Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách mạng Tháng Tám trong mắt sử gia nước ngoài_1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.17 KB, 5 trang )

Cách mạng Tháng Tám trong
mắt sử gia nước ngoài
TuanVietNam) - Đã có nhiều sử gia phương Tây viết về CMTT ở Việt
Nam, với hàng chục tác phẩm được công bố trong suốt hơn 50 năm qua.
Dù khách quan hay còn định kiến, các tài liệu đó cũng bổ sung cho
chúng ta nhiều thông tin tương đối xác tín về cuộc sống, tư duy và hành
động của những nhân vật nổi tiếng đương thời.


Có thể liệt kê một số lượng không nhỏ các công trình nghiên cứu chuyên
sâu của phương Tây về lịch sử Việt Nam, trong đó nhắc tới Cách mạng
Tháng Tám như một sự kiện đặc biệt quan trọng.

Chẳng hạn, các cuốn: Histoire du Việt Nam de 1940-1952 (Phillip
Devillers, 1952), Vietnam: Sociologie d"une guerre (Paul Mus, 1952),
Vietnam: The Origins of Revolution (John McAlister, 1969), Vietnam:
A History (Stanley Karnow, 1981), The Vietnamese Revolution of 1945
- Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (S.
Tonnesson, 1991), Vietnam 1945: the Quest for Power (David Marr,
1995).

Tác phẩm gần đây nhất mà độc giả Việt Nam được biết, liên quan tới
Cách mạng Tháng Tám, có lẽ là cuốn Ho Chi Minh: A Life của William
J. Duiker, công bố vào tháng 10/2000.

Mỗi sử gia một góc nhìn



(Nguồn ảnh: wikipedia.org)



Một điểm thú vị là không phải tất cả các tác giả đều là sử gia chuyên
nghiệp. Dường như chính điều đó khiến mỗi người có cách tiếp cận khác
nhau về mỗi sự kiện, biến cố lịch sử.

Có những cuốn sách, ví dụ Histoire du Việt Nam và Vietnam: A History
là do các nhà báo từng có mặt trong chiến tranh Việt Nam viết nên.

Hoặc cuốn Vietnam: Sociologie d"une guerre của Paul Mus, một học giả
về châu Á, cố vấn của Cao ủy Pháp tại Sài Gòn Emile Bollaert. Ông
Mus từng gặp Hồ Chủ tịch ở chiến khu để tìm kiếm cơ hội “điều đình”
với Chính phủ Việt Nam.

Đó là vào tháng 5/1947, Paul Mus đi từ Hà Nội lên chiến khu gặp Chủ
tịch Hồ Chí Minh, mang theo một số đề nghị từ phía Pháp, rằng Pháp
đồng ý ngừng bắn với một số điều kiện như: Việt Minh hạ một phần vũ
khí, cho phép quân đội Pháp đi lại tự do trong vùng Việt Minh…

Hồ Chủ tịch hỏi Paul Mus: “Ở địa vị tôi, ông có chấp nhận như thế
không?”. “Không” – Mus đáp. Và Hồ Chủ tịch đã bác bỏ các đề nghị
“cầu hòa” đó của phía Pháp.

Câu chuyện này được nhà báo Mỹ Stanley Karnow thuật lại trong cuốn
sách của ông. Karnow cũng đánh giá Paul Mus là “có tình cảm với Việt
Minh”. Về phần mình, Mus được coi là người đầu tiên đã phân tích
nguyên nhân xã hội - chính trị sâu xa của Cách mạng Tháng Tám, ngay
từ năm 1952.

Theo Mus – từ giác độ một nhà nghiên cứu châu Á và ủng hộ hòa bình ở
Đông Dương - chính quyền thực dân Pháp phải chịu trách nhiệm về việc

đã phá vỡ cơ sở và cấu trúc kinh tế - xã hội của Việt Nam, khiến Việt
Nam trở thành một dân tộc mất cân bằng; và Cách mạng Tháng Tám là
cách người Việt Nam lập lại thế cân bằng đó.

Tuy nhiên, khác với Paul Mus, một người cùng thời với ông là ký giả
Pháp Phillip Devillers lại cho rằng “cuộc cách mạng không phải là sự
bùng nổ… Chỉ có một sự hội tụ kỳ lạ các điều kiện mới khiến cho cách
mạng thực hiện được”. (1)

Các điều kiện ấy là Nhật đảo chính Pháp, nạn đói năm Ất Dậu, tình trạng
(gần như) vô chính phủ ở Việt Nam. Theo Devillers, nếu không có “sự
hội tụ kỳ lạ” những việc này, Việt Minh “khó có cơ may để thắng
được cấu trúc mạnh mẽ của Pháp ”.


Bìa cuốn sách "Ho Chi Minh: A Life" của William Duiker. (Nguồn ảnh:
wordpress.com)

Gần tương đồng với quan điểm này của Devillers, nhà sử học Nauy
S.Tonesson đưa ra khái niệm “khoảng trống quyền lực”, xuất hiện từ lúc
Nhật thế chân Pháp tại Đông Dương nhưng lại bại trận phải đầu hàng
Đồng minh. Ông nhận định trong cuốn The Vietnamese Revolution of
1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War:

“Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực, các cường quốc đã làm đảo
lộn toàn bộ tình hình và do đó đã mời Việt Minh giành chính quyền”.

×