Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KHÁI QUÁT CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA HỒ QUÝ LÝ_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.71 KB, 9 trang )

KHÁI QUÁT CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA
HỒ QUÝ LÝ

Phần II: NỘI DUNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH

I. Cải cách hành chính

Cùng với quá trình đi lên con đường chính trị Hồ Quý Ly từng bước
thực hiện những cải cách hành chính trên một số lĩnh vực

Về tổ chức hành chính: Từ năm 1375, khi được giao chức tham mưu
quân sự, Quý Ly đã đề nghị chọn các quan viên, người nào có tài năng,
luyệ tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất, đều cho
làm tướng coi quân.

Từ năm 1397, Hồ quý Ly đã đổi một số lộ ở xa thành trấn như: Thanh
Hóa đổi thành trấn Thanh Đô, Quốc Oai thành trấn Quãng Oai, Diễn
Châu đổi thành trấn Vọng Giang,… và nâng một số châu lên thành lộ. Ở
các lộ thống nhất việc chỉ huy quân sự và hành chính trong tay những
quan chức gọi là Đô hộ, Đô thống, Tổng quản do các đại thần nắm. Các
lộ vẫn đặt chánh, phó An phủ sứ như cũ, ở phủ đặt chánh, phó Trấn phủ
như cũ; ở châu đặt Thông phán và Thiên phán; ở huyện đặt lệnh úy và
chủ bạ, bỏ đại tiểu, tư xã và giữ giáp như cũ. Ở các trấn việc việc cai trị
nặng nề mang tính chất quân sự. Để tăng cường giao thông liên lạc giữa
trung ương và địa phương, các hệ thống trạm dịch được bổ sung. Để bảo
đảm an ninh ở mỗi lộ có đặt chức liêm phóng sứ- một chức quan chuyên
trông coi việc dò xét tình hình, trông coi bộ máy mật thám và dò la tin
tức. Đồng thời quy định chế độ làm việc: “lộ coi phủ, phủ coi châu, châu
coi huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng dều làm gộp
một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng mà kiểm xét.


Khu vực quanh thành Thăng Long được Hồ Quý Ly đổi thành Đông Đô
lộ do phủ đô hộ cai quản. Hồ quý Ly cho dời đô về An Tôn (Tây Đô).
Cùng năm này Hồ Quý Ly cho nhân dân xây kinh đô mới ở An Tôn(
Vĩnh Tôn- Thanh Hóa), để lại cho đời sau một công trình kiến trúc lớn,
tục gọi là thành nhà Hồ.

Hồ Quý Ly cũng định cách thức mũ và phẩm phục của các quan văn võ:
Nhất phẩm màu áo tía, nhị phẩm áo màu đại hồng, tam phẩm áo màu
hoa đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc. Chế độ
Thái thượng hoàng được bãi bỏ cuối thời trần, nhưng đến khi nhà trần
thành lập, năm 1404 Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán
Thương và tự xưng là Thái Thượng hoàng.

Về hành chính địa phương của nhà Hồ cơ bản giống Nhà Trần:


Không theo nề nếp nhà tiền Lê, Lý, Trần phong tặng quan tước cho quý
tộc tôn thất. Không đưa nhiều quý tộc nhà Hồ vào bộ máy nhà nước. Hồ
Hán Thương “cấm người tôn thất, cung nhân không được xưng quý hiệu,
người vi phạm bị trị tội”

II. Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ
ruộng đất bằng chính sách “hạn điền”

Mục tiêu của hạn điền là hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc
phong kiến:

Chiếm hữu lớn về ruộng đất của nhà Trần vừa là do phân phong, vừa là
do chiếm dụng: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình
đắp đê bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai, ba năm khai khẩn thành

ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều đất tư trang”

Nay “Năm 1397, tháng 6 (âm lịch) xuống chiếu hạn chế danh điền (tức
ruộng có người đứng tên”. Riêng đại vương và trưởng công chúa thì số
ruộng không hạn chế.

Đến thứ dân thì số ruộng đến 10 mẫu. Người nào có nhiều thì tùy ý được
lấy ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như
vậy. số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”.

“Hạn điền đánh vào nền tảng kinh tế của quyền uy chính trị của quý tộc
phong kiến.

Tuy vậy cải cách này cũng chỉ là nửa vời. Bởi vì trong khi xã hội đang
có yểu cầu tư hữu hóa ruộng đất để phát triển kinh tế hàng hóa tiền tệ và
giải quyết nạn thiếu đói, thì số ruộng đất ngoài 10 mẫu được lấy ra lại bị
xung công “hiến cho nhà nước” biến thành quan điền”

Tuy việc đưa ruộng đất rút ra từ “hạn điền” vào sở hữu chung của nhà
nước phong kiến quan liêu như vậy là tiến bộ hơn sở hữu lớn của phong
kiến quý tộc, nhưng nó cũng chỉ có tác dụng củng cố quyền lực Nhà
nước chứ không phát triển được kinh tế, cải thiện được dân sinh, tăng
cường được khối đoàn kết dân tộc chống ngoaị xâm.
Phần náo đó là sự duy trì tính chất công hữu về ruộng đất của phương
thức sản xuất châu Á mà đến thế kỷ XV đã quá lỗi thời.

III. Cải cách quan hệ sở hữu sức lao động bằng biện pháp “hạn nô”

Chính sách hạn nô được ban hành sau chính sách hạn điền 4 năm tức là
vào năm 1401.


Chính sách hạn nô được tiến hành như sau:

Năm 1401, Hán Thương lập phép hạn chế gia nô: “Chiếu theo phẩm cấp
được có số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên nhà nước. Mổi tên
được trả 5 quan tiền. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình
chúc thư ba đời. Nô người nước ngoài thì không theo lệ này. Các nô đều
thích vào trán để đánh dấu,…”

Mục tiêu của “hạn nô” cũng đồng nhất với “hạn điền” là đánh vào cả thế
và lực của quý tộc phong kiến, như sử cũ ghi rõ: “Bấy giờ bọn sĩ đại phu
tham phú quý, mong được lòng họ Hồ, đâng thư khuyên giết hại con
cháu nhà Trần, giảm bớt số ruộng và nô để nén bớt thế lực của họ, như
bọn Hoàng Hối Khanh, Nguyễn Hy Chu, Đồng Thức, còn lại thì nhiều
vô kể”

Đây không chỉ giảm ưu thế về kinh tế, mà còn làm giảm sức mạnh quân
sự của quý tộc. Sức mạnh quân sự của gia nô, nô tì thời Trần đả được
biểu lộ trong cuộc chiến thắng Nguyên Mông, nay quý tộc có thể dùng
sức mạnh đó đánh vào “kẻ tiếm ngôi” là Hồ Quý Ly”, buộc họ Hồ phải
đề phòng. Mặt khác cũng để hạn chế sự rối loạn xã hội bởi vì trong
khủng hoảng, nhiều gia nô đã bỏ chủ đi theo nông dân khởi nghĩa,

Nhưng cũng như hạn điền, “hạn nô” cũng là chính sách nửa vời.

Đáng lẻ “hạn nô” là để giải phóng sức sản xuất xã hội, thì đây lại đưa nô
xung công và xung vào quân dịch để cũng cố chế độ phong kiến quan
liêu. Như vậy là vẫn duy trì tàn dư của phương thức sản xuất châu Á về
công hữu hóa sức lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa- tiền
tệ. Cũng có thể nói như ngôn ngữ ngày nay là “hạn nô” đúng ở đầu vào

nhưng sai ở đầu ra.

IV. Cải cách về quân sự

Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh
quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v. Ông thường hỏi các quan:

Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để dánh giặc Bắc?

Để có nhiều quân, năm 1401 Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ
2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số
người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng
thêm nhiều.
Năm 1402, xét duyệt quân ngũ, chọn tráng đinh, cho người nghèo sung
vào quân trợ dịch sau đó đổi thành quân bồi vệ,…

Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt
biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ
dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. ở các cửa bể và
những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành
những trận địa mai phục quy mô.

Năm 1405, chấn chỉnh lại tổ chức quân đội. Về biên chế quân đội, Quý
Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18
đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi
doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân.
Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.

Ông còn cho xây dựng thành trì mới, xây dựng kinh đô ở An Tôn (Vĩnh
Tôn- Thanh Hóa)


Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu
lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm
nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho
con cả là Hồ Nguyên Trừng chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc
ở sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng
như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có
theo hay không theo mà thôi." Chính vì họ Hồ không được lòng dân nên
khi Trương Phụ và Mộc Thạnh đem 20 vạn bộ binh kỵ binh và hàng
chục vạn phu dịch sang xâm lược nước ta, triều Hồ đã thất bại.

Trước các mũi tiến công của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một
vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến Nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ
hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm thành Đa Bang.
Cuối năm Bính Tuất (20-1-1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng
ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22-1-
1407, quân địch tràn xuống chiếm kinh thành Thăng Long. Quân nhà Hồ
lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài
trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo bọn
thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.

Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen
tan tác. Tướng Hồ là Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu:

Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ
hạ tự đốt đi mà chết còn hơn. Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém
rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ
Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm
Đinh Hợi (1407). Có thuyết nói ông bị nhà Minh sát hại khi sang Yên
Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm lính ở Quảng Tây.


Nhà Hồ làm vua từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407),
được trọn 7 năm thì sụp đổ. Việt Nam lại nằm trong vòng đô hộ nhà
Minh.

×