Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử kiện Joseph Balestier - Phái Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang Việt Nam năm 1850_3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.32 KB, 7 trang )

Sử kiện Joseph Balestier - Phái
Viên Ngoại Giao và Sứ Đoàn Sang
Việt Nam năm 1850

Ông sẽ trình bày để Nhà Vua, hay các Thượng Thư của Ngài hay biết,
rằng Chính Phủ và nhân dân Hợp Chúng Quốc nhắm đến các sự trú
ngụ hòa bình, hơn là theo đuổi chiến tranh rằng họ không có thuộc
địa hay đồn đóng quân nào ở hải ngoại, như các nước Anh, Hòa Lan,
Pháp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha rằng trong khi các thương gia
của họ đến Hợp Chúng Quốc, để mậu dịch, họ nhớ mang theo vàng,
bạc, và hàng hóa nhiều loại khác nhau để thanh toán cho các sản
phẩm mà họ mua – và, rằng chúng ta sống hòa bình với toàn thế giới:
Ông sẽ gắng sức để giúp họ hiểu được tầm mức bao la, và tầm quan
trọng cùng sức mạnh gia tăng của xứ sở chúng ta – tham chiếu trên
các bản đồ của thế giới, và của Hợp Chúng Quốc; giúp họ quen thuộc
với số tàu chiến, tàu (hỏa) chạy bằng hơi, và các thương thuyền của
chúng ta; và trình bày những lợi thế không thể lường được, và các
ích lợi, chắc sẽ mang lại cho họ, từ một Hiệp Ước như thế, với một
dân tộc thật vĩ đại, từ đó, khi ràng buộc với nó bằng các quan hệ
quốc tế, họ không còn phải lo sợ sự xâm lăng nào.
Ông cũng sẽ gắng sức để thúc dục Chính Quyền xứ Cochin China tiếp
nhận một Lãnh Sự, hay một Đại Diện Thương Mại, tại một hay nhiều
hải cảng chính của họ.
Sau khi đã hoàn tất mỹ mãn nhiệm vụ của ông với Quốc Vương
Cochin China, con thuyền kế đó sẽ chuyên chở ông sang nước Xiêm
La …
Balestier đáp tàu rời Boston trong tháng Tám 1849. Bởi tàu chở ông
bị hư hỏng ngoài khơi vùng Halifax, ông đã không đến được Anh
Quốc mãi cho đến ngày 17 tháng Chín. Tuy nhiên, ông đã có thể rời
Anh Quốc ba ngày sau đó, đi qua Alexandria, Suez và Hồng Kông, nơi
ông đã đến bờ vào ngày 24 tháng Mười Một, ba tháng sau ngày rời


Boston. (John White mất năm tháng để đi từ Boston đến xứ Cochin
China, xuyên qua Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) trong năm
1819; Edmund Roberts đã đi theo cùng hải trình này, có ghé Phi Luật
Tân và Trung Hoa trước khi đến Cochinchina. Sự xuất hiện của “tàu
hỏa chạy bằng hơi nước” trong thập niên 1840 đã khiến cho “lộ trình
qua đất liền” sang Á Châu xuyên qua vùng Địa Trung Hải nhanh hơn
rất nhiều hơn đường thủy vòng qua bất kỳ Mũi đất nào.)
Balestier bị bắt buộc phải chờ đợi ba tháng nữa tại Hương Cảng
trước khi đáp tàu tiến hành nhiệm vụ của mình. Vị tư lệnh Hạm Đội
Đông Ấn Độ, Chuẩn Tướng David Geisinger (người cũng đã là thuyền
trưởng chiếc thuyền chở ông Edmund Roberts, chiếc thuyền
Peacock), đã không chấp nhận phái bộ Balestier bất kể các chỉ thị
của Bộ Trưởng Hải Quân được trao tay bởi Balestier, tuyên bố rằng
ông sẽ rất sớm được thay thế khỏi chức vụ chỉ huy bởi Chuẩn Tướng
Voorhees. Voorhees đến nơi ba tháng sau đó, và Balestier đã có thể
khởi hành sang Cochinchina hôm 21 tháng Hai năm 1850, sau khi đã
chiêu dụng được Mục Sư William Dean ở Hồng Kông làm thư ký của
phái bộ, kiêm thông và phiên dịch viên. (14)
Sự gặp gỡ của Balestier với phía Cochinchina rất giống với cuộc đối
đầu của Edmund Roberts.(15) Chiếc thuyền Plymouth, chuyên chở
Balestier và thư ký của ông tên Dean, thả neo ở vịnh Đà Nẵng hôm
25 tháng Hai năm 1850. Chiếc thuyền tức thời được thăm viếng bởi
hai viên chức Cochinchina ở “cấp thấp,” dò hỏi về lý do của cuộc
thăm viếng. Balestier đã trao cho họ một bức thư trình bày các
duyên cớ thân thiện của phái bộ mà các viên chức đã đọc qua nhưng
từ chối không tiếp nhận. Tuy nhiên, họ có đồng ý là sẽ chuyển đạt nội
dung của bức thư lên thượng cấp của họ.
Tiếp sau đó, một lần nữa, là nhiều cuộc gặp mặt sơ bộ, có tính cách
nghi lễ với nhiều quan chức Việt Nam cấp thấp khác nhau. Các quan
chức sau này thì lịch sự nhưng dè dặt, cho hay họ đã bị lừa gạt bởi

những người nước ngoài đi trên tàu chiến, đã đến như các kẻ thân
thiện nhưng lại gây ra các hành vi thù nghịch, triệt hủy các thuyền
tàu của họ và giết hại hàng trăm người dân.
Ngày 6 tháng Ba, các người khách của Balestier yêu cầu ông thông
báo cho họ nội dung lá thư của Tổng Thống gửi cho Hoàng Đế. Áp lực
của thời gian đã khiến Balestier chiều theo lời yêu cầu trái với sự
phán đoán vững chắc hơn của ông. Khi ông làm như thế, phía
Cochinchina, như đã đối xử vớI Roberts hai mươi năm trước đây, đã
phản đối các cách thức xưng hô cũng như các ý kiến nơi cuối thư của
Tổng Thống, mà họ đã giải thích như là một sự đe dọa. Balestier đã
cố gắng giải thích cho qua các sai lầm trong nghi lễ. Liên quan đến sự
đe dọa hàm chứa trong lá thư của Tổng Thống, ông đã lập luận rằng
Tổng Thống đã đưa ra đề nghị thực hiện các sự sửa chữa cho các
hành vi của Thuyền Trưởng Percival nhưng cảnh cáo rằng nếu các
thiện chí của Tổng Thống không được chấp nhận và hoàng đế thực
hiện sự đe dọa của Ngài nhằm trả thù cho các hành vi của Percival
đối với các công dân Hoa Kỳ khác, Hợp Chúng Quốc sẽ bị bắt buộc
phái các chiến thuyền đến để đòi hỏi các sự giải thích thỏa đáng.
Vào ngày 13 tháng Ba, có lời nhắn được gửi đến Balestier rằng Tổng
Đốc tỉnh Kwangnam (Quảng Nam) mời ông lên bờ để nhóm họp.
Cuộc hội kiến đã diễn ra, và vị Tổng Đốc đã thông báo với Balestier
rằng lá thư không thể được tiếp nhận vì nó có đề cập đến việc giết
hại người dân Cochinchina bởi thủy thủ đoàn một tầu chiến của Hoa
Kỳ, và sự kiện này đã không thể được xác chứng bởi hồ sơ lưu trữ
của quốc gia. Balestier đã tố cáo rằng phía Cochinchina đã tìm một lý
cớ để bác bỏ sự việc hầu giữ quyền tự do thực hiện các hành vi thù
nghịch đối với người Mỹ. Ông cáo buộc rằng sự từ chối tiếp nhận lá
thư của Tổng Thống sẽ là một sự xúc phạm lớn lao đối với Tổng
Thống. Vị Tổng Đốc Quảng Nam không bị lay chuyển, đã chấm dứt
cuộc thảo luận sau ba tiếng đồng hồ, và ra về. Chiếc thuyền của

Balestier vẫn còn lưu lại trong haỉ cảng cho đến ngày 16 để chờ đợi
xem có bất kỳ dấu hiệu quan tâm nào khác hay nỗ lực để tiếp xúc hay
không. Khi không có gì xảy ra, ông đã rời khỏi hải cảng, với ý định sẽ
tái tục các nỗ lực của ông khi chiếc thuyền đến cửa sông nơi kinh đô
Huế tọa lạc, nhưng thời tiết đã không hợp tác, và chiếc thuyền
Plymouth thay vào đó đã lái sang Bangkok (Vọng Các). (16)
Trong các báo cáo gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Clayton về phái bộ của
mình sang Cochinchina, Balestier đã viết rằng một vài viên chức
Cochinchina cấp thấp hơn có nhìn nhận một cách riêng tư với ông
rằng chiếc thuyền của Thuyền Trưởng Percival đã giết chết một số
người Cochinchina, nhưng các thẩm quyền ở Huế đã ra lệnh rằng sự
kiện đó bị phủ nhận cùng với việc từ chối lá thư của Tổng Thống.
Balestier đã phân tích các lý do cho sự thất bại và biện hộ cho việc
đối phó với phía Cochinchina bằng vũ lực.
Sự tin tưởng vững chắc của tôi là, bằng cách từ chối sự phủ nhận của
Tổng Thống về hành vi xúc phạm, họ xem là họ sẽ được tự do để trút
sự trả thù trên các công dân của chúng ta chẳng may rơi vào tay họ
như thế, với việc không hứa hẹn với chúng ta một đường lối thân
thiện. Tôi bắt buộc phải cảm thấy, như hơn một lần tôi đã có hân
hạnh được quan sát Ngài khi đối thoạI, rằng thật là vô vọng cho việc
nỗ lục để thương thảo nghiêm chỉnh với một dân tộc không thực tế
như thế, nếu không có một sức mạnh kiềm chế trong tay. Giả sử tôi
đã đi cùng một hạm đội có ba chiếc thuyền thay vì một chiếc thuyền
duy nhất, và đã đi tới cửa con sông, chỉ còn cách kinh đô vài dặm, sau
khi các cố gắng của tôi đã thất bại trong cuộc thương thuyết tại
Turong (Đà Nẵng), tôi chắc không còn nghi ngờ về cung cách mà tôi
sẽ được đón tiếp, và sự tôn trọng đối vớI lá thư của Tổng Thống. Tôi
xin phép Ngài để nhận xét rằng người Cochinchina giống như mọi
dân tộc bị cô lập và không hiểu biết khác, mang đầy những tham
vọng cá nhân hão huyền và tính tự phụ trẻ con tự hạ mình làm nô

lệ và phục tùng một cách hèn hạ trước vị chúa tể và các thượng cấp,
họ đã hoàn toàn không đếm xỉa đến các quyền và cảm nghĩ của các
kẻ khác, và, trong khái niệm không giới hạn về tính vĩ đại của chính
họ, họ lấy làm hài lòng để nghĩ rằng phía các người Âu Châu phải bày
tỏ một sự tôn kính cao xa đối với họ trong mọi nỗ lực tiến tới các sự
quan hệ thân thiện với ho.
Tôi muốn kính trình với Ngài rằng đương biên duyên hải chạy dài tại
vùng biển Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của dân tộc này, mà sự
chuyên chỏ bằng tàu của chúng ta, cùng vớI công cuộc hảv vận của
các dân tộc khác, bắt buộc phải tiếp cận với hảl lộ này khi vãng lai
vùng biển Trung Hoa, tại bất kỳ phần đất nào trong đó sinh mạng
của các công dân của chúng ta có thể bị phát lộ và phải chịu hy sinh,
hay những người bị cầm tù; và để bảo vệ chống lại các lề lối như thế,
điều tuyệt đối cần thiết để có sự an ninh là một sự biểu tỏ trực tiếp
về sự đối xử thân thiện về phía họ. Để đạt được sự an toàn mong
muốn này, tôi nghĩ cần phải đưa ra một yêu cầu chính thức với Huế,
cùng với một lực lượng vũ trang có khả năng cưỡng hành yêu cầu
này. Nhưng, trong ý kiến của tôi, nhiều phần không cần đến một
hành vi thù nghịch nào về phía chúng ta, với việc tin tưởng rằng sự
xuất hiện của ba chiến thuyền trong các hải phận đó sẽ đủ để đạt
được mọi điều có thể được yêu cầu một cách hợp lý nơi họ. (17)
Trong một lá thư gửi thẳng lên Tổng Thống đề ngày 15 tháng Mười
Hai, 1851, trong đó Balestier biện luận cho lời xác định xin bồi hoàn
các chi phí của mình đã chi tiêu trong phái bộ không thành công của
ông, ông đã lượng giá một cách khập khiễng các lý do của sự thất bại
của ông tại Cochinchina:
Về kết quả của cuộc thăm viếng của tôi tại Cochin China, Xiêm la &
Borneo, tôi xin được nói thêm rằng sự thất bại của tôi về việc [đạt]
một hiệp ước với Cochin China nảy sinh từ một sự quyết tâm đã xác
định trước của Chính Phủ của xứ đó là không chịu thương thảo, về

ngoại giao hay thương mại, với các nước Âu Châu bởi có các xúc
phạm sau đó đi cùng với việc chuyên chở bằng tàu và thương mại
của họ (các nước Âu Châu).”/-

×