tâm của các cuộc đàm phán của nhóm G8 năm
nay, khi mà nước này nhận chức Chủ tịch Nhóm và gần đây đã tuyên bố xoá nợ 700
triệu USD cho các nước nghèo để giải quyết vấn đề năng lượng ở các nước đó. Đối với
EU, với con át chủ bài “Năng lượng”, Tổng thống V.Putin không những giảm được
khoản nợ nước ngoài (Hiện ở mức 50 tỉ USD) mà còn dùng nó làm chìa khoá mở cửa
thị trường hơn 450 triệu dân của EU. Khi cán cân quyền lực rơi vào tay thân phương
Tây sau sự sụp đổ của Liên xô và phe xã hội chủ nghĩa. Nga đã vạch ra kế hoạch leo
trở lại đỉnh cao quyền lực không bằng con đường quân sự hay chính trị, mà bằng sự

kiểm soát năng lượng.
Toàn cảnh ngành dầu khí thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc trong 3 năm qua. Cuộc
xâm lược của Mỹ vào Irắc năm 2003 đã đẩy nước thành viên quan trọng của Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này vào tình trạng bị bất ổn liên miên, sản lượng
dầu giảm mạnh từ 2,5 triệu xuống còn 1,5 triệu thùng/ngày, đẩy giá trung bình rổ dầu
thô của OPEC tăng vọt từ 24,36 USD/thùng năm 2002 lên 50,58 USD/thùng năm 2005
và năm nay giá dầu đang tiến dần tới ngưỡng cửa 80 USD/thùng.
Trữ lượng năng lượng thế giới giờ đây còn rất hạn chế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
nghiên cứu tìm các nguồn nằng lượng khác, nhưng các loại nhiên liệu hoá thạch vẫn
còn cung cấp tới 80% nhu cầu năng lượng thế giới. Các dạng năng lượng lại không
phân bố đồng đều trên thế giới, nhất là dầu mỏ; Vùng Trung Đông có trữ lượng 65,4%,
nhưng nhu cầu chỉ 6%, trong khi đó ở các nước phát triển nhu cầu là 62%, nhưng trữ
lượng chỉ có 9,7%. Ở các nước phát triển phần lớn đều chỉ có trữ lượng than đá là lớn.
Than gây ô nhiễm, nhưng do giá xăng dầu, khí đốt cao, mặc dầu phải trả tiền phạt 20
euro/1 tấn khí thải CO
2
(theo Nghị định thư Kyoto), nhưng vẫn có lợi nhuận vì chi phí
chỉ 40 Euro/Mwh, so với 56 Euro/Mwh sử dụng nhiên liệu khí đốt. Do vậy, tại các
nước phát triển, vẫn đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ nhiệt điện từ nguồn năng lượng
này.
Ở mức độ chung toàn cầu hiện nay, an ninh năng lượng chủ yếu gắn chặt chẽ với an
ninh dầu mỏ, giá dầu mỏ là nguồn gốc của sự mất an ninh năng lượng. Ngược với cú
sốc dầu lửa vào các năm 1973-1974 và 1979-1980, sự tăng giá dầu không mong đợi
cùng với mối lo ngại liên quan đến an ninh năng lượng hiện nay không phải là kết quả
của một lệnh cấm vận, của việc giảm lượng dầu xuất khẩu, hay việc sử dụng dầu lửa
như một thứ vũ khí của các nước sản xuất. Nó chịu ảnh hưởng của hai loại nhân tố:
- Loại thứ nhất liên quan đến địa-chính trị, nhất là các vụ tấn công và sự bất ổn định
chính trị ở Trung Đông và Nigiêria, căng thẳng hạt nhân giữa Iran với Mỹ và EU.

4

- Loại thứ hai là các nhân tố khác tác động trực tiếp tới cân đối cung-cầu. Đó là nhu
cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới ngày một tăng. Sau mức tăng trung bình 1,54% trong giai
đoạn 1992-2002, nhu cầu dầu mỏ thế giới đã tăng 1,93% (năm 2003) và 3,7% (năm
2004) để đạt mức kỷ lục 82,1 triệu thùng/ngày (2004) và sau đó là 83,2 triệu
thùng/ngày (năm 2005). Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, nhu cầu dầu lửa đã tăng trung
bình 5,5 triệu thùng/ngày. Nhất là tại Trung Quốc, mức cầu dầu lửa đã tăng kỷ lục, từ
7,6% (2003) lên 15,8% (2004). Theo các số liệu đánh giá của Cơ quan năng lượng
quốc tế (IEA) và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng gần 50%
trong vòng 25 năm tới, từ 83,2 triệu thùng/ngày (năm 2005) lên 115,4 triệu thùng/ngày
(năm 2030). Theo Tập đoàn dầu mỏ Mỹ Chevron Texaco, nếu thế giới trước đây phải
mất 125 năm để tiêu thụ hết 1.000 tỷ tấn dầu đầu tiên, thì nay chỉ cần 30 năm.
Một vấn đề gây lo ngại khác là từ 20 năm nay, sản lượng dầu thô được hút từ lòng
đất đã vượt mức dầu thô được phát hiện.
Một nguy cơ khác cũng đe dọa thị trường dầu lửa. Đó là tình trạng suy giảm sản
xuất trong một số nước xuất khẩu dầu và tình trạng phổ biến về việc thiếu đầu tư và
đầu tư không thích đáng cho phát triển năng lực cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng. Do giảm sản lượng dầu thô và tăng nhu cầu nội địa, nhiều nước hôm qua
còn là nước xuất khẩu dầu lửa, thì nay đã trở thành nước nhập khẩu (Inđônêxia, Ai
Cập, Tuynidi, Mỹ), hay có nguy cơ trở thành những nước nhập khẩu dầu ròng trong
những năm tới như Gabông, Ôman, Xyri. Nghiên cứu cho thấy mức suy giảm sản xuất
dầu lửa ở Mêhicô nhanh hơn dự báo, nhất là sản lượng khai thác ở mỏ Cantarelle, với
2 triệu thùng/ngày, chiếm 60% sản lượng của Mêhicô. Tình trạng tương tự đang diễn
ra ở khu vực Biển Bắc, IEA dự báo sản lượng khai thác giảm từ 6,6 triệu thùng/ngày
năm 2002 xuống còn 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Không có gì là chắc chắn
ngay cả với khu vực Trung Đông, nơi sản lượng khai thác được dự báo sẽ tăng gấp 2
lần từ nay đến năm 2025 để đáp ứng với nhu cầu gia tăng của thế giới. Tuy nhiên, dự
báo này có vẻ phi hiện thực. Chỉ có Arập Xêút đang thực hiện chương trình tăng năng
lực sản xuất từ 10,8 triệu thùng/ngày như hiện nay lên 12,5 triệu thùng/ngày vào năm
2009. Triển vọng tương tự khó có thể xẩy ra với Iran, Irắc và Côoét-khi mà cuộc nội
chiến ở Irắc vẫn còn đang khốc liệt và sự căng thẳng giữa Iran và Mỹ cùng với các

nước trong khối EU gia tăng. Theo Tờ Thời báo tài chính (Anh) cho rằng châu Âu và
Mỹ ngày càng phụ thuộc vào dầu lửa của Trung Đông và sẽ trở thành nơi xuất khẩu
sản phẩm dầu đã tinh lọc lớn nhất trong mười năm tới. Cơ quan năng lượng quốc tế
(IEA) ước tính từ năm 2004 đến năm 2030, các nước ở Trung Đông sẽ chi 89 tỷ USD
cho ngành công nghiệp lọc dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nơi
chiếm 40% tổng khối lượng dầu mỏ cung ứng cho toàn thế giới, dự định sẽ tăng khả
năng lọc dầu thêm khoảng 6 triệu thùng/ngày trong 7 năm tới. Các thành viên của
OPEC, chủ yếu là các nước Trung Đông, hiện chiếm 3/4 trữ lượng dầu mỏ thế giới,
không những dự định xây các nhà máy lọc dầu trong nước, mà còn muốn xây dựng các
nhà máy lọc dầu ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á. Trong bối cảnh đó, vai trò của các
nước Trung Đông sẽ ngày càng quan trọng hơn, khi họ nắm phần lớn nguồn dầu lửa

5
của thế giới và sở hữu nền công nghiệp lọc dầu hiện đại. Tuy nhiên, khu vực Trung
Đông nhiều dầu mỏ cũng đang và ngày càng trở thành điểm nóng của thế giới về chính
trị. Đây đã, đang và sẽ là nơi các nước lớn tranh giành ảnh hưởng quyết liệt hơn, và
các cơ sở dầu mỏ luôn là mục tiêu tấn công của bọn khủng bố. Những thay đổi chế độ
ở Trung Đông đều dẫn tới sự thay đổi trong chính sách dầu mỏ quốc gia. Chính các
nhân tố đó khiến ngành công nghiệp dầu lửa ở khu vực này phát triển mạnh, nhưng
không bền vững. Các chuyên gia của Mỹ cho rằng, chừng nào chưa có nguồn năng
lượng thay thế dầu mỏ, thế giới chưa thể chấm dứt sự lệ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu
và một Trung Đông đầy biến động thì chúng ta còn phải chung sống với thực trạng bất
an vì mất an ninh năng lượng.
Trong bối cảnh nhu cầu dầu lửa ngày càng lớn và nguồn tài nguyên này ngày càng
hạn chế, mối nguy hiểm chính đe dọa đến an ninh cung ứng năng lượng lại nằm ở chỗ
mất cân đối giữa cung và cầu, trong sự cạnh tranh và nguy cơ xung đột giữa các nước
tiêu thụ chính. Sự cạnh tranh này giải thích lý do của cuộc chạy đua giữa Mỹ, EU,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ nhằm có quan hệ hợp tác với các nước sản xuất dầu và
tìm cách kiểm soát các con đường vận chuyển dầu giữa các trung tâm sản xuất và
trung tâm tiêu thụ lớn.

Cuộc chiến Irắc năm 2003 đã cho phép Mỹ gạt Pháp, Nga, Italia, Trung Quốc ra
khỏi nước này. Đường ống dẫn dầu mới Bakou-Tbilissi-Ceyhan hay thỏa thuận Đức-
Nga về đường ống dẫn khí Bắc Âu, sẽ được xây dựng dưới biển Bantích. Trung Quốc
ký thoả thuận với Ấn Độ chia sẻ thông tin mua bán dầu mỏ nhằm tránh cuộc chiến giá
cả tốn kém. Trung Quốc hy vọng mua cổ phần trong các dự án nước ngoài có thể đảm
bảo nguồn cung năng lượng cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, các dự án đó chỉ cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm thị phần trong một thời gian hạn chế hơn là kiểm
soát mỏ dầu. Trung Quốc có thể mua dầu mỏ với giá rẻ hơn và an toàn hơn so với ký
hợp đồng dài hạn mua dầu trên thị trường mở. Hội đồng chuyên gia của Nhật về năng
lượng, trực thuộc Chính phủ, thông báo rằng tỷ phần các trung tâm điện nguyên tử để
duy trì sự cân bằng năng lượng của đất nước “Hoa Anh đào”, cần phải tăng đến 40%
để giảm sự phụ thuộc nền kinh tế quốc dân với dầu mỏ như hiện nay 50% xuống còn
40%. Đến năm 2030 ngoài 20% số ô tô phải sử dụng những loại nhiên liệu thay thế, ô
tô sản xuất ra cũng không sử dụng các sản phẩm của dầu mỏ. Hội đồng này cũng cho
rằng phải tự soạn thảo ra những kế hoạch để khai thác dầu ở nước ngoài. Các chuyên
gia khuyên Chính phủ cần nỗ lực để làm sao cho đến năm 2030, 40% số dầu mỏ nhập
vào trong nước sẽ được lấy từ những mỏ ở nước ngoài có vốn của Nhật Bản.
Mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước tiêu thụ nhiều dầu lửa với các nước xuất
khẩu, ngày càng lớn. Các thách thức mới chỉ có thể được dỡ bỏ trong khuôn khổ
những mối quan hệ được tạo lập dựa trên sự cân bằng của những lợi ích giữa các nước
có chủ quyền.





6
1.2. Vấn đề an ninh năng lƣợng ở Việt Nam:
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong vùng có tiềm năng năng lượng sơ
cấp khá, có nguồn cung cấp khá lớn 3,9 tỷ tấn dầu, khai thác tương đối ổn định. Xuất

dầu thô nhưng nhập xăng và dầu hoả, hàng năm nhập hàng chục triệu tấn, tới năm
2013 -2015 vẫn phải nhập loại năng lượng này. Theo tính toán của các chuyên gia về
năng lượng với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,1-7,2%/năm (2001- 2020) nhu cầu điện
201 tỷ kWh (năm 2020) sẽ lên tới 327 tỷ kWh (năm 2030), trong khi đó ta huy động
sản xuất năng lượng nội địa tối đa tương ứng cũng chỉ được 165 tỷ kWh và 208 tỷ
kWh, như vậy, đến năm 2020 theo phương án cơ sở, nước ta thiếu tới 36 tỷ kWh và
đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh, xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong
nước sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau. Chính vì
những lý do đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Điện như lương thực cho
sự phát triển kinh tế-xã hội, nếu thiếu điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đất
nước” và “ngành điện phải đi trước một bước”. Ngành năng lượng Việt Nam đã, đang
và sẽ luôn là nền tảng đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế. Những ngành quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp sản xuất, thương
mại và dịch vụ, phụ thuộc rất lớn vào ngành điện. Chất lượng điện đóng vai trò quan
trọng, đảm bảo ngành công nghiệp nhẹ duy trì được sức cạnh tranh với hàng hóa các
nước, nhất là trong thời gian tới khi chúng ta gia nhập WTO. Xuất khẩu dầu thô và
than hàng năm chiếm gần 25% thu nhập ngoại tệ. Tiêu dùng năng lượng trong nước
tăng nhanh hơn GDP 30% và có chiều hướng gia tăng hơn nữa trong những năm tới.
Tài nguyên và tài chính nước ta còn nhiều hạn chế, nên ta vẫn chưa thể khai thác và sử
dụng năng lượng theo nhu cầu của xã hội và kinh tế đòi hỏi.
Dầu mỏ và khí đốt nước ta phần lớn khai thác ở ngoài khơi, nên đầu tư khai thác
cho năng lượng ở nước ta gấp đôi các nước ở khu vực. Trong công nghiệp hoá dầu do
buông lỏng quản lý nên ta chưa thu hút được một cách hiệu quả đầu tư nước ngoài,
vẫn phụ thuộc nhiều về giá xăng và dầu hoả thị trường thế giới, số tiền thu được từ
xuất dầu thô chỉ để trang trải cho nhập loại năng lượng tinh này. Khủng khoảng năng
lượng đang gần kề, mà chúng ta đang phải theo đuổi mục tiêu thiên niên kỷ đã từ lâu là
giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói-môi trường-năng lượng đó là việc quyết định sự
thành bại trong quá trình đuổi kịp và hội nhập vào nền kinh tế tiên tiến của các nước
khu vực và trên thế giới.
Tình hình an ninh năng lượng của chúng ta nặng nề hơn các nước khu vực vì ở

trong lĩnh vực sản xuất chúng ta tiêu tốn năng lượng trên cùng một đơn vị sản phẩm
nhiều gấp 1,7 lần so với các nước trong khu vực. Trong dân sinh mức độ tiêu thụ năng
lượng hàng năm gia tăng một cách nhanh chóng, khoảng 20% ở đô thị, 10% ở nông
thôn. Theo tốc độ tăng trưởng như ngày nay, đến năm 2020 khoảng 50% dân số Việt
Nam sẽ sống ở các đô thị lớn. Mà các thành phố lại cần tiêu thụ một khối năng lượng
rất lớn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Nói tóm lại, an ninh năng lượng của chúng ta không tách khỏi an ninh năng lượng
thế giới và khu vực, hơn thế nữa chúng ta bị áp lực nặng hơn do các thiết bị, máy móc

7
của chúng ta lạc hậu hàng mấy thế hệ- tiêu thụ năng luợng nhiều; trong sản xuất và đời
sống chúng ta chưa có thói quen tiết kiệm năng lượng. Về phía các doanh nghiệp Nhà
nước, rất nhiều người vẫn còn mang nặng suy nghĩ bao cấp năng lượng. Thái độ như
vậy có thể bắt nguồn từ thói quen “xài điện chùa”. Tiết kiệm năng lượng vẫn còn là
lĩnh vực mới ở Việt Nam, tâm lý ngán, ngại khi phải thực hiện chương trình năng
lượng vẫn rất phổ biến ở các giám đốc doanh nghiệp quốc doanh. Họ cho rằng nếu
thành công, chưa chắc đã được khen, còn như thất bại thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy
ra. Ngoài ra, họ cho rằng còn nhiều chuyện cấp bách phải làm hơn là phải cất công tắt
bớt một ngọn đèn, tiết kiệm hơn trong sử dụng điều hoà nhiệt độ. Hơn nữa, tiết kiệm
năng lượng tuy có lợi cho doanh nghiệp, nhưng lại ít khi mang lại quyền lợi trực tiếp
cho cá nhân giám đốc hoặc những người có quyền quyết định trong doanh nghiệp Nhà
nước. Theo họ, có tiết kiệm đến mấy, thì tiền tiết kiệm được cũng sung công quỹ, chứ
có vào túi mình được đâu!!! Ở các doanh nghiệp tư nhân, vấn đề tiết kiệm năng lượng
được chú ý hơn vì họ ý thức được rằng tiền tiết kiệm được chính là tiền của họ. Theo
các chuyên gia tính toán chi phí để tiết kiệm 1kWh điện rẻ gấp 2-3 lần số tiền để sản
xuất 1kWh điện. Cơ chế quản lý năng lượng của chúng ta chưa có hiệu quả, gây thất
thoát nhiều tỷ đồng trong đầu tư, phát triển năng lượng. Pháp chế nước ta về vấn đề
năng lượng còn thiếu và thực thi yếu nên không trừng phạt được một cách hiệu quả
các vi phạm lãng phí, chưa động viên khuyến khích những đơn vị, cá nhân có thành
tích trong việc tìm ra năng lượng mới, áp dụng tiến bộ khoa học để tiết kiệm điện

trong sản xuất và tiêu dùng… Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
là một chính sách của bất kể quốc gia nào, kể cả trong lúc không có hay có khủng
hoảng về năng lượng. Nước ta là nước có mức sử dụng năng lượng thấp nhất, nhưng
trong quá trình sản xuất năng lượng và sử dụng năng lượng đều có tổn thất năng
lượng cao và hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí năng lượng còn nhiều. Do đó, chương
trình sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm phải là quốc sách, có cơ chế thích
hợp để thực hiện chương trình này.
Trước tình hình bất ổn về năng lượng trên thế giới, ta phải có dự trữ chiến lược bao
gồm dự trữ than, điện, dầu khí Ngay từ thời chiến tranh, nước ta đã đặt ra các kho dự
trữ, nay lại càng cần hơn nhiều vì nền kinh tế đang có nhu cầu rất lớn về việc cung cấp
liên tục, an toàn của các kho năng lượng. Việc xây dựng các kho là rất tốn kém song
dù thế nào cũng phải luôn có dự trữ và nên học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước
tiến tiến tận dụng các mỏ đã khai thác hết để làm kho dự trữ, ít nhất cũng phải dự trữ
được 30 ngày theo khuyến cáo của các nhà chiến lược. Mỗi ngành trong lĩnh vực năng
lượng cần có chương trình an ninh riêng trong từng ngành của mình.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LỰƠNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM

2.1. Tình hình phát triển năng lƣợng ở thế giới trong thời gian gần đây:
Năng luợng hiện nay đang là mối quan tâm sống còn ở nhiều nước trên thế giới.
Trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng, tỷ lệ dầu mỏ chiếm tới 47% (1973), cũng có chiều

8
hướng giảm chút ít 38% do giá dầu mỏ tăng, thế giới đã và đang tìm các nguồn năng
luợng khác, than và khí đốt chiếm 40%, còn 20% - cho các dạng phi hydrocacbon. Sản
lượng dầu mỏ khối OPEC chiếm 40%, OECD - 25%. Sản lượng lớn nhất cho đến
tháng 11/2004: Arập Xêút - 9,5 triệu thùng/ngày (11,5%), Nga - 9,2 triệu thùng/ngày
(10,9%), Mỹ (9%), Iran (4,67%), Mehico (4,5%). Khối ngoài OECD và OPEC: Khối
các nước cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Liên Xô cũ (41,6%), các nước châu Mỹ

La tinh (15,1%), Trung Quốc (12,9%), châu Phi (12,7%), các nước châu Á khác
(10,2%). Trung Quốc sản xuất chiếm 4% sản lượng dầu thô trên thế giới. Là một trong
hai nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, Trung Quốc đang tìm đến các nước giàu
dầu mỏ và khí đốt để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế đang phát triển
với nhịp độ nhanh hàng đầu thế giới. Tổng Công ty Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc
(CNPC) đã đồng ý chi 4,2 tỷ USD để một nhà sản xuất dầu mỏ ở nước láng giềng
Cadắcxtan vận chuyển dầu bằng hệ thống đường ống tới Trung Quốc. Tháng trước
Tập đoàn Khai thác dầu mỏ ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cũng nhất trí
trả 2,3 tỷ USD để tham gia khai thác một mỏ dầu ngoài khơi Nigiêria, và CNPC sẽ trả
576 triệu USD cho một đối tác Ấn Độ để tiếp cận một mỏ dầu ở Xiri.
Giá thành sản xuất dầu thô ở các vùng trên thế giới khác nhau nhiều, nếu ta lấy giá
thành ở vùng Trung Đông là -1, vịnh Pecxich - 2,16, vịnh Mexico - 2,7, Biển Bắc Hải -
9,7; Vịnh Alaska - 12,6. Khai thác một số giếng dầu ở Coet - 20-30 cent/thùng, Bắc
hải - 5-15 USD/thùng, ở Mỹ một số mỏ - 20 USD/thùng.
So với dầu lửa, sản lượng khai thác của các năng lượng chính khác trên thế giới như
sau: điện hạt nhân tương đương với 610,6 triệu tấn dầu; thuỷ điện 592,1 triệu tấn dầu;
than 2379,4 triệu tấn dầu. Hiện tại và trong tương lai gần, thế giới vẫn còn phụ thuộc
vào biến động giá dầu, nhưng ảnh hưởng của nó giảm dần do thế giới đang tìm và khai
thác các dạng năng lượng mới.
Nhiều nước vốn lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, đang nỗ lực đa dạng hoá
nguồn năng lượng, từ năng lượng truyền thống tới năng lượng thay thế và không loại
trừ năng lượng hạt nhân. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cảnh báo Trung Quốc phải kiềm chế
nhu cầu sử dụng dầu mỏ đang gia tăng, bởi quốc gia trên 1,3 tỷ dân này đã trở thành
một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Ông nhấn mạnh: Trung
Quốc cần hình thành một xã hội tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường và
cần thực hiện được 2 mục tiêu: vừa đảm bảo nguồn dầu mỏ và khí đốt nước ngoài cho
nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng 9%/năm, vừa tăng sử dụng năng lượng hạt nhân và
thuỷ điện để hạn chế sự phụ thuộc đang gia tăng vào dầu mỏ nước ngoài.
Năng lượng hạt nhân một thời kỳ bị chỉ trích mạnh mẽ, nay đang hồi sinh sẽ là
nguồn năng luợng chủ chốt trong tương lai. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng

nguyên tử quốc tế (IAEA) cho đến năm 2003 đã có 441 nhà máy điện hạt nhân tại 32
quốc gia và vùng lãnh thổ, cung cấp 16,1 % sản luợng điện toàn cầu. Năng lượng hạt
nhân là giải pháp năng lượng tương lai và chủ yếu ở châu Âu, nhưng cho đến nay cũng
chỉ mới chiếm 35% ở các nước trong khối liên minh châu Âu, có 3 nước châu Âu quan
tâm nhất là Pháp, Phần Lan, Rumania. Hà Lan kéo dài thời gian hoạt động 1 nhà máy

9
điện hạt nhân, Bungaria đang đóng cửa dần nhà máy điện nguyên tử hiện có, ngừng
xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang xây dở. Đức có 16 nhà máy điện nguyên tử, từ
nay đến 2020 sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy điện nguyên tử cuối cùng. Thụy
Điển cũng làm tương tự như vậy, và Italia cũng quyết định sẽ làm như thế. Hiện nay,
chỉ có 30 nước sản xuất điện nguyên tử, còn 170 nước là không. Tình trạng trì trệ ở
các nước châu Âu về năng lượng hạt nhân do tâm lý vẫn còn hoảng loạn vì vụ nổ nhà
máy điện nguyên tử Chernobyl (Ucraina), vì sự phản đối của các phong trào bảo vệ
môi trường. Ngoài ra giá Uranium liên tục tăng trong những năm gần đây. Trong 2
năm qua giá tăng gấp 3 lần từ 10 USD/lb (1 lb = 0,454 Kg) năm 2003 lên 35,5
USD/lb, dự đoán sẽ tăng 40 USD/lb (2006 và 2007), nguồn cung tiếp tục không bắt
kịp với nhu cầu trước năm 2009, do Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc liên tục xây lò
phản ứng mới; Trung Quốc xây thêm 40 lò trong vòng 15 năm tới để thay thế 9 nhà
máy điện hạt nhân cũ, tạo thêm 40 GW. Nhật có 55 lò phản ứng hạt nhân (cung cấp 30
% nhu cầu năng lượng) và phấn đấu trong vòng 25 năm nữa tỷ lệ này lên 40%, ở Hoa
Kỳ 20%, phấn đấu thêm 50% công suất điện hạt nhân (50 GW - 2020), Pháp - 80%.
Hiện nay Uranium mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu 65.000 tấn/năm, hiện đang
phấn đấu mỗi năm tăng 1000 đến 2000 tấn để đến năm 2020 đạt được trên 100.000
tấn. Nguồn Uranium có trữ lượng lớn ở Australia chiếm 40% trữ lượng thế giới,
Cazacstan-17 %. Trung Quốc có trữ lượng 70.000 tấn.
Ngoài năng lượng hạt nhân ở một số vùng đơn lẻ có phát triển năng lượng mặt trời
như Mỹ, Đức, Tây Ban Nha…; Năng lượng từ gió - Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan
Mạch… Năng lượng từ thủy triều - Anh; Năng lượng sinh học - Braxin, Italia,
Bungaria, Đức… Tại Bon (Cộng hoà Liên bang Đức), các nước trong khối EU đã

thống nhất chương trình để tới năm 2020, tại nhiều nước châu Âu năng lượng mới sẽ
đạt tỷ trọng là 10 - 20% Ủy ban châu Âu (EC) đặt mục tiêu đạt sản lượng điện sản xuất
từ năng lượng gió 40 GW vào năm 2010, nhưng theo Cơ quan Thống kê châu Âu
(Eurostat), vào cuối năm 2004 công suất điện từ năng lượng gió của khu vực đã đạt
33,6 GW.
Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm tỷ trọng 58% tổng sản lượng năng lượng của EU,
nhưng năng lượng gió, hiện chiếm không đến 5% tổng sản lượng điện của khu vực
này, đang tăng trưởng nhanh. Đức hiện dẫn đầu EU về sản xuất điện từ năng lượng gió
với tổng công suất phát điện đạt 16,6 GW, chiếm 13% tổng sản lượng năng lượng của
nền kinh tế lớn nhất châu Âu này năm 2004. Manta, Síp và Xlôvakia là ba quốc gia
duy nhất trong EU chưa có ngành năng lượng gió Ngay từ năm 1978, khi có cuộc
khủng khoảng dầu lửa, thế giới đã có cuộc cách mạng công nghiệp về năng lượng tái
tạo. Cuộc khủng khoảng năng lượng dầu mỏ năm 2004 đã thúc đẩy các nước tiêu thụ
dầu mỏ chính tăng cường nghiên cứu khai thác năng lượng mới, đánh giá và nghiên
cứu mức độ an toàn cho năng lượng hạt nhân để sử dụng năng lượng tái tạo (gió, mặt
trời, địa nhiệt, sinh học ), người ta không cần mạng lưới điện phức tạp, hạ tầng cồng
kềnh. Khoảng cách từ khai thác đến sử dụng rất gần nhau. Từ máy phát có thể đến
thẳng nhà dân, phục vụ tại chỗ. Điều này sẽ giúp các nước độc lập về năng lượng. Sự

10
kết hợp hài hoà sản xuất nhiều loại năng lượng không những đáp ứng được yêu cầu
năng lượng ở mọi nơi trên thế giới, mà còn làm cho năng lượng nhân loại sử dụng
trong tương lai sạch hơn, ổn định hơn, an toàn hơn.

2.2. Tình hình phát triển năng lƣợng Việt Nam trong thời gian gần đây:
Việt Nam ta có tiềm năng năng lượng khá lớn và đa dạng. Tổng trữ lượng than đá
được minh chứng là 3,88 tỷ tấn. Loại than anthracite ở tỉnh Quảng Ninh chiếm 95% và
có 17 triệu tấn than cốc, than nâu (lignite) đã được tìm thấy ở Đồng bằng châu thổ
sông Hồng, với trữ lượng 37 tỷ tấn, trong đó có 3- 5 tỷ tấn nằm ở độ sâu không quá
500 m. Dầu lửa và khí đốt tập trung ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam; dầu mỏ có trữ

lượng 2,3 tỷ tấn, khí có trữ lượng khoảng 1,207- 1,507 tỷ m
3
, tiềm năng thủy điện về
mặt lý thuyết là 300 tỷ, trữ lượng Uranium trên 218.000 tấn tính theo U
3
O
8
, ngoài ra
chúng ta có tiềm năng để phát triển điện mặt trời, thuỷ triều của biển, gió, địa nhiệt,
khí sinh học,… Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới trong thời gian gần đây, cạnh
tranh nhau để khai thác tài nguyên năng lượng của ta. Nga đang dùng con bài năng
lượng hạt nhân để tạo lợi thế giành lối vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt
Nam. Liên doanh dầu-khí Nga-Việt “Vietsovpetro”, hiện là cột mốc lớn của ngành
năng lượng Việt Nam, sẽ kết thúc vào khoảng 2017-2020. Giữa tháng 5/2006, Công ty
Atomstroiexport của Nga - Công ty hạt nhân duy nhất trên thế giới, xây dựng tổ phát
điện cho các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc, Ấn Độ và Iran- đã có các cuộc hội
đàm với các cơ quan hữu quan Việt Nam như Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Uỷ ban Năng lượng nguyên tử và Viện Năng lượng, với hy vọng giành được hợp
đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đặt ở miền Nam Trung bộ Việt Nam.
Công ty sản xuất than chủ chốt của Nga, Russky Ugol, đã mở văn phòng nước ngoài
đầu tiên ở Hà Nội ngày 5/5. Công ty dự kiến 1-2 năm tới sẽ mở một số nhà máy ở Việt
Nam - nơi có trữ lượng than khoảng 20 tỷ tấn. Nga hiện quản lý khoảng 50% các dự
án năng lượng hoặc có liên quan đến năng lượng ở Việt Nam. Ngoài than, Công ty độc
quyền khí đốt Nga Gazprom cũng đã lập một liên doanh với Việt Nam để khai thác mỏ
khí ngoài khơi ở lô 112 có khả năng đạt sản lượng 1.000 tỷ mét khối/năm. Công ty
nhôm khổng lồ RusAl đang nghiên cứu khả năng xây dựng một cơ sở sản xuất nhôm
và điện với tổng chi phí khoảng 1 tỷ USD. Nga có lợi thế trong cuộc chạy đua vào các
lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam nhờ có mối quan hệ
“đồng chí” gắn bó thời chiến tranh. Nhưng giờ đây Việt Nam đang mở cửa kinh tế,
các công ty Nga sẽ sớm vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ đáng gờm khác. Đối

thủ nặng ký Trung Quốc cũng đã vào cuộc. Tháng 12/2005, Công ty nhôm lớn nhất
của Trung Quốc, Aluminum Corp of China Ltd (Chalco), đã ký một thỏa thuận với
Việt Nam về xây dựng một nhà máy nhiệt điện 600 MW. Trong khi đó, Tập đoàn
Gannon (Mỹ) cũng khảo sát và có ý định đầu tư 700 triệu USD để xây một nhà máy
điện tại Đồng Nai, Tập đoàn chuyên về điện của Mỹ là AES đang khảo sát để đầu tư
xây dựng một nhà máy điện tại Mông Dương (Quảng Ninh) với qui mô lên đến 1,2 tỉ
USD…

11
Tốc độ khai thác các nguồn năng lượng chính của chúng ta tăng khá nhanh: dầu thô
tăng từ 7,6 triệu tấn năm 1995, lên 16,6 triệu tấn năm 2002, khí đốt từ năm 1995 cung
cấp chỉ 207 triệu m
3
, tới năm 2020 sản xuất khoảng 14-18 tỷ m
3
, than sạch tăng từ 8,35
triệu tấn năm 1995 lên 16 triệu tấn năm 2002. Điện đã tăng trưởng kỷ lục từ 15,6 tỷ
kWh (năm 1995) lên 33,7 tỷ kWh (năm 2002) tăng trung bình hàng năm 13,7%. Năm
2003 sản xuất 40.825 triệu kWh. Trong đó: Thủy điện 4154 kW; Nhiệt điện than -
1245 kW; Nhiệt điện dầu - 198 kW; Turbin khí (khí + dầu) - 2.489 kW… Như vậy,
Thủy điện chiếm 46,5%, Turbine khí 29,7%, Dầu, Than 19,9%, Diesel và IPP- 3,9 %.
Theo Tổng Công ty Điện lực (EVN), đến cuối năm 2005, hệ thống điện có tổng công
suất đặt nguồn là 11.286 MW, công suất khả dụng là 11.060 MW, trong đó nguồn
thuộc EVN là 8.847 MW (chiếm 78,4%) và các nguồn ngoài EVN là 2.439 MW
(21,6%). Khu vực miền Bắc chủ yếu được cấp điện từ các nguồn thuỷ điện Hòa Bình,
Thác Bà và các nhiệt điện than Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại, Na Dương với công suất
đặt là 3.566 MW, công suất khả dụng là 3.528 MW. Năm 2006, dự kiến có thêm 1.085
MW vào hệ thống, trong đó, tổng công suất nguồn vào miền Bắc khoảng 416 MW. Từ
nay đến năm 2010 điện tăng bình quân 15- 16 %, đến cuối năm 2006 sẽ được bổ sung
thêm 416 MW từ Cao Ngạn, Uông Bí và các thủy điện nhỏ khác. Đến hết quý I năm

2007 sẽ có thêm nhà máy Turbine khí Cà Mau 1 - 500 MW. Đã lập trình xây dựng nhà
máy điện hạt nhân có công suất từ 2000-4000 MW (chiếm 5-9% tổng công suất phát
điện-2020), lập kế hoạch xây dựng các nhà máy hạt nhân đảm bảo đến năm 2025
chiếm 11% và đến năm 2040-2050 điện hạt nhân chiếm tỷ lệ 25-30% tổng sản lượng
điện quốc gia. Hiện nay, sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân Việt Nam
phân bổ như sau: cho công nghiệp, xây dựng chiếm 45,91%; quản lý tiêu dùng dân cư
43,81%.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, nên hiện nay đang hợp tác với
Hãng Solari của Pháp xây dựng Trung tâm năng lượng mặt trời hữu nghị Việt-Pháp tại
Tp. Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam có rất nhiều nguồn năng lượng có thể khai thác được,
các nguồn địa nhiệt của Việt Nam thường có nhiệt độ thấp, tiềm năng không lớn, có
thể đạt 200-400 MW vào năm 2020. Tiềm năng gió của Việt Nam vào loại khá ở Đông
Nam Á, nhưng vẫn còn thuộc loại thấp trên thế giới. Việt Nam có tới 8,6% diện tích
lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ tốt đến rất tốt để xây dựng các trạm phong điện
cỡ lớn, diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9% và ở Thái Lan cũng chỉ là
0,2%. Tổng tiềm năng phong điện của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn
200 lần công suất của Thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của
ngành điện vào năm 2020. Việt Nam đã xây dựng xong và vận hành một cột gió phát
điện công suất 850 kWh ở Bạch Long Vĩ. Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và
thiết bị nhiệt (RECTARE), Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột
gió ở hơn 40 tỉnh thành, tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (135 cột đang hoạt động).
Nha Trang cũng là nơi có một trong hai làng gió duy nhất ở Việt Nam. Việc xây dựng
các cột gió này do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Hiệp hội Việt Nam-Thụy Sĩ
tài trợ. Ngôi làng gió thứ hai nằm ở Cần Giờ, nơi 50 cột gió đã được lắp đặt thông qua

12
sự hỗ trợ của Pháp. Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp. Trung tâm
nghiên cứu Năng lượng mới (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng là đơn vị trục tiếp lắp
đặt rất nhiều trạm phong điện. Đến nay, Trung tâm đã lắp đặt dược 46 công trình ở
nhiều địa phương khác nhau. Tới năm 2020 ta cũng chỉ hy vọng đạt khoảng 400M W.

Những nguồn năng lượng mới và tái tạo như gió, thuỷ triều, mặt trời, địa nhiệt đều có
tính phân tán, không ổn định, giá thành cao, chỉ có thể tạo ra những nguồn năng
lượng nhỏ, chưa thể chiếm một tỷ trọng cân bằng năng lượng đáng kể, nên nguồn
năng lượng phát điện chủ yếu hiện nay vẫn là thuỷ điện. So với các phương án phát
triển nhiệt điện, thì thuỷ điện có nhiều lợi thế do cạnh tranh về chi phí đầu tư. Tuy
nhiên, thách thức lại nằm ở chỗ làm sao để thực hiện một cách hiệu quả nhằm duy trì
chất lượng đầu tư dưới sức ép phải tăng tốc để đáp ứng nhu cầu đang bùng phát. Thuỷ
điện của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nên vào mùa khô hạn thường xẩy
ra chuyện thiếu điện (các mùa hè năm 2004, 2005) mà theo như tiêu chuẩn quốc tế
mỗi 1 kWh điện thiếu hụt, nền kinh tế mất đi 0,5 USD.

2.3. Tình hình sử dụng năng lƣợng của Việt Nam và thế giới:
Như trên chúng ta thấy ngành điện lực của ta phát triển khá nhanh, nhưng hiệu quả
sử dụng của chúng ta còn rất thấp. Để sản xuất một đơn vị USD của GDP cần tiêu thụ
một năng lượng nhất định. Ở Việt Nam ta con số này là 1,02 kWh/ USD (năm 2005),
trong khi đó ở Hồng Kông 0,22, Hàn Quốc 0,518, Malaixia 0,74, Philipin 0,5122, Thái
Lan 0,751, Nhật Bản 0,194, Singapo 0,329, Trung Quốc 1,210, Đài Loan 0,478.
Tiêu thụ điện năng bình quân đầu người Việt Nam là một trong những nước thấp
nhất châu Á (454 kWh/người). Nếu như ta lấy đơn vị đó là 1, thì ở Hồng Kông là 12,
Hàn Quốc 14, Malaixia 6,6; Philipin 1,2; Thái Lan 3,6; Nhật Bản 16,3; Singapo 16,
Trung Quốc 2,8; Đài Loan 15,1. Lượng điện sử dụng trên đầu người ở các nước Hàn
Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia trong giai đoạn 2000-2003, mỗi năm tăng bình
quân 81-352 kWh, còn Việt Nam 37 kWh (thấp hơn 2,2 - 9,6 lần).
Nhu cầu điện hàng năm sẽ tăng từ 1.500-2.000 MW, tương tương với công suất Nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình hoặc 20 lần Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Nếu tốc độ phát
triển nhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại
đây, thì đến năm 2010, nhu cầu về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh gấp đôi mức tiêu thụ
của năm 2005. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng
trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản
xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là

327.000 GWh. Trong khi đó ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống
thì sản lượng điện nội địa của chúng ta, cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh
(năm 2020) và 208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu
hụt điện một cách nghiêm trọng và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm.
Tổn thất điện của ta có giảm trong những năm vừa qua, nhưng vẫn còn khá lớn so
với các nước khu vực. Năm 1999 thất thoát 25,4%, năm 2002 giảm xuống còn
13,41%, ta đang cố gắng phấn đấu để trong năm 2006 giảm xuống còn 11%, hướng tới

13
năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn là 9%. Trong khi đó trong giai đoạn từ năm 1990-2002
hàng năm. Trung Quốc thất thoát 7%, Hàn Quốc - 5-6%. Dự báo, trong điều kiện chưa
áp dụng các giải pháp cấp bách chống thiếu điện, thì nhu cầu tiêu dùng điện cả nước
trong năm 2006 sẽ là 61,4 tỷ kWh; lượng điện trong nước sản xuất là 60,06 tỷ kWh;
nhập khẩu điện sẽ là 1,097 tỷ kWh và sẽ thiếu là 586 triệu kWh. Năm 2007 nhu cầu
điện sẽ là 71,012 tỷ kWh; lượng điện trong nước sản xuất và nhập khẩu sẽ là 68,62 tỷ
kWh và sẽ thiếu là 1,38 tỷ kWh. Mức thiếu hụt của cân bằng cung-cầu điện năm 2008
sẽ giảm xuống còn 759 triệu kWh, bởi đây là thời điểm các nhà máy đang được xây
dựng sẽ đồng loạt đi vào hoạt động.

2.4. Tình hình quản lý năng lƣợng và các giải pháp tạo tính ổn định, an toàn
trong năng lƣợng trên thế giới và ở Việt Nam:
Tiết kiệm năng lượng hiện đang trở thành vấn đề nóng bỏng, nó là chìa khoá của
vấn đề an ninh năng lượng. Hội nghị năng lượng toàn cầu (IEF) lần thứ 10 tại Đôha
(Cata) đã kết thúc ngày 24/4 bằng tuyên bố nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiết kiệm
năng lượng, tăng cường đầu tư vào các cơ sở sản xuất và lọc dầu, phát triển các công
nghệ nhiên liệu hóa thạch sạch và các nguồn năng lượng thay thế - Hội nghị có 70
nước tham gia (OPEC, IAEA, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ). Châu Á-là một trong những
khu vực tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới cũng đã đặt ra vấn đề tăng cường
hiệu quả sử dụng năng lượng. Chính phủ các nước này đang siết chặt các tiêu chuẩn
đối với ô tô, thiết bị và các công trình mới xây, đồng thời đưa ra những điều kiện ưu

đãi về thuế đối với những công ty có ý thức sử dụng năng lượng hiệu quả. Chính phủ
Hàn Quốc thuyết phục người dân loại bỏ nhũng đồ dùng cũ, lạc hậu, ngốn nhiều năng
lượng. Năm 2005 chính phủ đã bỏ ra 680 triệu USD để khuyến khích các nhà máy sử
dụng năng lượng có hiệu quả. Chính phủ Nhật Bản đã đi đầu trong việc thực hiện chế
độ khuyến khích giảm sử dụng điều hoà nhiệt độ, lò sưởi, trang phục của công chức
theo mùa để tiết kiệm nhiệt năng. Chính phủ Thái Lan, Philipin đã đặt ra những tiêu
chuẩn về hiệu quả sử dụng năng lượng đối với các loại đồ gia dụng, ưu đãi thuế đối
với các công ty đầu tư vào các dự án năng lượng hiệu quả. Chính phủ Thái Lan đã
tuyên bố: Các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ trở thành chỉ số đánh giá hoạt động
của các cơ quan nhà nước. Các chuyên gia hàng đầu về năng lượng của Mỹ thừa nhận
rằng tiết kiệm năng lượng mãi vẫn là giải pháp số một buộc tất cả các nước phải nghĩ
đến, nhất là trong tình hình địa-chính trị bất ổn như hiện nay.
Như trên chúng ta luôn nói Việt nam thiếu điện một cách trầm trọng, nhưng chúng
ta lại lãng phí rất lớn đến 30%; GS Phạm Duy Hiển cho biết, nguồn năng lượng điện ở
nước ta hiện chưa được sử dụng hiệu quả, còn tổn thất và lãng phí nhiều. Mức độ tổn
thất có thể đến 15,8%, trong khi ở nhiều nước trên thế giới mức tổn thất chỉ vào
khoảng 7-9%. Mức độ tổn thất điện nhiều đến mức trong 5 năm tới, cứ giảm bớt tổn
thất 1%, Việt Nam sẽ dôi ra 3,4 GWh (Giga Watt-giờ), tương đương với sản lượng của
một nhà máy công suất 500-600 MW. Trong khi đó, các nguồn năng lượng hóa thạch
khác như dự trữ than, dầu thô, khí đốt không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng

14
sau năm 2020… Một nhà khoa học khác, ông Nguyễn Thường cũng cho biết, tổn thất
điện năng trong truyền tải và phân phối ở Việt Nam hiện nay khoảng 12%, ở một số
nước trong khu vực khoảng 7%. Để làm ra 1 USD giá trị gia tăng, Việt Nam tiêu tốn
năng lượng nhiều hơn các nước trong khu vực khoảng 30-40%. Việt Nam không thể
duy trì tăng trưởng GDP cao với cường độ năng lượng cao như hiện nay. Thiếu điện là
nguy cơ và tiết kiệm điện nay đã trở thành chủ trương lớn của Nhà nước theo tinh thần
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 80/2006/QĐ-TTG, ký ngày 14/04/2006 về
Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006 - 2010. Trước tiên, chúng ta phải làm sao

tạo cho người sử dụng nước ta có thói quen tiết kiệm điện. Ở các nước tiên tiến, người
dân từ trẻ con đến người già - điện cho ánh sáng, cho các thiết bị gia dụng họ chỉ sử
dụng ở mức cần đủ, không có người - thì tắt hết điện, hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt
độ, mùa đông tận dụng tối đa giữ nhiệt độ trong phòng để giảm năng lượng cho lò
sưởi. Họ có ý thức trong mọi nơi, nhà riêng đến công sở, trường học… Điện ngoài
đường có chế độ tự bật sáng khi tối, tắt khi sáng, chỗ không cần thiết không cần bật
đèn, đèn trang trí quảng cáo bật vào thời điểm có nhiều người đi lại, vào các dịp ngày
lễ, hết ngày lễ lập tức họ dỡ bỏ ngay. Ở nước ta, nhất là ở các nơi công cộng đèn chiếu
sáng thoải mái, cho dù trời sáng bạch, các công sở bật điều hoà nhiệt độ mà cửa phòng
vẫn mở “cho thoáng”, nhiều người còn tranh thủ sài điện cơ quan để chuẩn bị cho bữa
ăn, cho là lượt quần áo… Các chuyên gia của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN)
cũng cho rằng, nếu giảm được 50% lượng điện mà hệ thống chiếu sáng công cộng tiêu
thụ thông qua việc bật muộn (từ 19h) và tắt sớm (4
h
30) thì tổng lượng điện chiếu sáng
công cộng của cả nước năm 2005 là 340 triệu kWh, tiết kiệm được 50MW. Ngoài ra,
nếu tiết kiệm 10% điện năng sử dụng tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thì cũng
tiết kiệm được 128 triệu kWh điện mỗi năm. Ở cơ quan các công chức “hào phóng” sử
dụng điện, nhưng khi trở về nhà thì họ cũng khá “tiết kiệm điện” bằng các máy phụ
trợ “tiết kiệm điện”, hoặc có kỹ năng hơn một chút là ăn cắp điện, trước đây câu trộm
trực tiếp từ điện kế…, nay nâng cấp trình độ “số hoá”, như sử dụng máy tạo dòng và
điều khiển remote, đảo pha dùng điện ngoài… Thất thoát đó, ngành điện biết, nhưng
khó phát hiện, chưa có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn, coi trừng phạt đó như
là một hình thức tội phạm kinh tế, nhất là đối với các hộ sản xuất kinh doanh, mà theo
các quan chức của EVN thì số thiệt hại này là hàng chục tỷ đồng. Tỷ lệ sử phạt đối với
những trường hợp ăn cắp điện đã hợp lý chưa? phạt 5% (đối với hộ sinh hoạt), 12%
(hộ kinh doanh) trên tổng số truy thu, nhưng chỉ được tính trong 1 năm (cho đến khi
phát hiện được thì không biết họ đã ăn cắp bao nhiêu lâu rồi!!!) - có những công nghệ
chống ăn cắp điện không? Chúng ta biết là có! nhưng phải cải tạo lại hệ thống truyển
tải và thêm các thiết bị phụ trợ, chúng ta thà bỏ ra số tiền cải tạo lại hệ thống truyền tải

cơ sở còn hơn để thất thoát một cách khó kiểm tra, kiểm soát như tình trạng hiện nay.
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, sự gia tăng sử dụng các thiết bị cao cấp như bình
nóng lạnh, máy giặt, điều hoà, lò sưởi, tivi, tủ lạnh, máy vi tính… với mức sử dụng
thường xuyên cao kể cả vào những giờ cao điểm, ý thức tiết kiệm điện chưa được cao -
đó lại cũng là thách thức đối với ngành điện. Hiện nay nhiều thành phố lớn và một số

15
nhà máy đã có nhiều biện pháp để tiết kiệm điện trong chiếu sáng và trong vận hành
máy, nhưng mới chỉ là những trường hợp cá biệt và liệu có thể duy trì được lâu không,
nếu như ta không có những biện pháp hành chính và pháp lý. Ta cũng phải nên chú
trọng một điều, tiết kiệm điện không có nghĩa là ta không dùng điện, cắt điện, vì nhu
cầu phát triển cuộc sống và kinh tế chúng ta không thể làm thế được, mà chỉ làm sao
sử dụng điện có hiệu quả nhất, ít thất thoát nhất. Đầu năm 2006 ngành điện đưa ra Đề
án tăng giá điện theo các thang bậc sử dụng. Đây cũng là biện pháp cần thiết để người
sử dụng điện phải nhìn nhận lại việc sử dụng điện cho tiết kiệm và hiệu quả nhất,
ngoài yếu tố điều tiết cũng như khuyến khích đầu tư cho ngành điện. Tuy nhiên, việc
tăng giá điện ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các tầng lớp xã hội, mà người chịu thiệt
thòi nhất là đại đa số những người có mức thu nhập thấp trong một quốc gia như ta
hiện nay. Ta cần phải điều tra mức độ tiêu thụ điện trong các ngành kinh tế quốc dân,
hộ gia đình và các doanh nghiệp một cách khoa học chính xác để việc tăng giá điện
hợp lý, khoa học, bình đẳng tránh độc đoán, độc quyền hoặc thoả hiệp theo dư luận
theo kiểu thăm dò không có cơ sở phân tích thống kê khoa học - số đông ở đây chưa
chắc đã là đáp số đúng vì có ai cũng có ý thức và sự hiểu biết về sự tăng giá điện này
đâu? Vì sao phải tăng giá? Tăng giá ở thời điểm nào hợp lý? Tăng như thế nào - vì
sao? Chỉ khi nào ngành điện làm rõ được để người sử dụng có ý thức hiểu, góp ý thì số
lượng lúc này mới có giá trị của nó và nó mang tính tích cực cả trong xã hội, chính trị,
kinh tế, an ninh quốc phòng. Có rất nhiều ý kiến phản đối tăng giá điện với nhiều lý lẽ
kể cả ở các tổ chức như mặt trận tổ quốc, các giáo sư, tiến sĩ… vì nó động chạm đến
lợi ích hàng ngày của người tiêu dùng, nhưng tăng giá điện hợp lý khoa học thì sẽ tác
động tích cực đến ý thức sử dụng điện của các hộ tiêu thụ. Do đó, trước khi tăng giá

điện ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ vì sao phải tăng giá điện, để tiết kiệm
điện ta phải làm gì và có những quy chế thưởng phạt trong việc tiết kiệm điện, lãng phí
điện, ăn cắp điện. Giá điện phải công bằng, hiệu quả là công cụ hữu hiệu cho việc
điều tiết sử dụng và sản xuất điện. Ta cũng cần biết rằng tăng giá điện không có nghĩa
là giảm nhu cầu về điện năng vì rằng theo tính toán của Ngân hàng Thế giới giá điện
tăng 1% thì nhu cầu điện năng chỉ giảm từ khoảng 0,25-0,43%.
So với các nước trong khu vực tiết kiệm năng lượng của Việt Nam hiện tại đang tỏ
ra yếu kém trên mọi phương diện. Sự kém cỏi đó nằm trong hệ thống quản lý sản xuất,
xã hội, dịch vụ, ý thức sinh hoạt của cộng đồng người dân và những ngành nghề có
quy trình sản xuất lạc hậu, sản phẩm vừa ít, chi phí năng lượng cao ở cả chế tạo lẫn sử
dụng, so sánh trên cùng một đơn vị sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam tiêu tốn gấp 1,7
lần năng lượng. Theo tính toán của UNDP, việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong
cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiết kiệm 136 nghìn tấn dầu và giảm mức
độ thải 962 nghìn tấn khí CO
2
/năm vào tầng khí quyển trong giai đoạn 2006 - 2010.
Điều đó chứng tỏ rằng vấn đề tiết kiệm năng lượng và hiệu quả có thể thực hiện được
phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ quan của chúng ta. Theo Bộ Công nghiệp, nếu
tính mức sử dụng năng lượng trong công nghiệp chiếm khoảng 40% so với tổng nhu
cầu năng lượng thương mại hiện nay (khoảng 19 triệu tấn dầu quy đổi), số tiền tiết

16
kiệm mỗi năm có thể tới 13,5 nghìn tỷ đồng. Là dạng năng lượng rất quan trọng phục
vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, do đó, tiết kiệm điện năng là
vấn đề cấp thiết hiện nay. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX tại Đại hội lần thứ X đã khẳng định chúng ta cần "Phát triển công nghiệp
năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng". Thủ tướng Chính phủ gần đây
nhất đã quyết định phải Quản lý và giám sát mức tiêu thụ điện năng trong sản xuất và
kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khuyến khích tiến tới bắt buộc áp
dụng các định mức tiêu hao năng lượng tiên tiến trên một đơn vị sản phẩm đối với một

số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh
như hiện nay, bên cạnh việc khai thác hiệu quả, hợp lý, đảm bảo an ninh năng lượng
cho lâu dài các nguồn tài nguyên hoá thạch và kết hợp chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm
điện năng, nhập khẩu thêm điện từ các nước láng giềng, cần phải tích cực nghiên cứu,
ứng dụng phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Nói tóm lại, một số giải pháp điển hình tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp là:
kiểm soát chế độ tiêu thụ năng lượng trong vận hành và kinh doanh; áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ mới tiêu tốn ít năng lượng nhưng vẫn tạo ra năng suất cao,
chất lượng sản phẩm tốt. Sử dụng các công nghệ thiết kế kém hiệu quả, điều khiển
không phù hợp, hành vi sử dụng không hiệu quả là những nguyên nhân làm thất thoát
năng lượng. Cùng với việc xây dựng quy trình, quy chuẩn tiết kiệm năng lượng trong
toàn bộ hệ thống tác nghiệp, các doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch chuyển đổi các công
nghệ sản xuất trong tưong lai, hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm tiêu tốn ít năng
lượng. Nhưng trước tiên là, ý thức con người có vai trò quyết định trong tiết kiệm năng
lượng, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, ngoài các giải pháp trên, doanh nghiệp, các cơ
quan, các tổ chức cần tuyên truyền giáo dục nhằm giúp người lao động, công chức,
mỗi một người dân thay đổi nhận thức và hành vi tiết kiệm năng lượng trong quá trình
sản xuất.
Trong 5 năm gần đây, sản xuất năng lượng từ dầu mỏ và than đá chỉ tăng 2% và 3%
mỗi năm, trong khi năng lượng bằng sức gió và năng lượng mặt trời tăng khoảng 30%.
Việc chuyển từ các nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái sinh đang diễn
ra, nhưng chưa đủ mạnh để ổn định khí hậu trái đất và bù lại tình trạng cạn kiệt trữ
lượng dầu. Dưới đây, điểm qua một số dạng năng lượng tái tạo phổ biến trên thế giới.

III. CÁC DẠNG NĂNG LƢỢNG MỚI CHỦ YẾU HIỆN NAY VÀ TRONG TƢƠNG
LAI

3.1. Năng lƣợng từ gió:
Đó là nguồn năng lượng lấy từ chuyển động của những luồng khí do mặt trời đun
nóng. Bức xạ Mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái đất không đồng đều làm cho bầu khí

quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái đất, mặt ban
đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt trời và thêm vào đó là bức xạ Mặt
trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ

17
và vì thế là khác nhau về áp suất mà không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không
khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái đất di động tạo thành gió. Trái đất
xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái đất
nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái đất tạo thành khi quay quanh Mặt trời)
nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa. Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu
trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt
dung khác nhau nên ban ngày, đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp
suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm, đất liền nguội đi
nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại. Sản xuất phong điện sẽ
mang lại rất nhiều lợi ích. Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi
trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Ngoài ra, với đặc trưng phân tán và
nằm sát khu dân cư, Năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Phong điện bắt
đầu được thế giới để ý đến từ 25 năm trước, nhưng chỉ trong gần 10 năm trở lại đây nó
mới khẳng định được vị trí trên thị trường năng lượng thế giới khi sản lượng điện gió
tăng trưởng một cách ngoạn mục với tốc độ 28%/năm, cao nhất trong tất cả các nguồn
năng lượng hiện có (Hình 1).





Những tiến bộ về công nghệ có tính đột phá đã giúp giảm giá thành phong điện
xuống nhiều lần, đồng thời tăng công suất, hiệu quả và độ tin cậy của các trạm phong
điện. Cụ thể là nếu như vào năm 1990, công suất trung bình của một trạm phong điện
ở Đan Mạch và Đức chỉ vào khoảng 200 kW, thì đến năm 2002 đã lên tới 1,5 MW và

hiện nay các nước này đang phát triển các tuốc bin lớn cỡ 5-10 MW nhằm phát triển
các trạm phong điện trên thềm lục địa. Hiệu quả của các trạm phong điện này cũng
được cải thiện từ 2 đến 3% mỗi năm, góp phần vào việc giảm 30% giá thành điện gió
trong vòng 12 năm. Trong các nước chủ trương phát triển năng lượng gió, Đức vẫn là

18
nước dẫn đầu với công suất vào cuối năm 2004 lên tới 16.649 MW, chiếm hơn 30%
tổng công suất điện gió của thế giới. Ngay sau Đức là Tây Ban Nha và Mỹ lần lượt
chiếm 19% và 16% tổng công suất điện gió thế giới. Năng lượng gió ở Đan Mạch là
3000 MW (20% điện lưới quốc gia). Một điều đáng lưu ý là không chỉ các nước phát
triển mà cả một số nước đang phát triển (đặc biệt là những nước đông dân như Ấn Độ
và Trung Quốc) cũng quyết định đầu tư để phát triển điện gió. Tổng cộng trên toàn thế
giới năng lượng gió là 47.574 MW. Nhược điểm của năng lượng này là chỗ đặt vị trí
thiết bị phải thường xuyên có lượng gió ổn định và luôn phải có phụ tải với các nguồn
điện khác khi gió mạnh, gió yếu. Vì gió không thổi đều đặn, nên năng lượng điện phát
sinh từ các tuốc bin gió chỉ có thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng
lượng khác để cung cấp năng lượng liên tục. Tại châu Âu, các tuốc bin gió được nối
mạng toàn châu Âu, nhờ vào đó mà việc sản xuất điện có thể được điều hòa một phần.
Một khả năng khác là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các
bồn chứa ở trên cao và dùng nước để vận hành tuốc bin khi không đủ gió. Xây dựng
các nhà máy điện có bơm trữ này là một tác động lớn vào thiên nhiên, vì phải xây
chúng trên các đỉnh núi cao. Mặt khác, vì có ánh sáng Mặt trời, nên gió thổi vào ban
ngày thường mạnh hơn vào đêm và vì vậy mà thích ứng một cách tự nhiên với nhu cầu
năng lượng nhiều hơn vào ban ngày. Công suất dự trữ phụ thuộc vào độ chính xác của
dự báo gió, khả năng điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu dùng điện. Nếu cộng tất cả
các chi phí bên ngoài (kể cả các tác hại đến môi trường thí dụ như vì thải các chất độc
hại) thì năng lượng gió bên cạnh sức nước là một trong những nguồn năng lượng rẻ
tiền nhất. Tại châu Âu, nơi đang dẫn đầu thế giới về năng lượng bằng sức gió, lượng
điện tạo ra bằng sức gió đủ để đáp ứng nhu cầu của 40 triệu người dân. Hiệp hội năng
lượng sức gió châu Âu ước tính rằng vào khoảng năm 2020, 195 triệu người, tức một

nửa số dân lục địa này, có thể sử dụng điện bằng sức gió. Ở Việt Nam động cơ gió
phát điện đã được nghiên cứu, ứng dụng từ đầu những năm 80, nhưng mới chế tạo
được các động cơ gió phát điện công suất nhỏ chủ yếu phục vụ cho các hộ gia đình ở
hải đảo.

3.2. Năng lƣợng Mặt trời:
Năng lượng Mặt trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá trình
khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái đất. Ngay ngoài khí quyển Trái đất, cứ mỗi
một mét vuông diện tích vuông góc với ánh nắng Mặt trời, chúng ta thu được dòng
năng lượng khoảng 1.400 Jule trong một giây. Như vậy mỗi giây, Mặt trời ”trao tặng”
bề mặt Trái đất một số lượng năng lượng tương ứng với 5 triệu tấn than. Đây là nguồn
năng lượng dồi dào, miễn phí, lại không phải vận chuyển, làm ô nhiễm môi trường.
Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt trời là một nguồn năng lượng tái
tạo quý báu. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện,
chuyển năng lượng các photon của Mặt trời thành điện năng, như trong pin Mặt trời.
Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là
chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt trời, hoặc làm sôi nước

19
trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy
điều hòa Mặt trời. Đây là loại điện sạch, không cháy, không khói, nhưng tương đối đắt
tiền do phải có chất silicon, vật liệu chính của ngành năng lượng Mặt trời và cũng là
vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành các thiết bị điện tử hiện nay - đã tăng vọt,
tạo nên đám mây đen che phủ triển vọng tăng trưởng của ngành năng lượng tái sinh
này. Mặc dù bản thân silicon rất sẵn và là chất nhiều thứ hai trên bề mặt trái đất, nhưng
chỉ có một vài công ty chế tạo trên thế giới (5 C«ng ty) mới có thể sản xuất xilicôn đa
tinh thể hay còn được còn được gọi là pôlixilicôn. Lisa Frantzis, Giám đốc phụ trách
Phân loại Năng lượng Tái sinh thuộc Công ty quản lý tư vấn Navigant Consulting, cho
biết ngành năng lượng mặt trời trị giá 11 tỷ USD/năm hiện ngốn khoảng 40% nguồn
cung pôlixilicôn trên toàn cầu và ước tính sẽ tăng lên 50% vào năm 2010. Nhu cầu

pôlixilicôn đã đẩy giá vật liệu này từ khoảng 9 USD/kg hồi đầu thập kỷ này lên 75
USD/kg gần đây, sau khi đã có lúc lên tới 100-200 USD/kg trên thị trường giao ngay.
Điều này đã dẫn đến việc giảm mạnh tốc độ lắp đặt các thiết bị hấp thụ năng lượng
mặt trời. Tốc độ gia tăng lắp đặt các hệ thống này trên thế giới đã giảm mạnh từ 55%
năm 2004 xuống còn 17% năm 2005, cho dù giá dầu thô tăng lên mức kỷ lục và chính
phủ tăng cường trợ cấp cho ngành năng lượng tái sinh Chi phí cho điện năng được
sản xuất từ năng lượng mặt trời vẫn cao hơn gấp 2, 3 lần so với chi phí 1 oát điện từ hệ
thống điện hiện nay (tuy đã giảm chỉ bằng khoảng 1/10 so với thời điểm đầu thập kỷ
1980). Năm 2005, chi phí 1W điện được lắp đặt từ hệ thống năng lượng mặt trời là từ
3 đến 4 USD, cao hơn hẳn so với chi phí sản xuất điện từ than, khí đốt và dầu mỏ.
Ngoài ra rất tốn diện tích cho những tấm pin quang điện, nên những năm gần đây,
mặc dầu khủng khoảng năng lượng nhưng loại hình năng lượng này có chiều hướng
giảm sút. Fred Mayes, một chuyên gia về năng lượng thay thế tại Cơ quan thông tin
năng lượng Mỹ nói, nhiệt mặt trời vẫn còn đắt so với năng lượng sản xuất bằng sức gió
và nhiên liệu sản xuất từ chất thải sinh học. Nhưng, nhiệt mặt trời lại có những ưu
điểm rõ rệt. Điện sản xuất từ nhiệt mặt trời đáng tin cậy hơn điện sản xuất từ sức gió
vào ban ngày, thời điểm giá cả lên cao nhất. Và không như các nhiên liệu được sản
xuất từ chất thải sinh học, việc sản xuất điện mặt trời không phát ra các chất khí gây
hiệu ứng nhà kính. Do vậy vẫn hiện có khoảng 30 triệu hộ gia đình Trung Quốc sử
dụng năng lượng Mặt trời, tương đương gần 60% tổng công suất năng lượng Mặt trời
được lắp đặt trên toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc đã chiếm tới 80% thị trường toàn
cầu về lĩnh vực này. Còn Chính phủ Mỹ đang có những chính sách khuyến khích sử
dụng năng lượng sạch. Theo chính sách năng lượng năm 2005 của Mỹ, người tiêu
dùng Mỹ có thể được hưởng tín dụng ưu đãi 30%, tương đương với khoảng 2.000
USD, chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng Mặt trời cho đến hết năm 2007. Nguồn năng
lượng này hiện mới chỉ cung cấp được 1% nguồn năng lượng thế giới. Về năng lượng
mặt trời, VN có số giờ nắng trung bình khoảng 2000-2500 h/năm với tổng năng lượng
bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150 kCal/cm
2
/năm. Tiềm năng từ năng lượng mặt

trời có thể lên khoảng 43,9 tỷ tấn năng lượng năm. Việt Nam hiện có trên 100 trạm
quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời. Tính trung bình toàn

20
quốc thì năng lượng bức xạ mặt trời là 4-5 kWh/m
2
mỗi ngày. Tiềm năng điện mặt trời
là tốt nhất ở các vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào miền Nam và vùng Tây Bắc. Vùng
Đông Bắc, trong đó có Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng kém nhất. Do giá thành
còn cao (60 cent hay 8000 đồng cho 1kWh), nên điện mặt trời chưa được dùng rộng
rãi. Hiện mới chỉ có 5 hệ thống điện mặt trời lớn, trong đó có Hệ thống ở Gia Lai, với
tổng công suất 100 kWp (công suất cực đại khi có độ nắng cực đại). Chính phủ cũng
đã đầu tư để xây dựng 100 hệ thống điện mặt trời gia đinh và 200 hệ thống điện mặt
trời cộng đồng cho cư dân ở các vùng đảo Đông Bắc với tổng công suất là 25kWp. 400
hệ thống pin mặt trời gia đình nữa do Mỹ tài trợ đã được xây dựng cho các cộng đồng
ở Tiền Giang và Trà Vinh với tổng công suất 14kWp. Nước Việt Nam ta năng lượng
mặt trời chủ yếu ứng dụng để làm dàn đun nước nóng do ta sản xuất hoặc nhập ở
nước ngoài dùng cho một số bệnh viện, nhà trẻ, trung tâm điều dưỡng, khách sạn…;
làm thiết bị sấy nông sản, dược liệu, hải sản… hiện tồn tại hai loại sấy năng lượng mặt
trời sấy công nghiệp (có bộ thu bức xạ mặt trời được phủ kín, với diện tích từ 40 - 200
m
2
và nối với hệ thống sấy-giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp); sấy đơn giản (giá
thành thấp, kết cấu đơn giản, diện tích chiếm ít, hiệu suất thấp, tuổi thọ thấp); chưng
cất nước ngọt; gần đây đẩy mạnh triển khai hệ thống pin mặt trời chủ yếu cho các
vùng núi, hải đảo, bưu chính viễn thông và ngành hàng hải.

3.3. Nhiên liệu sinh học:
Đó là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật
(sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật,

dầu dừa, ), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương ), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ,
phân, ), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải ), loại nhiên
liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than
đá ):
 Tính chất thân thiện với môi trường: chúng sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu
ứng nhà kính (một hiệu ứng vật lý khiến Trái đất nóng lên) và ít gây ô nhiễm
môi trường hơn các loại nhiên liệu truyền thống.
 Nguồn nhiên liệu tái sinh: các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên
nhiên liệu không tái sinh truyền thống.
Trong bối cảnh giá dầu mỏ liên tục leo thang và đã có lúc vượt ngưỡng 75
USD/thùng, nhu cầu phát triển nhiên liệu sinh học chiết xuất từ dầu cọ, dầu đậu tương
và dầu hạt cải ngày một gia tăng. Nhiên liệu điêzen sinh học đang được coi là giải
pháp lựa chọn của nhiều cường quốc từ châu Á, đến châu Âu và cả châu Mỹ. Những
ưu thế của điêzen sinh học là có chỉ số xetan cao và không có lưu huỳnh. Ngoài ra
mức làm bẩn thiên nhiên của điêzen sinh học chỉ bằng 80% của điêzen dầu. Loại nhiên
liệu sinh học này nó thích hợp cho tất cả các loại động cơ điêzen hiện nay, ngoại trừ
những loại ôtô được sản xuất trước năm 1985. Sử dụng điêzen sinh học sẽ tăng lên
sau khi sẽ đưa vào có hiệu lực tiêu chuẩn châu Âu về dầu điêzen. Theo tiêu chuẩn này

21
đến năm 2007 đầu điêzen phải có pha ít nhất 3% điêzen sinh học, 2009 là 6%. Nhiên
liệu sinh học cũng đang là nguồn năng lượng thay thế để thực hiện mục tiêu giảm 75%
lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông của Mỹ vào năm 2015. Subramanya
Bettadapura, Chuyên gia phân tích năng lượng thuộc Công ty nghiên cứu tư vấn Frost
& Sullivan, cho biết sản xuất dầu điêzen sinh học ở Mỹ có thể tăng lên 1 triệu tấn
trong năm nay, so với mức 750.000 tấn năm ngoái. Braxin cũng đang đặt mục tiêu
nâng công suất sản xuất dầu điêzen sinh học lên 1,1 tỷ lít vào năm 2007. Hiện Braxin
có 5 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học này với tổng công suất 49 triệu lít/năm và
khoảng 5 nhà máy khác với công suất 61 triệu lít/năm đang chuẩn bị đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, nước này cũng đang lên kế hoạch xây dựng 24 nhà máy khác với công
suất 1 tỷ lít. Chuyên gia Bettadapura thuộc Frost & Sullivan ước tính sản lượng dầu
điêzen sinh học ở châu Âu có thể tăng 10% trong năm nay so với mức 3 triệu tấn năm
2005. Trong khi đó, Pascal Cogels, Chủ tịch Liên đoàn sản xuất và chế biến dầu ăn
châu Âu, cho rằng công suất sản xuất dầu điêzen sinh học của Liên minh châu Âu
(EU) sẽ tăng 50% lên 6 triệu tấn vào cuối năm 2007, so với mức ước khoảng 4-4,5
triệu tấn vào cuối năm nay. Ngay từ 8/5 Hội đồng năng lượng châu Âu đã ra quyết
định No 2003/30 đặt cho mỗi thành viên của khối cộng đồng chung châu Âu cho đến
tháng 12 năm 2005 nhiên liệu sinh học dùng trong vận tải phải chiếm tỷ trọng ít nhất
2% và 5,75% đến năm 2010. Song song với vấn đề đó, có ra quyết định giải phóng
một phần hoặc hoàn toàn thuế đối với loại nhiên liệu sinh học này. Đến cuối thập kỷ
này, khối Cộng đồng chung châu Âu cần phải sản xuất ra lượng nhiên liệu sinh học
tương đương với trên 18,6 triệu tấn dầu mỏ, để thay thế 24,2 triệu tấn dầu thô. Chi phí
sản xuất nhiên liệu sinh học ở mức độ hiện nay ở EC là 700 - 900 Eur/tấn. Nhà phân
tích Bettadapura cho biết việc sử dụng dầu cọ thô để sản xuất dầu điêzen sinh học vẫn
ở mức tối thiểu và chỉ chiếm 1% trong tổng số nhiên liệu sinh học này được sản xuất
trên toàn thế giới trong năm ngoái. Nhưng ông Bettadapura tin rằng mọi thứ đang thay
đổi nhanh chóng. Theo Oil World - ấn phẩm nghiên cứu ngành có cơ sở ở Hamburg,
khoảng 95% tốc độ tăng nhu cầu hiện nay là xuất phát từ việc tăng sử dụng dầu và chất
béo phục vụ sản xuất dầu điêzen sinh học. Malaixia, nước sản xuất và xuất khẩu dầu
cọ lớn nhất thế giới cũng đã bắt đầu xây dựng các nhà máy và trong năm tới sẽ cung
cấp nhiên liệu sinh học có chiếm tới 95% dầu điêzen và 5% dầu cọ. Công ty Kulim
Bhd. của Malaixia cũng đã hợp tác với CremerOleo GmbH & Co. của Đức để xây
dựng 2 nhà máy nhiên liệu sinh học với một nhà máy ở Malaixia và một nhà máy ở
Singapo. Trong khi đó, Inđônêxia cho đến nay vẫn chưa thực sự phát triển nhiên liệu
điêden sinh học ở trong nước, mặc dù nước này đang có kế hoạch vươn từ vị trí sản
xuất dầu cọ đứng thứ 2 trên thế giới lên vị trí dẫn đầu. Hạn chế lớn nhất của loại điện
sinh học này là diện tích canh tác để gieo trồng. Diện tích cho cung cấp năng lượng
này ít chiếm diện tích, hiệu suất cao còn lớn hơn cả diện tích để xây lắp năng lượng
mặt trời. Do đó các nhà khoa học cần tìm kiếm loại thục vật nào thay thế mía, ngô, dầu

cọ, thầu dầu Hiện Bungaria đang tiến hành xây nhà máy sản xuất điêzen sinh học lấy
từ các loại rác thải khác nhau - rác nhà,chất thải công nghiệp, chất thải nhựa, chất thải

22
y tế, xác đọng vật, rác thực vật. Với công nghệ không rác thải này theo tính toán từ
120.000 m
3
ta có thể thu được 50.000- 60.000 tấn nhiên liệu. Tuy nhiên hiện nay vấn
đề sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống còn nhiều hạn chế do chưa hạ được giá
thành sản xuất xuống thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống. Trong tương lai, khi
nguồn nhiên liệu truyền thống cạn kiệt, nhiên liệu sinh học có khả năng là ứng cử viên
thay thế. Theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Khải, Giám đốc Trung tâm Năng
lượng và Môi trường, Việt Nam, hiện có hơn 25 triệu tấn sinh khối gỗ năng lượng, hơn
53 triệu tấn sinh khối phụ phẩm nông nghiệp… Về dầu thực vật, trong khi một số
nước, như đã nêu ở trên nghiên cứu từ dầu thực vật để cho ra nhiên liệu sinh học
(biodiesel) pha trộn với xăng để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, thì ở ta chưa có nghiên
cứu, đánh giá toàn diện về nguồn năng lượng này- với tiềm năng này hàng năm ta có
thể cho ra ra hàng chục triệu tấn năng lượng.Trong vòng 15 - 20 năm tới, việc sử dụng
nguồn nhiên liệu sinh học sẽ chiếm tới 25% nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới. Các
nhà đầu tư thế giới cũng chia sẻ quan điểm của FAO. Mới đây, Nhà tỷ phú Bill Gates
đã tài trợ một công ty Mỹ xây dựng một nhà máy sản xuất ê-ta-non trị giá 84 triệu
USD. Ở Việt Nam ta hiện nay mới phát triển năng lượng khí sinh học ở quy mô gia
đình dùng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện, bảo quản hoa quả, chạy tủ lạnh
hấp phụ và chạy máy ấp trứng gia cầm.

3.4. Năng lƣợng hạt nhân:
Theo Hội hạt nhân thế giới WNA, vào năm 2050, tiêu thụ năng lượng của thế giới
sẽ tăng gấp đôi và nhu cầu điện tăng gấp ba. Mức tăng tiêu thụ năng lượng ghê gớm
đó, phần lớn là ở các nước đang phát triển, không thể thoả mãn được nhờ các nguồn
“năng lượng mới” như gió, mặt trời, cho dù các nguồn này có thể đóng vai trò quan

trọng ở một số vùng nào đó. Một phần ba dân số thế giới chưa được dùng điện, một
phần ba nữa chỉ được dùng một cách hạn chế.
Trong cuộc vật lộn đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, một số nước đang phát
triển đông dân có thể làm tăng chất thải CO
2
ỏ tầm toàn cầu. Năng lượng hạt nhân là
một công nghệ sạch, có khả năng mở rộng trên quy mô lớn dể cung cấp nguồn điện ổn
định liên tục. Điện hạt nhân là nguồn điện cần ít nhiên liệu, có khả năng vận chuyển và
dự trữ, giá thành sản xuất thấp tỷ trọng giá nhiên liệu Uranium trong giá thành sản
xuất điện thấp hơn than, dầu, khí trong các nhà máy nhiệt điện (thông thường tỷ trọng
giá nhiên liệu trong giá thành nhiệt điện than là 40%, khí trong nhiệt điện khí là 60%,
uranium trong điện hạt nhân là 30%), không thải khí CO
2
trong quá trình vận hành và
lượng khí CO
2
sinh ra gián tiếp trong quá trình xây dựng có rất ít. Hiện tại, trên thế
giới có 3 loại công nghệ nhà máy điện hạt nhân chủ yếu, đó là công nghệ lò nước áp
lực – PWR (chiếm 59,5%), công nghệ lò nước sôi – BWR (chiếm 20,8%) và công
nghệ lò nước nặng – PHWR (chiếm 7,7%). Với tổng thời gian vận hành của tất cả các
lò năng lượng trên thế giới khoảng 11.000 năm, ngành công nghiệp điện hạt nhân đã
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý giá. Cũng như bất kỳ một công nghệ nào, công
nghệ nhà máy điện hạt nhân trên thế giới liên tục được đầu tư nghiên cứu cải tiến với

23
tổng kinh phí hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Hiện nay, các lò đang vận hành trên thế
giới chủ yếu thuộc loại thế hệ thứ 2, một số nước đã xây dựng hoặc đang có kế hoạch
thay thế các lò hết hạn sử dụng bằng loại thế hệ thứ 3 và đang tập trung nghiên cứu để
cho ra đời loại lò thế hệ thứ 4 với nhiều ưu việt. Với năng lượng hạt nhân có thể sản
xuất hydro trên quy mô lớn, đây là nguồn nhiên liệu vận tải sạch cho môi trường. ở

Mỹ, nhu cầu Hydro dành cho vận tải khoảng 230.000 tấn một ngày. Sự lệ thuộc của
châu Âu vào nguồn cung khí đốt từ nước ngoài, nhất là Nga, đã trở thành tâm điểm
tranh luận trong những tuần gần đây, sau khi xảy ra cuộc tranh chấp khí đốt giữa Nga
và Ucraina, khiến nguồn cung nhiên liệu này cho châu Âu tạm thời bị gián đoạn. Hơn
nữa, mối lo ngại về môi trường và năng lượng thay thế không phù hợp để thay thế
nhiên liệu hoá thạch đã đẩy năng lượng hạt nhân trở thành chương trình nghị sự. Năng
lượng hạt nhân đã nổi lên với tính cách là giải pháp từng phần trong chính sách năng
lượng tương lai của châu Âu. Giáo sư Chevallier nhấn mạnh mới chỉ có 3 nước châu
Âu mới đây quyết định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là Pháp, Phần Lan và
Rumani. Một số nước khác như Anh, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ bắt đầu nghĩ tới năng
lượng hạt nhân. Còn Hà Lan vừa quyết định kéo dài thời gian hoạt động của một nhà
máy điện hạt nhân thêm khoảng 20 năm. Mỹ có 100 nhà máy điện nguyên tử được
phân bổ ở 31 bang và từ năm 1973 chưa xây mới thêm một nhà máy điện nguyên tử
nào, nhưng Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã khẳng định ý đồ đẩy mạnh năng lượng hạt
nhân của Mỹ để giảm đi sự phụ thuộc nhập dầu mỏ, nhân buổi đến thăm Trung tâm
năng lượng nguyên tử Limur “Ekselon corp.” cách Philanđelphia 40 dặm trong thời
gian gần đây. Điện hạt nhân có ưu thế rất lớn trong thời điểm hiện nay, nhưng đầu tư
tốn kém, vẫn còn nguy hại về chất thải phóng xạ, hệ thống an ninh an toàn cho lò phản
ứng hạt nhân phức tạp và nguồn nguyên liệu uranium cũng sẽ cạn kiệt sau 50 năm nữa
với tốc độ khai thác như hiện nay. Nhật Bản quay lại chương trình điện hạt nhân của
mình sau một thời gian dài sao nhãng do những sự cố kỹ thuật
Từ đầu quý III năm 2005, Ủy ban năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã triển khai một
kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó có nội dung tái chế toàn bộ nhiên liệu hạt nhân
đã qua sử dụng để chiết suất plutonium làm nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng
tiếp theo qua những lò phản ứng tái sinh nhanh (FBR). Dự án sản xuất điện bằng
plutonium dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2007. Theo thông báo của 11 công ty điện
lực Nhật Bản vào đầu năm nay, thì mỗi năm tại các nhà máy điện hạt nhân tiêu thụ đến
6,5 tấn plutonium, nên từ nay đến cuối năm 2010 họ sẽ sử dụng plutonium sản xuất ở
nước ngoài sau đó mới có thể dùng plutonium sản xuất trong nước. Việt Nam là nước
có tiềm năng về quặng Uranium. Tổng tài nguyên uranium dự báo vào năm 2002 là

230.000 tấn U
3
O
8
. Vùng Nông Sơn (Quảng Nam) có triển vọng là mỏ Uranium công
nghiệp với tài nguyên dự báo 100.000 tấn U
3
O
8
. Ngoài ra, khu vực Tây Bắc và Kon
Tum có dấu hiệu chứa những mỏ Uranium với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên liệu nước
ta đã đầy đủ điều kiện để phát triển năng lượng hạt nhân chưa? Ở đây phải tính cả
những mặt yếu của đầu tư năng lượng này. Thứ nhất là, đến đây trên thế giới đang mắc
mứu về vấn đề xử lý rác thải nguyên tử, chi phí khá lớn và nó phải lưu giữ hàng trăm,

24
nghìn năm. Thứ hai, trên thế giới này, tất cả các nước có nhà máy điện nguyên tử đều
không có bảo hiểm. Bởi không có một doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân nào lại sẵn sàng
bảo hiểm hoàn toàn cho điện nguyên tử. Vì vậy, người bảo lãnh là nhà nước. Nghĩa là,
khi có sự cố thì cả xã hội phải nai lưng ra mà đền. Có thể nói sự suy sụp kinh tế của
Liên Xô bắt đầu từ tai nạn tại Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Không ai có thể
đảm bảo rằng, sẽ không có những thảm họa tương tự nữa. Một vấn đề khác là nhu cầu
nước cho các nhà máy điện nguyên tử để làm lạnh các lò phản ứng là cực kỳ lớn. Điều
đó có nghĩa là, nếu lấy nước ở một nơi thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu ở nơi
khác.

3.5. Thủy điện tích năng:
Một vấn đề trọng tâm cần giải quyết là, chênh lệch nhu cầu sử dụng điện trung bình
trên toàn quốc giữa giờ thấp điểm và cao điểm trong ngày lên đến 50%. Ở miền Bắc
con số này là 60% và miền Nam là 40%. Nghĩa là, ta vẫn chưa có cách điều phối và sử

dụng hợp lý các nguồn năng lượng.
Nếu ta xây dựng các nguồn điện mới nhằm đáp ứng nhu cầu vào giờ cao điểm, thì
dư thừa điện năng vào giờ thấp điểm là rất lớn (50%) hiệu quả của các nhà máy điện sẽ
không cao, nếu ta phải cho dừng bớt các tổ máy hay cho turbin quay, mà không phát
điện Nhà nước đã và đang có các chương trình khuyến khích sử dụng điện vào giờ
thấp điểm nhằm giảm bớt sự chênh lệch trên, thí dụ khuyến khích việc dùng điện cho
sản xuất nông nghiệp, bơm nước tưới tiêu vào ban đêm với giá bằng 1/3 giá ban ngày.
Dù vậy, tình hình vẫn không được cải thiện đáng kể. Với hiện trạng này, giải pháp tốt
nhất là xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng (Pumped Storage Power Plant).
Thủy điện tích năng có hai hồ chứa nước ở độ cao khác nhau, thường là chênh nhau
vài trăm mét. Hồ chứa có thể được tạo thành bằng việc ngăn sông bằng đập, hay khoét
sâu vào lòng đất tạo thành hồ trên một khu đất bằng phẳng, hay có thể là một hồ nước
sẵn có như Hồ thủy điện Hòa Bình; vào lúc thấp điểm điện năng dư thừa được sử dụng
để bơm nước lên hồ trên cao. Ngược lại, vào lúc cao điểm nước được cho chảy từ hồ
trên xuống hồ dưới để quay máy phát điện giống như nhà máy thủy điện thông thường.
Nhà máy phát điện được xây dựng dưới lòng đất giữa hai hồ trên và dưới. Tuyến
đường hầm dẫn nước chịu áp lực cao làm bằng bê-tông hoặc thép cũng đi xuyên trong
lòng đất từ hồ trên đến nhà máy và từ nhà máy xuống hồ dưới. Ở giữa hai tuyến ống
đó, một máy bơm - phát điện hỗn hợp được dùng cho cả việc bơm nước lên cao (khi
được nối với nguồn điện) và phát điện.
Với thủy điện tích năng, các hồ chứa chỉ cần tích nước đủ cho việc sử dụng trong
một vài giờ nên có diện tích nhỏ (dưới 1 km
2
), giảm thiểu tác động đến môi trường tự
nhiên và sinh thái trong xây dựng nhà máy. Hơn nữa sau khi chứa đủ nước rồi thì
lượng nước đó cứ lên xuống tuần hoàn giữa hai hồ, dòng chảy của sông sau đó vẫn
như trước khi có nhà máy. Ngoài hai hồ chứa, tất cả công trình khác đều nằm trong
lòng đất nên ít có tác động đến cảnh quan chung quanh. Ngoài ra, thủy điện tích năng
là phương án dự trữ năng lượng an toàn và tiết kiệm nhất. Giả sử một trong các nguồn

×