Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường đại học y hà nội năm học 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.43 KB, 75 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
…….***……


NGUYỄN THU HÀ



PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM HỌC 2010-2011




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2005-2011








HÀ NỘI – 2011

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
…….***……


NGUYỄN THU HÀ


PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM HỌC 2010-2011



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA LUẬN 2005-2011




Người hướng dẫn: TS. LÊ THỊ TÀI



HÀ NỘI - 2011

3
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, các thày, cô giáo
Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức

chuyên môn, hết lòng giúp đỡ em trong sáu năm học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương
Trưởng Phòng Quản Lý Đào Tạo Đại Học trường Đại học Y Hà Nội, chủ
nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình và công cụ
thu nhận phản hồi
của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đại học Y Hà
Nội” đã cho phép em tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài này để
thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thày/cô ở Phòng Đào Tạo Đại Học Trường
Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình làm Khóa luận.
Em xin cảm ơn thày/cô Bộ môn Giáo D
ục Sức Khỏe, Trường Đại học
Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho
em thực hiện và hoàn thành Khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Lê Thị
Tài - Phó trưởng Bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ cũng như động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành Khóa luậ
n tốt nghiệp như ngày hôm nay.
Con luôn luôn ghi nhớ gia đình đã động viên, cổ vũ con trong cuộc
sống, trong học tập, trong quá trình thực hiện Khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi những
khó khăn, kiến thức cũng như kinh nghiệm để hoàn thành Khóa luận này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2011


Nguyễn Thu Hà

4
LỜI CAM ĐOAN


Đây là một phần số liệu của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình và
công cụ thu nhận phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên trường Đại học Y Hà Nội”, em đã được chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.
Nguyễn Trần Thị Giáng Hương cho phép sử dụng để thực hiện Khóa luận.
Số liệu, kết quả nêu trong Khóa lu
ận được tính toán trung thực, chính
xác và chưa được công bố trong công trình tài liệu nào.
Người thực hiện khóa luận

Nguyễn Thu Hà














5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH Đại học
GV Giảng viên

KHCB Khoa học cơ bản
LS Lâm sàng
PBL Phương pháp học tập dựa trên vấn đề
SEAMEO Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước
Đông Nam Á
SV Sinh viên
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
YHCS Y học cơ sở



















6
MỤC LỤC


NỘI DUNG Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG1. TỔNG QUAN 3
1.1. Chất lượng giáo dục đại học 3
1.1.1.Khái niệm chất lượng giáo dục đại học 3
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục 4
1.2. Quy trình thực hiện phản hồi hoạt động giảng dạy 6
1.2.1. Tại sao phải phản hồi hoạt động giảng dạy 6
1.2.2. Công cụ thực hiện lấy ý kiến phản hồi và tính giá trị
của nó
8
1.2.3. Tính giá trị của kết quả sinh viên phản hồi giảng dạy -
ưu điểm và nhược điểm
9
1.3. Thực trạng công tác lấy ý kiến phản hồi về hoạt động
giảng dạy giảng viên trong các trường Đại học ở nước ta
10
1.4. Thực trạng vấn đề lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về
hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Y Hà Nội
13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
16
2.1. Địa điểm nghiên cứu 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu 16
2.3. Thời gian thu thập số liệu 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 16

7
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 16

2.4.1. Mẫu nghiên cứu 16
2.5. Nội dung và chỉ số nghiên cứu 17
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 19
2.7. Xử lý số liệu 20
2.8. Một số sai số có thể gặp và cách khống chế sai số 20
2.9. Đạo đức nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Thông tin chung về các đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Thông tin phản hồi của sinh viên về nội dung bài giảng 22
3.3. Thông tin phản hồi của sinh viên về phương pháp giảng
dạy của giảng viên
28
3.4. Thông tin phản hồi của sinh viên về tài liệu phục vụ
giảng dạy
35
3.5. Thông tin phản hồi của sinh viên về trách nhiệm và sự
nhiệt tình của giảng viên
38
3.6. Thông tin phản hồi của sinh viên về kiểm tra đánh giá
sinh viên
42
3.7. Thông tin phản hồi của giảng viên về tác phong sư phạm
của giảng viên
43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 45
4.1. Thông tin phản hồi của sinh viên về nội dung bài giảng 45

8
4.2. Thông tin phản hồi của sinh viên về phương pháp giảng
dạy của giảng viên

48
4.3. Thông tin phản hồi của sinh viên về tài liệu phục vụ
giảng dạy
51
4.4. Thông tin phản hồi của sinh viên về trách nhiệm và sự
nhiệt tình của giảng viên
51
4.5. Thông tin phản hồi của sinh viên về kiểm tra đánh giá
sinh viên
52
4.6. Thông tin phản hồi của sinh viên về tác phong sư phạm
của giảng viên
53
KẾT LUẬN
54
KHUYẾN NGHỊ
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC














9
DANH MỤC BẢNG KẾT QUẢ

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Số lượng SV được lấy ý kiến phản hồi theo các khối 22
Bảng 3.2. Ý kiến phản hồi của SV về việc trình bày mục tiêu
bài giảng của giảng viên
23
Bảng 3.3. Ý kiến phản hồi của SV về các tiêu chí của nội dung
bài giảng
24
Bảng 3.4. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ phù hợp của nội
dung bài giảng với trình độ của sinh viên
25
Bảng 3.5. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ phù hợp của khối
lượng kiến thức với trình độ của SV
26
Bảng 3.6. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ phù hợp của bố
cục bài giảng được sắp xếp hợp lý
26
Bảng 3.7. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ phù hợp về việc
phân chia thời gian giảng cho từng nội dung trong bài
27
Bảng 3.8. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ phù hợp của các
ví dụ minh họa với nội dung bài giảng, giúp SV hiểu bài hơn
28

Bảng 3.9. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ tốc độ nói của
GV để SV nghe
29
Bảng 3.10. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ dễ nghe mà GV
nói to (hoặc dùng micro) để SV nghe rõ
30
Bảng 3.11. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ mức độ giảng dễ
hiểu của GV
30

10
Bảng 3.12. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ tạo cơ hội để SV
đặt câu hỏi của GV
31
Bảng 3.13. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ giảng bài hấp
dẫn, sinh động, lôi cuốn của GV
32
Bảng 3.14. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ sử dụng thành
thạo các phương tiện dạy học (Overhead, projector, …) của GV
33
Bảng 3.15. Ý kiến của SV về mức độ thường xuyên sử dụng
nhiều cách để kiểm tra người học đã hiểu hết nội dung bài của
GV
34
Bảng 3.16. Ý kiến của SV về mức độ tạo cho người học niềm
đam mê học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu của GV
35
Bảng 3.17. Ý kiến SV về chữ viết mức độ rõ của các slide/giấy
trong/chữ viết trên bảng
36

Bảng 3.18. Ý kiến SV về mức độ phù hợp của các tài liệu được
phát với bài giảng
37
Bảng 3.19. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ hấp dẫn của tài
liệu mà GV chuẩn bị
38
Bảng 3.20. Ý kiến của SV về mức độ phù hợp của các mô hình/
dụng cụ/hình ảnh minh họa với nội dung bài giảng
38
Bảng 3.21. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ GV thường
xuyên giao tiếp, thân thiện, cởi mở khi giảng bài
39
Bảng 3.22. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ GV luôn khuyến
khích người học tham gia bài giảng
40
Bảng 3.23. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ thường xuyên
giải đáp thắc mắc một cách nhiệt tình, thỏa đáng của GV
40

11
Bảng 3.24. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ sẵn sàng giúp
đỡ/ hướng dẫn cách học cụ thể, rõ ràng cho SV của GV
41
Bảng 3.25. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ cởi mở với
những quan điểm trái ngược nhau của GV
42
Bảng 3.26. Ý kiến phản hồi của SV về mức độ khuyến khích
lối tư duy độc lập của SV
42
Bảng 3.27. Ý kiến phản hồi của SV về kiểm tra, đánh giá SV 43

Bảng 3.28. Ý kiến phản hồi của SV về thời gian lên lớp của GV 44













12
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 3.1. Ý kiến phản hồi của SV về cách mở bài của GV thu
hút người học
24
Biểu đồ 3.2. Ý kiến phản hồi của SV về vấn đề giới thiệu tài liệu
học tập tham khảo của GV
29
Biểu đồ 3.3. Ý kiến phản hồi của SV về việc áp dụng phương
pháp dạy học tích cực của GV
34
Biểu đồ 3.4. Ý kiến phản hồi của SV về việc phát tài liệu cho SV
của GV

36
Biểu đồ 3.5. Ý kiến phản hồi của SV về việc thực hiện thời khóa
biểu, thông báo trước khi thay đổi lịchcủa GV
45

Biểu đồ 3.6. Ý kiến phản hồi của SV về thái độ thân thiện, tôn
trọng lẫn nhau, có sự hợp tác tốt giữa GV - SV
45











13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Công văn số 1276/BGD ĐT-NG, ngày
20/2/2008 về Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số2754/BGDĐTNGCBQLGD
về việc hướng dẫn lấy ý kiế
n phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên
.

3. Nguyễn Đức Chính (2002), “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại
học”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.60, 489-490.
4. Lê Đình (2008), Đánh giá giảng dạy – Một nhân tố quan trọng trong đảm
bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
/>bao-va-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dai-hoc/711( 1/10/2010).
5. Phạm thị Minh Đức (1998), “Nghiên cứu thực trạng phương pháp dạy
học và lượng giá tại một số bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội”, Báo cáo
nghiên cứu.
6. Phạm Thị Minh Đức và cs (1998), Dạy - học tích cực trong đào tạo y học,
Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Giáo Dục Y Học.
7. Nguyễn Quang Giao (2009), “Đảm bảo chất lượng giáo dụ
c và kinh
nghiệm của một số trường đại học trên thế giới”, Tạp chí khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(33), tr. 125
8. Nguyễn Văn Hiến (2008), “Ý kiến phản hồi của sinh viên cử nhân khoa y
tế công cộng và sinh viên điều dưỡng về phương pháp học tập dựa trên vấn
đề”, Y học thực hành, số 643, tr. 171.

14
9. Lê Thu Hòa, Nguyễn Đức Hinh, Lê Thị Tài (2010), “Khảo sát ý kiến
sinh viên về hoạt động dạy học môn đạo đức y học tại 8 trường đại học y của
Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 71, số 6, tr. 124
10. TSKH. Nguyễn Phụng Hoàng (2011), “Bàn về phiếu phản hồi của SV
đánh giá chất lượng giảng dạy ở ĐH”, Báo giáo dục và thời đại, truy cập ngày
03/03/2011.
11. Trần Huỳnh (2011), Sinh viên đánh giá giảng viên mỗi trường một kiểu.
Báo giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 22/5/2011.
12. Nguyễn Công Khanh (2008), “ Phong cách học của sinh viên", Đại học
sư phạm Hà Nội.
13. Lê thị Tài (2007), Problem-based-learning in Health Education,

International conference on problem-based- learning, 2007.
14. Châu Thanh và cs (2009), Sinh viên đánh giá giảng viên: Ngại nói thật,
Báo tin 180 cập nhật ngày 7/12/2009.
15. Phạm Xuân Thanh (2005), “Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học: Sự
vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 115, kỳ 1, tháng
6 năm 2005.
16. Thủ Tướng Chính Phủ (2006), Chỉ thị 33/2006/CT-TTg củ
a Thủ tướng
Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
17. Trường Đại học Đà Nẵng, Lấy ý kiến phản hồi từ người học,
(truy cập ngày 01/10/2010).

18. Trường Đại học Thăng Long, Phiếu nhận xét môn học
19. Trường Đại học Y Hà Nội , Đơn vị Đào tạo và Tư vấn Giáo dục Y học
(2008), “Thực trạng dạy học tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2008”, Dự án
Việt Nam Hà Lan.
20. Phạm Thị Phương Uyên, Sinh viên đánh giá giảng viên - đôi điều cần
bàn, Bài báo cáo, Trường Đ
H Nha Trang.

15
21. Hoàng Ngọc Vinh và cs, “Hướng dẫn dạy và học trong giáo dục đại
học”, tr. 265-271.
Tài liệu Tiếng Anh
22. Abrami, P. C, d’Apollonia, S., & Rosenfield, S. (1997), The
dimensionality of student ratings of instruction: What we know and what we
do not, In R. P. Perry & J. C. Smart (Eds.), Effective teaching in higher
education: Research and practice (pp. 321-367), New York: Agathon Press.
23. Burrows, A. & Harvey, L. (1993), “ Defining quality in higher
education – the stakeholder approach”,In M. Shaw & E. Roper (Eds).

24. Caulk, N. (1994), “Comparing teacher and student responses to written
work”, TESOL Quarterly, 28(1), pp.181-188.
25. DeFina, A. (1996). An effective alternative to faculty evaluation: The use
of the teaching portfolio, ERIC Document Reproduction Service No. ED 394
- 561).
26. Forsythe, I. Jolliffe, A. & Stevens, D. (1995), “Evaluating a Course:
Practical strategies for teachers, lecturers and trainers”, Kogan page, Londo
.
27. Germain, M. L., & Scandura, T. (2005), Grade inflation and student
individual differences as systematic bias in faculty evaluations, Journal of
Instructional Psychology, 32, pp.58-67.
28. Griffin, B. (2004), Grading leniency, grade discrepancy, and student
ratings of instruction. Contemporary Educational Psychology, 29, pp.410-
425.
29. Harvey và Green (1993),
Quality in Education and Training, pp.44-50.
30. Marsh, H. W., & Roche, L. A. (1993), The use of students evaluations
and an individually structured intervention to enhance university teaching
effectiveness, American Educational Research Journal, 30(1), pp.217-251.

16

31. Rollinson, P. (1998), “Peer Response and Revision in an ESL Writing
Group”, A Case Study, Universidad Antonoma de Madrid.
32. Stratton, R. W, Myers, S. C, & King, R. H. (1994), Faculty behavior,
grades, and student evaluations, Journal of Economic Education, 25, p.5-15.
33. Theall, Michael and Franklin, Jennifer, Eds. (1990), Student
Ratings of Instruction: Issues for Improving Practice, New Directions in
Teaching and Learning, No. 43, Jossey-Bass Inc.
34. Ulrich, T. A. (2005), The relationship of business major to pedagogical

strategies. Journal of Education for Business, 80, p.269-274.
35. Wachtel, H. K. (1998), Student evaluation of college teaching
effectiveness: A brief review, Assessment and Evaluation in Higher
Education, 23, p.191-211.
36. Whitworth, J. E., Price, B. A., & Randall, C. H. (2002), Factors that
affect college of business student opinion of teaching and learning, Journal of
Education for Business, 77, p.282-289.
37. York University (2000), Teaching Assessment and Evaluation Guide,
www.yorku.ca/secretariat/senate/committees
.





17
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM HỌC 2010- 2011
Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy/học của Trường Đại học Y Hà Nội, đề nghị
bạn nêu ý kiến và đánh giá về một số nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy của
giảng viên mà bạn vừa được học. Các thông tin bạn cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ

phục vụ cho mục đích nâng cao chất lượng dạy/học của trường.

THÔNG TIN CHUNG
1. Tên môn học……………………………Học tại giảng đường:……………
2. Tên bài giảng:…………………………………………………………………

3. Tên giảng viên: …………………………………………………………………
4. Sinh viên khối Y……………………….Hệ đào tạo:……………………………
5. Giảng viên đã giảng cho lớp của bạn bao nhiêu buổi trong môn học này? …buổi.
6. Tính đến hôm nay, bạn đã nghe bao nhiêu buổi giảng của môn học này
buổi)
Bạn hãy khoanh tròn vào chữ số phù hợp với mức độ/câu trả lời mà bạn lựa chọn cho
từng nội dung dưới đây:
1. VỀ NỘI DUNG BÀI GIẢNG

C.1
.
Giảng viên có trình bày mục tiêu bài giảng không?
1. C
ó
2. Không =>C3
C.2
.
Nếu có,

1. Mục tiêu có rõ ràng không? 1. C
ó
2. Không
2. Theo bạn, mục tiêu có khả năng thực hiện được không? 1. C
ó
2. Không
C.3
.
Cách mở bài của giảng viên có thu hút người học không?
1. C
ó

2. Không
C.4
.
Nội dung bài giảng:

1. Nội dung bài giảng có phù hợp với mục tiêu không? 1. Có 2.
Không
3. Giảng viên
không nêu
mtiêu
2. Nội dung bài giảng có đáp ứng đầy đủ các mục tiêu không? 1. Có 2.
Không
3. Giảng viên
không nêu
mtiêu
3. Nội dung bài giảng cập nhật, mở rộng kiến thức không? 1. Có 2. Không
4. Nội dung bài giảng có thú vị và hấp dẫn không? 1. Có 2. Không

18
Các mức độ:
1.Rất phù hợp 2.Tương đối phù hợp 3. Không phù hợp
(Khoanh vào mức độ tương ứng)
5. Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ của sinh viên 1 2 3
6. Khối lượng kiến thức phù hợp với trình độ của sinh viên 1 2 3
7. Bố cục bài giảng được sắp xếp hợp lý 1 2 3
8.Phân chia thời gian giảng cho từng nội dung trong bài có phù
hợp
1 2 3
9. Các ví dụ minh họa phù hợp với nội dung, giúp bạn hiểu bài
hơn

1 2 3
C.5
.
Giảng viên có giới thiệu tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
(sách, web, ….) không?
1. Có 2. Không
2. VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
C.6
.
Về phương pháp giảng dạy của giảng
viên
(Khoanh vào mức độ tương ứng)
1. Tốc độ nói của giảng viên có phù hợp để
sinh viên nghe không?
1. Quá
nhanh
2. Nhanh 3. Vừa
phải
4.
Chậm
5. Rất
chậm
2. Giảng viên có nói to (hoặc dùng micro)
để sinh viên nghe rõ không?
1. Rất dễ
nghe
2. Khá dễ
nghe
3. Vừa
phải

4.
Không
rõ ràng
5.
Không
nghe rõ
3. Giảng viên giảng có dễ hiểu không?

1. Rất dễ
hiểu
2. Khá dễ
hiểu
3. Vừa
phải
4.
Không
dễ hiểu
5.
Không
hiểu
4. Giảng viên có tạo cơ hội để sinh viên
đặt câu hỏi không?
1. Rất
nhiều
2. Khá
nhiều
3. Một
vài lần
4. Rất ít 5. Hoàn
toàn

không
5. Giảng viên giảng bài có hấp dẫn, sinh
động, lôi cuốn không?
1. Rất
lôi cuốn
2. Khá lôi
cuốn
3. Bình
thường
4. Không
lôi cuốn
lắm
5. Hoàn
toàn
không
6. Giảng viên có sử dụng thành thạo các
phương tiện dạy học (Overhead,
projector, …) không?
1. Rất
thành
thạo
2. Khá
thành thạo
3. Bình
thường
4. Không
thành
thạo
5. Không
biết sử

dụng


7. Giảng viên có áp dụng phương pháp
dạy học tích cực không ?
1. Có 2. Không
8. Giảng viên sử dụng nhiều cách để
kiểm tra người học đã hiểu hết nội
dung bài giảng.
1. Luôn
luôn
2.
Thường
xuyên
3. Thỉnh
thoảng
4. Hiếm
khi
5. Hoàn
toàn
không
9. Giảng viên tạo cho người học niềm
đam mê học hỏi, tìm hiểu, nghiên
cứu.
1. Luôn
luôn
2.
Thường
xuyên
3. Thỉnh

thoảng
4. Hiếm
khi
5. Hoàn
toàn
không
3. TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

C.7.
Tài liệu phục vụ giảng dạy (Khoanh vào mức độ tương ứng)
1. Chữ viết của các slide/giấy
trong/chữ viết trên bảng đủ lớn để
nhìn rõ?
1. Rất rõ 2. Khá

3. Tương
đối rõ
4. Khó
nhìn
5. Không
nhìn được
2. Giảng viên có phát tài liệu cho sinh
viên không?

1. Có

2. Không => chuyển C7.4

19
3. Các tài liệu được phát có phù hợp

với bài giảng không?
1. Rất
phù hợp
2. Phù
hợp
3. Khá
phù hợp
4. Không
phù hợp
lắm
5. Hoàn
toàn
không
4. Giảng viên chuẩn bị tài liệu có hấp
dẫn không?
1. Rất
hấp dẫn
2. Khá
hấp dẫn
3. Bình
thường
4. Không
hấp dẫn
lắm
5. Hoàn
toàn
không
5. Các mô hình/dụng cụ/hình ảnh minh
họa phù hợp với nội dung bài giảng
1. Rất

phù hợp
2. Phù
hợp
3. Khá
phù hợp
4. Không
phù hợp
lắm
5. Hoàn
toàn
không
4. TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ NHIỆT TÌNH
CỦA GIẢNG VIÊN
(Khoanh vào mức độ tương ứng)
Các mức độ: 1. Luôn luôn 2. Thường xuyên 3. Thỉnh
thoảng
4. Hầu như không 5. Hoàn toàn không
C.8. Giảng viên thường xuyên giao tiếp, thân thiện, cởi mở khi giảng bài 1 2 3 4 5
C.9. Giảng viên luôn khuyến khích người học tham gia bài giảng 1 2 3 4 5
C.10. Giảng viên giải đáp thắc mắc một cách nhiệt tình, thỏa đáng 1 2 3 4 5
C.11. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ/hướng dẫn cách học cụ thể, rõ ràng 1 2 3 4 5
C.12. Giảng viên cởi mở với những quan điểm trái ngược nhau 1 2 3 4 5
C.13. Giảng viên khuyến khích lối tư duy độc lập của sinh viên 1 2 3 4 5
5. VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

C.14. Giảng viên có kiểm tra, lượng giá cuối bài không? 1.

2. Không =>
Chuyển câu C19
C.15. Các tiêu chí được sử dụng để lượng giá có rõ ràng không? 1.


2. Không
C.16. Bài kiểm tra có được đánh giá công bằng không? 1.

2. Không
C.17. Nội dung bài kiểm tra, lượng giá có phù hợp với nội dung bài giảng và
các tài liệu đã được trình bày trên lớp không?
1.

2. Không
6. TÁC PHONG SƯ PHẠM

C.18. Thời gian lên lớp của giảng viên

1. Đến trước giờ
2. Đến đúng giờ
3. Thỉnh thoảng đến
muộn
4. Thường xuyên đến
muộn 5. Đến rất muộn
C.19. Giảng viên thực hiện đúng thời khóa biểu, có thông báo trước khi thay
đổi lịch
1. Có 2. Không
C.20. Có thái độ thân thiện, tôn trọng lẫn nhau, có sự hợp tác tốt giữa GV- SV 1. Có 2. Không
C.21. Ý kiến đóng góp thêm về các hoạt động giảng dạy của giảng viên (nội dung bài
giảng, phương pháp giảng dạy, tài liệu dạy học,…)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin cảm ơn bạn đã có ý kiến!

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Điều tra viên

20
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu
của các cơ sở giáo dục trên thế giới. Chất lượng đào tạo cao hay thấp là kết
quả của nhiều quá trình, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tồn tại trong hệ
thống giáo dục của một quốc gia nói chung và của các cơ sở giáo dục nói
riêng. Trong đó, quy trình đào tạo là một trong những khâu cơ bản quyết định
chất lượng đào tạo.
Quy trình đào tạo bao gồm: Chương trình giảng dạy, giáo trình và tài liệu
giảng dạy, phương pháp giảng dạy và học tập, kiểm tra và đánh giá [7].
Ở nước ta, thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/09/2006 của Thủ
tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo
dục. Từ năm học 2007-2008, các cơ sở giáo dục đại học đã thự
c hiện lộ trình
xây dựng quy định về đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên (GV) của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [16].
Thực hiện theo thông báo số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD ban hành ngày 20
tháng 5 năm 2010 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc lấy ý kiến phản hồi
của sinh viên (SV) về phương pháp giảng dạy của GV. Căn cứ kết quả triển
khai thí điểm lấy ý kiến ph
ản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của GV ở một
số trường đại học trong năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp
tục hướng dẫn các trường đại học, học viện, cao đẳng tổ chức lấy ý kiến phản
hồi từ SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh về hoạt động giảng dạy của GV
nhằm mụ
c đích:

- Góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ sở giáo dục đại học, xây
dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ
chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.

21
- Tạo thêm kênh thông tin giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao
tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở
giáo dục đại học.
- Tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ
học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được ph
ản ánh
tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của
GV [2].
Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học có bề dày hơn 100 năm phát
triển. Đến nay nhà trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính quy, khoảng
10.000 học viên sau đại học. Với vai trò là trường trọng điểm quốc gia,
trường Đại học Y Hà Nội đã không ngừng nâng cao chấ
t lượng đào tạo. Hiện
nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên y khoa, trong
đó vai trò của đội ngũ GV là đặc biệt quan trọng. Kết quả nghiên cứu về:
“Thực trạng dạy học tại trường Đại học Y Hà Nội” năm 2008 cho thấy: Tỷ lệ
SV cho rằng GV thường xuyên giảng lý thuyết kết hợp với ví dụ, mô hình,
tranh minh họa chiếm t
ỷ lệ 67%, nêu câu hỏi trong bài giảng lý thuyết
(62,7%), các phương pháp dạy/học lý thuyết đang được áp dụng chủ yếu là
thuyết trình đơn thuần (93,3)%, trình bày lý thuyết có mô hình tranh ảnh minh
họa (92,3%) và trình bày lý thuyết có sử dụng bài tập (80,5%) (theo nhận
định của SV) [19].
Trường Đại học Y Hà Nội đã có một số nghiên cứu [8], [13], về việc lấy ý
kiến phản hồi của SV, tuy nhiên việc lấy ý kiến phản hồi mớ

i chỉ thực hiện ở
một số bộ môn mà chưa có tính đồng bộ, thường xuyên, hệ thống, theo quy
trình và công cụ thống nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên
trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011” với mục tiêu:
Thu nhận và phân tích ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giả
ng dạy
của GV tại trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.

22
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Chất lượng giáo dục Đại học
Chất lượng giáo dục đại học được định nghĩa rất khác nhau tuỳ theo từng thời
điểm và giữa những người quan tâm: SV, GV, người sử dụng lao động, các tổ
chức tài trợ và các cơ quan kiểm định (Theo Burrows và Harvey, 1993)
, trong
nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi nước [23].

Trong các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chất lượng giáo dục đại học”
của nhiều tác giả, định nghĩa của Harvey và Green (1993) có tính khái quát và
hệ thống hơn cả. Họ đề cập đến năm khía cạnh chất lượng giáo dục đại học:
Chất lượng là sự vượt trội ; chất lượng là sự hoàn hảo; chất lượng là sự phù
hợp với mục tiêu; chất lượ
ng là sự đáng giá về đồng tiền và chất lượng là sự
chuyển đổi [29].
Trong “Khuôn khổ hợp tác khu vực về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”,
SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục
tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác với nhau.Tuy

nhiên, sự phù hợp với mục tiêu được hiểu rất khác nhau giữa các quốc gia tuỳ

theo đặc điểm văn hoá, hệ thống quản lý giáo dục và tình hình kinh tế xã hội
của các nước.
Định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” được coi là
một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo dục đại học của nước ta. Sự phù
hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan
tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học.
Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đ
áp ứng hay vượt qua các chuẩn
mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu cũng
đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư.
Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu
trên cơ sở bối cảnh cụ thể
của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào

23
tạo của mình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu
đó [15].
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Đại học
Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo gồm: khối lượng nội dung và trình độ
kiến thức được đào t
ạo, kỹ năng thực hành được đào tạo, năng lực nhận thức
và năng lực tư duy được đào tạo, phẩm chất nhân văn được đào tạo [3].
Chất lượng giáo dục của một trường đại học phản ánh năng lực và uy tín của
trường đại học đó, nó phụ thuộc vào 3 yếu tố: Cơ sở vật chất, tổ chứ
c quản lý
và chất lượng của giảng viên. Chất lượng của đội ngũ giảng viên đóng vai trò
quan trọng quyết định chất lượng đào tạo [20].

Trong các trường đại học có thể nói rằng SV là nòng cốt của mọi việc liên
quan đến giáo dục đại học. Vì vậy các SV cần được tham gia các hoạt động
trong việc đánh giá, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.
Trong
đó có việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua việc lấy ý
kiến phản hồi. Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng ý kiến
phản hồi từ người học. Caulk(1994) và Rollinson(1998) đã đúc kết từ kinh
nghiệm thực tế của mình rằng 80% ý kiến phản hồi từ người học là có ích
[24], [31].

Tại Úc trong các nội dung đánh giá chất lượng giáo dục đại học có mục viết
nghiên cứu mức độ thỏa mãn của SV về chương trình đào tạo. Để đánh giá
được mức độ thỏa mãn của SV đối với khóa học của mình trên những khía
cạnh khác nhau, bộ câu hỏi khảo sát ý kiến sinh viên về khóa học được sử
dụng trong phạm vi cả nước trong 7 năm qua. Bộ câu hỏi gồm 25 câu h
ỏi trên
nhiều khía cạnh khác nhau: Phương pháp giảng dạy, mục tiêu và tiêu chuẩn
khóa học đặt ra, khối lượng công việc, phương pháp đánh giá, những kỹ năng
tối thiểu cần đạt, một câu hỏi riêng về độ thỏa mãn chung của SV. Chúng trở
thành một bộ phận cấu thành của công tác đánh giá số liệu trong phạm vi một

24
trường hoặc liên trường. Ngoài ra, số liệu thu thập được còn trở thành một
phần nội dung những chỉ dẫn dành cho SV. Các trường đại học ngày càng sử
dụng kết quả trên nhiều hơn cho mục đích maketing cho trường mình [3].
Nhiều người luôn luôn không thừa nhận tính hiệu lực và độ tin cậy của việc
phản hồi GV thông qua những SV của chính họ. Người ta cho rằng các SV
không đủ khả năng để đư
a ra những nhận xét có giá trị và xác đáng về nội
dung của môn học. Có điều phải thừa nhận rằng những ý kiến của SV là rất

có ích để GV biết được những điểm mạnh điểm yếu trong giảng dạy của họ
cũng như về các phương pháp và biện pháp thực hiện mà GV đã áp dụng.
Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua các SV c
ủa chính họ có
thể xem như một dấu hiệu cảnh báo và một tín hiệu về chất lượng sư phạm
của những phương pháp giảng dạy của GV và mối quan hệ tương tác giữa GV
đó với SV [21].
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề để bàn
luận tuy nhiên phong cách học tập của SV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
ch
ất lượng giáo dục Đại học. Nhìn chung SV ở các trường Đại học nói chung
còn mang tính thụ động. Theo một nghiên cứu [12] kết quả cho thấy:
- Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực, khả năng
học của mình.
- Hơn 40% SV cho rằng mình không có năng lực tự học.
- Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu.
- Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tậ
p.






25
1.2. Quy trình thực hiện phản hồi hoạt động giảng dạy
1.2.1. Tại sao phải phản hồi hoạt động giảng dạy
Theo Tiến sỹ khoa học: Nguyễn Phụng Hoàng [10] đưa ra quy trình hoạt
động giảng dạy như sau:



Với việc quan tâm đến mục đích đào tạo, chất lượng và nhận xét các bài
giảng, thông tin phản hồi về các bài giảng đó, việc đánh giá có thể giúp GV
hoàn thi
ện được bài giảng của họ do vậy sẽ nâng cao được chất lượng giảng
dạy, nó cũng giúp tìm hiểu chắc chắn xem những mục đích của môn học hay
một chương trình học tập đã đạt được hay chưa, hoặc giúp phát hiện ra những
sự bất cập giữa mong muốn của SV, dự định của người thầy và những yêu
cầu của môn học.
Có nhiề
u lí do để thu thập thông tin về các hoạt động giảng dạy của GV. GV
muốn được biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không. Cán bộ quản
lí muốn biết các môn học có thu hút được nhiều SV không. Hiệu trưởng,
trưởng khoa muốn có những minh chứng cụ thể trong việc đánh giá cán bộ
của mình. Các dữ liệu từ đánh giá giảng dạy sẽ giúp cho GV điều chỉnh và cải
tiế
n nội dung và phương pháp giảng dạy hay nói cách khác là: “Tự điều chỉnh
hoạt động giảng dạy” [1]. Tạo nên một môi trường học tập tốt hơn cho SV.

×