8
thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Nòng cốt của thành phần kinh tế này là
hợp tác xã: HTX nông nghiệp, thủ công, cổ phần…
- Đặc điểm:
+ Sở hữu hỗn hợp
+ Là hình thức kinh tế linh hoạt, hiệu quả
+ Một chủ thể có thể tham gia vào nhiều hợp tác xã.
+ Sản xuất kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể trở thành kinh tế tư bản tư nhân hoặc
kinh tế tư bản Nhà nước.
2.2.3. Thành phàn kinh tế tư bản nhà nước
- Là thành phần kinh tế mà Nhà nước và các nhà tư bản trong và ngoài nước hợp
tác đầu tư qua việc liên doanh liên kết.
- Đặc điểm
+ Sở hữu hỗn hợp
+ Có sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường
+ Sản xuất kinh doanh chủ yếu ở những ngành có lợi nhuận cao
+ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tạo ra những ngành nghề, sản
phẩm mới.
- Xu hướng vận động: tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành phần kinh tế tư bản
tư nhân hoặc kinh tế nhà nước.
2.2.4. Thành phần kinh tế cá thể
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
9
- Là thành phần kinh tế hs sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của
bản thân là chính.
- đặc điểm:
+ Từ hữu nhỏ.
+ Người có sức lao động đồng thời là người có vốn, nếu có thuê thêm lao động thì
gọi là tiểu chủ.
+ Hết sức manh mún và lệ thuộc.
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành kinh tế hợp tác, tư
bản tư nhân hoặc kinh tế Nhà nước.
2.2.5. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân:
- Là thành phần kinh tế mà vốn do các nàh tư bản trong và ngoài nước đầu tư.
- Đặc điểm:
+ Tư hữu lớn.
+ Thuê và bóc lột lao động làm thuê.
+ Thường chỉ kinh doanh những ngành ít vốn, lãi cao.
+ Mạnh về vốn, linh hoạt.
- Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, xã hội đòi hỏi phát triển thành phần kinh tế
này, có thể chuyển thànah kinh tế hợp tác, kinh tế Nhà nước hoặc tư bản Nhà
nước.
2.2.6. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
10
Thành phần kinh tế này bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở
sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có
thể có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có thể liên kết, liên doanh, vói doanh nghiệp
Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta.
Thành phần kinh tế này được tạo điều kiện phát triển thuận lợi, hướng vào suất
khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại,
tạo thêm nhiều việc làm. So với Đại hội VIII, Đại hội IX đã tách thành một thành
phần kinh tế riêng không để trong thành phần kinh tế tư bản nhà nước.
Đại hội IX cũng chỉ có: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu
dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đoạ. kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân.
2.3. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
Nền kinh tế hàng hoá quá độ trong đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những
kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với
nhau.
Tính thống nhất của các thành phần kinh tế thể hiện:
- Các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau, mà gắn bó
đan xem xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế, vì chúng đều là
các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
11
- Mỗi thành phần kinh tế có vai trò và chức năng của nó trong đời sống kinh tế - xã
hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn vì yếu tố điều tiết thống nhất của
hệ thống các quy kinh tế đang tác động trong thời kỳ quá độ và thị trường thống
nhất.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế này tồn tại trong mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa
các thành phần kinh tế với nhau thể hiện ở:
+ Mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu.
+ Mâu thuẫn giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước.
+ Mâu thuẫn giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống
nhất của nền kinh tế quá độ chứa đựng những sự đối lập, những khuynh hướng
đối lập, một mặt bài trừ phru định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau; mặt khác, chúng
thống nhất với nhau, thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông
qua hợp tác và cạnh tranh, liên doanh, liên kết.
Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận tồn tại khách quan và Nhà nước tạo
điều kiện và môi trường để chúng tồn tại trên thực tế. Đồng thời, các thành phần
kinh tế cần được bình đẳng trước pháp luật.
Tuỳ khả năng và trình độ xã hội hoá từng thành phần kinh tế và sự đan xen liên kết
đa dạng lẫn nhau giữa chúng, giải phóng mọi năng lực sản xuất kinh doanh, phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất và lưu thông, phát triển và mở rộng thị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
12
trường, tạo ra công ăn việc làm, khối lượng sản phẩm cho xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân.
Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác, từng thành phần kinh tế tồn tại với tư cách
là đơn vị sản xuất hàng hoá để vươn lên tự khẳng định mình và phát triển theo quỹ
đạo chung, chịu sự quản lý của Nhà nước.
Cần phân biệt các thành phần kinh tế vì từ đặc điểm lịch sử hình thành và bản chất
vốn có của mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò, chức năng, tiềm năng, xu
hướng phát triển khác nhau. Chính sự khác nhau đó là cơ sở để phân biệt các thành
phần kinh tế, nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế ảnh hưởng teieu cực của
chúng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Và chỉ có đường lối, chính sách phân biệt
như vậy mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Phải nhấn mạnh rằng, không chỉ phân biệt các thành phần kinh tế mà nội
dung từng thành phần kinh tế càng phải phân biệt. Khi phân tích chính sách của
Đảng với nông dân, Lênin chỉ rõ "phải phân biệt và phân định rõ ranh giới giữa
người nông dân lao động với người nông dân con buôn, giữa người nông dân cần
lao động với người nông dân đầu cơ. Tất cả thực chất của chủ nghĩa xa hội nằm
trong sự phân định ranh giới đó".
Như vậy, toàn bộ hoạt động của Nhà nước thực hiện trước hết bằng pháp luật, các
văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý, các
biện pháp, phương tổ chức thực hiện… Không thể không tín đến sự nhất quán
giữa các thành phần kinh tế và sự phân biệt giữa chúng,. Trong sự thống nhất đã
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
13
chứa đựng sự phân biệt và phân biệt giữa chúng. Trong sự thống nhất đã chứng
đựng sự phân biệt để thống nhất.
Kết luận
Thừa nhận sự tồn tại của 6 thành phần kinh tế dựa trên 3 hình thức sở hữu cơ bản
về tư liệu sản xuất cũng có nghĩa là thừa nhận cả những xu hướng vận động khác
nhau của mỗi thành phần kinh tế vì lợi ích riêng của chúng, trong đó tiềm ẩn cả
khả năng phát triển theo hướng TBCN. Điều đó càng trở nên hiện thực trong xu
thế toàn cầu hoá với sự chi phối của các thế lực tư bản tài chính quốc tế mong
muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước ta theo con đường tư nhân hoá. Do đó,
quan hệ sản xuất mới từng bước được xác lập phù hợp với trình độ lực lượng sản
xuất, kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác xã
dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình
thức khác nhau tồn tại phổ biến, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân
chiếm tỷ trọng đáng kể. Như vậy, cần quán triệt một số yêu cầu cơ bản sau:
- Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và
bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế -
xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.
- Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp
tác, làm cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với nền kinh tế hợp tác xã
dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện để các nhà
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
14
kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư kinh doanh lâu dài. áp dụng phổ biến các hình
thức kinh tế tư bản nhà nước.
- Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản
xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và
hiệu quả kinh tế chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn
lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
- Tăng cường hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước, phát huy mặt tích cực của cơ
chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của
mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -