Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.2 KB, 6 trang )

Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương
Thời An Dương Vương trong
quan hệ với thời Hùng Vương

Kết quả công tác của các nhóm nghiên cứu về thời kỳ lịch sử Hùng
Vương đã cho biết tương đối rõ ràng-ít nhất là ở giai đoạn cuối-tình hình
nhiều mặt của nước Văn Lang xưa.
Chúng ta cỏ thề ước đoán số dân nước Văn Lang có khoảng trên dưới
1.000.000 người, bao gồm nhiều thành phần dân tộc sống trên miền đất
suốt từ phía nam Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc, cho tới miền
Bắc Bộ và bắc Trung Bộ mà trung tâm là vùng giáp ranh giữa trung du
và đồng bằng Bắc Bộ.

Chúng ta đã nhận thức được vai trò chủ đạo của nghề trồng lúa nước
trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Người thời đó có thể đã biết dùng
cày. Nghề luyện đồng đã đạt tới đỉnh cao. Những chiếc trống đồng nổi
tiếng đã làm kinh ngạc cả những người thợ đúc giỏi đời nay. Những
công cụ sản xuất bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lười câu, giáo đã
nhiều hơn các công cụ đá. Dấu vết đồ sắt đã được tìm thấy ở một số di
chỉ, hiện tượng này cho phép giải thích nền tảng hiện thực của hình
tượng roi sắt và ngựa sắt trong câu chuyện người anh hùng làng Dóng ở
thời Hùng Vương.

Cái xã hội tổ chức còn giản dị với những thành viên thuần phác đời đời
cần cù lao động này cũng đã nảy sinh mâu thuẫn. Quân đội đã ra đời,
nhưng có quân đội thường trực hay chưa là điều cần tiếp tục nghiên cứu.
Dù người chiến binh đồng thời là người sản xuất, vũ khí đồng thời cũng
có thể là công cụ sản xuất (rìu, giáo, lao, mũi tên), thì ta cũng đã thấy
được ràng xã hội thời này đã nhiều phen biến động.

Mọi mặt của xã hội cuối thời Hùng Vương được tiếp tục bảo tồn và phát


triển trong thời kỳ lịch sử An Dương Vương ngắn ngủi và cả về sau này
nữa.

Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã
có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa
Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên
xa xôi.

Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã
bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình
thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung
đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng
cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn
thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần
thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành
trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và
cuộc đụng độ lớn đầu liên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra.
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành
lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng
nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại
phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến
chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách.
“Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người
nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu,
một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không
chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục
Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm
tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự
đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt.


Vào nửa sau thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nước Âu Lạc ra đời (2).
Về năm mở đầu của nước Âu Lạc còn có những ý kiến khác như: Năm
257 trước Công nguyên (theo Đại Việt sử ký toàn thư); Năm 210 trước
Công nguyên (theo L.Ô-rút-xô); Năm 208 trước Công nguyên (theo Đào
Duy Anh) khoảng trước sau thằng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
Nước Âu Lạc là sự sát nhập của hai thành phần Âu và Lạc (3) Xem thêm
Nguyễn Duy Hinh: Bàn về nước Âu Lạc và An Dương Vương Khảo cổ
học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969, tr.145-150. Tác giả cho rằng chỉ có
người Lạc Việt nói chung, Tây Âu, Tây Âu Lạc hay Âu Lạc chỉ là tên
của một nước của người Lạc Việt). Cuộc “Chiến tranh” Thục-Hùng thực
chất chỉ là sự xung đột nội bộ trong tiến trình hình thành dân tộc, phù
hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Căn cứ vào sự ghi chép của sử
cũ, không thấy nêu rõ sự tình một cuộc chinh phục. Truyền thuyết cũng
không coi An Dương Vương như kẻ thống trị ngoại tộc, và căn cứ cả
vào nhưng phát hiện khảo cổ học, không thấy có một văn hóa vật chất
riêng biệt của thời kỳ An Dương Vương, ta có thể thừa nhận An Dương
Vương vốn cũng là “Hùng gia chi phái” (4 Xem Thục An Dương Vương
tiên đế ngọc phả cổ lục, và Trưng nữ Vương triều âm phủ nhất vị công
chúa ngọc phả cổ lục) đã tiếp nhận cơ đồ Hùng Vương, kế tục còng việc
dựng nước và giữ nước buổi đầu lịch sử. Âu Lạc chỉ là sự tiếp nối của
Văn Lang trên một mức phát triển cao hơn. Về mặt tình cảm dân tộc
cũng vậy, nhân dân ta bao đời nay đều trân trọng kính thờ cả Vua Hùng
lẫn Vua Thục. Vua chúa của các triều đại về sau đều gia phong mỹ tự,
coi cả Vua Hùng và Vua Thục là những vị “hộ quốc tý dân”. Hàng năm
đền Hùng mở hội lớn, thì hàng năm đền An Dương Vương cũng mở hội
không kém phần long trọng. Nhiều năm tìm kiếm, khai quật trên địa bàn
nước văn Lang và Âu Lạc cũ, người cán bộ khảo cổ học chỉ thấy rõ nét
một nền văn hóa chung, liên tục phát triển từ thời vua Hùng cho mãi tới
thời khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ nảy
sinh từ thời các vua Hùng cho tới mãi thời thuộc Đông Hán mới có thể

tạm gọi là ngừng phát triển như một nền văn hóa độc lập.

Ngay trên mảnh đất Cổ Loa, khu kinh đô của vua Thục, khảo cổ học đã
phát hiện một trung tâm sinh hoạt liên tục của con người suốt từ thời đại
đồng sớm (văn hóa Phùng Nguyên) cho tới ngày nay trong đó bao gồm
thời kỳ An Dương Vương, mà đại diện cho văn hóa vật chất thời này là
di tích thành Cổ Loa và di chỉ khảo cổ học Đường Mây.

Di chỉ Đường Mây được xếp vào nhóm di chỉ Đường Cồ, đã bước sang
thời đại sắt sớm (1 Nhóm di chỉ Đường Cồ gồm khá nhiều di chỉ như
Đường Cồ (Phú Xuyên), Vinh Quang, Chiều Vậy (Hoài Đức), Đại Áng
(Thường Tín), Nam Chinh (Ứng Hoà) thuộc tỉnh Hà Tây; Đình Chàng,
Đường Mây (Đông Anh), Gò Chua Thông (Thanh Trì) thuộc Hà Nội).
Những di vật đá, đồng, sắt, gốm dù có mang đặc điểm riêng nhưng thể
hiện rõ ràng tính bản địa, kế thừa đặc điểm của giai đoạn Gò Mun và rất
gần gũi với hiện vật Đông Sơn. Có người đã gọi nhóm Đường Cồ là loại
hình Bắc Bộ của nền văn hóa Đông Sơn. Vậy từ Đường Mây của đất
thành Cổ Loa, nhóm Đường Cồ và cả một phần văn hóa Đông Sơn rực
rỡ có thể được coi như văn hóa vật chất của thời kỳ lịch sử An Dương
Vương đậm đà tính dân tộc tuy một số ảnh hưởng của văn hóa Chiến
Quốc-Hán đối với văn hóa Việt Nam giai đoạn này là sự thực hiển
nhiên.

Nhà Tây Hán kế tiếp nhà Tần duy trì quốc gia thống nhất và ra sức bành
trướng thế lực, nhưng buổi đầu chủ yếu vẫn là phát triển về hướng bắc
và hướng tây. Còn ở phía nam, ảnh hưởng Hán vẫn chưa đậm nét. Cho
tới thời thịnh đạt nhất-đời Hán Vũ Đế-phong, kiến Hán mới chinh phục
được Nam Việt (Triệu Đà) và tràn xuống địa phận Văn Lang-Âu Lạc.
Tuy nhiên văn hóa Tây Hán vẫn chưa chiếm được địa vị đáng kể. Cho
tới nay, tình hình khai quật và điều tra khảo cổ học vẫn chưa cung cấp

thêm tư liệu gì để có thể thay đổi nhận định trên. Dấu vết văn hóa Tây
Hán khá mờ nhạt trên khắp vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam.
Ngược lại, bước sang thời Đông Hán tình hình thay đổi hẳn. Số lượng
lớn những ngôi mộ gạch Hán cùng những vật tùy táng đồng thời với rất
nhiều di vật tìm thấy ở những di chỉ lớn, các trung tâm hành chính, kinh
tế đương thời như Luỵ Lâu (Hà Bắc) khiến ta đoán nhận được ngày một
sự thay đổi đột ngột, mạnh mẽ, tựa hồ như một bước ngoặt gấp khúc của
những đặc điểm văn hóa vật chất trên đất Việt Nam.
Hiện tượng này giúp ta xác định rõ đặc điểm bản địa vẫn chiếm địa vị
chủ đạo trong bộ mặt văn hóa vật chất của những thời kỳ lịch sử ngắn
ngủi tiếp sau hời kỳ Hùng Vương: từ thời Thục An Dương Vương, qua
thời thuộc Triệu cho tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổi tiếng, chấn
động cả triều đình Đông Hán.

×