Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thử sắp xếp truyện cổ Phật giáo Việt Nam theo bảng tra cứu các type truyện dân gian của A. AARNE và S. THOMPSON (A-T) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 6 trang )


Thử sắp xếp truyện cổ Phật giáo
Việt Nam theo bảng tra cứu các
type truyện dân gian của A.
AARNE và S. THOMPSON (A-T)






Bảng tra cứu A-T, Từ điển A-T hay Hệ thống A-T là những tên gọi khác nhau mà
các nhà nghiên cứu folklore quen dùng để nói về cuốn sách phân loại các type truyện
dân gian của hai nhà folklore học Antti Aarne và Stith Thompson
(1)
, hai đại diện tiêu
biểu của trường phái nghiên cứu văn học dân gian Phần Lan.
Ngay sau khi được công bố, Bảng tra cứu A-T đã nhanh chóng trở thành một bảng
tra cứu gốc, một tài liệu có tính công cụ đối với việc nghiên cứu truyện kể dân gian.
Cùng với Bảng chỉ dẫn motif văn học dân gian
(2)
, cuốn sách này đã trở thành khuôn mẫu
cho sự ra đời hàng loạt bảng tra cứu truyện kể dân gian của các nước thuộc các khu vực
khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Tiệp Khắc, Latvia, Thụy
Điển, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha… và một số nước Mĩ Latinh. Đồng thời với việc xuất
hiện ngày càng nhiều các bảng tra cứu truyện kể dân gian của các nước là phong trào
nghiên cứu truyện dân gian theo type và motif diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, “kéo
dài suốt nửa cuối thế kỷ XX”
(3)
.
Trong quá trình được ứng dụng rộng rãi như vậy, vấn đề hiệu quả của bảng tra


cứu gốc đối với tình hình thực tiễn tư liệu truyện kể dân gian của các nước không nằm
trong khu vực Ấn-Âu đã được đặt ra. Điều này bắt nguồn từ việc các nhà nghiên cứu khi
tiến hành lắp ghép những kho tư liệu truyện dân gian địa phương vào khung của A-T, để
xây dựng các bảng tra cứu truyện dân gian riêng cho mỗi khu vực cụ thể, đã nhận thấy
sự tồn tại một khối lượng lớn tư liệu mà không thể sắp xếp ổn thỏa theo bảng tra cứu gốc
được. Nói cách khác, đó là những truyện dân gian có tính đặc trưng của địa phương, là
những tư liệu mà bảng tra cứu của Antti Aarne và Stith Thompson chưa bao quát được
hết. Vì vậy, việc tiếp tục bổ sung các bảng tra cứu của từng nước dựa theo hệ thống tra
cứu này vẫn luôn được đặt ra.
Cho tới nay, tuy công trình của A. Aarne và S. Thompson chưa được dịch ra tiếng
Việt song đã được một số nhà folklore Việt Nam giới thiệu tương đối tỉ mỉ. Có thể kể tới
một số bài viết của các tác giả như Tăng Kim Ngân (1983)
(4)
, Lê Chí Quế (1994)
(5)
,
Nguyễn Thị Hiền (1996)
(6)
, Nguyễn Tấn Đắc (2001)
(7)
, Trần Thị An (2008)
(8)

Tuy có những nhận định khác nhau về hiệu quả ứng dụng của bảng tra cứu A-T
nhưng các tác giả đều cho rằng “việc lập một bảng tra cứu truyện cổ tích Việt Nam ứng
dụng mô hình type truyện của A.Aarne và S.Thompson là một việc làm cần thiết”
(9)
,
“vừa cần thiết đối với ngành văn học dân gian Việt Nam, vừa góp phần làm phong phú
cho hệ thống truyện kể dân gian thế giới”

(10)
. Đó cũng là dự định mà nhiều thế hệ các
nhà folklore Việt Nam đã ấp ủ. Tuy nhiên, đây quả là một công việc khó khăn, khối
lượng công việc quá lớn, cần nhiều thời gian và sự góp sức của nhiều người.
Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành sắp xếp các type truyện cổ Phật giáo Việt
Nam theo bảng tra cứu A – T như là một thử nghiệm cụ thể về hiệu quả ứng dụng của nó
đối với kho tư liệu truyện kể dân gian Việt Nam.
1. Các type truyện cổ tôn giáo trong bảng tra cứu A-T
Bảng tra cứu A-T gồm có năm phần lớn, được đánh số La Mã từ I đến V. Ngoại trừ
phần I, phần IV và phần V, các phần II và phần III đều chứa những mục liên quan tới
truyện cổ tôn giáo. Cụ thể là ở mục B (từ type số 750 đến type số 849), phần II có tên
là Truyện tôn giáo; ở mục thứ năm (không được đánh ký hiệu A, B, C, gồm các type từ số
1725 đến type số 1849) thuộc phần III là các type truyện cười về cha xứ và các đẳng cấp
tôn giáo.
Như vậy, truyện cổ tôn giáo nằm trọn trong mục B, phần II và một phần trong
mục thứ năm, phần III của bảng tra cứu A-T. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy ở mục
B – Truyện tôn giáo tuy được đánh số từ 750 đến 849 tức là có 89 type truyện nhưng số
lượng thực của nó, bao gồm cả các type mở rộng lên tới 204 type. Các type truyện này
tiếp tục được chia thành các tiểu mục nhỏ hơn, theo các chủ đề như: Thần thánh thưởng
và phạt (từ type 750 tới type 799: gồm tất cả 92 type); Sự thật được phơi bày (từ type
780 tới type 789: gồm 15 type); Con người trên thiên đường (từ type 800 tới type 809:
gồm 17 type); Người bị hứa cho quỷ (từ type 810 tới type 849: gồm 80 type). Tiểu
mục Truyện cười về cha xứ và các đẳng cấp tôn giáo (từ type số 1725 đến type số 1849)
trong phần III cũng tiếp tục được chia thành các chủ đề như: Cha xứ bị phản bội(từ type
số 1725 đến type số 1774); Cha xứ và người giúp việc nhà thờ (từ type số 1775 đến type
số 1799); Những truyện cười về giáo sĩ hoặc các đẳng cấp tôn giáo khác (từ type số
1800 tới type số 1849). Từ type số 1725 đến type số 1849 là 124 type song kể cả các
type mở rộng, tiểu mục này có tới 178 type.
Với số lượng 382/3435 type, truyện tôn giáo chiếm gần 11,1% (11,1208%)
tổng số các type truyện trong bảng tra cứu A-T. Đây quả là một con số ấn tượng, tự thân

nó đã cho thấy sự phong phú của loại truyện này trong kho tàng truyện kể dân gian của
các nước mà bảng tra cứu đã bao quát được.
2. Thực tế đối chứng
Những yếu tố tôn giáo xuất hiện trong các type truyện tôn giáo ở bảng tra cứu A-
T liên quan chủ yếu tới đạo Thiên chúa, do những ảnh hưởng sâu rộng của tôn giáo này
ở phương Tây (nguồn tư liệu chính để lập nên bảng tra cứu) trong khi ở các nước
phương Đông, đặc biệt là ở một số nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đạo
Phật lại có ảnh hưởng bao trùm.
Trong số những tôn giáo được du nhập vào Việt Nam, Phật giáo là một trong
những tôn giáo có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất, bám rễ sâu nhất vào đời sống tâm linh
người Việt, thậm chí nó còn trở thành một thành tố hữu cơ trong Mô hình tín ngưỡng
tôn giáo truyền thống của người Việt
(11)
. Truyện kể dân gian về loại tôn giáo này cũng
có số lượng phong phú hơn cả, vì vậy trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào khảo
sát đối chứng các type truyện cổ Phật giáo với các type truyện tôn giáo trong bảng tra
cứu A-T. Các type truyện khác chỉ được chúng tôi sử dụng để so sánh, tham khảo mở
rộng.
Sau khi tiến hành khảo sát 53 tập và tuyển tập truyện kể dân gian của các dân tộc
Việt Nam được xuất bản từ 1952 tới 2005, chúng tôi tìm ra được trên 100 truyện cổ
Phật giáo
(12)
(chính xác là 103 truyện, con số này có thể còn thay đổi khi mở rộng
phạm vi tư liệu) và bước đầu phân chia chúng thành 30 type.
Trước tiên, chúng tôi sử dụng hệ thống các type truyện tôn giáo trong bảng tra
cứu A-T như là cái khung dựng sẵn, cố định rồi đem các type truyện của Việt Nam
(VN) đối chiếu vào đó. Để tiện theo dõi, trong bài viết chúng tôi sử dụng cụm từ
“khung số truyện tôn giáo” để chỉ các type truyện tôn giáo được đánh số từ 750 đến
849 và từ 1725 tới 1849 trong bảng tra cứu A-T.
Thực tế đối chứng đã cho những kết quả khá phức tạp, chúng tôi tạm chia các

kết quả này thành ba loại như sau:
2.1. Hiện tượng trùng khung
Ở trường hợp này, những type truyện tôn giáo của Việt Nam có sự trùng khít gần
như hoàn toàn với khung số truyện tôn giáo trong bảng tra cứu A-T, cả về nội dung tôn
giáo và khung số truyện tôn giáo. Có thể lấy type truyện Người giàu có kiêu
hãnh được đánh số 751C* trong bảng tra cứu A-T và type truyện Sự tích con kiến của
Việt Nam làm ví dụ. Hai type truyện này có nội dung khá giống nhau. Type truyện
751C* (A-T) Người giàu có kiêu hãnh ở bảng tra cứu A-T có nội dung tóm tắt như
sau: Trở nên thịnh vượng một cách kì lạ, người đàn ông đã đuổi một lão ăn mày (là
Chúa Trời cải trang), ân nhân của anh ta, ra khỏi nhà mình và vì thế lại mất đi tất cả;
Còn nội dung chính của type truyện Sự tích con kiến (VN) kể về:Một người ăn mày khốn
khổ được Bụt giúp đỡ trở nên giàu có với điều kiện là phải biết yêu thương và giúp đỡ
người nghèo khổ hơn mình. Khi trở nên giàu có, anh ta quên những gì mình đã hứa và
đuổi người ăn mày (là Bụt cải trang). Anh ta đã bị mất đi tất cả và bị biến thành con
kiến. Như vậy, nếu tra theo bảng tra cứu A-T, type truyện Sự tích con kiến của Việt Nam
sẽ mang số 751C*.
Có 16 type truyện cổ tôn giáo của Việt Nam nằm trong trường hợp này, đó là
những type truyện ứng với type số 750**, 750A, 750A*, 750B, 750B*, 751C*,
751D*, 753, 756B, 763, 767, 779C*, 800, 810A*, 824, 1730 trong bảng tra cứu A-T.
Trong số 16 type truyện đó, có 8 type truyện thuộc truyện cổ Phật giáo chiếm khoảng
27% (26,66%) tổng số các type truyện cổ Phật giáo Việt Nam chúng tôi tổng hợp được
và bằng 50% các type truyện cổ tôn giáo thuộc trường hợp đang khảo sát). Đó là
những type truyện được đánh số 750**, 750A, 750A*, 751C*, 756B, 763, 767, 1730.
Type số 750** (A-T) có tên là Những cô gái hái dâu: Một trong số các cô gái
hái dâu đã trả lời ông già một cách thân thiện và được ban thưởng. Những cô gái khác
đưa ra những câu trả lời vô lễ và bị trừng phạt. Chúng tôi tìm được 1 bản truyện Việt
Nam thuộc type này, là bản Cô gái ngoan của dân tộc Tày: Một cô bé ngoan đã giúp đỡ
một ông lão với thái độ lễ phép và đã được ông lão (Bụt) ban thưởng (sắc đẹp) trong khi
những cô gái khác tỏ ra ghê tởm, vô lễ và bị trừng phạt (làm cho trở nên xấu xí).
Type số 750A và 750A* (A-T) có tên là Những điều ước: Đức Chúa Giêsu và

Thánh Peter ban cho một người nông dân nghèo ba điều ước tốt đẹp vì đã tiếp đón họ
với lòng mến khách; Tuy nhiên, họ ban cho một người giàu ba điều ước ma quỷ. Type
truyện Ba điều ước (VN) có 2 trong 5 bản kể là truyện cười Phật giáo thuộc type
truyện 750A: Hai vợ chồng nhà nghèo cần cù được Bụt ban cho ba điều ước. Hai vợ
chồng không hòa thuận, sự vội vàng và cáu giận khiến họ phung phí những điều ước
quý báu, kết cục họ chẳng được gì hơn so với trước lúc có ba điều ước. Type truyện Sự
tích con khỉ (VN) có nội dung chính là: Phật (trong hình dạng cải trang) bị những tên
nhà giàu xua đuổi và được cô gái nghèo thương người giúp đỡ. Cô gái được ban cho
điều ước, trở nên xinh đẹp. Lũ nhà giàu bắt chước cô và biến thành khỉ. Type này có
tới 10 bản truyện, thuộc type số 750A*.

×