Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.21 KB, 5 trang )

Lối viết tiểu thuyết Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập (Qua
trường hợp Tạ Duy Anh)





Tạ Duy Anh là nhà văn thành danh từ truyện ngắn
(1)
. Ngay sau đó, Tạ Duy
Anh đã đến với tiểu thuyết với tham vọng đào sâu vào hiện thực rộng lớn của đời
sống. Sự tăm tối của tâm hồn con người trở thành chủ âm trong sáng tác của Tạ
Duy Anh. Vấn đề nhân tính, thân phận đã được soi chiếu từ chiều sâu bản thể, hiện
sinh, phi lý chứ không thuần chất romantic như ở những tác phẩm đầu tay. Phác
dựng tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh từ lối viết
(2)
, như một bộ phận chủ yếu và
năng động của văn học, một mặt, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến chuyển nội tại
trong tư duy nghệ thuật Tạ Duy Anh; mặt khác, đặt ra một ứng xử trong việc tiếp
nhận ảnh hưởng của văn học phương Tây hiện đại đến văn học Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Nhưng tại sao lại là Tạ Duy Anh? Tại sao lại là lối viết? Liệu có thể tìm
những vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua một
tác giả (là Tạ Duy Anh) và qua một khía cạnh của thi pháp (là lối viết)? Để trả
lời cho lựa chọn này, bài viết sẽ từng bước giải quyết tiến trình tiểu thuyết Tạ
Duy Anh và lịch sử lối viết trong tiến trình ấy. Từ những kết quả thu được, đặt
vào bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại đặng chỉ ra những vấn đề cấp thiết
đối với sự phát triển của tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
KHÚC DẠO ĐẦU…
Khúc dạo đầu


(3)
là tiểu thuyết đầu tay của Tạ Duy Anh, thuộc mạch những tác
phẩm trực diện với các vấn đề xã hội. Tác phẩm lấy bối cảnh công trường thủy điện
sông Đà để làm bật lên mối mâu thuẫn giữa thế hệ cũ và trí thức mới, cái tham vọng tiền
tài quyền lực và sự hi sinh cống hiến vô tư, sự bội bạc và tình người, tình yêu thánh
thiện, cao đẹp. Chính điều này đã làm cho tác phẩm có được chiều sâu triết lý so với các
tác phẩm có tính chất trực diện với đời sống xã hội cùng thời. Nhưng làm sao tác phẩm
lại được đón nhận không mấy nồng nhiệt? Có lẽ, cái hào hứng ngày nào của việc tiếp
nhận tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn sẽ là một trong những vấn đề góp phần lý giải
tình trạng này. Khúc dạo đầu mang phẩm tính của loại tiểu thuyết lãng mạn, nó lấy bối
cảnh đời thường bụi bặm để làm bật lên cái cao cả của lòng người, nhất là những người
trí thức trẻ như Phong, Minh, Châu, Bờ. Nhưng vào giai đoạn mà tiểu thuyết này xuất
hiện, trong cái biến chuyển dữ dội của đời sống xã hội, cái tăm tối của đời sống cơm áo
thường nhật, cái vây bọc của ma lực đồng tiền, người ta hình như đã không thể cất mình
lên với những ước mơ thánh thiện như thế nữa. Không có mảnh đất để mầm lý tưởng
hóa bén rễ xanh cây. Tiểu thuyết về các vấn đề thời sự một thời từng rộ lên nay không
đáp ứng được thị hiếu của công chúng. Còn cái lãng mạn thì thực sự đã lỗi thời. Trong
cái đói, cái khổ, cái nhục nhã của đời sống, người ta không tin vào cái gì thoáng gợi một
chút hoang tưởng nữa, người ta không thể tự ru ngủ mình được nữa. Bởi đời sống càng
trì trệ thì những cái gì từng nằm ở bề sâu dần dần được lộ ra ngoài, càng được thấu hiểu
một cách cặn kẽ. Không phải là cái dư luận xôn xao nữa, cái người ta nhìn thấy ở đời
sống nông thôn là cái bản chất nông dân thâm căn cố đế từ xa xưa. Đó mới là cái nguyên
nhân đích thực của mọi khổ đau của hiện tại. Còn cái bản chất của chiến tranh, hình như
cũng đã bớt đi vẻ hào quang, người ta thấy rõ hơn cái thân phận của con người, của dân
tộc bấy yếu khi bị xô đẩy vào cuộc chiến. Quá khứ xa của một truyền thống nông dân,
quá khứ gần của chiến tranh tang tóc, xiết chặt lấy cái ngặt nghèo đói khổ của cuộc sống
ba bề bốn bên đảo chao, khủng hoảng. Con người như cọng cỏ bị đẩy ra giữa giông bão
của thời cuộc, nơi mặt đất thì gió mưa mà lòng đất thì không thôi chấn động. Dòng tiểu
thuyết thời sự nói chung và Khúc dạo đầu nói riêng không còn tìm được chỗ đứng bên
cạnh những đỉnh cao của tiểu thuyết hậu chiến (đặc biệt là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh) và tiểu thuyết thế sự nông thôn như Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường, hay kết hợp hậu chiến và nông thôn như Bến không chồng của Dương
Hướng.
Cái “khúc dạo đầu” của Tạ Duy Anh là như vậy, một vẻ đẹp lãng mạn, diễm kiều
giữa mảnh đất hiện thực trụi trần. Đó hoàn toàn là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ trẻ
trung, hăm hở và không thiếu tài năng. Duy có điều nó sáng trong, thuần khiết nhưng
chưa thật sự bám được vào những gì gọi là trần tục của đời sống hàng ngày cũng như cái
thô tháp, góc cạnh của chiều sâu cuộc sống. Cái đáo để của cái tôi ấy, được chuyển vào
trong truyện ngắn, trong giây phút sự mơ mộng vô tình chạm vào cái gai góc của cuộc
đời, cái bong bóng muôn mầu kia tan vỡ, giọt nước thấm sâu vào đất để thấy được sự
mặn mòi. Đó là cái lóe sáng của Bước qua lời nguyền, cái bừng ngộ của Tạ Duy Anh
hiện thực trong ổ bọc của chất trữ tình, lãng mạn.
VIẾT
Tiểu thuyết thứ hai của Tạ Duy Anh
(4)
, viết từ 9/9/1990 đến 5/8/1991, tức trong
thời gian học trường viết văn Nguyễn Du, có thể coi là một bước ngoặt trong sáng tác
tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Không còn là một kết cấu cổ điển với một cảm hứng lãng
mạn bao trùm, tiểu thuyết Lão Khổ đã thể hiện một kiểu tư duy khác, một lối viết tiểu
thuyết khác.
Không còn là sự nhất phiến, liền mạch của câu chuyện, tiểu thuyết hiện lên bởi
một “chuyện chính yếu” và rất nhiều những “chuyện ngoài rìa”, tức về mặt hình
thức, Lão Khổ là sự lắp ghép từ các phiến đoạn khác nhau, nhiều “truyện ngắn” trong
một “tiểu thuyết”. Ý định một cấu trúc như vậy đã khẳng định một tư duy mới về tiểu
thuyết, được Tạ Duy Anh mượn lời Đức Thánh nhân để tuyên ngôn: “Ngôi nhà chỉ giá
trị ở cái phần không có gì đó sao”. Trong cách lập thuyết như vậy, tiểu thuyết muốn
nhấn chìm câu chuyện chính yếu, biến nó thành một mạch ngầm, một ẩn ý ở chiều sâu
làm nên sự kết nối giữa các chuyện vụn vặt khác. Chính ý định muốn đào sâu vào các
“chuyện vụn vặt”, muốn nhân vật là “kẻ vô danh tiểu tốt” chứ không phải một “anh
hùng” đã cho thấy một sự tiếp nhận lý thuyết phương Tây một cách khá sáng rõ ở Tạ

Duy Anh.
Ở tiểu thuyết Lão Khổ, Tạ Duy Anh muốn vươn tới tầm của một tiểu thuyết hiện
đại theo lý thuyết của M.Bakhtin. Căn nguyên là trong thời gian này, di sản của nhà triết
học và khoa học nhân văn kiệt xuất M. Bakhtin bắt đầu được giới thiệu tương đối có hệ
thống ở ta, nhất là hệ thống lý thuyết về văn học
(5)
. Ở trường viết văn Nguyễn Du, giữ
vai trò cầm trịch là PGS. Phạm Vĩnh Cư, người thầy có tác động rất lớn đến Tạ Duy
Anh. Với Lão Khổ, Tạ Duy Anh muốn giải huyền thoại lịch sử để viết vềhuyền thoại
của cái thường nhật. Muốn tiểu thuyết phải là những câu chuyện không đâu vào đâu ở
giữa cõi đời này nhưng lại là cái ôm chứa bản chất của cuộc sống. Tức là nó chối bỏ tính
chất sử thi, nó xóa bỏ mọi khoảng cách, hóa giải tư duy một trung tâm để đưa vào tiểu
thuyết một đời sống đối thoại sống động, đa chiều diện, đặc biệt dân chủ và bình đẳng,
Song có điều, nếu soi các tiêu chí này vào tiểu thuyết Lão Khổ thì một điều rất dễ thấy là
Tạ Duy Anh mới chỉ làm được ở những dấu hiệu hình thức, trong khi cái chiều sâu của
bản chất thể loại lại không giản đơn nằm ở những vấn đề hình thức đơn thuần, những
tuyên ngôn bộc bạch đến thế. Hình thức của Lão Khổ, vì vậy, đã không tương thích với
khát vọng thẩm mỹ bên trong. Cái áo ấy tỏ ra lỡ cỡ với “thân thể nghịch dị” ở cả hai
phía, do anh thợ may chưa lành nghề là một nhẽ, nhưng quan trọng hơn, do cái thân xác
kia đã quá ư phức tạp. Tuy nhiên, chính ở chỗ này, nếu xét riêng về ý thức thay đổi lối
viết thì Lão Khổ lại là một thể nghiệm rất đáng kể của Tạ Duy Anh, nhất là việc nó chỉ
xuất hiện sau Khúc dạo đầu có một năm trời.

×