1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Iode là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
[56].Nó là nguyên tố vi lượng để tổng hợp hormon tuyến giáp [12]. Thiếu
iode dẫn tới thiếu hormon giáp và ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều chức
năng quan trọng của cơ thể con người, gây ra các rối loạn khác nhau gọi
chung là các rối loại do thiếu iode [25], [38]. Thiếu iode đã tác động lên gần
1/3 dân số trên thế giới và gây ra những hậu quả rất nặng nề như làm tăng tỷ
lệ sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, tử vong chu sinh, gây ra đần độn, chậm phát
triển trí tuệ, thiểu năng giáp và bướu giáp [4].Trên thế giới theo ước tính
hiện có khoảng 1,6 tỷ người đang sống trong khu vực thiếu iode, trong đó tỷ
lệ mắc bướu giáp toàn cầu là 12%, tương đương với 655 triệu người bị bướu
giáp [33], [38].Ở Việt Nam, tình trạng thiếu iode được nghiên cứu từ lâu và
một cách có hệ thống từ năm 1969 cùng với việc thành lập Bệnh viện Nội tiết.
Những công trình điều tra dịch tể học nghiên cứu, được tiến hành từ năm
1993 - 1995 của Bệnh viện Nội tiết với sự hỗ trợ của UNICEF, kết quả cho
thấy 94% dân số Việt Nam sống trong vùng thiếu iốt và có nguy cơ bị các rối
loạn do thiếu iode [48], tỷ lệ bướu giáp dao động từ 5 - 30%, trên 85% có
mức thiếu iode trung bình, 4,4% thiếu iode nặng.
Theo WHO, UNICEF và ICCIDD các đối tượng dễ nhạy cảm với tình
trạng thiếu hụt iode là trẻ em.
Hiện nay khám phát hiện bướu giáp trong cộng đồng chủ yếu các bác
sỹ dùng phương pháp quan sát và sờ nắn tuyến giáp dựa vào phân loại của
TCYTTG, cách khám xét này có tính chất chủ quan nên không tránh khỏi sai
sót khi đánh giá độ bướu. Trong những năm gần đây, siêu âm có giá trị trong
khảo sát cấu trúc, hình thái và kích thước tuyến giáp với độ chính xác cao.
Hơn nữa, ở Việt Nam đến nay độ phủ muối iode toàn dân đạt đến tỷ lê
û97,7% vào năm 2004[2], với tỷ lệ này chúng tôi muốn tìm hiểu sự liên quan
2
giữa nồng độ iode niệu, kích thước tuyến giáp và các yếu tố khác như tuổi,
giới, chiều cao, cân nặng trong quá trình sử dụng muối iode.
Vì vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu nồng độ iode niệu, kích
thƣớc và hình thái của tuyến giáp qua siêu âm ở trẻ em 8 - 10 tuổi Huyện
Hƣơng Trà, Tỉnh Thừa Thiên - Huế”
Với mục tiêu :
- Nghiên cứu nồng độ iode niệu và xác định kích thước, hình thái tuyến
giáp bằng siêu âm.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ iode, kích thước của tuyến giáp
với các yếu tố khác.
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 VÀI NÉT ĐẠI CƢƠNG VỀ IỐT
1.1.1.Đại cƣơng về hóa sinh của iode : [24]
Iode là nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
Năm 1811 B. Courtois lần đầu tiên phát hiện ra iode, khi ông ta đốt rong biển
khô để sản xuất diêm tiêu và tình cờ tìm thấy iode trong rong biển. Sau đó,
năm 1815 J.L.Gay Lussac và Humphry Davy đã xác định iode là một nguyên
tố hóa học mới. Do tính chất dễ bay hơi của iode làm iode phân bố khắp nơi
trên địa cầu và có mặt trong tất cả mẫu sinh quyển.
1.1.2 Chu trình iốt trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên, biển và đại dương là kho dự trữ iode. Iode đã có mặt
trong thời kỳ phát triển nguyên thuỷ của trái đất, dần dần những lượng lớn
iode bị băng hà mưa lũ cuốn trôi khỏi mặt đất theo sông đổ ra biển. Từ biển
iode được bốc lên từ mực nước biển, theo mây gió đưa vào đất liền. Mưa là
nguồn cung cấp iode cho đất, song cũng chính mưa lũ gây ra sói mòn đất làm
cạn kiệt nguồn iode có trong đất. Rồi cũng những trận mưa lũ đó lại cuốn iode
ra biển, tạo thành vòng tuần hoàn luẩn quẩn trong thiên nhiên.
Hàm lượng iode trong nước biển khoảng 50 - 6g/l. Trong không khí
1,8 - 1,8 g/l. Các iodua ở nước biển bị oxy hoá bởi ánh sáng mặt trời thành
iode bốc lên theo mây trở lại đất liền.
Tuy nhiên sự trở lại của iode thường chậm và hàm lượng iode lại thấp
hơn so với số lượng iode đã mất đi ban đầu, kết quả là tình trạng thiếu iode
trong đất là liên tục mãi mãi. Con người và động vật sử dụng lương thực, cây
cỏ nuôi trồng trên đất thiếu iode gây thiếu iode trong cơ thể [45].
4
1.1.3. Vai trò sinh lý và nhu cầu iốt của ngƣời.
Nhu cầu iode cho một người lớn bình thường khoảng 100-15g/ngày.
Vì có nhiều khó khăn trong việc định lượng iode trong thực phẩm để xác định
khẩu phần iode, người ta áp dụng phương pháp định lượng iode trong nước
tiểu để xác định iode thu nhập của cơ thể. Theo những nghiên cứu sinh lý học,
số iode thải ra nước tiểu hàng ngày tương đương với số iode thu nhập từ khẩu
phần ăn. Do đó trong thực hành, các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF,
ICCIDD, ) đề nghị khi iode niệu < 10g/ngày hoặc < 10g/l thì coi là thiếu
iode. Vậy ở người lớn, khi khẩu phần ăn iode < 10İ/ngày gọi là thiếu iode.
Nhu cầu phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sinh lý như thời kỳ trẻ nhỏ, dậy thì,
chửa đẻ, có con nhỏ và chế độ lao động.
Ở người trưởng thành, truyến giáp có khoảng 10 – 20 g iode, chúng
được gắn vào các nhánh thyrozine của thyroglobulin (Tg), có thể coi đây là
nguồn dự trữ của tuyến giáp, tương đương với nhu cầu tối thiểu của cơ thể 3
tháng, kho dự trữ này luôn được bổ sung và đổi mới. Hằng ngày người bình
thường hấp thu khoảng 10İ iode từ thực phẩm vào tuyến giáp. Trong thời gian
đó tuyến giáp sản xuâtú và tiết vào máu khoảng 10İ iode dưới dạng hormon
giáp ở dạng tự do hoặc liên kết với TBG. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ
chuyển hoá ở các tổ chức ngoại vi, iode liên kết hữu cơ bị thoái giáng (bị khử
iode) phát sinh khoảng 10İ iode vô cơ dưới dạng iodua. Như vậy trong iode
huyết thanh gồm 2 thành phần ngoại lai và nội sinh gọi chung là iode ngoài
tuyến giáp. Từ huyết thanh iode phải cung cấp đầy đủ cho tuyến giáp khoảng
10İ/ngày, người ta gọi là hiện tượng "độ tập trung iode tuyệt đối" của tuyến
giáp, số huyết thanh còn lại được thải ra ngoài qua nước tiểu (khoảng 10İ)
[16], [47], [64].
1.1.4. Hấp thu và chuyển hoá iốt:
Các hormon giáp TG được tổng hợp qua 4 giai đoạn
5
1.1.4.1 Bắt Iốt:
Iode của thức ăn được hấp thu vào máu đến tập trung ở TG. Iode từ
máu vào tế bào TG nhờ cơ chế bơm iode, đây là quá trình vận chuyển iode
tích cực. Nhờ cơ chế bơm iode mà nồng độ trong TG có thể cao gấp 40 lần so
với huyết tương.
Dùng iode phóng xạ (I131) để kiểm tra mức độ bắt iode ta có thể biết
được tình trạng hoạt động của tế bào TG. Ở những bệnh nhân ưu năng TG và
BG đơn thuần hoá iode, độ tập trung phóng xạ trong TG thường cao.
Một số ion hoá trị 1 như Perlorat, Thioxinat ức chế cạnh tranh sự vận
chuyển iode vào TG.
1.1.4.2. Oxy hoá iodua và gắn nguyên tử vào tyrosin:
Tại tế bào tuyến giáp iode được oxy hoá thành iode nguyên tử, sau đó
gắn vào tyrosin để tạo thành monoiodtyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT).
Hai quá trình này xảy ra dưới tác dụng xúc tác của men Peroxidase.
Các thuốc kháng giáp thông thường loại thiourê như methylthiouraxin
ức chế men peroxidase nên ức chế tổng hợp hormon T3, T4.
1.1.4.3. Ngưng tự hai phân tử MIT và DIT
MIT + DIT triiodothyronin (T3)
DIT + DIT tetraiodothyronin (T4)
Cả T3, T4 khi được hình thành đều gắn với thyroglobulin trong lòng
nang giáp.T3, T4 là hai hormon của TG, còn MIT và DIT là các tiền chất của
hormon.
1.1.4.4 Giải phóng hormon vào máu
Các tế bào nang giáp lấy các giọt keo theo kiểu ẩm bào. Trong tế bào,
phần globulin được tiêu hoá còn T3, T4, MI, DIT được bài tiết vào máu.
MIT, DIT dưới tác dụng của iodotyrosindehalogennase, iode được tách
ra khỏi hai phân tử MIT và DIT và được sử dụng lại để tổng hợp hormon TG.
6
Trong máu tuần hoàn, lượng T4 chiếm 90% còn T3 chiếm 10%. Tại mô
đích T3 mạnh gấp 4 lần tác dụng của T4 nhưng thời gian tác dụng lại ngắn
bằng 1/4 thời gian tác dụng của T4. Hormon TG đảm bảo cho sự hoạt động
của nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
- Kích thích sự tiêu thụ oxy
- Tạo nhiệt
- Tác dụng chuyển hoá [11], [22], [41], [50], [64].
1.2 TÌNH HÌNH BƢỚU CỔ HIỆN NAY.
1.2.1 Tình hình bƣớu cổ toàn cầu:
Iode có trong nước biển một lượng khá ổn định nhưng phân phối không
đều trong vỏ trái đất. Những khu vực trong đất liền xa đại dương có nguy cơ
lớn thiếu iode. Một vài nơi thiếu nghiêm trọng xảy ra ở miền núi Anpơ, Châu
âu, cùng Andel và Himalaia, nơi mà iode bị sói mòn bởi mưa và băng. Tuy
nhiên thiếu iode không giới hạn ở vùng núi mà nó cũng xảy ra ở một số vùng
Trung Phi, Trung Á và Châu Âu. Thiếu iode liên quan tới những vùng thường
bị lũ lụt và các vùng đồng bằng sông lớn như Ganger, Hoàng Hà và sông
Ranh.
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 thì tình hình thiếu
iode ở các Châu lục có khoảng 1,572 tỷ người có nguy cơ thiếu iode, trong đó
655 triệu người mắc bướu giáp và 11,2 triệu người mắc bệnh đần độn. Hiện
110 nước có vấn đề thiếu iode ở các vùng Châu Mỹ La tinh, Châu phi, Châu
Âu, Bắc nam, Đông nam Châu Á và Tây Thái bình dương [19], [33], [45],
[52].
7
Bảng 1.1: Tình hình thiếu hụt iode trên thế giới (WHO - 1990)
Khu vực
Dân số
(triệu)
Số dân bị nguy
cơ thiếu iode
(triệu)
Số người mắc
bướu cổ
(triệu)
Số người mắc
đần độn
(triệu)
Châu Phi
550
181
86
1,1
Châu Mỹ
727
168
63
0,6
Trung Đông
406
173
93
0,9
Châu Âu
847
141
97
0,9
Đông Nam Á
1365
468
176
3,2
Tây TBD
1533
429
141
4,5
Tổng cộng
5438
1572
655
11,2
Tuy nhiên những nước công nghiệp phát triển vẫn còn tồn tại thiếu hụt
iode, mặc dầu đã được phòng bệnh hàng chục năm nay. Theo công bố hội
nghị "Thiếu hụt iode ở Châu Âu" họp tại BRUSSELS (Bỉ) năm 1992 thì ở
Châu âu và một số nước không còn tình trạng thiếu iode, tuy nhiên vẫn còn
tiếp tục phòng bệnh là: Na Uy, Anh, Phần lan, Thụy sĩ, Áo, còn các nước
khác vẫn còn tình trạng thiếu iode [23].
Có thể nói rằng trừ 2 quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản (có mức iode niệu
trung bình lần lượt là 16 g/dl và 2g/dl) là thanh toán các rối loạn thiếu iode
(Tỷ lệ bướu cổ tất cả các vùng trong cả nước < 5%), các nước còn lại vẫn còn
tồn tại vấn đề này.
Từ bảng 1.1 chúng ta thấy rằng tỷ lệ toàn cầu 12%, vùng có nguy cơ
mắc CRLTI cao nhất là Trung Đông, vùng Đông Nam Á (gồm Ấn Độ,
Banglades, Indonesia) và Tây Thái Bình Dương (gồm Trung Quốc) gộp lại,
có trên 50% dân số có nguy cơ mắc CRLTI của thế giới.
Để phân vùng thiếu iode WHO, UNICEF, ICCIDD dựa trên 2 chỉ số tỷ
lệ BG lứa tuổi học sinh 8 - 12 tuổi và nồng độ iode trong nước tiểu (tính
Median).
8
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phân vùng thiếu iốt
(Theo WHO, UNICEF, ICCIDD Genève 9/1993) [28]
Chỉ số
Thiếu I nhẹ
Thiếu I trung bình
Thiếu I nặng
Tỷ lệ mắc
BG học sinh
5 - 19,9%
20 - 29,9%
30% trở lên
I niệu (Median)
5 - 9,9
gμ
/100ml
2 - 4,9
gμ
/100ml
Dưới IJ/100ml
Riêng ở 10 nước Đông Nam Á, 6 trong những nước đó là Myama, Ấn
Độ, Népal, Srilanca, Thái Lan và Indonesia có các chương trình muối được
iode hoá, đây là nhu cầu cấp thiết đối với chiến dịch năng nổ để sửa chữa các
thiếu hụt iode ở vùng này và trên thế giới [9].
1.2.2 Tình hình bƣớu cổ trong nƣớc:
Ở Việt Nam, trong các tài liệu y học cổ truyền đã nói tới phương pháp
chữa BG. Từ thế kỷ 19 đã có một số báo cáo về bệnh này ở vùng núi và đồng
lầy ngập nước ở phía Nam. Công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh BG và
bệnh đần độn do bác sĩ Trần Kim Phán báo cáo năm 1930 trong luận án của
ông. Điểm đặc biệt là trong lúc trên thế giới còn nhiều nhà nghiên cứu không
công nhận hai bệnh BG và đần độn có cùng một nguyên nhân, bác sĩ Phán đã
nghiên cứu sự liên quan cả 2 bệnh ở miền núi nước ta.
Năm 1950, trong luận án của mình Bác sĩ Lê Đức Vân đã báo cáo tính
chất lưu hành của bệnh BG ở vùng Sài Gòn Gia Định. Từ năm 1958 bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch đã đề xướng và tổ chức nghiên cứu về bệnh BG do Giáo
sư Đặng Văn Chung phụ trách. Tỉnh Tuyên Quang đã được điều tra đầu tiên,
ở đây 40% dân bị BG nhưng không phát hiện đần độn. Nhiều công trình
nghiên cứu về muối iode như dùng muối trộn iode với chất iode hữu cơ có
trong lá trang đã được thử nghiệm tại tỉnh Hoà Bình muối trộn ioduakali bằng
máy được thử nghiệm ở Cao Bằng.
Cuối năm 1969, Bộ Y tế quyết định thành lập Bệnh viện nội tiết (Viện
nội tiết bây giờ) với nhiệm vụ hàng đầu là phòng chống bệnh BG. Từ năm
9
1970 - 1974, Bệnh viện nội tiết đã làm hai việc song song điều tra sự phân bố
bệnh BG ở miền núi phía Bắc và đã dựa trên kinh nghiệm của Châu Âu và
Liên Xô cũ để đề ra chiến lược dùng muối iode cho miền núi [14].
Qua điều tra dịch tể học BG của bệnh viện nội tiết từ trước năm 1985
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh BG trung bình ở các tỉnh miền núi nước ta là 34,7%,
dân số trong vùng này khoảng 14 triệu người. Đặc biệt ở các vùng cao, vùng
sâu giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ mắc BG lên tới 50-80%, tỷ lệ mắc chứng
đần độn từ 1 đến 8%, số dân trong vùng này có khoảng 2 triệu người và ước
tính khoảng 10% các em học sinh ở lứa tuổi bị chậm phát triển trí tuệ [33].
Năm 1992 một chương trình quốc gia phòng chống CRLTI được Chính
phủ thành lập tại Bộ y tế để quản lý chương trình toàn quốc loại trừ thiếu iode
vào năm 2010. Năm 1993, bệnh viện nội tiết Trung ương cùng UNICEF đã
điều tra dịch tể học các rối loạn thiếu iode tại một số địa điểm chọn ngẫu
nhiên trên toàn quốc, đánh giá BG và thử nghiệm nước tiểu dựa vào kết quả
khảo sát 94% dân số sống trong vùng bị thiếu iode. Khảo sát này chỉ ra rằng
thiếu iode xảy ra ở Việt Nam không chỉ ở vùng núi mà còn ở vùng trung du
và khu vực đồng bằng nữa [45].
Ngày 8/9/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 481/TTg tổ chức
và vận động toàn dân dùng muối iode thay cho muối thường bắt đầu từ năm
1995, quyết định này phù hợp với tình hình Việt Nam và phù hợp xu hướng
chung của thế giới [29], [39].
Năm 1993, được phép của Chính phủ và Bộ ngoại giao đoàn chuyên
gia Úc đã vào làm việc với Bộ y tế về việc hợp tác chương trình quốc gia
phòng chống BG tại Việt Nam. Đoàn chuyên gia Úc về phòng chống CRLTI
đã đi khảo sát thực địa một số địa phương. Kết quả đề án hợp tác sau khi điều
tra thấy tình hình thiếu iode được cải thiện rõ ràng.
10
Bảng 1.3 Kết quả điều tra tình hình thiếu iốt [26], [30]
Vùng sinh thái
Tỷ lệ
BC%
1994-1995
Tỷ lệ
BC% 1998
Tỷ lệ %
phủ muối I
1998
I niệu
(Median)
1998
gμ
/dl
1. Miền núi phía Bắc
25,43
12,9
81,4
34
2. Đồng bằng sông Hồng
19,6
16,4
56,8
14,8
3. Khu 4 cũ
24,0
13,9
81,9
23,5
4. Duyên hải miền Trung
19,7
6,8
65,8
18,5
5. Tây Nguyên
25,5
13,6
86,4
28,6
6. Đông Nam Bộ
21,74
14,6
50,8
13,3
7. Đồng băng sông Cửu
Long
19,42
19,2
40,4
6,6
Tỷ lệ trung bình
22,2
14,9
61,2
16
1.2.3 Tình hình bƣớu cổ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế từ năm 1988 đến năm 1994 đã triển khai chương trình
phòng chống các rối loạn thiếu iode cho 43 xã miền núi trọng điểm, trong đó
có 3 xã thuộc huyện Nam Đông và A Lưới và 13 xã miền núi thuộc các huyện
đồng bằng. Năm 1990, đã tiến hành điều tra sơ bộ các xã miền núi nói trên và
có kết quả điều tra 23,5% tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp toàn phần [37]. Từ 1995
cho đến nay đã thực hiện chủ trương của chính phủ iode hoá toàn dân, đã có
nhiều đánh giá và nghiên cứu iode niệu và siêu âm tuyến giáp ở độ tuổi học
sinh 8 - 12 tuổi của Bộ y tế và Trường Đại học Y khoa Huế. Trong hội nghị
tổng kết vào tháng 3/2000, của chương trình phòng chống các rối loạn thiếu
iode tổ chức tại Bộ y tế, đánh giá sau khi khảo sát 30 cụm ngẫu nhiên với 360
hộ gia đình được điều tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ iode niệu chỉ đạt >
10mcg/l là 78,5% [5].
11
1.3 BỆNH LÝ VỀ NGUY CƠ THỪA IỐT VÀ THIẾU IỐT
1.3.1 Nguy cơ thừa iode:
Khi sử dụng quá nhiều iode vượt quá nhu cầu sinh lý được gọi là thừa
iode. Hiện nay chưa có câu trả lời thật cụ thể, vì tuỳ thuộc vào lứa tuổi và
mức thu nhập iode một số người phản ứng mẫn cảm hơn với liều lượng cao
iode.
Năm biến chứng quá tải iode được ghi nhận như sau:
- Bướu giáp: Thường xảy ra ở những vùng thu thập iode cao và liên tục
Ĩ150İ I/ngày). Nguyên nhân do ức chế tổng hợp hormon giáp dẫn đến tăng tiết
TSH.
- Cường giáp do: Thường gặp ở bệnh nhân BG thể nhân, nhất là người
lớn tuổi, bướu giáp có nhiều nhân và tổ chức tuyến giáp hoạt động tự trị.
Khoảng 3% những người này trở thành cường giáp sau một năm, có nghĩa là
30% sau mười năm. Vì vậy nếu những người này tiếp tục nhận thừa iode thì
khả năng cường giáp iode tới 100%. Hiện tượng này gọi là iode Basedow hoá
[25], [40], [65] khó điều trị thường gây biến chứng tim mạch.
- Ở người trẻ, TG hoạt động tự trị không được chẩn đoán, bị cường
giáp sau một vài tuần dùng liều iode 50İ/ngày.
- Chỉ có thể loại sự tự trị hoạt động TG bằng cách điều chỉnh thiếu
iode, vì những quần thể có thu nhận đủ iode, cường giáp do hoạt động tự trị
thường hiếm gặp hơn. Ở Đức và Ý khoảng 75% cường giáp là do tự trị, chỉ có
25% là do bệnh Basedow.
- Suy giáp: TG của thai và trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với sự thừa iode,
tuy nhiên bướu giáp và thiểu năng giáp chỉ có tính chất thoáng qua và không
gây những khuyết tật về sau. Điều trị thay thế bằng hormon giáp chỉ cần thiết
trong vài tuần. Cần phải tránh dùng liều iode quá cao liều sinh lý ở các bà mẹ.
- Suy giáp thoáng qua còn gặp ở bệnh nhận bị Hashimoto và Basedow
bình giáp khi sử dụng liều cao iode.
- Làm bộc lộ bệnh tự miễn, nhất là bệnh Basedow tiềm tàng, nhiều
công trình ở Châu âu cho thấy 20% bệnh nhân Basedow bị nhiễm iode.
12
Những bệnh nhân được bổ sung iode sai liệu trình không liên tục bằng thuốc
kháng giáp, có thể hay bị tái phát hơn so với nhóm không bổ sung.
- Ở bệnh nhân Basedow sau khi cắt giảm TG rất dễ bị tái phát ở những
vùng có thu nhận iode ở mức bình thường.
- Ảnh hưởng đến tự miễn: iode có thể gây bệnh tự miễn Hashimoto hay
không là vấn đề còn bàn cãi.
Tóm lại, khi sử dụng iode nên thường xuyên kiểm tra để tránh những
biến chứng nói trên, tuy nhiên nếu so sánh với các hậu quả to lớn do thiếu
iode gây ra thì các tai biến do thừa iode là vấn đề nhỏ [47].
1.3.2 Các hậu quả do rối loạn thiếu iốt [12] Theo Hetzel B.C và cộng sự
(1987) các biểu hiện CRLDTI qua điều tra thường gặp như sau:
Bảng 1.4 Hậu quả do rối loạn thiếu iốt
Thai
Sơ sinh
Xẩy thai
Đẻ non
Tăng tử vong chu sinh
Tăng tử vong trẻ nhỏ
Bệnh đần độn thể thần kinh
Bệnh đần độn thể phù niêm
Khuyết tật tinh thần và vận động
Bướu cổ sơ sinh
Thiểu năng giáp sơ sinh
Trẻ em và thanh niên
Bướu giáp
Thiểu năng giáp ở thanh niên
Khuyết tật chức năng tâm thần kinh
Chậm phát triển thể lực
Người lớn
Bướu giáp và các biến chứng
Thiểu năng giáp
Hư hại chức năng tâm thần kinh
13
1.4 BỆNH BƢỚU GIÁP :
Bệnh Bg khi kích thước tuyến giáp lớn hơn mức bình thường, một phản
ứng thích nghi của TG trước nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ yếu là
thiếu iode ở TG. Bình thường TG ở người trưởng thành nặng 25gam, nằm
trước thanh khí quản và bị các cơ ở cổ che khuất, không sờ nắn thấy hay nhìn
thấy. Chỉ khi nào TG to ra và sờ nắn thấy hay nhìn thấy gọi là BG. Theo định
nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì "có BG khi thuỳ bên của TG lớn hơn đốt
cùng ngón tay cái của người được khám".
Bệnh BG lưu hành là bệnh rất phổ biến gặp vùng dân cư rộng lớn có
nhiều người mắc. Theo quy định của WHO thì vùng nào có từ 10% dân số trở
lên, hoặc từ 5% trẻ em lứa tuổi 8 - 12 tuổi bị mắc BG gọi là vùng BG lưu
hành liên quan chủ yếu với tình trạng thiếu iode ở môi trường sống và cơ thể
con người [34].
Bệnh BG tản phát có thể được định nghĩa là những trường hợp BG xảy
ra ở những vùng có tỷ lệ mắc bệnh < 10% hoặc trẻ em 8 - 12 tuổi < 5% [13].
1.5 SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP
1.5.1 Đại cƣơng về giải phẩu tuyến giáp:
1.5.1.1 Về phương diện đại thể:
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất
của cơ thể. TG bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 3, hoàn chỉnh từ tuần lễ thứ
7. Hệ thống mạch máu đầu tiên hình thành từ tuần lễ thứ 8 và chức năng thu
nhận iode bắt đầu hoạt động từ tuần lễ thứ 10 - 11.
Tuyến giáp định vị ngay trước thanh quản, ở trước khí quản gồm hai
thuỳ nối liền nhau bởi một eo tuyến, mỗi thuỳ có hình kim tự tháp. Thuỳ phải
thường lớn hơn thuỳ trái. Ngoài ra còn có thuỳ tháp Lalouette (15 - 30% TG
bình thường) xuất phát từ bờ trên của eo tuyến, ở bên trái của đường giữa.
Thể tích và trọng lượng TG có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trước tuổi
trưởng thành thể tích và trọng lượng tuyến tương quan thuận với độ tuổi,
14
chiều cao và trọng lượng cơ thể (trẻ sơ sinh 1,5 -2g và dậy thì 14g). Ở người
trưởng thành, TG có chiều cao 2,5 - 4cm, chiều rộng 1,5 - 2cm, bề dày 1,5cm
và thể tích TG của người trưởng thành từ 15 - 18g.
Theo Gregory P Sadler (1999) TG của người trưởng thành có trọng
lượng 15-20g [58]. Mỗi thuỳ có chiều cao 4cm, chiều rộng 2cm và chiều dày
2-4cm kèm theo eo tuyến 2 - 6mm.
Tuyến giáp có nhiều mạch máu nuôi dưỡng với lưu lượng máu khoảng
5ml/gam tuyến/phút. Trong một số trường hợp cường giáp như bệnh Basedow
có thể tăng lên 500 - 100ml/gam tuyến/phút.
Hệ thống mạch máu gồm động mạch giáo trên xuất phát từ động mạch
cảnh chung hoặc động mạch cảnh ngoài. Động mạch giáp dưới bắt nguồn từ
thân giáp cổ của động mạch dưới đòn. Động mạch giáp giữa nhỏ xuất phát từ
thân động mạch cánh tay đầu.
Tĩnh mạch giáp gồm tĩnh mạch giáp trên, giữa và dưới.
Dây thần kinh quặc ngược chạy dọc theo hình khí quản và nằm mặt sau
mỗi thuỳ, tại đó còn có mạch thần kinh cổ.
Các hạch bạch huyết ở trong TG hợp thành một mạng lưới quanh mạch
máu và dẫn lưu đến một mạng lưới rộng ở dưới cổ. Tiếp điểm thứ nhất của
các hạch trước khí quản và các hạch của chuổi quặc ngược.
Ngoài ra còn có một tuyến nội tiết khác là tuyến phó giáp nằm ngang
phía sau phần trên và giữa của mỗi thuỳ bên TG.
1.5.1.2 Về phương diện vi thể:
Tuyến giáp phân thành những tiểu thuỳ, mỗi tiểu thuỳ gồm 20 - 40
nang tuyến.
TG có khoảng 3 x 106 nang tuyến, chứa chất dạng keo, kích thước
không đều, đường kính từ 30 – 5m, trung bình 150 - 30m. Nang tuyến gồm
tế bào hình khối nối liền nhau. Các tế bào này có hình trụ khi bị kích bởi TSH
15
và dẹt lại khi trạng thái yên nghỉ, các nang tuyến tổng hợp thyrogobulin dựa
vào lòng tuyến và quá trình tổng hợp hormon giáp xảy ra tại đó.
Ngoài ra còn có các tế bào cận nang gồm những tế bào lớn, hơi tròn có
nguyên sinh chất sáng xen vào giữa màng đáy và các tế bào nang bao quanh
chất keo, bên trong chứa nhiều hạt keo chế tiết calcitomin liên quan đến
chuyển hoá calcium [11], [28], [47], [66].
1.5.2 Những nghiên cứu nồng độ iode niệu và thể tích tuyến giáp
bằng siêu âm trong thời gian gần đây
* Trên thế giới:
- Siêu âm là một trong những phương pháp thăm dò hình thái, cấu trúc
và kích thước TG một cách chính xác, khách quan và an toàn so với một số
thăm dò cận lâm sàng khác [47], [55], [70], [73]. Một trong những người đầu
tiên dùng siêu âm trong chẩn đoán bệnh TG là B.Lum ở trường đại học
California (10/1979). Tiếp theo là tác giả Gutekunt. R dùng siêu âm để kiểm
tra dịch tể bệnh bứu cổ địa phương do thiếu I (1986). Đến năm 1989 Hetzel.B
đã đưa công thức tính thể tích tuyến giáp.
Tiêu chuẩn thể tích TG bình thường theo R. Gutekunst [7]
Tuổi
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
V(cm
3
)
3,5
4
4,5
5
6
7
8
9
10,5
12
14
16
Theo Gutekunst: Trẻ em từ 1 đến 17 tuổi khi không phân biệt giữa nam
và nữ, còn lại trên tuổi đó mới phân biệt nam và nữ [7], [72].
- Birte Nygaard và cộng sự (1993) tại Đan Mạch) khảo sát thể tích
tuyến giáp bằng siêu âm và định lượng iode niệu cho 570 phụ nữ tại Holbaek
với 4 nhóm tuổi 15, 30, 45, và 60 tuổi cho thấy thể tích tuyến giáp trung bình
lần lượt là 12, 18,18 và 18. Bất thường cấu trúc tuyến giáp lần lượt là 3, 10,
21, và 30%. Đặc biệt thể tích tuyến giáp không tương quan với sự thải iode
niệu [39]
16
- I.S.Nagy và cộng sự (1993) nghiên cứu siêu âm ở 1328 trẻ em từ 6
đến 14 tuổi tại Budapest (Hunggary) cho thấy có sự tương quan giữa thể tích
tuyến giáp với tuổi và giới tính [48]
- A.Syrenicz và cộng sự (1993) nghiên cứu siêu âm tuyến giáp và nồng
độ iode niệu ở 838 trẻ trai và 955 trẻ gái tại 4 vùng Phần Lan, ghi nhận nồng
độ iode niệu trung bình 76,2(g/l và tỷ lệ bướu giáp là 12,9% [39]
- F.Golkowski và cộng sự (1993) nghiên cứu siêu âm tuyến giáp trong
2 năm ở 15774 học sinh tại Phần Lan, chia làm 6-8, 9-10, 11-12 và 13 tuổi ghi
nhận thể tich tuyến giáp ở giới hạn trên được đánh giá theo phân loại của
TCYTTG ở giai đoạn 0, với thể tích lần lượt là 6,1-7,2-8,4 và 9,1 ml. Tỷ lệ
bướu giáp cao nhất ở vùng dịch tể là 53,1% và vùng thấp nhất ở miền biển là
14,3%. Thể tích tuyến giáp tương quan đến tuổi , giới tính, chiều cao, cân
nặng, nơi sinh sống và kích tố giáp chứa trong thuốc. Aính hưởng của dự
phòng iode trên thể tích giáp không đáng kể [39]
- Behout A, Wiersinga WH, Smits NJ, Touber JL (1987) thuộc Trường
Đại học Y khoa Amterdam ở Hà Lan đã đo thể tích tuyến giáp 50 người khoẻ
mạnh (gồm 25 người nam và 25 người nữ có độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi) sinh
sống trong vùng không thiếu iốt ở Amsterdam, kết quả thấy rằng thể tích
tuyến giáp từ 10,7 ( 4,6ml (trung bình SD ( 2,7 - 20,7ml) [46].
- Gomez JM, Maravall FJ, Gomez N, Soler J (2000) khoa nội tiết đại
học Belfvige và Bệnh viện Liobregat ở Bacelona thuộc Tây Ban Nha siêu âm
268 người, trong đó 134 nam và 134 nữ không có bệnh lý tuyến giáp, kết quả
cho thấy thể tích tuyến giáp trung bình ở nữ giới là 6,19ml giao động từ
6,02ml đến 6,92ml với p = 0,001 [52].
Ngoài ra còn có các công trình khác nghiên cứu thể tích tuyến giáp qua
siêu âm ở độ tuổi học sinh như Klingmuller V, Muller - Leisse C, Takalo RM.
17
* Tại Việt Nam
- Ở Việt Nam người đầu tiên là Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu
ứng dụng siêu âm trong TG để chẩn đoán bướu nhân (1982)
- Viện nội tiết năm 1993 đã đưa siêu âm vào chẩn đoán bệnh lý tuyến
giáp.
- Phạm Văn Choang, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Bá Sỹ (1996) dùng siêu
âm để đo thể tích tuyến giáp 580 trẻ em 7 - 14 tuổi ở Thái Nguyên và Hà Nội.
[8]
- Đỗ Duy Liêm (1997) nghiên cứu trên 545 đối tượng BC bình giáp
siêu âm tại Trung tâm MEDIC thành phố Hồ Chí Minh, kết quả như sau:
Tuổũ 22 thể tích tuyến giáp 13,0İ2,50ml, tuổi 23 - 44 thể tích tuyến giáp
18,6ij2,57ml, tuổũ45 thể tích tuyến giáp 19,8ĸ2,56ml [44].
- Nguyễn Đức Thuận, Võ Phụng, Nguyễn Hải Thuỷ (1998) đã đo thể
tích tuyến giáp 137 học sinh 9 đến 11 tuổi tại Trường Vĩnh Ninh Thành phố
Huế, cho kết quả như sau: Học sinh 9 tuổi thể tích tuyến giáp 5,30ml, 10 tuổi
thể tích tuyến giáp 5,95ml; 11 tuổi thể tích tuyến giáp 6,56ml [46].
- Nghiên cứu của Hoàng trọng Sỹ (1996-1997) ởí 171 học sinh 8-11
tuổi tại 4 trường Vỹ Dạ, Phường Đúc, Thuận Thành và Thủy Biều thành phố
Huế ghi nhận nồng độ iode niệu (Me) là 245, 220, 245 và 191 (g/l và nồng độ
trung bình (Mn) là 257, 250, 291 và 251 (g iode /l [25]
1.6 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Hiện nay có nhiều phương pháp bổ sung iốt, có 2 phương pháp chủ
yếu.
- Muối iốt hoá toàn dân: Bổ sung iode liên tục, lâu dài bằng dùng muối
iode hàng ngày [18], [53], [59].
- Dầu iốt: Dạng tiêm và dạng uống dùng cho các vùng có tỷ lệ bướu cổ
cao > 30%, đường giao thông đi lại vận chuyển muối iode khó khăn.
18
- Ngoài ra còn có các biện pháp khác như pha nước iode, iode lugol
[18], [59].
1.7 CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ
Căn cứ mục tiêu quốc gia chương trình phòng chống các rối loạn thiếu
iode, các chỉ số đánh giá hiệu quả phòng bệnh như sau:
- Iode niệu
- Khám lâm sàng xác định tỷ lệ bướu giáp, kiểm tra siêu âm tuyến giáp
- Độ phủ muối iode, kiến thức và thực hành sử dụng muối iode tại hộ
gia đình.
Trong đề tài này chúng tôi chọn các chỉ sô cân nặng, chiều cao,ú iode
niệu, khám lâm sàng và kiểm tra siêu âm tuyến giáp để tiến hành khảo sát.
19
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Trẻ từ 8- 10 tuổi tại các xã thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Do trẻ ở lứa tuổi này hầu hết đều đến trường nên chúng tôi chọn đối
tượng là học sinh câïp I từ lớp 3 đến lớp 5 của huyện Hương Trà.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên
2.2.1. Loại mẫu sử dụng
Sử dụng mẫu chùm 2 giai đoạn.
2.2.2. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu học sinh 8 - 10 tham gia vào mẫu được tính theo công thức:
2
.
2
n =
C
2
là độ lệch chuẩn bằng 2,5 ( theo đề tài của Nguyễn Đức Thuận, Võ
Phụng, Nguyễn Hải Thuỷ tiến hành năm 1998)
: là giá trị giới hạn tin cậy bằng 1,96.
Chọn mức mong muốn C = 0,5 (0,5 cm3) [27]
Dựa vào công thức ta tính được: n= 100 ( cho mỗi giới và một độ tuổi) ,
như vậy cở mẫu là 100 x 6 = 600.
* Cỡ mẫu cho định lượng iode niệu n = 50 cho mỗi cụm là cỡ mẫu
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong giám sát chương trình can thiệp
phòng chống các rối loạn do thiếu iode bằng muối iode [26]. Ở đề tài này
chúng tôi khảo sát iode niệu cho 200 em học sinh.
20
2.2.3. Tiến hành chọn mẫu
2.2.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu để nghiên cứu kích thƣớc tuyến giáp
+ Chọn trường: Lập danh sách học sinh của 16 trường cấp tiểu học (16
xã ) từ nguồn cung cấp của Phòng Giáo dục huyện Hương Trà sau đó chọn 5
xã bằng phương pháp ngẫu nhiên (PPS) với hệ số khoảng cách mẫu K = 3
(tổng số trường/số trường được chọn). Dùng tờ bạc lấy con số cuối cùng (N)
sao cho Nx ( Kx (với cách này nếu số cuối cùng của tờ bạc >3 thì phải rút tờ
bạc khác). Xã đầu tiên được chọn sẽ là Nx, sau khi chọn được xã đầu tiên, với
khoảng cách mẫu bằng 3 thì tiếp tục chọn các xã thứ 2 (Nx + K2x), xã thứ 3
(Nx + K3x), xã thứ 4 (Nx + K4x), xã thứ 5 (Nx + K5x). Với phương pháp
chọn ngẫu nhiên như trên chúng tôi chọn được 5 xã để nghiên cứu là: Thị
Trấn Tứ Hạ, xã Hương Xuân, Hương Vân, Bình Điền và Hải Dương.
+ Chọn đối tượng: Lập danh sách học sinh có độ tuổi từ 8-10 tuổi và được
chia làm hai danh sách nam, nữ riêng chủ yếu học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của
các trường trên (Chương trình phổ cập giáo dục được đánh giá tốt). Với cở
mẫu đã được tính toán, chúng tôi chọn học sinh nam, nữ và cả 3 độ tuổi cùng
bằng nhau (mỗi độ tuổi và từng giới là 100 em) để tránh sai số đáng tiếc. Vì
vậy, với danh sách học sinh được các trường cung cấp từng lớp theo danh
sách nam và nữ, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp chọn
kích thước cở mẫu dân số (PPS) với khoảng cách mẫu tùy thuộc vào số lượng
học sinh từng trường sau đó chúng tôi tiến hành đo chiều cao, cân nặng, khám
lâm sàng và siêu âm tuyến giáp cho học sinh được chọn từ phương pháp trên.
Tuy nhiên đối với học sinh vắng mặt, chúng tôi đã chọn tiếp học sinh có cùng
độ tuổi cùng giới tham gia vào cuộc điều tra để đảm bảo số lượng đã được
tính toán.
2.2.3.2. Kỹ thuật lấy mẫu để nghiên cứu nồng độ iode niệu
- Từ danh sách học sinh 8 - 10 tuổi ở tại 5 trường tiểu học đã được chọn
khám ở trên, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 200 học sinh theo phương
21
pháp PPS mỗi trường sẽ được chọn là 40 học sinh để lấy nước tiểu định lượng
iode niệu.
2.3.4.Các thông tin cần thu thập
- Đo thể tích toàn phần tuyến giáp .
- Tỷ lệ bướu giáp ( dựa trên khám lâm sàng và phân độ theo TCYTTG)
- Nồng độ iode niệu
- Cân nặng và chiều cao của học sinh
2.2.5. Các kỹ thuật đo lƣờng các biến số
2.2.5.1 Khám phát hiện bƣớu giáp
Tư thế khám:
Thầy thuốc ngồi đối diện với đối tượng được khám, nếu khám trẻ nhỏ
có thể cho các cháu đứng đối diện. Cổ của đối tượng được khám nên hơi thả
lỏng, bởi vì việc sờ nắn sẽ rất khó khăn khi cơ ức đòn chũm bị kéo căng.
Bước đầu tiên trong khám TG là xác định vị trí sụn nhẫn, vì cơ tuyến giáp
nằm vắt ngang ngay phía dưới sụn nhẫn. Eo TG được khám bằng cách đặt
ngón tay cái lướt trên của eo TG dọc theo bờ dưới của sụn nhẫn, sau đó ngón
tay cái lướt trên bề mặt eo TG khi bệnh nhân nuốt. Thường độ chắc của eo
tuyến như miếng dạ, rộng khoảng vài milimet, nếu eo tuyến phì đại, chắc
hoặc nhân hoá thì đó là những dấu hiệu chỉ điểm một TG bất thường. Có hai
cách khám TG từ phía trước.
* Cách một
Người khám ngồi hơi lệch bên phải đối tượng của đối tượng, đặt ngón
tay của bàn tay phải dọc phía bên khí quản. Ngón tay tiếp xúc với khí quản
một góc 45 độ. Bắt đầu khám phía trên cổ chuyển dần về phía dưới, những
ngón tay "massege" dọc khí quản theo chuyển động tròn đều, ấn sâu dần về
phía dưới đến khi ngón tay chạm vào thuỳ trái của TG. Đôi khi người khám
không phát hiện ra một thuỳ TG phì đại vì bắt đầu khám ở vị trí quá thấp ở cổ
và các ngón tay đã ở trên bề mặt của TG. Một điều quan trọng đó là các ngón
22
tay ở giữa cơ ức đòn chũm và khí quản. Các ngón tay đi dần xuống phía dưới
khí quản, đặc biệt chú ý đến khu vực sụn nhẫn, trong quá trình khám nếu bệnh
nhân nuốt giúp cho việc xác định TG dễ dàng hơn, vì TG được đưa lên, đáy
của thuỳ tuyến hoặc ranh giới xung quanh được dễ dàng nhận biết. Khi khám
TG cần chú ý đến kích thước của thuỳ TG, dài x rộng x đáy, mật độ TG. Thuỳ
trái của TG được khám tương tự bằng tay trái trong khi người khám ngồi lệch
phía trái của đối tượng được khám.
* Cách hai:
Ngồi hơi lệch sang bên phải của đối tượng khám, như cách một ngón
cái của bàn tay trái được dùng để khám thuỳ trái TG. Khám thuỳ phải của TG
bằng ngón tay cái của bàn tay phải, hoặc bằng hai ngón tay của bàn tay trái.
Thủ tục khám như cách một.
Chú ý: Khi khám TG bằng ngón cái là khám đối xứng.
* Phân loại độ bƣớu cổ theo tiêu chuẩn WHO và ICCIDD năm
1992:
+ Độ 0: Tuyến giáp không sờ nắn thấy nhưng các thuỳ tuyến giáp có
khối lượng nhỏ hơn đốt cùng ngón tay cái của người được khám.
+ Độ Ia: Tuyến giáp sờ nắn thấy và những thuỳ bên tuyến giáp có khối
lượng lớn hơn đốt cùng ngón tay của người được khám. Chưa nhìn thấy được
kể cả khi bệnh nhân ngữa cổ ra sau.
+ Độ Ib: Như độ Ia, nhưng tuyến giáp được nhìn thấy khi bệnh nhân
ngữa cổ ra sau, chưa nhìn thấy được khi cổ ở tư thế bình thường.
+ Độ II: Bướu cổ nhìn rõ khi cổ ở tư thế bình thường.
+ Độ III: Bướu cổ lớn có thể nhận biết từ xa khoảng cách trên 5m [27]
* Về thể bƣớu phân ra:
+ Thể lan toả: Bướu mềm đều
+ Thể nhân: có nhân mật độ chắc có thể một hay nhiều nhân, phần còn
lại của TG bình thường.
23
+ Thể hỗn hợp: BC có phần mềm đều (lan toả) trên đó có nhân.
* Ghi chú:
+ Khi phân vân giữa hai độ BG thì luôn luôn để độ BG nhỏ hơn
+ Nếu TG có nhân thì dù kich thước TG như ở độ 0 (nhỏ hơn đốt cùng
ngón tay cái của người được khám) thì cũng được coi BG độ Ib.
+ Khi khám lâm sàng BG cần xác định được độ lớn BG (từ độ I đến độ
III), thể bướu (lan toả, nhân, hỗn hợp) chức năng TG (tăng, giảm, bình giáp),
và có dấu hiệu chèn ép hay không. Sờ nắn TG đánh giá mật độ tuyến mềm
hay chắc, nhìn TG có thể thấy một khối ở trước cổ di động khi nuốt, nếu bướu
nhỏ bảo bệnh nhân ngữa cổ ra sau để dễ nhìn thấy. Nghe vùng thuỳ tuyến có
thể nghe tiếng thổi khi lưu lượng máu ở TG tăng lên (thường gặp bệnh
Basedow) [29], [44].
2.2.5.2. Tiến hành thăm dò siêu âm tuyến giáp:
- Phương tiện
Sử dụng đầu dò 7,5MHZ [68], máy siêu âm xách tay Aloka SSD 500
(Nhật)
24
Gel: chất mỡ bôi trơn mục đích:
+ Để bôi trơn di chuyển đầu dò cho dễ dàng.
+ Ngăn sự tiếp xúc không khí với da.
- Tư thế bệnh nhân
Có hai tư thế:
+ Ngồi ngữa cổ đối diện với thầy thuốc
+ Nằm trên giường ngữa cổ tối đa, dưới cổ có kê gối nhỏ tư thế này có
ưu điểm là có thể đặt được bọc nước trên bệnh nhân.
Trong đề tài này chúng tôi siêu âm cho học sinh ở tư thế nằm.
Cách đặt đầu dò:
Tư thế đặt đúng thấy được hai động mạch cảnh song song nhau ở hai
bên TG. Mục đích của phương pháp này là đo chiều rộng và chiều dày của
TG. Đặt đầu dò song song với mỗi thuỳ, mục đích là để đo chiều dài của mỗi
thuỳ tuyến và kiểm tra lại chiều dầy của mỗi thuỳ tuyến [4], [40].
25
- Sử dụng mặt cắt
+ Mặt cắt ngang:
Đầu dò đặt thẳng góc với cổ, quan sát được eo tuyến hai thuỳ bên của
TG, hai động mạch cảnh đối diện nhau. Với mặt cắt ngang có thể do bề dày
và bề rộng của mỗi thuỳ TG, đi từ nông vào sâu lần lượt như sau:
- Phía trước da và tổ chức dưới da biểu hiện bằng một echo giàu với bề
dày khoảng 2mm, nhưngbình thường có thể dày lên (béo phì hoặc phù).
- Phía bên cơ ức đòn chủm thường giảm âm hơn dày, phía sau là bó
mạch vùng cổ. Động mạch phía trong hình tròn, tĩnh mạch cảnh cổ trong nằm
ngoài và hơi nông so với động mạch cảnh, có hình thuôn hoặc hình dẹt và
giản ra khi làm nghiệm pháp Valasa.
- Trên trục giữa tìm thấy eo tuyến giáp.
- Khí quản nằm ở ngay sau eo tuyến, chính giữa eo thuỳ giáp, có echo
trống hoặc có echo chiếu sáng. Thực quản được nhìn thấy khi nó lớn ra bên
ngoài, bằng cách ghi nhận một sự xâm chiếm phần sau trong của thuỳ trái TG.
Khi uống nước hoặt nuốt nước bọt có thể phân biệt với u (hạch, nhân giáp,
phó giáp).
- Hai thuỳ tuyến giáp định vị hai bên khí quản, lớn từ trước ra sau.
Chúng được giới hạn phía bên bởi các cơ vùng cổ, phía sau ngoài bởi mạch
máu và phía sau bởi các cơ dài của cổ. Cấu trúc của chúng mịn và đồng chất,
đôi khi có nhân nhỏ (tiểu thuỳ) hoặc xoang nhỏ (nang keo). Cấu trúc như mô
giáp bình thường, thường đồng nhất với tổ chức cơ lân cận.
+ Mặt cắt dọc:
Đầu dò đặt theo chiều cao của mỗi thuỳ TG. Chiều này còn thấy được
cơ ức đòn chũm, động mạch cảnh và tĩnh mạch cảnh.
Các thuỳ giáp ở thuỳ này có hình quả lê. Giới hạn phía trước bởi đa số
tổ chức dưới da, và phía sau bởi cơ dài vùng cổ.