Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những khuynh hướng mới trong nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm, vấn đề, bài học kinh nghiệm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.35 KB, 6 trang )

Những khuynh hướng mới trong
nghiên cứu Gogol ở Nga: Quan điểm,
vấn đề, bài học kinh nghiệm








Nhà Gogol học hiện đại Igor Vinogradov (1930 - ) cũng thấy rằng cách thức để giải mã
bí ẩn về Gogol là đi vào phân tích những cơ sở Kyto giáo trong cảm quan nghệ thuật của nhà
văn. Chính Gogol đã từng đề nghị: “Tốt nhất là bạn hãy gắng xem tôi là một tín đồ Kyto giáo,
một con người hơn là một nhà văn”. Cách tiếp cận sáng tác của Gogol như vậy đã đem lại giải
pháp cho một số vấn đề trong nghiên cứu Gogol, đối với một số trường hợp, kết quả còn bất
ngờ thú vị. Chẳng hạn, trong Những buổi tối ở trại ấp gần Dikanka, đằng sau những điều mê
tín “trẻ con” là vấn đề con người không hoàn thiện về mặt tinh thần. Có thể nói suốt đời Gogol
trăn trở về vấn đề sự hiện hữu của những thế lực hắc ám, Quỷ đã hiện hình trong cuộc sống đời
thường, theo những quy luật của đời thường chứ không hoàn toàn chỉ có trong cổ tích. Cơ sở
của mỹ tục - đó là sự xá tội cho những dục vọng thấp hèn của con người, thói kiêu căng và háo
danh của nó. Hãy thử dẫu chỉ một lần gặp quỷ, hãy thử giao du với những thế lực đen tối xem,
tâm hồn sẽ bị tê liệt ngay. Theo I. Vinogradov, cũng có thể trong tư tưởng này của Gogol chứa
đựng lời giải cho việc nhà văn không ràng buộc bản thân bằng những mối liên hệ gia đình, vẫn
là người thuộc “giới tu sĩ”?
Theo I. Vinogradov, cách giải thích như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận được. Trong
những truyện “cổ tích” vui vẻ đó đã thấy thấp thoáng bóng dáng tác giả của Những linh hồn
chết, Trích những thư từ gửi bạn hữu, Những suy ngẫm về ngày lễ trọng. Vinogradov đã chỉ ra
một cách xác đáng rằng với tác phẩm Những buổi tối Gogol đã bước vào văn học không đơn
giản chỉ là người kể lại một cách hóm hỉnh những câu chuyện “trong cuộc sống của nhân dân”,
mà là một nhà văn lão luyện, gắn bó sâu sắc về mặt tinh thần với những truyền thống chính


thống giáo của văn học Nga và tư tưởng Nga. Do vậy sẽ rất lý thú nếu nghiên cứu một vấn đề
quan trọng như thái độ của Gogol đối với Thiên chúa giáo. I. Vinogradov cũng chứng minh
Gogol không có cảm tình với những truyền thuyết về Thiên chúa giáo; những mâu thuần giữa
cảm hứng trong Taras Bulba và thực tế cuộc sống cũng như thái độ của Gogol ở Italia trong
những năm 1837-1838 là không có thật. Và công tước phu nhân Volkonskaya, một tín đồ nhiệt
thành Thiên chúa giáo và sùng châu Âu, người cố đưa Gogol đến với Thiên chúa giáo, rốt cuộc
cũng vẫn chỉ là nguyên mẫu của một trong hàng loạt Những linh hồn chết của nước Nga.
Hết sức lý thú trong hệ thống của I.Vinogradov là ý tưởng xác định căn tính thái độ của
Gogol đối với đề tài thành thị. Khó mà phản biện lại những luận điểm của Vinogradov trong các
chương nghiên cứu cặn kẽ, súc tích những truyện vừa về Peterburg. Ông đã chứng minh rằng
Gogol không hề yêu thành thị và “văn minh” thành thị. Thái độ căm ghét “nền văn minh”, không
ưa thành phố của Gogol được lý giải bởi cách ông hiểu tính dân tộc, bởi thế giới quan Kyto giáo
chính thống của ông. Khi đề cập đến những đỉnh cao sáng tạo của Gogol - Những linh hồn
chết và Quan thanh tra, Vinogradov đã dẫn độc giả đi tới kết luận chẳng làm gì có “hai ông
Gogol” - một ông thời trẻ là người tố cáo xã hội và một ông sau này là kẻ phản động, như bấy
lâu ta vẫn nghĩ. Chỉ có một Gogol cả thời trẻ lẫn khi đã trưởng thành - một nghệ sỹ - nhà tư
tưởng chính thống giáo, người chân thành xót xa về sự không hoàn hảo của cuộc sống Nga. Hơn
nữa, cũng phải thấy một điều là Trích những thư từ gửi bạn hữu xuất hiện sau tập I Những linh
hồn chết cũng như những bài viết sau này của Gogol về tôn giáo, trung tâm là Suy ngẫm về
Thánh lễ - đó không phải là kết quả biến đổi trong tâm hồn ông mà là hành động hợp lý, nhất
quán, có thể hiểu được của ông với tư cách là một tín đồ Kyto giáo; đó còn là một biểu hiện của
thế giới quan Kyto giáo chính thống in dấu trong những tác phẩm của nhà văn.
Tính chỉnh thể của Gogol - nhà văn - nhà tư tưởng chính thống giáo còn được khẳng
định bằng ấn phẩm những bản thảo của ông chưa được công bố, do I. Vinogradov tập hợp.
Những tư liệu này cho thấy rõ Gogol đã lao động miệt mài trên những trang thuyết giảng và
những bài báo về lịch sử nước Nga và lịch sử thế giới. Tư tưởng về sự thống nhất quốc gia, về
việc phụng sự quốc gia như là nghĩa vụ tôn giáo (Tu viện của bạn là nước Nga) không phải là
chân lý trừu tượng mà là kết quả lao tâm khổ tứ của Gogol trong việc chiếm lĩnh tri thức lịch
sử. Cùng với những bạn bè thân cận của mình Gogol đã hết lòng ủng hộ và trở thành một trong
những cộng sự đầu tiên của S.Uvarov

(10)
- người đưa ra ba nguyên tắc giáo dục thanh niên Nga:
chính thống giáo, nền chuyên chế và dân tộc tính. Điều này diễn ra không phải vào cuối những
năm 40 khi Belinsky viết báo quy ông vào loại phản động, mà vào năm 1834. Một sự kiện rất
thú vị!
Việc công bố những thư từ trao đi đổi lại của Gogol có ý nghĩa quan trọng đối với nền
văn hóa Nga. Thư từ giữa N.V. Gogol và N.N. Sheremetyeva do I. Vinogradov và V.
Voropaev tập hợp đã đưa độc giả vào bầu không khí tiếp xúc sinh động giữa nhà văn với
người phụ nữ tuyệt vời này và giúp hiểu rõ hơn nhà văn vĩ đại ở lúc xế chiều của cuộc đời. I.
Vinogradov đã công bố một cuốn sách giá trị khảo sát những trang bản thảo của Gogol
(11)
.
Trong số những trang bản thảo này rất đáng lưu ý là những bài thuyết giảng của Gogol tại
Học viện Ái quốc và Đại học Hoàng gia ở Peterburg về lịch sử cổ và cận đại. Những bài
giảng này giúp hình dung rõ về cách nhìn của nhà văn đối với lịch sử thế giới. Gogol xác
định mục đích những bài giảng của mình là Chỉ ra toàn bộ quá trình vĩ đại theo đuổi tinh
thần tự do của con người bằng những nỗ lực tâm huyết này, tranh đấu từ trong nôi với sự
ngu dốt, với thiên nhiên và những trở ngại phi thường: đó chính là mục đích của Lịch sử nói
chung! Nó cần phải tập hợp thành một khối tất cả các dân tộc trên thế giới đang bị chia rẽ
bởi thời gian, sự cố, núi đồi, biển cả, phải thống nhất lại thành một khối hài hòa; tạo nên từ
đó một bản trường ca hoành tráng và trọn vẹn.
Thêm vào danh mục các tác phẩm mang tính chất tôn giáo nổi tiếng của Gogol giờ đây
còn có thêm Về lòng cảm tạ - một tác phẩm không lớn về dung lượng nhưng tràn trề tình yêu
và cảm xúc. Ở đó motif không ngừng ơn Chúa xuyên suốt nhiều tác phẩm và thư từ của Gogol
được thể hiện tương hợp với truyền thống thiêng liêng của Tổ quốc. Gogol viết: Cuộc sống của
chúng ta phải là bài ca ơn Chúa bất tận. Cảm tạ, cảm tạ, ngập chìm trong cảm tạ - cần phải
biến điều đó thành đồ ăn thức uống, thành sự tồn tại, thành cuộc sống của mình. Liên tục tạ ơn
sẽ nâng cao tâm hồn, còn trái tim sẽ tan biến trong tình yêu đại xá đối với mọi người. Nó cho
ta sức mạnh cao cả vượt lên trên khả năng của chúng ta
Thành tựu quan trọng của lý luận phê bình văn học hiện đại là tái bản nhiều công

trình nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Gogol trước nay ít được biết tới, nhất là từ giới
Nga kiều. Trong số những công trình nghiên cứu về Gogol của thế hệ Nga kiều thứ nhất,
đáng chú ý là các cuốn Hành trình tinh thần của Gogol (1934) của K. Mochulsky, N.V.
Gogol (1961) của giáo sư Đại giáo chủ V. Zenkovsky và Nikolai Gogol (1944) của V.
Nabokov. Bên cạnh những công trình bề thế này còn có một loạt những bài báo với dung
lượng nhỏ hơn nhưng cũng đóng góp cho việc nghiên cứu tiểu sử và sáng tác của nhà văn
Nga vĩ đại. Đó là các công trình của S. Frank, của Đức cha G. Florovsky, I. Ilin, D.
Chizhevsky, P. Bitsill, V. Ilin, B. Zaitsev, V. Khodasevich, A. Remizov, Mặc dù phong
phú về số lượng nhưng theo V. Voropaev, các công trình này nhìn chung phiến diện và hời
hợt. Bằng chứng là ở hải ngoại, mặc dù cuốn sách Gogol trong cuộc sống (1933) của V.
Veresaev còn thiếu nhiều tư liệu cần thiết nhưng hầu như lại được tất cả những công trình
viết về Gogol sử dụng làm nguồn tài liệu quan trọng nhất.
Song song với việc xuất bản những công trình nghiên cứu mới, thời gian gần đây ở
Nezhin (thuộc Ucraina), Saint Peterburg và Moskva (thuộc Nga) đã xuất hiện nhiều trung tâm
khoa học nghiên cứu về Gogol. Đáng chú ý là Trung tâm nghiên cứu Gogol thuộc Trường Đại
học Sư phạm Quốc gia Nezhin. Từ năm 1996 Trung tâm đã phát hành ấn phẩm Novye
Gogolevedcheskie Studii - một ấn phẩm định kỳ duy nhất hiện nay chuyên về những vấn đề
của Gogol học. Qua 14 số xuất bản với số lượng phát hành tương đối lớn, ấn phẩm này đã tạo
dựng được bức tranh nghiên cứu lý luận phê bình văn học hiện đại. Số mới nhất, số 14, phát
hành năm 2008, giới thiệu chuyên khảo Gogol thời trẻ: Thi pháp của văn xuôi lãng mạn
(12)
của
A.S. Kichenko, tập trung phân tích yếu tố huyền thoại dân gian trong Những buổi tối Đây là
thành tựu đáng kể. Một trong những nhiệm vụ thiết yếu của Gogol học là xây dựng biên niên
sử về Gogol, công bố những công trình mới nhất về Gogol liên quan không chỉ đến văn học mà
cả những loại hình nghệ thuật khác. Những công bố mới về tiểu sử đã làm cho ấn phẩm này
tăng thêm giá trị.
Ở Saint Peterburg, tại bộ môn Văn học Nga trường Đại học Sư phạm Quốc gia Nga
mang tên A.I. Gertsen cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu. Nhóm này đã xuất bản một vài
tuyển tập nghiên cứu về Gogol.

Các tác giả theo khuynh hướng chính thống giáo trong nghiên cứu Gogol (V.A.
Voropaev, I. Vinogradov, ) đã bác bỏ những ý kiến cho rằng thế giới trữ tình của truyện vừa
Gogol bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa lãng mạn Đức cho rằng con người dường như
không thể chống lại cái ác trên đời: “Bên cạnh tính minh xác và phong phú về nghệ thuật, các
tác phẩm đầu tiên của Gogol còn thể hiện quan điểm rõ ràng về những thế lực của cái ác - quan
điểm Kyto giáo chính thống. Ở Gogol những thế lực này được cảm hóa và khuất phục bởi sức
mạnh của Chúa, tương tự như quỷ trong tranh thánh chính thống giáo, dẫu chúng có được miêu
tả đáng sợ như thế nào đi chăng nữa, thì vẫn bị cảm hóa và khuất phục. Ở đó con rắn bị đâm
bởi mũi giáo của tuẫn thánh Georgi Chiến thắng. Còn nếu như các nhân vật của Gogol đôi khi
trở nên đáng sợ và bị khuất phục bởi những quỷ kế thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng trong bản thân
chúng cũng có khuyết tật về tinh thần. Nó mở lối cho thế lực ác quỷ thâm nhập và trắng trợn
lộng hành trong tâm hồn chúng. Những dục vọng và thói tật xấu xa của con người - đó chính là
nguyên nhân để cho những thế lực đen tối lộng hành và tạm thời chiến thắng. Các tác phẩm
đầu tiên của Gogol đã nói về điều đó một cách tinh tế nhưng sáng rõ và dứt khoát”
(13)
.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng tự bó mình vào khuynh hướng
chính thống giáo sẽ không tránh khỏi phiến diện bởi trong sáng tác của Gogol còn hiện hữu
những khuynh hướng triết học, folklore. Với mong muốn định tính một cách toàn diện giá trị
tác phẩm của Gogol, các công trình Cốt truyện của Gogol (1993) của M. Vaiskopf, Sáng tác
của Gogol trong văn cảnh tôn giáo huyền bí của S. Goncharov (1997), Đôi điều về những bóng
ma. Lịch sử huyền thoại trong văn học Nga thế kỷ XIX (1999) của I. Vinitsky đã đề cập đến cội
nguồn xã hội- lịch sử (thời đại Nikolai I), triết học (phiếm thần luận của F.Schelling), mỹ học
(quan niệm về cái đẹp và cái cao cả của E. Kant) và văn học (chủ nghĩa lãng mạn của E.
Hoffmann, L. Tieck) trong sáng tác của Gogol.
Như vậy, nhìn bao quát những quan điểm và phương pháp tiếp cận hiện đại trong
nghiên cứu Gogol, ta có thể thấy nổi bật lên một khuynh hướng mới, xem ông như một nhà
văn chính thống giáo chứ không theo cách hiểu truyền thống, coi Gogol là một nhà tư tưởng xã
hội. Dưới ánh sáng của quan điểm chính thống giáo, các nhà Gogol học đã soi rọi sâu hơn sáng
tác của Gogol, phát hiện trong đó nhiều motif cổ tích, dân gian và motif xã hội rất lý thú, đồng

thời thấy rõ khát vọng của nhà văn muốn tìm lời giải cho vấn đề muôn thuở là cái Thiện và cái
Ác.
Năm 1844, trong một bức thư gửi bạn (bá tước A.P.T ) Nikolai Gogol khuyên: Cần
phải yêu nước Nga, bởi vì: Nếu bạn không yêu nước Nga thì bạn cũng sẽ không yêu những
người anh em của mình, mà nếu bạn không yêu những người anh em của mình thì bạn sẽ
không cháy bùng lên ngọn lửa tình yêu đối với Chúa, mà nếu bạn không cháy bùng lên ngọn
lửa tình yêu đối với Chúa thì bạn sẽ không được cứu vớt
(14)
.
Với Gogol, nước Nga, tình Huynh đệ, niềm kính Chúa, sự Cứu rỗi là một thể thống nhất
không thể tách rời. Còn với các nhà Gogol học hiện đại của Nga, quan điểm chính thống giáo
sẽ không tự giới hạn mình như một phương pháp tiếp cận đơn nhất. Thành tựu phát triển ngành
Gogol học của Nga trong những năm gần đây đã cho thấy hiệu quả của lối tiếp cận liên ngành.
Đây cũng là một kinh nghiệm cho giới nghiên cứu văn học nói chung khi tiếp cận một hiện
tượng “kinh điển”, vượt ra khỏi khuôn khổ văn học, có tầm ảnh hưởng văn hoá xã hội toàn thế
giới như Gogol

×