Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ _2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.26 KB, 6 trang )

Tính hiện đại của Thơ mới
Việt Nam xét trên phương
diện ngôn từ





Vượt ra ngoài không gian văn học vùng để tham gia vào một không gian văn học
rộng lớn hơn là chiều hướng vận động có tính tất yếu đối với văn học Việt Nam đầu thế
kỉ XX, trong đó có thơ. Đó cũng chính là quá trình hiện đại hóa. Đối với văn học
Việt Nam, do trực tiếp tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nên quá trình đó
cũng chính là thế giới hóa và phương Tây hóa. Quá trình ấy diễn ra trên nhiều bình diện,
từ sự cảm nhận thế giới, sự đồng hóa thế giới thành nội dung nghệ thuật đến sự sáng tạo
và vận dụng các phương tiện diễn đạt… theo tinh thần hiện đại. Bài viết này chỉ nhấn
mạnh một số biểu hiện tính hiện đại trên phương diện ngôn từ, một trong những vấn đề
quan trọng đối với các nhà thơ trong phong trào thơ mới 1932-1945.
1. Trong văn học phương Tây, văn học tiền hiện đại chủ yếu chú trọng phương diện
nội dung, xem vấn đề đề tài, chủ đề, nội dung các hình tượng quyết định giá trị của một tác
phẩm. Văn học lãng mạn ra đời được xem như một “hủy thể” của chủ nghĩa cổ điển, tuy
nhiên, do hầu hết các nhà văn lãng mạn gắn hoạt động văn học với những hoạt động xã hội
và do sáng tạo trong thời đại người phương Tây đang còn lạc quan về quyền năng của tư duy
duy lí nên sự đối lập với văn học cổ điển chủ yếu biểu hiện ở khuynh hướng tự do hóa, đề cao
cảm xúc và tưởng tượng cá nhân, phản ứng tính công thức, qui phạm Và vì vậy, dù đó
là “một sự bùng nổ kinh động”, là “chân trời không giới hạn”…, nhưng nhìn chung, sự quan
tâm của các nghệ sĩ lãng mạn chủ yếu vẫn thiên về cái được biểu đạt chứ không phải cái biểu
đạt. Sau sự thoái trào của trào lưu này, tương quan giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt
dường như có sự sắp xếp lại, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn từ, gắn liền với tinh thần “vị nghệ
thuật”, bắt đầu từ phái Parnasse, và sau đó là sự ra đời của trào lưu hiện đại chủ nghĩa. Về sự
hoán vị tương quan giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, Roland Barthes đã nêu nhận xét
thú vị, có tính tổng kết: “Ý nhị cổ điển là ý nhị về các mối quan hệ, chứ không phải về từ: đó


là nghệ thuật biểu đạt chứ không phải nghệ thuật phát minh…, người ta thích thú vì cách
trình bày chúng chứ không phải vì sức mạnh và vẻ đẹp riêng của nó”
(1)
.
Trên thực tế, vai trò của ngôn từ được đề cao một cách đặc biệt từ thế hệ các nhà thơ
tượng trưng cuối thế kỉ XIX. Stéphane Mallarmé từng cho rằng thơ trước tiên là “ma thuật
ngôn từ” và kêu gọi “hãy nhường sáng kiến cho những từ”. Cùng thời với Mallarmé, Arthur
Rimbaud – một thiên tài vụt sáng - say mê phát minh “những loài hoa mới”, “những tinh cầu
mới”, những ngôn ngữ mới chưa từng bị “ô uế”. Ông quan niệm chữ viết là một kinh nghiệm
tự thân, nó “không tìm cách khoanh vòng thực tại mà (phải) là một phát kiến mới mẻ”
(2)
. Đứa
con nghịch đạo của thế kỉ cực trị của tinh thần duy lí đã dứt khoát với ý nghĩ “lĩnh vực của
khoa học là lĩnh vực mà sự vật hiện diện ấy thôi, chứ chưa phải lĩnh vực mà sự vật thể hiện ý
nghĩa”
(3)
, ý nghĩa hay linh hồn sự vật mới là điều đáng nói, chính nó mới làm nên giá trị cho
nhà thơ. Nỗi bận tâm của Mallarmé hay Rimbaud đã trở thành nỗi bận tâm có tính đại điện
cho nhiều thế hệ nhà thơ hiện đại. Và không phải ngẫu nhiên, không ít nhà thơ đã nhìn thấy ở
Rimbaud hình ảnh một nhà thơ “tiên tri”, một người “ăn trộm lửa thiêng” trong công cuộc
tìm kiếm ngôn từ mới, giải thoát nó khỏi vai trò vật lệ thuộc hay phương tiện thông tin về
phong tục hoặc mô tả đời sống thường nhật. Muộn hơn, và cũng với tinh thần ấy, các học giả
phái hình thức Nga đầu thế kỉ XX đã nêu yêu cầu sáng tạo ngôn từ thành vấn đề có tính lí
luận, xem đó như là “yếu tố đặc biệt tạo điều kiện cho sự tồn tại của một tác phẩm văn
học”
(4)
, thậm chí coi “lịch sử của thơ ca là lịch sử của ngôn từ”.
Nhìn chung, sự thay đổi từ quan niệm đến sự sáng tạo và sử dụng ngôn từ là một trong
những thay đổi quan trọng của văn học hiện đại thế giới, và xu hướng của văn học hiện đại là
ngôn ngữ phải trở thành công cụ khám phá thế giới của những điều chưa biết và bản thân nó

cũng phải trở thành một khám phá. Tính hiện đại của thơ trên phương diện ngôn từ về cơ bản
gắn liền với cốt lõi quan niệm ấy.
2. Tính hiện đại của thơ mới như thế nào? Trong Đổi mới phê bình văn học, Đỗ Đức
Hiểu nhìn nhận: “Thơ mới là một sáng tạo ngôn từ thơ về nhiều mặt; nó mở rộng câu thơ, bài
thơ; nó đi vào chiều sâu của thơ bằng cấu trúc mới, cú pháp mới, từ ngữ mới, nhịp điệu mới”.
Đó là một sự thay đổi toàn diện về mặt ngôn ngữ thơ, gắn liền với một thời đại thơ đang
chuyển mình theo hướng hiện đại hóa. Tuy nhiên, những đổi mới ngôn từ của thơ mới không
chỉ dừng ở những thay đổi về hình thức, mà còn có những thay đổi trên những bình diện khác
có chiều sâu hơn, có tính “nổi loạn” hơn, gắn với cách nhìn và cách diễn đạt mới về thế giới
và đời sống, và tuy mới dừng lại ở một bộ phận các nhà thơ nhưng nói được rất nhiều về triển
vọng của thơ và văn học hiện đại nói chung.
2.1. Ngôn từ gợi kinh nghiệm giác quan.
Không thể nói khác trước một thực tế là: thơ lãng mạn phương Tây, trước hết là thơ
lãng mạn Pháp, đã tác động một cách sớm nhất, mạnh mẽ và rộng rãi nhất đến các nhà thơ
mới Việt Nam. Điều đó cũng dễ hiểu. Với một thời gian dài sáng tạo trên một tư duy thơ
khuôn mẫu, chặt chẽ, khi tiếp xúc với thơ lãng mạn các nhà thơ mới đã thấy ở đó một cơ hội
rõ ràng nhất cho sự giải phóng. Và như thế, từ cái tôi cô đơn, cái tôi kiêu kì, những sự ám ảnh
về thời gian qua mau đến hình thức thơ đầy tự do của Lamartine, Musset, Vigny,… nhanh
chóng được các nhà thơ nhận ra như những sáng tạo mới mẻ và hấp dẫn, để rồi từ đó, cái Tôi
trong thơ mới cũng nổi lên như một giá trị. Tuy nhiên, thơ mới không chỉ có thế. Sau một
thời gian củng cố thế bàn thạch của mình, một bộ phận các nhà thơ mới làm một sự chuyển
dịch, từ chỗ thiên về thơ mô tả khách thể hay trình bày cảm xúc một cách trực tiếp đến chỗ họ
thích thú một lối thơ kín đáo, giàu ẩn ý, gợi ra những cảm giác, thông qua đó người đọc có
thể liên tưởng đến một thế giới sâu xa hơn hoặc những rung động tinh vi của đời sống tâm
linh. Tạo ra hình thức ngôn ngữ mới có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan và gợi
cảm giác là một sáng tạo khá phổ biến ở nhiều nhà thơ mới, trong đó trước hết phải kể đến
Bích Khê như một trường hợp tiêu biểu.
Hình thức ngôn ngữ trong thơ Bích Khê hết sức linh hoạt. Khi diễn đạt cái bí ẩn, vô
hình, ông thường chú trọng sử dụng những từ chỉ màu sắc, gợi hình ảnh thị giác như hồn
ngọc thạch (Đây hồn ngọc thạch xanh xao như tờ), mộng trắng phau(Mộng trắng phau

phau, vót cung nga), mộng xanh (Mộng rất xanh, rất xanh, rất xanh), mộng trắng như
ngà (Mộng sao mộng lạ - trắng như ngà / Chúng tôi lạc giữa mộng như ngà)… hoặc tạo ra
sự kết hợp lạ giữa một từ chỉ cái trừu tượng và một từ chỉ vật thể để cụ thể hóa, tạo cho cái
trừu tượng một hình hài, như mùi hương vỡ (Phăng mạch đêm - hương vỡ ứa ngầm
tinh), hồn vỡ (Hồn ơi! Cặp mắt vỡ men hoa), miếng nhạc (Tôi để vạn miếng Nghê thường,
a dội vào đôi con mắt ngọc)…
Về phương diện ngôn từ, có thể nói Bích Khê thể hiện khả năng sáng tạo ở độ linh
hoạt và sung mãn nhất. Ngôn từ thơ ông đúng nghĩa là một thứ ngôn từ nhào nặn và chinh
phục chất liệu. Ông hoàn toàn giống như một vị tướng điều khiển đạo quân chữ nghĩa theo
mục đích của mình, biến cái không thành có, biến cái vô hình thành cái hữu hình, dường như
chưa có trong tiền lệ. Thơ Bích Khê bởi vậy luôn có được cái ma lực cuốn hút người đọc do
những ý nghĩa, những cảm giác bất ngờ được tạo nên từ từ ngữ. Trong thơ mới có lẽ ông
cũng là người gia công nhiều trong kĩ thuật biểu đạt, thậm chí một số bài thơ khá cầu kì,
nhưng đó không phải sự “luyện kim ngôn từ” một cách thuần túy mà điều quan trọng ở chỗ
đằng sau những sáng tạo đó là quan niệm mới về vẻ đẹp của từ ngữ và khả năng lớn lao của
thơ: thơ phải đạt đến sức mạnh đánh thức một thế giới chưa biết, một thế giới ngầm không
phải tĩnh tại mà vô cùng linh động, huyền diệu, không giới hạn. Bích Khê đã sáng tạo nên
một thứ thơ làm rung động tất cả các giác quan, cả tinh thần và thể chất với tất cả khả năng
thẩm mĩ của nó. Đó là quan niệm thơ nhưng cũng là một cách nhìn thế giới trong chiều sâu
và sự vô tận. Tất nhiên, sự gia công quá rõ rệt về từ ngữ cũng như những phương tiện biểu
đạt khác khiến cho thơ Bích Khê có lúc cũng đưa lại cho người đọc cảm giác tác giả của nó
đã quá thiên về kĩ xảo ngôn từ, ít chăm chút hơn phương diện cảm xúc.
Hàn Mặc Tử cũng chú trọng khả năng gợi của ngôn ngữ. Ông cũng có cách vật thể
hóa cái trừu tượng gần giống với Bích Khê, như:
Dịp cười như tiếng vỡ pha lê
(Một miệng trăng)
hay:
Tôi riết thời gian trong nắm tay,
Tôi vo tiếc mến như vo lụa.
(Chơi trên trăng)

Nhưng nhìn chung cách làm gần với Bích Khê trong thơ Hàn Mặc Tử không nhiều. Sự
khác biệt quan trọng giữa hai nhà thơ này còn ở chỗ, nếu Hàn Mặc Tử sử dụng ngôn từ mang
tính chất ảo giác gắn liền với cái nhìn vật thể trong trạng thái biến thiên, thì Bích Khê lại chú
trọng nhiều hơn tới sự mê hoặc của thơ qua sự chuyển dịch liên tục giữa các trạng thái cảm
giác khác nhau dựa trên nguyên tắc sự liên tưởng có tính chất “bùng nổ” và "tràn sóng”.
Bích Khê thể hiện sự khai thác một cách khá triệt để cảm quan tương hợp trong thơ
Baudelaire. Sự sáng tạo ngôn từ mới đi liền với cảm quan tương hợp ấy đưa lại cho ngôn từ
của thơ ông khả năng gợi cảm đặc biệt hơn so với nhiều nhà thơ mới khác.
2.2. Sự liên tưởng tự do, bất định.
Nghệ thuật hiện đại, trong đó có thơ, là nghệ thuật mang tính “phát minh”. Thực tế văn
học thế kỉ XX cũng chứng minh một điều rằng: thẩm mĩ dựa trên nguyên tắc mô phỏng được
xác lập từ cổ đại với Aristote, để từ đó đưa lại một ảo giác về tính có thật của cái được miêu
tả đã trở nên không đủ sức khái quát thực tế vô cùng phong phú và sinh động của văn học
trong thời đại chủ nghĩa duy lí và tư duy phân tích đầy tính thực chứng đã trở nên bất tín
nhiệm. Thế giới trong cách cảm nhận của người hiện đại không chỉ là thế giới được nhìn thấy
mà còn là thế giới được nhận ra, một thế giới của những chiều sâu thẳm, đầy bí ẩn. Quyền
năng của thơ, vì vậy, không thể chỉ là sự miêu tả, kể lể hời hợt, mà quan trọng hơn là sự khải
thị về một thế giới chưa từng biết, thế giới của tinh thần, huyền diệu và linh động. Diễn đạt
thế giới ấy là bất khả đối với thứ ngôn từ của trí năng và là cơ hội cho ngôn từ của sự liên
tưởng đầy tính trực giác, thần cảm của nhà thơ.

×