Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thơ lãng mạn Trung Hoa - Từ Khuất Nguyên đến Lý Bạch và Lý Hạ _4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.19 KB, 5 trang )

Thơ lãng mạn Trung
Hoa - Từ Khuất Nguyên
đến Lý Bạch và Lý Hạ




1. Mở đầu Đặc tính văn học Trung Quốc, Lâm Ngữ Đường nhận xét: “Văn học Trung
Quốc gồm hai loại khác nhau. Một loại có tính chất giáo huấn và một loại có vẻ hoa mỹ
khiến người ta ưa thích, loại văn trên là công cụ truyền đạt những chân lý, tức là lối văn “Văn
dĩ tải đạo”, loại sau phát xuất do tâm tính tức là “Văn trữ tình”. Hai loại văn này khác nhau
rất rõ. Loại trên thuộc về khách quan, thuyết minh các vấn đề, loại sau thuộc về chủ quan, tỏ
tình cảm riêng tư”
(1)
.
Với cái nhìn phương Tây, Will Durant nhận xét về thơ cổ điển Trung Hoa: “Nó không
ưa tỉ dụ, so sánh, nói bóng bẩy mà chỉ gợi cho ta về đề tài thôi. Nó tránh sự phóng đại, những
cảm xúc nồng nàn; người nào có óc già dặn cũng thích giọng kín đáo của nó, thích những ý
tại ngôn ngoại của nó, hiếm thấy giọng lãng mạn lắm…”
(2)
.
Trong văn học phương Đông, thơ ca lãng mạn chưa bao giờ hình thành một trào lưu
riêng với một hệ thống quan niệm sáng tác đầy đủ. Nhưng tính lãng mạn gần với chất trữ tình
của thơ (thuật ngữ thơ trữ tình có khi được dùng để chỉ thơ lãng mạn), lãng mạn vẫn là một
dòng chảy ẩn sâu nuôi xanh hồn thơ muôn thuở. Dưới lớp đất rắn chắc của chủ nghĩa cổ điển,
nhiều khi dòng chảy ấy quá dào dạt mà trào tuôn mang dạng thức cầu vồng lấp lánh. Khuất
Nguyên (340-278 trước CN), Lý Bạch (701-762), Lý Hạ (790-816) là những lần dòng chảy
ấy hiển lộ trên mặt đất. Khuất Nguyên là sự khởi đầu vĩ đại mà “những thi nhân đời sau có cá
tính và xúc cảm mạnh mẽ… đều nhận được sự gợi mở từ Khuất Nguyên”
(3)
. Lý Bạch hướng


về Khuất Nguyên với những lời ca tụng tót vời “Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt”, Lý
Hạ thì “Sở từ đeo sau khuỷu, Đau lòng học Sở ngâm…”, “Người tài đời Đường đều
theo Kinh Thi mà chỉ riêng có Lý Bạch, Lý Hạ theo Ly tao” (Diêu Văn Tiếp). Tuy vậy, tùy
theo dấu ấn thời đại, tài năng, cá tính… mà chiếc bóng của Khuất Nguyên in vào thơ mỗi
người không giống nhau.
2. Chủ nghĩa lãng mạn phương Tây hình thành trên nền sản xuất tư bản với ý thức dân
chủ. Một điều tương tự như vậy không xuất hiện ở phương Đông nói chung và Trung Hoa
nói riêng. Chủ nghĩa cổ điển ngự trị ở đây hàng ngàn năm với hệ thống điển chế, quy phạm
chặt chẽ gắn liền với ý thức hệ Nho giáo. Quan niệm Nho gia “khắc kỷ phục lễ” không chỉ
chi phối cách hành xử trong xã hội mà còn để vết di trong thơ. Không phải thơ ca không có
cái tôi – “làm thơ không thể không có cái tôi” (Viên Mai) – mà cái tôi bị chế ước theo khuôn
mẫu không tiện trực tiếp phô bày, chỉ lặng lẽ ẩn mình trong cách nhìn nhận, ứng xử, thái
độ… của nhà thơ đối với thế giới. Chính vì điều này, một thời gian dài thơ cổ điển đã bị ngộ
nhận là không có cái tôi.
Nếu Nho giáo chủ yếu góp phần hình thành cái tôi xã hội thì Đạo giáo tạo điều kiện
rộng rãi hơn cho cái tôi cá nhân cá tính phát triển. Quan niệm thuận theo tự nhiên, chủ trương
giải phóng con người khỏi những ràng buộc để đạt đến tự do như trời đất – Đạo giáo phù hợp
cho cái tôi cá nhân. Góp phần làm nên cái tôi cá nhân trong thơ còn phải kể đến huyền thoại
tôn giáo cổ sơ .
Từ Kinh Thi đến Ly tao, thơ ca Trung Hoa đã có bước tiến dài từ “dàn đồng ca” đến
tiếng nói trữ tình cá nhân đầu tiên, từ tiếng thơ có sự “khắc chế”, “ôn hòa” đến chỗ “giải
phóng về mặt tình cảm”. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do Kinh Thi nằm trong vùng
văn hóa phương Bắc chịu ảnh hưởng của Nho gia, trong khi Ly tao thuộc về vùng văn hóa
phương Nam chịu ảnh hưởng của Lão giáo và tôn giáo dân gian. “Thế kỷ thứ IV trước CN,
nước Sở thời Chiến Quốc với nền tảng văn hóa độc đáo của mình, cộng thêm ảnh hưởng của
văn hóa phương Bắc, đã hun đúc cho ra đời nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên”
(4)
. Tinh thần lãng
mạn chủ nghĩa của thần thoại đã được Khuất Nguyên tiếp thu, đặt nền tảng cho những sáng
tác văn học lãng mạn sau này. Đỉnh cao văn hóa Thịnh Đường với sự lên ngôi của cả Nho –

Phật – Đạo đã hình thành nên thi tài Lý Bạch, trong đó vai trò nổi bật vẫn thuộc về Đạo giáo.
Lí Bạch cũng từ phương Bắc đến, sông nước Giang Nam xinh đẹp đã tạo nên hiệu ứng thẩm
mỹ “khác lạ” với ông. Từ những đóa phù dung của Khuất Nguyên – đại biểu của nền văn hóa
đất Sở, người khai sáng truyền thống tỷ hứng “chim đẹp hoa thơm ví cho sự trung trinh”
(Thiện điểu hoa hương dĩ tỷ trung trinh) – đến những cô gái hái sen xinh tươi, hoạt bát, e
thẹn, dần trọn vẹn đáng yêu trong Thái liên khúc của Thanh Liên cư sĩ là cả một quá trình mà
Du Hương Thuận gọi là sự “tự chuộc mình” (Hái sen từ dân ca – cung đình hóa – lấy lại bản
sắc vốn có mà bay lên sắc thái mới)
(5)
. Qua thời cực thịnh, hồn thơ Lý Hạ lại tìm về nương
nhờ mảnh đất thần thoại hồn nhiên muôn đời mang tinh thần thơ ca.
Dễ dàng nhận ra thế giới thần thoại buổi đầu ngự trị trong thơ Khuất Nguyên, đậm
nhạt trong thơ Lý Bạch và trở về đậm đặc trong thơ Lý Hạ. Thần thoại gặp gỡ thơ ca trong
tính trẻ thơ – nếu tư duy thần thoại gần với tư duy trẻ thơ thì mỗi nhà thơ lại có một đứa trẻ
(anh nhi) trong tâm hồn. Tư duy thần thoại mang tính trực giác – hình tượng – tích hợp và đó
cũng là đặc điểm của thơ không thể chia cắt Ai đi phân chất một mùi hương (Xuân Diệu).
Đặc biệt, trí tưởng tượng bay bổng – “ảo tưởng thần thoại” (Enghen) rất gần với tính chất thơ
lãng mạn muốn xây dựng một thế giới thứ hai – song song tồn tại bên ngoài đời thực “Khi thi
hứng của thi nhân sôi sục thì không thể dung nạp được những hình tượng tầm thường; thi
nhân sẽ cho trí tưởng tượng và ảo giác của mình bay bổng lên trời xanh”
(6)
.
2.1. Cuộc hành trình tìm về cái tôi
Khác với văn học hiện thực lấy việc phản ánh, tái hiện cuộc sống làm trung tâm, nơi
xuất phát và đích đến của văn học lãng mạn lại là thế giới nội tâm của con người. Thơ – với
tư cách chủ yếu là thể loại trữ tình – có khả năng phô diễn phong phú thế giới nội tâm – vì
vậy mà gần gũi với tính chất lãng mạn. Tuy vậy, ghìm mình theo chế ước của chủ nghĩa cổ
điển, cái tôi trữ tình ít khi được thể hiện trực tiếp.
Với thơ Khuất Nguyên, lần đầu tiên người ta gặp một nhân vật trữ tình với xuất thân,
số phận, tính cách,… rõ nét. Người đọc thấy một bức tranh hiện thực nước Sở, nhưng tất cả

được khúc xạ qua cái nhìn mang đậm dấu ấn chủ quan và thấm đẫm cảm xúc của nhân vật
trữ tình. Ly tao như một khúc nhạc đi vào lòng người bằng tất cả những cung bậc phẫn nộ, ai
oán, bi thương… tha thiết trong từng câu từng chữ. Hình tượng nhân vật hiện lên nổi bật trên
cơ sở đối lập với xã hội, thể hiện một ý thức mạnh mẽ về bản thân vượt ra khỏi mực thước
Nho gia. Nhà thơ tự xưng, miêu tả về bản thân bằng những hình ảnh đẹp đẽ, thơm ngát, tận
thiện tận mĩ từ ngoài vào trong. Sự táo bạo này của Khuất Nguyên khác xa với tính chất trung
dung, ôn hòa của người quân tử theo tiêu chuẩn thẩm mĩ Nho giáo, khiến không ít nhà Nho
khó chịu cho rằng Khuất Nguyên “lộ tài dương kỷ”, làm nổi bật tài năng để tự đề cao mình.
Tuy không ngần ngại phô bày bản thân, nhưng cái tôi cá thể cá tính của Khuất Nguyên
vẫn tồn tại song trùng với cái tôi xã hội. Ông giữ vững và trau dồi phẩm chất, cá tính với một
niềm tin vững vàng ở bản thân mình, nhưng vẫn trên tiêu chí của cái đẹp theo quy ước thẩm
mĩ của cộng đồng. Ông đối lập với xã hội nhưng vẫn muốn thay đổi xã hội theo chiều tốt đẹp,
được cống hiến, thừa nhận. Chính vì lý do này, khi xã hội quay lưng với Khuất Nguyên thì
ông không thể quay về thanh thản độc thiện kỳ thân, mà rơi vào bi kịch không lối thoát.
Con người tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội – vì vậy mà không ít thì nhiều bị chế
ước bởi những khuôn khổ, giới hạn – điều khác biệt là cách ứng xử của mỗi người trước
những khuôn khổ, giới hạn ấy. Về phương diện này, con người trong thơ ca trung đại thường
có thái độ chấp nhận và hòa nhập với một tâm hồn an nhiên và khi đã chấp nhận, hầu như
không có sự quẫy đạp, cái tôi cá nhân cá tính ít có dịp bộc lộ. Phải đến Lý Bạch, cái tôi cá thể
cá tính mới được khẳng định một cách dứt khoát. Với một cá tính mạnh mẽ như Lý Bạch,
tầm vóc cao khoát của ông lúc nào cũng muốn vượt lên, vươn lên xô lệch những giới hạn kia.
Lý Bạch tự tạo cho mình một tiêu chuẩn thẩm mĩ riêng đầy hồn nhiên. Với xã hội, ông không
quan tâm mấy những quy tắc ứng xử, mực thước “khép mình theo lễ” của chế độ phong kiến.
Người quân tử hình dong chỉnh tề thì ông say khật khưỡng lệch cả mũ áo và khi thích thì vứt
bỏ, trần truồng như đứa trẻ. Dù bạn là thái thú nhưng khi uống say rồi thì cởi áo đắp cho tôi –
đùi anh tôi làm gối… Đạt được ý nguyện thì mạnh mẽ nhập cuộc, không thì quay về với
chính mình. Sức sống rào rạt của một cá tính trẻ trung khiến Lý Bạch muốn vượt lên khỏi
giới hạn không – thời gian của một kiếp người. Vì vậy mà chiều kích thế giới thơ ông thường
quá ngưỡng, vượt ngưỡng, thời gian mang tính chủ quan đậm nét. Cái tôi của Lý Bạch có thể
nói là đã được giải phóng mà đạt đến tự do đích thực, làm nên tầm vóc thơ ca Lý Bạch, ngàn

năm chỉ có riêng ông. “Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân” (Lý Dương Băng).

×