Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận diện “thân thể sáng tác” trong văn học đương đại Trung Quốc _1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 5 trang )

Nhận diện “thân thể sáng
tác” trong văn học đương đại
Trung Quốc




Hải Nam trong Những người tình của tôi, xoay quanh trục hồi ức đã cấu trúc mối
quan hệ nam nữ phản truyền thống, nữ tính trở thành nhân tố chủ đạo trong mối quan hệ
giới. Mối quan hệ này được thể hiện một cách khéo léo để trong lời tự bạch người kể
chuyện nữ, với câu chuyện về hơn mười gã đàn ông từng là người tình của cô đều hết sức
mờ nhạt. Trong Chòm song ngư, những “gã đàn ông xinh đẹp” lôi cuốn Bốc Linh chỉ tồn tại
dưới hình dạng một cơ thể sinh vật, những đặc trưng của giống đực “hai chân dài, bắp cơ
cuồn cuộn trên bờ vai rộng, hai tay gân guốc”. Từ Tiểu Bân lại chỉ đề cập đến cái vóc dáng
“tàn tật” lùn thấp, gã đàn ông hàng xóm trong Cạn chén với quá khứ cũng không ngoài một
gã đàn ông trung niên có bắp chân to dài và cứng cáp, ông thầy T trong Cuộc sống riêng
tư tựa như sự đối nghịch với gã hàng xóm. Đa Mễ còn cực đoan hơn khi “chưa từng cảm
thấy cái đẹp cơ thể của đàn ông”, “cả cái thân thể của nam giới chả có chỗ nào đẹp. Từ xưa
tới nay không thể hiểu nổi quan niệm cái đẹp cơ bắp. Cơ bắp đàn ông lại so được với báu
vật ư? Cơ bắp mãi cũng chỉ là cơ bắp”
(14)
. Hình tượng đàn ông dưới ngòi bút của cô phần
lớn là dung tục, nhu nhược yếu hèn, thậm chí những cái tên cụ thể của các nhân vật nam
cũng không có, mà chỉ là “nhóc môi đỏ”, “N”, “gã hói” đã khiến hình mẫu đàn ông chân
chính không hề tồn tại, cho dù, chỉ là những cái tên.
Trong Bay lượn tới chết, Lâm Bạch đã thể hiện mối quan hệ thuần túy là sự trao đổi,
mặc cả giữa giới tính và quyền lực. Bắc Nặc dưới ngòi bút của Lâm Bạch trong “chiếc quần
soóc đen trên đôi chân dài” và “chiếc sơmi trắng”, khiến “tôi” (Lý Oa) “liên tưởng đến
chiếc đàn dương cầm mới tinh được mở ra, và dòng âm nhạc bắt đầu lên tiếng trên sàn
diễn…”, trong khi đó đối trọng đổi chác chỉ là một thứ xấu xí kệch cỡm - gã hói - với “tấm
thân già nua ngu ngốc”, tình cảm dặt dẹo, yếu ớt. Toàn bộ hình ảnh của gã chỉ gói gọn trong


việc mô tả cái đỉnh đầu: “Tóc một bên tai gã dài tới tận vai, nhưng được chải lật qua cái
đỉnh đầu che cái khoảnh không chút cỏ lác. Nếu có cơn gió ngược hướng, ắt ta sẽ thấy một
kì quan, cái đỉnh đầu như đâm vào mắt chọc vào tim, mấy cọng tóc bên kia phơ phất rủ
xuống vai”
(15)
.
d. Thân thể là hàng hóa
Sùng bái thân thể nữ, nâng cao địa vị của cơ thể nữ ngang tầm với hình bóng của
những mô tả thân thể nam trong lịch sử văn học với hoài vọng thiết lập một hệ ngôn ngữ
nữ quyền là một trong những lý do mà các nhà văn cố công tạo dựng qua các tác phẩm
“thân thể sáng tác”. Tuy nhiên, dưới sự thống trị của đồng tiền, thân phận nữ tính lại trở
thành một món hàng tiêu dùng, bị tranh đoạt, “bị đắp điếm và chi phối để lại trở thành
một số phận nữ tính mới”
(16)
.
Chọn một ngành nghề đặc trưng để xây dựng ý tưởng thân thể là hàng hóa, Hải Nam
đã đắp dựng một cô người mẫu xinh đẹp Chinh Lệ cùng những toan tính đổi chác trong
cuộc sống được lượng hóa bằng tiền trong Lời nói thẳng. Dưới hình thức là tập hợp tự thuật
về cuộc sống của những người mẫu, bằng ý đồ định sẵn, Hải Nam nhấn mạnh yếu tố coi sự
tồn tại cơ thể dưới phương thức là một món hàng. Câu chuyện được kể bởi một ông chủ
công ty thời trang. Ông luôn “nói đi nói lại cô ấy là món hàng, vì chính bản thân cô là một
món hàng quan trọng, cho nên, tôi không thể coi cô ấy là một người đàn bà, mà phải là một
món hàng”. Luôn phải cố gắng kiềm chế những ham muốn tình dục của bản thân, nhưng rồi
khi không thể chịu nổi áp lực là vai trò của người chiêm ngưỡng nữa, ông chủ hãng thời
trang Lưu Côn vốn yêu tiền hơn yêu tình, coi tình dục là một thứ xa xỉ để trở thành người si
mê điên cuồng cô người mẫu “gà đẻ trứng vàng”, thậm chí còn nảy ý đồ giết hại cô trên
đường bỏ trốn để cô mãi mãi là của ông. Xe lộn xuống vực, Chinh Lệ thoát chết, nhưng ông
ta lại bị liệt. Mối quan hệ của hai người lúc này lại quay lại tình trạng ban đầu. Trong cuộc
đổi chác đó, Lưu Côn luôn coi sự trao đổi “ngang” giá trị giữa tấm thân vạm vỡ và một cơ
thể tràn trề tình dục, trong khi đối với Chinh Lệ, thực sự cô không muốn chỉ là một món

hàng vô tri. Nhưng khi tấm thân - món hàng bắt đầu có sự thay đổi về giá trị, cuộc sống lại
trở nên hỗn loạn, chao đảo, để rồi lại quay về điểm xuất phát là một món hàng.
Bắc Nặc là một nhân vật nhận được sự ưu ái của nữ tác giả Lâm Bạch. Để làm rõ
hơn sự cam tâm tình nguyện của vai nữ trong thế giới toàn trị của đàn ông, kết quả chỉ là sự
khổ đau, tủi hổ, xót xa và cuối cùng là sự nổi giận cho chính bản thân mình khi phải chấp
nhận làm một “đồ vật” cho hợp mắt đàn ông. Trong câu truyện, để vừa lòng gã đàn ông
đồng ý “mua” mình, Bắc Nặc vứt bỏ những đặc trưng nữ tính một cách chủ động, tự chỉnh
lại mình bằng góc nhìn của nam tính. Đó là ý đồ tạo dựng thành một “món hàng thực sự”
ngay từ đầu của tác giả đối với Bắc Nặc. Ở đây cũng nên chú ý một chút, Bắc Nặc không
chỉ cố ý trang điểm, hơn nữa là còn mua thêm bộ lót tơ màu đen - một bộ lót tơ tằm rất
sexy. Ban đầu, cô chỉ nghĩ rằng cuộc trao đổi này là trên cơ sở trao đổi của nhu cầu sinh lý,
nhưng không ngờ lại trở thành đối tượng của một trò chơi, liên tục bị vờn đuổi bằng những
hành vi lừa phỉnh và bỡn cợt của gã đàn ông. Bắc Nặc từ quan điểm thương phẩm giới tính
lại bị bóp méo nắn vặn. Cơ thể lúc này chỉ tồn tại với tư cách là một món thương phẩm hạ
giá, một món đồ chơi hay một trò giải trí trong thế giới giá trị nam quyền.
4. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, có thể thấy quyền lực nam tính hoàn toàn
khống chế dòng tự sự chủ lưu và lập nên một hệ thống chặt chẽ những quy tắc phạm trù và
những giá trị đạo đức, xã hội, văn hóa nghệ thuật,… thậm chí ngay đối với những cơ thể nữ
giới cũng chỉ coi đó là một đối tượng để thưởng thức, còn những tự sự về cơ thể nữ tính thì
đại đa số chịu ánh xạ qua những hiểu biết “hữu hạn” của nam giới. Trong Những sáng tác
của họ
(17)
, Lý Khiết Phi coi “thân thể sáng tác” là một dạng sách lược sáng tác của chủ
nghĩa nữ quyền, một dạng thức tự sự của chủ nghĩa nữ quyền.
Với mục tiêu “biến cơ thể mình thành những biểu tượng” các tác gia nữ Trung Quốc
hy vọng qua các tác phẩm sẽ giải thiêng những góc độ thẩm mỹ nam tính, thực hiện ý thức
chủ thể nữ tính được chuyển từ góc nhìn bị động trở thành thẩm mỹ tự giác chủ động.
Người kể chuyện từ góc độ nữ tính dần xuất hiện, dần ảnh hưởng tới người khác. Những
dục vọng nữ tính trở thành đầu mối của tự sự, được thúc đẩy và phát triển, những biểu
tượng cơ thể từ tác giả “đã gắn kết sức cảm nhận và tư tưởng lý tính, trở thành một “vật

năng sản”
(18)
,

từ đó mà cung cấp tính đa nghĩa tương đương cho cơ thể. Họ hồn nhiên xây
dựng nên những biểu tượng cơ thể đầy sức sống, dùng hệ thống cảm quan trẻ trung xây
dựng lại hệ thống trật tự mới cho một thế giới đang “mất trật tự”. Sự phân vân trong con
mắt tính nữ qua những tín hiệu thần kinh cảm giác đã được giải mã và chuyển dịch với
những quy cách trong văn bản được cá tính hóa của tự sự nữ tính, thế giới vốn của “anh ta”
đã trở thành thế giới của “chính ta”, sau đó, những đặc trưng mẫn cảm của phụ nữ cũng
được mở rộng, khi đó một thế giới mới với đặc tính nữ được sinh ra.
Mục đích sáng tác của chủ nghĩa nữ quyền, gốc rễ là những phát hiện, những nhận
thức bản thân trên nền tảng giá trị, tâm lý và thẩm mỹ, tiến đến khai trừ tất thảy những hệ
thống kí hiệu thuộc về nam quyền. Chất liệu dễ dàng nhất cho việc đó là một cơ thể khỏa
thân tự nhiên của nữ tính. Đó là khi Trần Nhiễm viết về cuộc tình đồng tính trong Cuộc
sống riêng tư, như Lâm Bạch viết về nhân vật nữ chính thủ dâm trong Cuộc chiến của một
con người. Chúng là những biểu tượng tự sự của chủ nghĩa nữ quyền, và là phương thức tu
từ ngôn ngữ để đối kháng với nam quyền. Nhưng nếu cho việc chăm chú ngắm nhìn cơ thể
mình là điểm bắt đầu của chủ nghĩa nữ quyền đang tìm kiếm phương thức tự sự cho mình,
thì cách nhìn đó chưa đưa ra những chủ đề phản kháng đầy mới mẻ và dũng cảm, và cũng
chưa có được một hệ thống khuynh hướng nghệ thuật tự sự.
Tuy nhiên, cũng phải xét đến những góc tối hơn khác trong các tác phẩm “sáng tác
thân thể”. Đó là việc lạm dụng cơ thể để giải thích những hành vi trong khuê phòng, những
trường đoạn trên giường, những trơ trẽn của gái điếm hay tật thủ dâm,… ngoài những khía
cạnh mang tính “cách mạng” cũng có thể thấy đó là những sai lầm đối với cảm thức về thân
thể. Mỹ học cơ thể đã bị giản lược hóa một cách thô bạo, đến mức cơ thể chỉ được hiểu là
đại danh từ của giới tính và dục vọng. Nếu chỉ có vậy, “thân thể sáng tác” đã bị lợi dụng
thành sự mở đường cho giới tính và dục vọng xác thịt, mà nguyên nhân sâu xa là bởi những
miệt thị cơ thể trong văn học truyền thống. Hơn nữa, nếu cơ thể chỉ là xác thịt, để rồi vì thế
mà chà đạp lên cơ thể thì đó lại là một sai lầm không thể thanh minh. Hãy trả lại những giá

trị đích thực của nhục thể. Nó không chỉ là xác thịt, dục vọng, mà còn là cái “tôi” sinh lý
tính. “Cơ thể không chỉ là xác thịt. Nó còn có linh hồn, luân lý và sự tôn nghiêm”
(19)


×