Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Kỷ yếu hội thảo THTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.22 KB, 34 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HỒNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỚC TIÊN
KỶ YẾU
HỘI THẢO
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
NĂM HỌC 2010-2011
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG NGƯỜI BÁO CÁO
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
TÍCH CỰC. VAI TRÒ CÁC THÀNH PHẦN
THAM GIA XÂY DỰNG PHONG TRÀO
3 Phạm Nhật Quang
VAI TRÒ BCH CĐ TRONG VIỆC TUYÊN
TRUYỀN VẬN ĐỘNG ĐVCĐ HƯỞNG
ỨNG PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN -
HỌC SINH TÍCH CỰC”
9 Võ Hoàng Phước
NHỮNG TIÊU CHÍ KHÓ ĐẠT TRONG
VIỆC XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
12 Dương Phước Liêu
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ THỰC TRẠNG
XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở CÁC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
14 Nguyễn Ngọc Ẩn
PHỤ LỤC: CHỈ THỊ 40/2008/CT-BGDĐT
Về việc phát động phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích


cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013
19
PHỤ LỤC: 1741/BGDĐT-GDTrH Hướng
dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”
22
2
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
VAI TRÒ CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA XÂY DỰNG PHONG TRÀO
Kính thưa: …………………………………………………………….
Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ
GD&ĐT phát động và triển khai từ năm học 2008-2009. Nhân dịp hội thảo này
thay mặt nhà trường tôi xin điểm lại một số ý chính trong phong trào này.
MỤC TIÊU:
a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và
các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
YÊU CẦU
a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở
vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an
toàn, thân thiện, vui vẻ.
b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo.
c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong
phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách
mạng cho học sinh.
đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải
trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của
phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất
lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
NỘI DUNG
a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
c) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
3
THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN?
Mô hình trường học thân thiện đã được xây dựng ở nhiều quốc gia trên thế
giới và có thể hình dung khái quát như sau:
Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để
sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác; được
giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng
tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận
lợi; quyền được đi học của học sinh được đảm bảo.
Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục
trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
THẾ NÀO LÀ HỌC SINH TÍCH CỰC?
Khái niệm tích cực của học sinh cần được hiểu và xác định một cách linh
hoạt, phù hợp với độ tuổi, lớp học hay cấp học. Có thể nêu những điểm chung và

chủ yếu sau đây:
- Chủ động, sáng tạo trong học tập; xây dựng và nâng cao dần thói quen tự
học, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập
cao nhất.
- Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở điạ phương.
- Tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà
trường và nơi công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao nhất là các hoạt động
văn nghệ, vui chơi dân gian.
- Đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, của Nhà trường và
của cộng đồng ở địa phương.
HIỆU TRƯỞNG CẦN LÀM GÌ?
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc
tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực". Trước mắt, Hiệu trưởng nên:
- Nghiên cứu kĩ lưỡng và quán triệt Chỉ thị 40/CT - BGDĐT của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện phong
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; đồng thời tiến
hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như
cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu
cầu, nội dung của phong trào thi đua; đặc biệt qua đó các thành viên xác định rõ
quyết tâm và trách nhiệm.
- Khi xây dựng và triển khai phong trào thi đua nên:
4
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với mục tiêu, yêu cầu, nội
dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực; xác định những thuận lợi, khó
khăn, những vấn đề cấp thiết phải giải quyết ngay.
+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện phong trào thi đua trên

cơ sở gắn bó hữu cơ với kế hoạch năm học.
Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch cần có sự phối hợp khéo
léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà
trường; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải
pháp.
+ Quan tâm hơn nữa đối với sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tổ chức văn hoá ở địa
phương.
- Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm
vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả "Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà
trường", trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà
trường, gắn với nội dung thi đua.
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CẦN LÀM GÌ?
Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách
nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham
gia của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu đó được thể hiện như sau:
- Mỗi thầy, cô giáo, cán bộ của nhà trường phải thể hiện được thái độ, tình
cảm yêu thương, tôn trọng học sinh trong mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường;
đảm bảo sự thân thiện trong nội bộ, giữ vững đoàn kết trên cơ sở tôn trọng, thông
cảm với nhau. Thực hiện tốt hai cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo".
- Phấn đấu để giảng dạy có hiệu quả theo những yêu cầu đã nêu.
- Trong dạy học cần coi trọng yêu cầu phát triển kĩ năng vận dụng, đặc biệt
là vận dụng những điều đã học vào thực tiễn địa phương. Giáo viên cần lồng ghép
các tri thức về văn hoá dân gian nói chung, về các di sản văn hoá, di tích lịch sử,
văn hoá và cách mạng vào bài giảng sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh và gắn chặt với bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương.

- Công đoàn nhà trường theo sự chỉ đạo từ Công đoàn Giáo dục cấp trên tổ
chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của mình; phát hiện
và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng
kiến và nhân rộng điển hình, phổ biến sáng kiến; chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho công đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên thân thiện, mẫu mực, đoàn kết
5
giúp nhau nâng cao năng lực hoạt động giáo dục và tổ chức các hoạt động tập thể,
vui chơi giải trí, bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, thực hiện các
phúc lợi xã hội.
HỌC SINH PHẢI LÀM GÌ?
Để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", học sinh cần thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của một học sinh tích cực thông qua các hành động cụ thể. Ngoài ra
còn có một số yêu cầu sau đây:
- Tích cực đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thi
đua của lớp, của trường với ý thức là chủ thể.
- Gương mẫu thực hiện các chỉ tiêu, các nhiệm vụ đã được phân công trong
kế hoạch thi đua; lôi kéo và thu hút các bạn cùng tham gia thực hiện.
- Tích cực trong hoạt động tuyên truyền cho phong trào thi đua; thường
xuyên có ý thức phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải
pháp khắc phục.
- Hoàn thành tốt đồng thời các vai trò người học sinh, người đội viên, đoàn
viên trong phong trào thi đua.
CHA MẸ HỌC SINH CẦN LÀM GÌ?
Cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm cho phong
trào thi đua đạt kết quả tốt nhất. Tuỳ theo độ tuổi, lớp học và cấp học mà có những
yêu cầu và hoạt động đóng góp cụ thể cho thích hợp nhưng tựu trung lại là:
- Hiểu rõ mục đích, nội dung và quan tâm đến phong trào thi đua, giữ mối
liên hệ thường xuyên với nhà trường, theo dõi và động viên những tiến bộ của con
em.

- Xây dựng môi trường thân thiện ngay trong từng gia đình, trong đó mọi
thành viên yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; có sự gương mẫu của người lớn về
cách sống, làm việc, ngôn ngữ và hành vi ứng xử; đặc biệt lắng nghe và tôn trọng
các ý kiến, tạo điều kiện để thoả mãn nguyện vọng chính đáng của con em mình.
- Quan tâm và giúp đỡ một cách hiệu quả cho con em trong quá trình học tập,
rèn luyện đạo đức và phát triển kĩ năng sống cho con em.
- Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng gia đình mà giúp đỡ nhà
trường và ủng hộ con em mình thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao; chăm
lo các công trình, di tích văn hoá, lịch sử và cách mạng; bảo vệ môi trường sống và
các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
ĐOÀN, ĐỘI CẦN LÀM GÌ?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong ba đơn vị phối hợp
triển khai thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực". Nhằm góp phần triển khai phong trào thi đua này, tổ chức Đoàn, Đội
trong nhà trường cần tham gia thực hiện một số hoạt động sau:
6
- Xây dựng chương trình công tác Đoàn, Đội trong năm học gắn với phong
trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", và tham mưu với
Ban Giám hiệu nhà trường các biện pháp triển khai.
- Tổ chức cho các chi đoàn, chi đội và đoàn viên, đội viên, học sinh đăng kí
thực hiện phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", hằng ngày giám sát,
kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào này.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động
dã ngoại nhằm khám phá, tìm hiểu thiên nhiên, gắn với các môn học như Địa lí,
Sinh học, ... và hoạt động giáo dục ngoài giờ theo chương trình "Học từ thiên
nhiên".
- Mở các hành trình cho học sinh đến với các trường nghề, làng nghề tạo
niềm yêu thích và định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai để thực hiện
Chương trình "Học sinh đến với trường nghề, làng nghề".
- Tổ chức có hiệu quả mô hình "Trại hè thiếu nhi" qua hình thức lồng ghép

nhằm cung cấp cho học sinh kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp; tăng cường
gặp gỡ, giao lưu giữa thiếu nhi các vùng miền.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó học tập; tổ chức
các cuộc thi sáng tác, các hoạt động "Thắp sáng ước mơ Thiếu nhi Việt Nam", "Tự
hào Việt Nam".
- Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.
Tổ chức các hoạt động như: Hành trình theo chân Bác, Hành trình về nguồn, Hành
trình về chiến trường xưa, ... Tham mưu với Ban Giám hiệu tổ chức các hoạt động
đặc biệt của Đoàn, Đội nhân Ngày di sản văn hoá Việt Nam 23/11 hằng năm, như
tìm hiểu và chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng ở địa
phương.
- Phối hợp với các nhà văn hoá địa phương tổ chức các cuộc thi trò chơi dân
gian, thi vẽ "Vì một môi trường thân thiện".
TỔNG PHỤ TRÁCH, BÍ THƯ ĐOÀN CẦN LÀM GÌ?
Giáo viên Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn trường là đội ngũ nòng cốt trong việc
hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực"; là cầu nối giữa học sinh với học sinh, với các thầy cô giáo, với Ban
Giám hiệu nhà trường. Nhằm góp phần triển khai phong trào thi đua, Tổng phụ
trách/Bí thư Đoàn trường cần tích cực tham mưu, triển khai thực hiện một số nội
dung công việc sau:
- Hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực". Từ đó đề ra các chương trình, các hoạt
động nhằm tham gia thực hiện phong trào thi đua này.
- Tích cực tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường các nội dung công tác
Đoàn, Đội trong nhà trường gắn với thực hiện phong trào thi đua.
7
- Chủ động thu thập thông tin về các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng
của địa phương; về trò chơi dân gian. Qua đó đề xuất, triển khai các giải pháp nhằm
thực hiện các yêu cầu đã nêu trong Chỉ thị 40/2008/CT - BGDĐT về mặt này.
- Đề ra các giải pháp phối hợp linh hoạt việc thực hiện các chương trình của

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
về trại hè thiếu nhi, phong trào "Nghìn việc tốt", các hoạt động "Thắp sáng ước
mơ", "Tự hào Việt Nam" khi thực hiện phong trào thi đua này.
- Nghiên cứu, đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các Đoàn trường,
Liên đội, Chi đội, các cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích tốt trong phong trào
thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Trên đây là một vài ý kiến tham luận trong hội thảo hôm nay. Cám ơn sự
quan tâm của các đồng chí.
8
THAM LUẬN
VAI TRÒ BCH CĐ TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG ĐVCĐ
HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC”
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đã
và đang được thực hiện rộng khắp trên tất cả các trường học của cả nước nói chung
và trường THCS Phước Tiên nói riêng.
Nhận thức được ý nghĩa đó, Công đoàn trường THCS Phước Tiên đã phối
hợp với chính quyền tuyên truyền vận động ĐVCĐ tích cực hưởng ứng và thực
hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện-Học
sinh tích cực”.
Sau đây, tôi xin thay mặt cho BCH công đoàn xin chia sẻ một số kinh nghiệm
của CĐ trường THCS Phước Tiên trong việc tuyên truyền vận động ĐVĐ hưởng
ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.
Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý!
Xác định tổ chức Công đoàn nhà trường luôn đóng góp một vai trò quan
trọng trong sự phát triển của nhà trường, có khi Công đoàn là 1 phương tiện, là một
cầu nối giữa chính quyền với giáo viên, nhân viên trong toàn trường, nhưng cũng
có khi là người cố vấn, gợi ý và đưa những ý kiến hữu ích cho chính quyền để hoàn

thành tốt nhiệm vụ năm học. Chính vì lý do như trên mà trong suốt thời gian qua
các Đ/C trong BCH CĐ luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao cùng với
chính quyền nhà trường. Đặc biệt trong năm học này, hưởng ứng phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, tổ chức CĐ trường THCS
Phước Tiên thực hiện các mục tiêu đã đề ra 1 cách sâu sắc hơn, hệ thống hơn, cụ
thể với các nội dung sau:
1.Trong giao tiếp hàng ngày:
Một nhà trường vững mạnh là một nhà trường được xây dựng trên nền tảng
sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể CB-GV-NV trong toàn nhà trường. Để làm được
việc này BCH CĐ chúng tôi thiết nghĩ sự giao tiếp giữa các đối tượng trong nhà
trường (BCH với GV, GV với phụ huynh, GV với HS, giáo viên với giáo viên)
đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên nền tảng đoàn kết vững chắc trong nhà
trường.
Chính vì thế BCH công đoàn chúng tôi luôn đi sâu đi sát để nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng, đã tuyên truyền nhắc nhở giáo viên cách giao tiếp, đối xử hàng ngày
giữa GV trong tổ, trong trường, tạo được mối quan hệ cởi mở, chân tình, cùng nhau
chia sẻ ngọt bùi. Đôi khi trong môi trường nhiều CB-GV-CNV nhiều trình độ,
nhiều quan điểm cũng không thể tránh khỏi những va chạm nhỏ giữa giáo viên với
giáo viên. Vì vậy khi có những tin “nóng” BCH CĐ kịp thời nắm bắt để giải quyết,
hoặc trao đổi cùng chính quyền để giải quyết thấu tình đạt lý, dung hoà trong ấm
9
ngoài êm.
Trong các mối quan hệ và giao tiếp tại trường thì mối quan hệ và giao tiếp
của BGH với giáo viên nhân viên đóng vai trò quan trọng, chúng tôi nhận thấy rằng
người quản lý thành đạt phải là người có khả năng diễn thuyết, giao tiếp tốt. Chính
vì thế BCH CĐ là một cầu nối, có khi là người cố vấn để BGH hiểu gần gũi hơn
với GV, NV trong trường. BCH CĐ đề đạt các nguyện vọng chính đáng của người
lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện tại để GV luôn được
quan tâm, động viên kịp thời đúng mức. Ngược lại BCH CĐ nhà trường nắm rõ các
điều luật, qui định, điều kiện thực tế của nhà trường… để cùng với BCH giải đáp

các ý kiến cho giáo viên, nhân viên nắm rõ, với sự thẳng thắn, thoải mái và nhất trí
vui vẻ.
- BCH CĐ chúng tôi luôn có phương châm làm việc “Mềm mỏng nhưng hiệu
quả”, nên chúng tôi cố gắng kết hợp cùng BGH đưa nhiệm vụ, nội qui qui định tới
mỗi đ/c trong trường 1 cách nhẹ nhành nhưng nhất quán khi thực hiện. Bên cạnh
mối quan hệ, giao tiếp giữa các đồng nghiệp trong trường, BCH CĐ và BGH luôn
nhắc nhở, gợi ý cho 1 số giáo viên trẻ, mới vào nghề cách giao tiếp cởi mở, thân
thiện với phụ huynh tạo niềm tin với phụ huynh khi đưa con tới lớp. Khi giao tiếp
với HS cần tình cảm, quan tâm tới đặc điểm cá nhân, coi HS như 1 người bạn nhỏ
để HS yên tâm khi ở gần thầy cô. Vì vậy trường THCS Phước Tiên như là ngôi nhà
thứ hai của hơn 325 HS mỗi ngày.
2.Về chuyên môn:
BCH công đoàn kết hợp với tổ chuyên môn động viên GV luôn suy nghĩ để
có hình thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt, thu hút, kích thích tính tích cực của HS
trong giờ học. Phong trào thi đua “ Dạy tốt học tốt” gắn với các hội thi về CM
trong năm. Chính vì vậy đã động viên kịp thời GV, giúp GV phát huy hết khả năng
của mình khi tổ chức các hoạt động giáo dục HS. Tổ chức cho dự giờ học tập kinh
nghiệm các tiết dạy hay của trường cũng như trường bạn. Vì thế CM của giáo viên
được nâng cao và có sự chuyển biến rõ rệt, các đồng chí giáo viên đã có nhiều hình
thức tổ chức tiết học linh hoạt, sáng tạo thu hút sự chú ý của HS, kích thích được
tính tích cực của HS trong các HĐ.
- Bên cạnh việc hoàn thành chuyên môn tại trường rất tốt của một số giáo
viên trong nhà trường, BCH CĐ chúng tôi đã và đang thực hiện tốt việc quan tâm
đến hoàn cảnh, điều kiện gia đình cũng như sự khó khăn cá nhân gây ảnh hưởng tới
chất lượng chuyên môn giảng dạy của 1 số giáo viên trong trường. Chúng tôi tham
mưu với chính quyền về việc tạo điều kiện để GV ở xa có nhà công vụ để sinh
hoạt. Để làm sao các Đ/c giáo viên đó vẫn tự tin về tâm lý, vững về chuyên môn và
hoàn thành công việc được giao.
3. Kết quả:
Sau một thời gian thực hiện sự phối hợp giữa CĐ và chính quyền trong việc

vận động ĐVCĐ thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện -
Học sinh tích cực”, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
10
- Tập thể cán bộ ĐVCĐ đoàn kết nhất trí cùng nhau xây dựng trường THCS
Phước Tiên ngày một phát triển.
- Chuyên môn của giáo viên ngày một nâng cao, giáo viên chủ động, sáng
tạo, có nhiều hình thức tổ chức tiết học và HĐ phong phú, trang trí trong và ngoài
lớp học đẹp phù hợp với môi trường sư phạm.
- HS tích cực HĐ, các kỹ năng, kiến thức của HS phù hợp với lứa tuổi, mạnh
dạn trong giao tiếp.
4. Bài học kinh nghiệm:
- BCH CĐ thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền để lựa
chọn các nội dung tuyên truyền phù hợp.
- Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền để tạo sự mới lạ
thu hút sự chú ý của HS.
- Tạo được bầu không khí đoàn kết trong tập thể, nhất trí, luôn đi sâu đi sát
để nắm bắt tâm tư tình cảm của đồng nghiệp.
- Phối hợp với các đoàn thể có chế độ động viên khen thưởng kịp thời giúp
ĐVCĐ phát huy hết khả năng của bản thân.
- Phối hợp cùng chính quyền tổ chức gặp mặt trong các ngày lễ lớn hoặc
nhân dịp tham quan nghỉ mát hè với mục đích tạo sự gần gũi, đầm ấm các ĐVCĐ
như 1 gia đình lớn, tràn đày sự thân thiện.
Trên đây là một số những việc đã làm được của công đoàn trường trong việc
vận động ĐVCĐ thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện -
Học sinh tích cực”, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng chí để chúng
tôi thực hiện được tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí đã
chú ý lắng nghe.
11
NHỮNG TIÊU CHÍ KHÓ ĐẠT TRONG VIỆC XÂY DỰNG “TRƯỜNG

HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Kính thưa: …………….
Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong
những phong trào lớn được Bộ GD&ĐT phát động và triển khai từ năm học 2008-
2009. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đạt được những kết quả khả quan khi
thực hiện đầy đủ các tiêu chí của phong trào.
Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với mục đích
tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, giúp học sinh có hứng thú
trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực
của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và
tinh thần dân chủ.
Ở trường THCS Phước Tiên, nhìn chung sau 2 năm thực hiện, phong trào đã
đạt được nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nhà trường, không khí sinh hoạt, nề nếp
dạy và học đã có nhiều chuyển biến. Đã tham gia với 5 nội dung chính: Xây dựng
trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường; dạy học có hiệu
quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh;rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu,
chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Phong trào đã thực sự thu hút được sự quan tâm không chỉ của ngành giáo
dục mà còn cả các cấp, ngành ở địa phương. Trong năm học 2008-2009 dù chưa đủ
điều kiện đăng ký hết các nội dung nhưng trường THCS Phước Tiên vẫn coi đó là
những tiêu chí quan trọng để nỗ lực vươn lên. Tuy điều kiện kinh tế ở địa phương
còn gặp khó khăn, việc hoàn thành tất cả các nội dung là điều rất khó, nhưng đã có
những cách làm hay, đó là tập trung hoàn thành một cách có trọng điểm từng nội
dung mà không tràn lan, chạy theo số lượng.
Tuy nhiên, nhà trường cũng chưa đạt được những kết quả khả quan khi tiến
hành tham gia “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tìm hiểu về
vấn đề này chúng tôi nhận thấy rằng, cho dù các tiêu chí đã được đưa ra hết sức cụ
thể, thế nhưng khi tiến hành “ráp” các tiêu chí đó vào thì mới thấy có những sự
“cong vênh” nhất định. Trước hết, đó là khi tổ chức phong trào, ngành giáo dục yêu

cầu nhà trường tự lập KH thực hiện các nội dung. Điều này vô hình chung đã tạo ra
sự mâu thuẫn, khi mà trường hiện nay còn phải nhận sự hỗ trợ về mặt tài chính của
nhà nước, thì việc hoàn thành đúng yêu cầu các nội dung là điều khó có thể thực
hiện được.
Nhà trường gặp khó ngay ở việc thực hiện nội dung đầu tiên “Xây dựng
trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường”. Bởi vì khó khăn
12
hàng đầu trong việc thực hiện nội dung này là nhà trường chưa có đủ nhà vệ sinh
đạt yêu cầu, thiếu phòng học bộ môn, máy vi tính, nhà tập đa năng, sân tập, phòng
làm việc, phòng truyền thống và không có pháp lý về quyền sử dụng đất thiếu khu
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Rèn luyện kỹ năng sống, tạo một môi trường an toàn, cũng như thu hút học
sinh đến trường cũng là một nội dung quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Và
đáng buồn là chúng ta chỉ chăm chăm vào việc dạy chữ mà chưa thực sự quan tâm
đến việc giáo dục kỹ năng sống (ATVSTP, biết phòng chống các bệnh thông
thường, phòng chống HIV - AIDS, rèn luyện thể lực, cân bằng tâm lý để sống lạc
quan, giáo dục về giới tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi), văn hóa ứng xử cho
học sinh. Thậm chí trong việc xử lý các trường hợp học sinh vi phạm pháp luật, đi
xe máy đến trường vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và cơ quan chức
năng.
Việc duy trì số lượng học sinh, thu hút học sinh đến trường cũng là một bài
toán khó, bởi ngay trong năm học 2009-2010 đã có 32 trên tổng số 302 học sinh bỏ
học; bước sang đầu năm 2010-2011 số học sinh bỏ học vẫn còn khá cao là 15/341
học sinh.
Về việc “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”. Các trò chơi,
bài hát dân gian đậm đà bản sắc dân tộc đã được đưa vào làm nội dung xây dựng
trường học thân thiện và đã được nhà trường tiến hành. Thế nhưng, thực tế lại cho
thấy, các trò chơi như: nhảy dây tập thể, ô ăn quan, nu na nu nống, bịt mắt bắt dê...
chỉ thu hút được các em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, còn đối với học sinh trung học

cơ sở thì thật khó để các em quay lại với các trò chơi truyền thống khi mà thị
trường game trên internet luôn được cập nhật và mời gọi với những phiên bản bắt
mắt, hấp dẫn nhất.
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là điều nên làm, nhưng
tiến hành như thế nào để đem lại hiệu quả cao mà không đi vào lối mòn, hình thức
cũng không kém phần quan trọng. Để đạt được điều đó, thiết nghĩ, việc xây dựng
trường học thân thiện cần phải được đi kèm với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất
trường, lớp, hệ thống sân tập, công trình vệ sinh.
Để học sinh tích cực, thì ngoài việc chăm lo công tác đào tạo chuyên môn,
nhà trường cần phải chú trọng truyền dạy những kỹ năng sống cần thiết. Việc đưa
các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cũng cần phải tính
đến tâm lý cũng như cấp học của học sinh, nhất là trong việc thực hiện các nội
dung: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh hay cho học sinh tham gia
tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa
phương.
Trên đây là một vài ý kiến tham luận của cá nhân. Cám ơn các đồng chí.
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×