Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng truyền thông giáo dục sức khỏe ở trung tâm y tế dự phòng huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 132 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TUYẾN HUYỆN VÀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM PHÒNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE Ở TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN




Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn văn Hiến
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y Hà Nội
Mã số đề tài:







HÀ NỘI 2010
ii



Môc lôc
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1: TỔNG QUAN
3
1.1. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác chăm sóc
sức khỏe
3
1.2. Những đóng góp của hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe trong
thành quả chung của ngành Y tế ở Việt Nam
5
1.3. Các yếu tố làm cho truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả 7
1.4. Hệ thống Truyền thông Giáo dục sức khỏe ở Việt Nam 10
1.5. Chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe 14
1.6. Nghiên cứu hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ 15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2. Thời gian nghiên cứu 20
2.3. Địa bàn nghiên cứu 20
2.4. Đối tượng nghiên cứu 21
2.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 23
2.7. Nội dung nghiên cứu chính 24
2.8. Xây dựng mô hình can thiệp 25
2.9. Phân tích số liệu 27
2.10. Sai số và cách khống chế 27
2.11. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30
3.2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của các phòng
TT-GDSK
32
3.3. Thực trạng về hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện hiện nay 37
3.4. Những thuận lợi khó khăn trong thực hiện hoạt động TT-GDSK ở
tuyến huyện hiện nay
40


iii

3.5. Ý kiến đề xuất về xây dựng phòng TT-GDSK Hoạt động tại trung
tâm y tế huyện
45
3.6. Kết quả xây dựng và hoạt động của phòng TT-GDSK huyện Bình
Lục
49
Chương 4. BÀN LUẬN
66
4.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của phòng
TT-GDSK thuộc Trung tâm y tế huyện
66
4.2. Thực trạng hoạt động TT-GDSK tuyến huyện 70
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động TT-GDSK ở tuyến
huyện

73

4.4. Hoạt động xây dựng và đánh giá mô hình thí điểm Phòng TT-GDSK
tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
77
4.5. Ảnh hưởng của phòng TT-GDSK đến hoạt động TT-GDSK ở tuyến
xã và kiến thức, thực hành của dân về một số vấn đề sức khỏe, bệnh tật
thường gặp
81
4.6. Một số hạn chế của nghiên cứu 83
KẾT LUẬN
84
KHUYẾN NGHỊ
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
PHỤ LỤC
93









x





Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t

BHYT Bảo hiểm y tế
BVSK Bảo vệ sức khỏe
BVTV Bảo vệ thực vật
CMNV Chuyên môn nghiệp vụ
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CT/DA Chương trình/Dự án
ĐB Đồng bằng
ĐT Đô thị
GDSK Giáo dục sức khỏe
LĐ Lãnh đạo
LKH Lập kế hoạch
MN Miền núi
NĐTP Ngộ độc thực phẩm
NS-VSMT Nước sạch -Vệ sinh môi trường
PV Phỏng vấn
TCC Tiêu chảy cấp
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TLN Thảo luận nhóm
TTB Trang thiết bị
TT-GDSK Truyền thông Giáo dục sức khỏe
TTYT Trung tâm y tế
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
TYT Trạm Y tế

1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) có vai trò quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cộng đồng vì thế đã được Tổ chức
y tế Thế giới (TCYTTG) xếp là nội dung số một trong các nội dung về Chăm
sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) [6], [40]. Ở nước ta nhận thức được vai trò
quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà
nước và Bộ Y tế rất quan tâm
đến hoạt động TT-GDSK. Nghị quyết số 46-
NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác
thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới [1]. Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích
cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
về y tế
, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình,
mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn
luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe,
phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại
cộng đồng, góp phần t
ạo ra sự bình đẳng trong CSSK [5].
TT-GDSK là hoạt động mang tính xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý
để thông tin và gây tác động đến quyết định của mỗi cá nhân và cộng đồng
nhằm nâng cao sức khỏe (NCSK), bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để
mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và từ đó lựa chọn được cách giải
quyết vấn đề thích hợp. TT-GDSK là một quá trình thường xuyên, liên tục và
lâu dài, nó tác
động đến ba lĩnh vực của đối tượng được TT-GDSK: kiến thức
của đối tượng về vấn đề sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn đề sức
khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức
khỏe, bệnh tật [12], [14].
Hiện nay ở nước ta hệ thống TT-GDSK đã được hình thành từ tuyến trung

ương đến tuyến cơ sở. Tuy nhiên, tổ chức phòng TT-GDSK của Trung tâm y
tế (TTYT) huyện chỉ mới được hình thành theo Nghị định của Chính phủ số
172/2005/NĐ-CP [10], [9]. Theo chương trình hành động TT-GDSK đến
năm 2010 do Bộ trưởng Y tế phê duyệt, tuyến huyện là tuyến có vai trò quan
trọng trong chỉ đạo và thực hiện chương trình hành động TT-GDSK [8]. Để
có thể đảm nhậ
n các chức năng nhiệm vụ của phòng TT-GDSK và tổ chức

2
thực hiện, quản lý tốt các hoạt động TT-GDSK trên địa bàn huyện, phòng
TT-GDSK phải có đủ các điều kiện tối thiểu về nguồn lực. Trước hết cần có
đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và được đào tạo kiến thức, kỹ năng TT-
GDSK. Bộ Y tế-Bộ Nội vụ cũng đã có Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-
BYT-BNV, ngày 05/6/2007 hướng dẫn định mứ
c biên chế sự nghiệp trong các
cơ sở y tế nhà nước [13], nhưng thực tế tình hình nhân lực của các phòng TT-
GDSK thuộc TTYT huyện hiện nay như thế nào? Liệu đội cán bộ có đủ năng
lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình không? Họ cần được đào tạo và
quản lý như thế nào để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn? Mặt khác, để
thực hiệ
n tốt nhiệm vụ, phòng TT-GDSK cũng cần có cơ sở vật chất, trang
thiết bị/phương tiện tối thiểu để thực hiện TT-GDSK. Điều quan trọng khác là
phòng TT-GDSK phải có những quy định cụ thể về phân công nhiệm vụ, xây
dựng kế hoạch và cơ chế hoạt động, quản lý thích hợp. Nhưng hiện nay chúng
ta còn thiếu thông tin về các vấn đề này để có thể xác định cụ th
ể hơn nhu cầu
về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện cho thực hiện TT-GDSK
ở tuyến huyện như thế nào? Mô hình hoạt động của phòng TT-GDSK tuyến
huyện như thế nào là thích hợp? Đây là các câu hỏi đặt ra cần được trả lời. Để
cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và xây dựng các phòng TT-GDSK

chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng truy
ền thông giáo dục sức
khỏe tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng truyền thông giáo dục
sức khỏe ở trung tâm y tế dự phòng huyện”.
Nghiên cứu này tìm hiểu những khía cạnh thực tế hiện nay liên quan đến hoạt
động TT-GDSK tại tuyến huyện và đề xuất mô hình phòng TT-GDSK của
TT-YTDP huyện với mong muốn đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK tại tuyến
huyện, góp phần tích cực nâng cao sức khỏe c
ộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng về nguồn lực, tổ chức và hoạt động TT-GDSK
khỏe của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện.
2. Xác định các yếu tố tăng cường và hạn chế năng lực hoạt động của
Phòng TT-GDSK huyện thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện.
3. Thực hiện và đánh giá mô hình thí điểm Phòng TT-GDSK tại một
huyện
đồng bằng.





3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác chăm sóc
sức khỏe
Truyền thông Giáo dục sức khỏe được xếp là nội dung số một trong các nội
dung CSSKBĐ mà hội nghị Alma Ata năm 1978 về CSSKBĐ đã nêu ra.

Nhiều tài liệu của TCYTTG đã đề cập đến vai trò quan trọng của TT-GDSK
trong CSSKBĐ [6], [14]. Để đẩy mạnh công tác CSSK nói chung và
CSSKBĐ nói riêng có thể lựa chọn hai giải pháp, gi
ải pháp thứ nhất là đầu tư
cho đào tạo nhiều loại hình cán bộ y tế để mở rộng thực hiện các nhiệm vụ
CSSK cho nhân dân; Giải pháp thứ hai là cung cấp các kiến thức, nâng cao
trình độ hiểu biết để mọi người có thể tự CSSK cho mình, cho gia đình và cho
cộng đồng. Thực tế cho thấy các cá nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra hầu
hết các quyết định CSSK cho họ chứ không phải cán b
ộ y tế. Chính vì vậy,
giải pháp thứ hai mang tính khả thi cao, được nhiều người ủng hộ vì giá thành
đầu tư thường thấp và được nhân dân chấp nhận. Lựa chọn giải pháp thứ hai
có nghĩa là phải đẩy mạnh các hoạt động TT-GDSK ở các tuyến, nhất là tuyến
cơ sở vì TT-GDSK là quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu và chọn
được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề sức kh
ỏe của họ [12], [14], [45].
TT-GDSK là một quá trình cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu
dài, kết hợp nhiều phương pháp. Hoạt động TT-GDSK không phải chỉ đơn
thuần là phát đi các thông tin hay thông điệp về sức khỏe, hay cung cấp thật
nhiều thông tin về sức khỏe cho mọi người, mà là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch vào con người nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và cách
thực hành của mỗi người nh
ằm NCSK cho họ và cho cả cộng đồng. Hoạt
động TT-GDSK thực chất là tạo ra môi trường hỗ trợ cho quá trình thay đổi
hành vi sức khỏe của mỗi người nhằm đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất
có thể được [39].
Sự tập trung của TT-GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm
thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe
mạnh, hữu ích cho mọi người. TT-GDSK cũng là ph
ương tiện hỗ trợ nhằm


4
phát triển ý thức con người, phát huy tính tự lực cánh sinh và chủ động phòng
ngừa và giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng [36].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về
những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
đã khẳng định nhiệm vụ quan trọng của TT-GDSK: “ làm t
ốt công tác tuyên
truyền, giáo dục sức khỏe và hỗ trợ về mặt kỹ thuật - chuyên môn, để nhân
dân tự giác, chủ động xây dựng nếp sống trật tự, vệ sinh, có ý thức phòng
bệnh, phòng dịch, bảo vệ môi trường, môi sinh, thường xuyên rèn luyện thân
thể và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ở cơ sở”.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị xác
định rõ vai trò của TT-GDSK trong tình hình m
ới: Truyền thông giáo dục sức
khỏe “Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị đối với công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân, trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng
có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân th
ể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, tham gia tích cực
các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ” [1].
Nhiệm vụ của TT-GDSK là làm cho mọi người thay đổi các hành vi sức khỏe
có hại, thực hành các hành vi, lối sống lành mạnh. Quá trình thay đổi hành vi
thường diễn ra một cách phức tạp, quá trình này chịu tác động của rất nhiều
yếu tố bên trong và bên ngoài, diễn ra qua nhiều giai đo
ạn [12], [14], [36].
Hầu hết các vấn đề sức khỏe không thể chỉ giải quyết bằng thuốc hay các
phương pháp điều trị, mà cần kết hợp với các biện pháp khác trong đó có vai
trò quan trọng của TT-GDSK và các hoạt động tư vấn hỗ trợ thay đổi hành vi

và duy trì hành vi lành mạnh [31], [41]. Chẳng hạn như chương trình CSSK
bà mẹ và trẻ em trong đó có dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam đã
thu đượ
c nhiều kết quả tốt, phải nói đến sự đóng góp rất lớn cho thành công
của chương trình này đó là hoạt động truyền thông dân số [15].
Hoạt động TT-GDSK không thay thế được các dịch vụ CSSK khác, nhưng nó
góp phần nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CSSK khác. Đầu tư cho TT-GDSK
chính là đầu tư có chiều sâu, lâu dài cho công tác bảo vệ và NCSK. Hoạt động
TT-GDSK thể hiện quan điểm dự phòng trong CSSK, mang lại hiệu quả lâu
dài, b
ền vững vì nếu mọi người có hiểu biết và có những kỹ năng nhất định về

5
phòng chống bệnh tật, NCSK, họ có thể chủ động quyết định hành vi CSSK
đúng đắn. Hiện nay, rất nhiều chương trình CSSK sẽ không thể thành công
nếu không chú trọng đến vai trò của TT-GDSK nhằm thay đổi các hành vi
liên quan đến sự tồn tại của các vấn đề sức khỏe, bệnh tật.
1.2. Những đóng góp của hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe trong
thành quả chung của ngành Y tế ở Việt Nam
TT-GDSK được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác
CSSKBĐ. Nhờ có TT-GDSK mà tất cả mọi người dân trong cộng đồng đều
có cơ hội tiếp cận với những thông tin, những kiến thức và dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho họ. Việt Nam là một trong các nước đã tham dự và cam kết thực
hiện các mục tiêu của Tuyên ngôn Alma-Ata về CSSKBĐ năm 1978. Năm
1980 Chính phủ chỉ đạo ngành y tế triển khai thực hi
ện Chiến lược chăm sóc
sức khỏe ban đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, với nguyên tắc cơ
bản là đảm bảo phục vụ nhân dân tốt nhất và có hiệu quả cao, các cơ sở y tế
trong ngành y tế của nước ta đã có khả năng đáp ứng được nhu cầu CSSK
thiết yếu cho nhân dân.

Năm 1999, trong công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học của B
ộ Y tế
và Bộ Quốc phòng đã tiến hành đánh giá 20 năm thực hiện CSSKBĐ ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu khẳng định: Trong 20 năm thực hiện CSSKBĐ
nước ta đã triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cả 10 nội dung
CSSKBĐ, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân ta ngang tầm
với một số nước trên thế giới và trong khu v
ực có mức thu nhập cao hơn nước
ta nhiều lần. Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đã nêu hai nhận xét quan
trọng về vai trò của TT-GDSK: Một là công tác TT-GDSK khỏe ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Hai là TT-GDSK là sự nghiệp của cả cộng đồng, trong đó ngành Y tế giữ
vai trò nòng cốt và các Trung tâm TT-GDSK sức khỏe là hạt nhân [23].
Công tác TT-GDSK trong những năm qua đã có đóng góp to lớn trong thành
quả chung củ
a ngành Y tế. Cả hệ thống truyền thông đã góp phần cùng với
các đơn vị ngành y tế làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu
quả của thiên tai, thảm hoạ, những nỗ lực trong việc giảm quá tải tại bệnh
viện, chuyển tải một số nội dung và chính sách của Đảng, Nhà nước, của
ngành y tế về công tác y tế đến được người dân. Nhìn chung, hoạt động c
ủa

6
các Trung tâm TT-GDSK tại các tỉnh/thành phố đã dần mang tính chủ động,
có định hướng và hệ thống từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Năm 2006, Bộ Y tế
cũng đã triển khai hội thảo tổng kết hoạt động giáo dục sức khỏe trong bệnh
viện và cũng đã đề cập đến nhu cầu cần đẩy mạnh và lồng ghép hoạt động
TT-GDSK trong công tác chăm sóc b
ệnh nhân [30], [31], [32].
Trong Báo cáo Y tế Việt Nam năm 2006 Chương 21 nhấn mạnh đến vai trò

của TT-GDSK được coi là một biện pháp dự phòng có chi phí thấp nhưng
hiệu quả cao và bền vững, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng trong thực
hiện các chính sách lớn về y tế. Hoạt động TT-GDSK có vai trò quan trọng
trong thực hiện một chủ trương quan trọng của ngành y tế là thực hiện xã hội
hóa các hoạt động y tế, tạo ra chuyể
n biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm
của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân, đồng thời cung cấp thông tin, trang bị kiến thức và kỹ
năng để mỗi người, mỗi gia đình mỗi cộng đồng có thể tham gia tích cực các
hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng [11]. Trong
chương trình hành động củ
a Chính phủ thực hiện Nghị quyết Số 46-NQ/TW
ngày 23 táng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị, nhiệm vụ tăng cường công tác
TT-GDSK được nhắc đến đầu tiên.










Sơ đồ 1.1. TT-GDSK cần thiết trong nhiều lĩnh vực chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe nhân dân*
* Nguồn: Báo cáo y tế Việt Nam 2006 - Bộ Y tế [11].
Quản lý
sức khỏe
Dự phòng

dịch bệnh
Truyền
thông
GDSK
N
âng ca
o
sức khỏe
ĐT bệnh
thông
thườn
g
Thuốc
thiết yếu
K
iện toà
n
m
ạng lướ
i
y tế
Dinh
dưỡng
V
SATT
P
Chăm
sóc SK
BMTE
Tiêm

chủng
mở rộng
Nước
sạch,
VSMT

7
Công tác TT-GDSK là một trong những giải pháp thiết yếu để nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi của người dân trong phòng bệnh, chữa bệnh và
NCSK. Hiện nay TT-GDSK được đặc biệt quan tâm trong các chương trình
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng chống bệnh cúm A H5N1 và H1N1 .
Thực tế cho thấy thực hiện tốt công tác TT-GDSK sẽ góp phần triển khai có
hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, tránh lãng phí nguồn lực sẵn có do
hậu quả củ
a việc thiếu thông tin, kiến thức về các vấn đề liên quan đến sức
khỏe cũng như các hành vi có hại cho sức khỏe của người dân trong cộng
đồng gây ra [34].
TT-GDSK không chỉ quan trọng trong công tác phòng bệnh mà còn có ý
nghĩa trong công tác điều trị và quản lý các trường hợp bệnh. Hiện nay công
tác thông tin, truyền thông, giáo dục về sử dụng thuốc an toàn hợp lý và quản
lý các bệnh mạn tính đang là một trong những trọng tâm công tác của ngành y
tế. Nguy c
ơ sử dụng thuốc không an toàn như người dân tự mua thuốc điều trị
không theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng thuốc theo thói quen không có sự
hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế là khá phổ biến. Đó là do sự thiếu
tiếp cận thông tin và thiếu hiểu biết của người dân về hậu quả của việc tự
dùng thuốc. Kết quả điều tra y tế quố
c gia năm 2001-2002 cho thấy có 73%
người ốm tự mua thuốc về chữa bệnh [35].

1.3. Các yêu tố làm cho truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả
Truyền thông bao gồm 3 khâu cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau:

Nguồn Kênh truyền tin Nơi
phát tin nhận tin


Sơ đồ 1.2: Ba khâu cơ bản của truyền thông
Hiệu quả của quá trình truyền thông phụ thuộc vào cả 3 khâu cơ bản: nguồn
phát tin, kênh truyền tin và nơi nhận tin. Vì vậy, để đạt được hiệu quả của quá
trình
truyền thông cần phải đảm bảo những điều kiện cần thiết đối với cả 3
khâu này.

8
1.3.1. Yêu cầu đối với nguồn phát tin
Nguồn phát tin chính là những người thực hiện TT-GDSK. Người thực hiện
TT-GDSK là mắt xích quan trọng nhất, quyết định đến kết quả và hiệu quả
của quá trình truyền thông. Để đạt được kết quả và hiệu quả tốt, các cán bộ
làm công tác TT-GDSK trước hết cần phải có kiến thức về y học. Đó là những
kiến thức cần thiết về
những vấn đề sức khỏe, bệnh tật cần TT-GDSK để có
thể soạn thảo các nội dung và thông điệp phù hợp với từng loại đối tượng
đích. Bên cạnh đó, những kiến thức về tâm lý học và khoa học hành vi, kiến
thức và kỹ năng về giáo dục học, kiến thức và kỹ năng truyền thông giao tiếp,
sự hiểu biết về phong tục tậ
p quán, văn hóa xã hội và những vấn đề kinh tế,
chính trị của cộng đồng là những điều kiện cần thiết hỗ trợ cho quá trình TT-
GDSK diễn ra thuận lợi, phù hợp và đạt hiệu quả cao. Kiến thức về tâm lý học
và khoa học hành vi giúp hiểu được tình cảm, tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng

đến hành vi, quá trình thay đổi hành vi của các đối tượng đích, từ đó chọn các
cách giao tiếp, các ph
ương tiện và phương pháp TT-GDSK cho thích hợp với
từng loại đối tượng đích. Thực chất của TT-GDSK là quá trình dạy và học, vì
thế người TT-GDSK cần vận dụng các kiến thức giáo dục học, tạo điều kiện
hỗ trợ cho quá trình học tập của đối tượng đích. Kiến thức và kỹ năng truyền
thông giao tiếp là điều kiện cần thiết để thự
c hiện mọi hoạt động TT-GDSK
hiệu quả [14]. Song, để đảm bảo có cách tiếp cận và thực hiện giáo dục thích
hợp, được sự chấp nhận của đối tượng và của cộng đồng, người TT-GDSK cũng
cần nắm được các thông tin cơ bản về cộng đồng, bao gồm các thông tin về đời
sống văn hóa, chính trị, xã hội của cộng đồng. Người cán bộ TT-GDSK phải có
sự hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa xã hội và những vấn đề kinh tế,
chính trị của cộng đồng [45].
Trên đây là những yếu tố chủ quan cần có đối với người làm công tác TT-GDSK.
Tuy nhiên, để khuyến khích họ phát huy được năng lực chuyên môn và nhiệt
tình, gắn bó với nghề nghiệp thì cần tạo cho họ môi trường làm việc thuận lợi,
trước hết là đảm bảo nhữ
ng điều kiện về cơ sơ sở vật chất, trang thiết bị
chuyên môn cần thiết và điều kiện làm việc tối thiểu. Nước ta còn nghèo, cơ
sở vật chất cũng như các trang thiết bị, điều kiện làm việc cho cán bộ y tế nói
chung, đặc biệt cán bộ thuộc hệ thống TT-GDSK nói riêng còn nhiều khó

9
khăn [26], [28], vì vậy rất cần phải có sự quan tâm đầu tư thích hợp và đồng
bộ, dựa trên nhu cầu thực tế về đẩy mạnh thực hiện hoạt động TT-GDSK cho
cộng đồng.
1.3.2. Yêu cầu đối với thông điệp và kênh truyền thông
Thông điệp cần chứa đựng và chuyển tải những nội dung cốt lõi cần được
truyền thông, bao gồm những từ ngữ, tranh ả

nh, các hiện vật hấp dẫn, gợi cảm
và những tiếng động được sử dụng để chuyển những ý tưởng qua đó. Để đảm
bảo TT-GDSK có hiệu quả cao thì thông điệp truyền đi cần đạt một số yêu cầu cơ
bản là: Rõ ràng, chính xác, hoàn chỉnh, có tính thuyết phục, có thể thực hiện
được và đảm bảo tính hấp dẫn. Tuy vậy chỉ quan tâm đến thông đi
ệp chưa đủ
mà cần chú ý các kênh truyền thông chuyển tải thông điệp được sử dụng. Để
chuyển tải được thông điệp, kênh truyền thông phải phù hợp với đối tượng
đích [41]. Vì vậy, khi chọn kênh truyền thông phải quan tâm đến khả năng
tiếp cận với kênh truyền thông của các nhóm đối tượng đích. Nguyên tắc chọn
kênh truyền thông là đảm bảo tối đa nhóm đối tượ
ng đích có đủ các điều kiện
để thu nhận được thông tin từ kênh truyền thông đó. Các phương tiện, thiết bị
phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ như các phương tiện nghe nhìn
chuyển tải các hình ảnh, âm thanh, lời nói, chữ viết phải rõ ràng, đầy đủ. Cần
cố gắng để hạn chế đến mức tối đa tình trạng trục trặc kỹ thuậ
t xảy ra khi
đang truyền thông, có thể gây gián đoạn hay ức chế người nghe, người xem,
làm cho họ không tiếp tục chú ý đến chương trình truyền thông nữa [12].
1.3.3. Yêu cầu với nguồn nhận tin
Người nhận tin trong truyền thông chính là người được TT-GDSK. Người
được truyền thông phải có khả năng tiếp nhận thông tin. Ví dụ, đối tượng bị
khiếm thị sẽ không tiếp cận được các thông điệp bằng hình
ảnh. Bên cạnh đó,
để quá trình truyền thông có hiệu quả, người được truyền thông phải nhận ra
nhu cầu cần tiếp nhận thông tin của họ và sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Nếu
đối tượng không thấy rõ nhu cầu, họ sẽ không chú ý tiếp nhận, phân tích để
hiểu nội dung của thông điệp. Ngoài ra, khi nhận thông điệp đối tượng phải có
đủ khả năng về trí tuệ để có thể phân tích thông đ
iệp, từ đó hiểu thông điệp và


10
phản hồi lại người gửi thông điệp, đồng thời thực hiện hành động theo thông
điệp đã nhận.
Như vậy, chúng ta thấy hai trong ba khâu cơ bản giúp cho quá trình truyền
thông đạt hiệu quả cao đó là người làm truyền thông và kênh truyền thông (cơ
sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện truyền thông). Người thực hiện truyền
thông là mắt xích quan trọng, quyết định nhưng không thể thi
ếu kênh truyền
thông, đó là cầu nối để chuyển tải thông điệp truyền thông đến với đối tượng
được truyền thông (khâu cuối cùng của quả trình truyền thông). Mặt khác, cơ
sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện truyền thông tốt cũng là điều kiện thúc
đẩy đối với người làm công tác truyền thông và thu hút, kích thích sự chú ý
của đối tượng được truyền thông [21], [22].
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cũ
ng chưa có các nghiên cứu đánh giá để cung
cấp đầy đủ thông tin về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
và nhân lực truyền thông, cũng như nhu cầu thực tế của của hệ thống TT-GDSK
nói chung, đặc biệt là với phòng TT-GDSK của trung tâm y tế huyện mới
đang được hình thành.
1.4. Hệ thống Truyền thông Giáo dục sức khỏe ở Việt Nam
1.4.1.Tuyến Trung ươ
ng
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK
trong công tác chăm sóc và BVSK nhân dân, ngày 12/9/1980 Bộ Y tế đã có
Quyết định số 817/BYT-QĐ thành lập “Nhà Tuyên truyền bảo vệ sức khỏe”.
Đến năm 1985 Nhà tuyên truyền bảo về sức khỏe đổi tên thành “Trung tâm
Tuyên truyền - Bảo vệ sức khỏe”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
qu
ốc lần thứ VI về đổi mới phát triển đất nước, đòi hỏi đổi mới công tác chăm

sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có đổi mới hoạt động TT-GDSK. Để đáp ứng
yêu cầu phát triển và ngày càng đổi mới hoạt động TT-GDSK, ngày
28/6/1999 Bộ Y tế có Quyết định số 1914/1999/QĐ-BYT đổi tên: “Trung tâm
Tuyên truyền - Bảo vệ sức khỏe” thành “Trung tâm Truyền thông - Giáo dục
sức khỏe Bộ Y tế
”. Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ đổi tên: “Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

11
Bộ Y tế” thành: “Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương”,
thuộc Bộ Y tế.
1.4.2.Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 03 tháng 01 năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/1998/NĐ-CP
qui định hệ thống tổ chức Y tế mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
một Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Thông tư liên tịch số
02/1998/TTLB-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của Bộ Y tế và Ban T
ổ chức
cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01 của Chính phủ.
Quyết định số 911/1999/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
Trung tâm TT-GDSK tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương [3]. Từ đó hệ
thống Trung tâm TT-GDSK các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được
thành lậ
p. Quyết định số 911 của Bộ Y tế quy định: Trung tâm TT-GDSK là
đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở Y tế, có chức năng TT-GDSK trên địa bàn
toàn tỉnh; có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
kho bạc nhà nước. Nhiệm vụ của Trung tâm TT-GDSK thuộc sở y tế là:
1. Căn cứ chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chương trình
hành động TT-GDSK của Bộ Y tế và tình hình thực t
ế tại địa phương, để xây

dựng kế hoạch TT-GDSK và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi
được phê duyệt.
2. Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của
mạng lưới TT-GDSK trên địa bàn.
3. Tổ chức, phối hợp đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ, công chức, cộng tác viên và các đối tượng làm công tác TT-GDSK
4. Tham gia và tổ chứ
c công tác nghiên cứu khoa học về TT-GDSK trên địa bàn.
5. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, sản xuất các tài liệu về
TT-GDSK của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
6. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về TT-GDSK theo chủ trương, đường
lối của Đảng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

12
7. Tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân và triển khai các công tác tuyên truyền khác trong lĩnh vực y tế
khi được sở y tế giao [25].
Đến nay 63/63 tỉnh/thành phố trong cả nước đã thành lập Trung tâm TT-GDSK
trực thuộc sở y tế tỉnh/thành phố.
1.4.3. Tuyến huyện/quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số
26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng
9 năm 2005 “Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Trong
quyết định này đã quy định: Các phòng chuyên môn của Trung tâm y tế dự
phòng gồm: Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng TT-GDSK. Nhiệm vụ của
Phòng TT-GDSK [9] là:
a. Thực hiện việc tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về lĩ
nh vực y tế;

b. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ TT-GDSK về
y tế dự phòng; phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn, tổ chức triển khai các
hoạt động phòng, chống dịch, bệnh;
c. Thực hiện tư vấn sức khỏe cho người dân và hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn
sức khỏe đối với các cơ sở y tế trên địa bàn.
1.4.4. Tuyến xã/ph
ường, thị trấn
Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành: “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010”. Trong
chuẩn Quốc gia về Y tế xã có 10 chuẩn. Trong đó, công tác TT-GDSK được
quy định ở Phần B của Chuẩn I gồm các nội dung sau:
1. 100% cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế thôn bản được bồi dưỡng kiến
thức và có kỹ năng cơ bả
n về TT GDSK.
2. Thực hiện tư vấn và TT-GDSK lồng ghép tại trạm y tế, tại cộng đồng
và hộ gia đình.

13
3. Giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa đài truyền thanh xã, ít nhất đạt 4
lần/tháng với khu vực đồng bằng và trung du; 2 lần/ tháng với khu vực
miền núi.
4. Tổ chức, tham gia phối hợp tổ chức các buổi họp cộng đồng tại thôn,
bản để TT-GDSK, ít nhất đạt: 6 lần/năm với khu vực đồng bằng và
trung du; 4 lần/năm với khu vực miền núi.
5. T
ỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành
chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng
đồng, phòng chống tai nạn và thương tích; nắm được kiến thức về
phòng chống một số bệnh nguy hiểm tại địa phương, ít nhất đạt: 60%
với khu vực đồng bằng và trung du; 50% với khu vực miền núi

[6], [7].
1.4.5. Tuyến thôn/bản
Quyết định số 3653/1999/QĐ-BYT ngày 15 tháng 11 năm 1999 của Bộ
trưởng Bộ Y tế đã qui định chức năng và nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn
bản [4]. Nhân viên y tế thôn/bản là nhân viên y tế hoạt động tại thôn/bản, có
chức năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thôn, bản. Nhân viên y tế
thôn bản có những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Tuyên truyền - giáo dục sức khỏe.
2. Hướng dẫn thực hiện vệ sinh phòng bệnh.
3. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
4. Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường.
5. Thực hiện các chương trình y tế.
Nhân viên y tế thôn/bản được đào tạo các nội dung về TT-GDSK gồm:
• Đại cương truyền thông và giáo dục sức khỏe.
• Kỹ năng truyền thông giáo dụ
c sức khỏe [4].
Theo báo cáo của Trung tâm TT-GDSK Trung ương, các tỉnh/thành phố đều
có mạng lưới TT-GDSK từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, thôn/bản. Các
tỉnh/thành phố hiện đều có mạng lưới cộng tác viên TT-GDSK, trong đó chủ
yếu là cán bộ y tế (69%), cán bộ phụ nữ (9,5%), đoàn thanh niên (6,3%),
ngoài ra còn có sự cộng tác của cán bộ dân số (7,9%), của cán bộ hội chữ thập
đỏ và một số cán bộ khác (9,3%). Các cộng tác viên TT-GDSK phân bố
chủ

14
yếu ở tuyến thôn/bản/ấp. Hầu hết là nhân viên y tế thôn bản (61,04%), tuyến
xã 27,46%, tuyến huyện 5,9%, tuyến tỉnh 5,6% [15]. Sự phát triển số lượng
cán bộ làm công tác TT-GDSK các tuyến là rất quan trọng. Với vai trò và
chức năng của mỗi tuyến thì việc hỗ trợ và phối hợp từ tuyến trên với tuyến
dưới sẽ góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ TT-GDSK từ tuyến trung ương

đến cơ sở.
1.5. Chỉ đạo của Bộ Y tế với công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe.
Do nhận thức rõ vai trò quan trọng của TT-GDSK trong sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe (BVSK) nhân dân từ trước tới nay, Bộ Y tế rất quan tâm
đến hoàn chỉnh hệ thống tổ chức TT-GDSK từ tuyến trung ương đến tuyến cơ
sở và chỉ đạo tăng cường các hoạt độ
ng TT-GDSK. Ngày 06 tháng 10 năm
2004, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 3526/2004/QĐ-BYT về việc ban
hành “Chương trình hành động Truyền thông giáo dục sức khỏe đến năm
2010” [8]. Mục tiêu tổng quát trong chương trình hành động là:“Nâng cao
nhận thức và thực hành của tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp, các tổ
chức chính trị- xã hội, cộng đồng và mỗi ngưòi dân về công tác chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Góp phầ
n thực hiện thắng lợi chiến
lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010”.
Ngày 01 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Y tế có Chỉ thị số 08/CT-BYT về
việc Tăng cường công tác TT-GDSK [16]. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị các cơ
quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách như sau:
1. Kiện toàn mạng lưới t
ổ chức làm công tác TT-GDSK tại tất cả các
tuyến, bảo đảm đủ định mức lao động và cơ cấu viên chức theo qui
định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007
của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở y tế nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.
2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo liên tụ
c nhằm nâng cao kỹ năng
TT- GDSK cho các cán bộ làm công tác truyền thông, đặc biệt ưu tiên
đào tạo cho cán bộ truyền thông tuyến huyện.



15
3. Nâng cao chất lượng TT-GDSK bảo đảm tính chính xác, khoa học, kịp
thời với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng đối
tượng truyền thông và yêu cầu của thực tiễn. Nội dung truyền thông cần
tập trung vào một số vấn đề đang được ngành Y tế và xã hội quan tâm
giải quyết như nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, các biện
pháp chống quá tải bệ
nh viện, tăng cường củng cố y tế cơ sở, phòng
chống các bệnh dịch nguy hiểm đang lưu hành: cúm A (H5N1), tiêu
chảy cấp, sốt xuất huyết…, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện công tác kế hoạch hóa
gia đình để giảm tỷ lệ tăng dân số.
4. Đầu tư đủ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất ph
ục vụ công tác
TT-GDSK phù hợp với quy mô hoạt động của từng tuyến [16].
Đẩy mạnh các hoạt động TT-GDSK là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả hệ
thống TT-GDSK từ trung ương đến thôn/bản. Với sự chỉ đạo của Bộ Y tế và
hệ thống tổ chức được hình thành khá hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở,
ngành TT-GDSK hoàn toàn có cơ sở để có thể chỉ đạo, tổ
chức và thực hiện
tốt hoạt động TT-GDSK. Tuy nhiên, thách thức hiện nay là việc tăng cường
đào tạo và đào tạo lại chuyên môn về TT-GDSK cũng như việc đưa hoạt động
TT-GDSK lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.
Đẩy mạnh các hoạt động TT-GDSK hiện nay là nhiệm vụ và trách nhiệm của
cả hệ thống TT-GDSK từ trung ương đến thôn/bả
n nhưng vai trò và các nỗ
lực của tuyến y tế cơ sở là huyện và xã vẫn hết sức quan trọng.
1.6. Nghiên cứu hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
1.6.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu phân tích về thực trạng nguồn lực, tổ chức và hoạt động
TT-GDSK cũng như những phân tích về hiệu quả, các ưu điểm và nhược
điểm của các mô hình thực hiệ
n TT-GDSK ở các nước trên thế giới còn rất ít.
Lý do là mỗi nước trên thế giới có cấu trúc tổ chức hệ thống y tế khác nhau,
các báo cáo thường chỉ mang tính chất quốc gia, thậm chí chỉ bó hẹp trong
một khu vực nào đó của một nước, vì vậy ít được phổ biến trên thế giới. Tuy

16
nhiên, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng giáo dục sức khỏe và
nâng cao sức khỏe đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ
nhưng chưa phát triển ở các nước ở Đông Âu và đặc biệt ở các nước châu Á
[Zeman, 2004].
Tổ chức hệ thống TT-GDSK ở Ấn Độ được xem là hợp lý khi bao gồm đa
dạng các đơn vị kỹ thuật, khi các cơ
quan TT-GDSK được thành lập ở tất cả các
tuyến, khi các cơ quan TT-GSDK nhà nước và các các chương trình TT-GDSK
của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn tại và có các hoạt động phối hợp với
nhau. Ở nước này, cơ quan TT-GDSK bao gồm 7 đơn vị kỹ thuật chính là:
Đào tạo, truyền thông, biên tập, giáo dục sức khỏe, nghiên cứu và đánh giá,
thực địa và mô phỏng, đơn vị giáo dục sức khỏe ở trường học [43].
Nhân lực thực hiện các hoạt động TT-GDSK ở các nước thường đa dạng, gồm
các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sĩ chuyên khoa,
bác sĩ đa khoa, các nhà tâm lý học, y tá, bác sĩ gia đình, các nhà dịch tễ học,
các nhà quản lý, v.v Các cán bộ này tùy theo vị trí của mình mà tham gia
vào các hoạt động TT-GDSK ở các mức độ khác nhau, từ việc thực hiện tư
vấn trực tiếp cho bệnh nhân về bệnh của họ đến việc tổ
chức các chương trình
truyền thông, thiết kế phương tiện truyền thông và lập kế hoạch chiến lược
cho các hoạt động TT-GDSK [Zeman, 2004; Manoj Sharma et al., 2005;

Susan Boust, 2005].
Một số điểm hạn chế của các hệ thống TT-GDSK ở các nước đã được các tác
giả đề cập như các chương trình TT-GDSK thường chỉ dựa trên kinh nghiệm
và kiến thức chứ chưa dựa trên việc xác định nhu cầu của cộng
đồng, chưa có
sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch và việc thiết kế các
chương trình giáo dục sức khỏe chưa dựa trên các mô hình về sự thay đổi
hành vi [43]. Các cơ quan TT-GDSK nhà nước tập trung chủ yếu ở khu vực
thành phố trong khi đại đa số dân số lại ở các vùng nông thôn làm cho các
hoạt động TT-GDSK chưa tiếp cận được số lượng lớn dân số. Ví dụ như ở
một số bang ở Ấn Độ 1/5 các cơ quan TT-GDSK đặt ở nông thôn trong khi
3/4 dân số sống ở các vùng nông thôn [Hiramani and Sharma, 1989].
Các nghiên cứu này đã chỉ ra một số yếu tố cản trở làm cho các chương trình

17
giáo dục sức khỏe tốt nhất chưa đến được với người dân như sự hạn chế về tài
chính, hạn chế chất lượng và số lượng nhân lực, các hoạt động thường không
được lập kế hoạch [Zeman, 2004], hoạt động đào tạo thường xuyên cho các
cán bộ TT-GDSK không được phổ biến [Hiramani and Sharma, 1989], và
hoạt động đào tạo cán bộ TT-GDSK mang tính chất cầm tay chỉ việc nhiều hơ
n
là phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của cán bộ [Mendis et al., 2004].
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở một số nước, các phương pháp chuyển tải
thông điệp trong hoạt động TT-GDSK chưa phù hợp với các nhóm đối tượng
đích, cụ thể là sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong các hoạt
động truyền thông là không có hiệu quả đối với dân cư các vùng sâu và nhóm
dân cư dễ bị tổn hại vì h
ọ không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện
này [Kannapiran, 1992].
1.6.2. Các nghiên cứu trong nước

Tuy gần đây ở nước ta đã có một số tác giả chú trọng đến nghiên cứu về
TT-GDSK nhưng cho tới nay có thể nói chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn
diện và đầy đủ về thực trạng và mô hình can thiệp TT-GDSK ở tuyến huyện
của Việt Nam. Tại tuyến xã, tác giả Nguyễn Văn Hiến, Ngô Toàn Định và
Nguy
ễn Duy Luật có nghiên cứu về: Tìm hiểu thực trạng và khả năng đẩy
mạnh hoạt động TT-GDSK tại một số xã huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
và nghiên cứu: Thử nghiệm mô hình giáo dục sức khỏe tại xã Tân Trào,
huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương” năm 2002, các nghiên cứu này mới ở
trong phạm vi tuyến xã [18], [19], [17], [20]. Có một số các đề tài nghiên cứu
trong khuôn khổ các luận án tiến sĩ của m
ột số tác giả có thực hiện các can
thiệp về TT-GDSK nhưng cũng chỉ thực hiện can thiệp TT-GDSK về nội
dung cụ thể và đề cập đến các mô hình hoạt động TT-GDSK mà chưa đề cập
đến mô hình gắn liền với tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đơn vị thực hiện
TT-GDSK ở tuyến huyện. Ví dụ như đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Lê Th

Tài năm 2005: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành về sức khỏe môi trường của người dân một phường thuộc thị xã
Phủ Lý đang đô thị hóa” với việc đưa ra mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ vì sức
khỏe môi trường [27]. Đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Nguyễn Thị Kim

18
Liên: Đánh giá thực trạng và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp TT-GDSK
trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến y tế cơ sở [24]. Đến nay chưa có các
nghiên cứu về mô hình TT-GDSK gắn với tổ chức y tế ở tuyến huyện, điều
này bắt nguồn từ một thực tế là trước đây ở tuyến huyện chưa có tổ chứ
c
chuyên môn thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK chính thức.
Hiện nay tổ chức y tế tuyến huyện đó có các thay đổi sau khi Chính phủ ban

hành Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 quy định tổ
chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc t
ỉnh và Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 9 tháng 9
năm 2005 về việc ban hành: Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh. Theo văn bản này tại Trung tâm Y tế Dự phòng huyện (nay là
trung tâm y tế huyện) có phòng TT-GDSK [9]. Như vậy hiện nay tổ chức
mạng lưới TT-GDSK ở Việt Nam đã được thành lập t
ừ tuyến trung ương đến
tuyến huyện. Mặc dù đã được thành lập nhưng mạng lưới TT-GDSK ở Việt
Nam còn rất mới mẻ, đặc biệt là Phòng TT-GDSK của các trung tâm Y tế
huyện còn đang trong quá trình thành lập, nhiều huyện cũng chưa thành lập
phòng TT-GDSK. Vì thế đến nay chưa có nghiên cứu nào về mô hình Phòng
TT-GDSK tuyến huyện. Với tổ chức mới hình thành, chức năng nhiệm vụ còn
mới mẻ, thiế
u cán bộ, thiếu cơ sở vật chất, chưa có kinh nghiệm trong chỉ đạo
và hoạt động… thì việc nghiên cứu, định hướng và thí điểm mô hình Phòng
TT-GDSK thuộc Trung tâm y tế huyện là rất cần thiết để có thể đưa ra các
khuyến cáo về mô hình tổ chức và hoạt động của Phòng TT-GDSK hiệu quả,
góp phần đẩy mạnh các hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện và xã hiện nay,
đáp ứng nhu cầu ch
ăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù TT-GDSK đã có nhiều đóng góp vào công cuộc chăm sóc và BVSK
nhân dân nhưng trong tình hình hiện nay TT-GDSK cần có những phương
thức và cách tiếp cận phù hợp [35], [36], [38], [42]. Do nhu cầu thông tin,
kiến thức về các vấn đề có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của người dân
ngày càng tăng cao. Những thay đổi về mô hình bệnh tật với sự gia tăng của


19
bệnh không lây, tai nạn thương tích cần có cách tiếp cận phù hợp trong
TT-GDSK để giảm thiểu các nguy cơ đối với sức khỏe, thông qua thay đổi
hành vi có hại. Nghiên cứu của Rhonda Galbally (2001) về NCSK ở Việt
Nam cho thấy nhiều cơ sở y tế đã rất chú trọng đến công tác giáo dục sức
khỏe, với mục đích thông báo đến người dân về vấn đề sức khỏe, cung cấp
những thông tin liên quan đến vấ
n đề đó và dùng các phương pháp tiếp thị xã
hội để thuyết phục người dân chấp nhận những cách sống thích hợp. Với
phương pháp này, còn xem nhẹ các yếu tố xã hội, kinh tế, tâm lý và môi
trường [26], [38]. Bên cạnh vai trò tác động trực tiếp trong công tác dự phòng
và điều trị, TT-GDSK cũng có vai trò gián tiếp hỗ trợ các cá nhân và hộ gia
đình giảm bớt gánh nặng tài chính cho y tế, tránh những lãnh phí trong chi
tiêu cho y tế thông qua tuyên truyền vận động người dân tham gia mua bả
o
hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên một số điều tra gần đây cho thấy việc thiếu hiểu
biết về BHYT đang là nguyên nhân chính cản trở cho mở rộng diện bao phủ.
Theo kết quả Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, lý do không có BHYT
quan trọng nhất là không biết BHYT là gì (57,3%). Lý do quan trọng thứ hai
là không biết mua ở đâu (25,2%). Trong số những người có BHYT, một tỷ lệ
đáng kể người không sử dụng đế
n thẻ BHYT khi điều trị nội trú. Cũng theo
kết quả điều tra Y tế quốc gia 2001-2002 khoảng 37,5% người nghèo có
BHYT lại không sử dụng thẻ khi điều trị nội trú [29]. Theo nghiên cứu
của Axelson M. và cộng sự năm 2005, lý do người nghèo đi khám lại không
sử dụng thẻ BHYT chủ yếu là không biết cách sử dụng thẻ (trên 60% người
có thẻ BHYT không dùng thẻ khi khám chữa bệnh). Để khắc phục tình trạ
ng
này, một trong những giải pháp chính được đưa ra là tăng cường tuyên truyền

để người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi khi có BHYT [33].
Như vậy có thể thấy nhiều lĩnh vực trong CSSK hiện nay muốn thực hiện tốt
thì cần đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK. Đáp ứng được nhu cầu đó đòi hỏi
phải tiến hành những nghiên cứu, nhằm giúp cho các cán bộ trong hệ thống
TT-GDSK có đủ
các cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện và quản lý hoạt
động TT-GDSK ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng trong
CSSK cộng đồng.


20
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu này bao gồm hai loại thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang và nghiên cứu can thiệp. Nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả về thực trạng tổ chức, nguồn lực, hoạt động
và các yếu tố tăng cường cũng như hạn chế năng lực ho
ạt động của phòng
TT-GDSK thuộc TTYT huyện. Giai đoạn này sử dụng cả hai phương pháp
thu thập thông tin là nghiên cứu định lượng và định tính.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn và bảng kiểm để tìm
hiểu thực trạng cơ sở vật chất, trình độ cán bộ, hoạt động TT-GDSK, các yếu
tố tăng cường và hạn chế hoạ
t động TT-GDSK tại tuyến huyện.
Nghiên cứu định tính: Tổ chức thảo luận nhóm trọng tâm và phỏng vấn sâu
nhằm tìm hiểu sâu về tổ chức, chức năng nhiệm vụ cơ chế hoạt động, công tác
lập kế hoạch, theo dõi, giám sát và các hoạt động quản lý, nguồn lực hiện tại
(con người, kinh phí, tài sản cố định, trang thiết bị), hoạt động, các khó khăn

và thuận l
ợi của các phòng TT-GDSK huyện; đề xuất các can thiệp nâng cao
năng lực của phòng TT-GDSK huyện.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu tham gia - dựa trên kết quả của nghiên cứu giai
đoạn 1, đề xuất xây dựng mô hình can thiệp thích hợp và tổ chức hội thảo xin
ý kiến chuyên gia về mô hình hoạt động phòng TT-GDSK huyện, sau đó triển
khai thí điểm mô hình can thiệp ở huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
Giai đoạn 3: Đánh giá k
ết quả bước đầu của hoạt động can thiệp xây dựng
mô hình phòng TT-GDSK.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11-2007 đến tháng 3-2010.
2.3. Địa bàn nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả thực trạng: Được thực hiện tại 6 tỉnh/thành phố: Yên Bái,
Hà Nam, Hải Phòng, Đắc Lắc, Tiền Giang và Cần Thơ.
- Nghiên cứu can thiệp: Được thực hiện tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

21
2.4. Đối tượng nghiên cứu
2.4.1. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng
Đối tượng nghiên cứu là tất cả cán bộ các phòng TT-GDSK và cán bộ liên
quan của các TTYT huyện hoặc trung tâm Y tế dự phòng (TT-YTDP) huyện;
các cán bộ của trung tâm TT-GDSK tỉnh 6 tỉnh/thành phố Yên Bái, Hà Nam,
Hải Phòng, Đắc Lắc, Tiền Giang và Cần Thơ được chọn làm địa bàn nghiên cứu.
Các nguồn cung cấp thông tin cụ thể là:
- Văn bản, tài liệu sổ sách, báo cáo liên quan đến nguồn lự
c, tổ chức và hoạt
động của các phòng TT-GDSK huyện.
- Cán bộ lãnh đạo các TTYT huyện hay TT-YTDP huyện của 6 tỉnh/thành
phố được chọn nghiên cứu.

- Cán bộ phòng TT-GDSK thuộc TTYT hay TT-YTDP huyện và cán bộ liên
quan đến hoạt động TT-GDSK của TTYT hay TT-YTDP huyện của sáu
tỉnh/thành phố được chọn nghiên cứu.
- Cán bộ của trung tâm TT-GDSK tỉnh của sáu tỉnh/thành phố được chọn
nghiên cứu.
- Các cán bộ của Trung tâm TT-GDSK Trung ương.
2.4.1. Giai đoạn nghiên cứ
u can thiệp
- Các cán bộ lãnh đạo TTYT huyện, cán bộ phòng TT-GDSK và các cán bộ
liên quan đến hoạt động TT-GDSK của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
- Các cán bộ trưởng/phó trạm y tế hoặc cán bộ phụ trách công tác TT-GDSK
của tất cả 21 trạm y tế xã/thị trấn của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.
- Hộ gia đình và chủ hộ gia đình của 3 xã Đồng Du (xã chứng không có can
thiệp sâu), Tràng An và An Mỹ (2 xã có can thiệp sâu hơn) được chọn ngẫu
nhiên cho nghiên cứ
u mô tả cắt ngang vào thời điểm trước (2008) và sau một
năm (2009) thành lập phòng TT-GDSK của huyện Bình Lục. Nghiên cứu này
nhằm bước đầu đánh giá ảnh hưởng của phòng TT-GDSK đến hoạt động
TT-GDSK của các xã và thay đổi kiến thức, thực hành của dân về một số vấn
đề sức khỏe bệnh tật thường gặp tại cộng đồng.

×