Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện tân châu tỉnh an giang năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ước mơ lâu đời của loài người là sống trường thọ, hơn nửa thế kỷ trước
đây người ta còn nói với nhau rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (người
thọ 70 xưa nay hiếm). Thế nhưng cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ,
đời sống vật chất của con người ngày càng hoàn thiện, các kỹ thuật y học
ngày càng tiến bộ, tuổi thọ của con người ngày càng tăng, dẫn đến số người
cao tuổi trong cộng đồng ngày càng tăng tạo ra quá trình tích tuổi.
Quá trình tích tuổi trong dân cư đã đặt loài người trước thách thức mới,
một loạt vấn đề phức tạp về tâm lý xã hội nhu cầu phục vụ đời sống bảo vệ
sức khoẻ, chăm sóc lúc đau ốm,…. Đứng trước hiện tượng mới này, ngay các
nước tiên tiến về mặt kinh tế khoa học kỹ thuật, tổ chức xã hội cũng chưa
được chuẩn bị đầy đủ, đang còn trong thời kỳ tìm kiếm phương án giải quyết
đồng bộ và tối ưu.
Trong tiến trình lão hoá, con người có những biến đổi sâu sắc về hình
thái, cấu trúc sinh hoá các tế bào cũng như về hoạt động chức năng của các
nội tạng. Do những biến đổi này, một chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể
khi còn ở lứa tuổi trẻ dần dần trở nên không thích hợp đối với lứa tuổi trung
niên. Ðến lứa tuổi từ 60 trở lên nếu không được điều chỉnh một cách tương
xứng, thực hiện chế độ ăn không tốt sẽ không đảm bảo trạng thái sức khoẻ
bình thường, vì đã chứa đựng những yếu tố gây bệnh, có nhiều bất ổn dẫn đến
bệnh tật, gây tàn phế hoặc tử vong [27],[76], [83].
Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng
vì cơ thể thường đã bị lão hoá. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị
suy giảm và thường hay mắc các bệnh mạn tính. Chế độ ăn và cách ăn uống
sao cho phù hợp với người cao tuổi là hết sức quan trọng [75]. Vì vậy, nghiên
cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi là đáp ứng tính giá trị xã hội.
2
Việt Nam cũng đang đối mặt với quá trình tích tuổi, quan tâm đến vấn đề
này Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chiến lược để cả cộng đồng


cùng thực hiện chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi. Nhưng mỗi
địa phương đều có những đặc điểm khác nhau, nên cần có những nghiên cứu
về người cao tuổi theo từng vùng và lãnh thổ khác nhau.
Huyện Tân Châu – tỉnh An Giang là huyện cù lao ở biên giới Tây – Nam
Việt Nam giáp với nước bạn Campuchia và thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, chủ yếu vẫn mang đặc điểm khí hậu và hoạt động sinh hoạt nông
nghiệp của vùng đồng bằng. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước,
số người cao tuổi đang ngày một gia tăng, nhưng hiện chưa có nghiên cứu nào
xác định tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân- béo phì của
người cao tuổi tại địa phương, cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan để kịp
thời cải thiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại địa phương
trong những giai đoạn tiếp theo, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng ở ngƣời cao tuổi tại huyện Tân
Châu- tỉnh An Giang năm 2009” với hai mục tiêu cụ thể như sau.
1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao
tuổi tại huyện Tân Châu- tỉnh An Giang, năm 2009.




3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGƢỜI CAO TUỔI
Cho tới nay vẫn còn thiếu một định nghĩa đầy đủ về tuổi già. Có thể gọi
người già hay người cao tuổi (NCT) là những người mà khả năng chức phận
cơ thể suy giảm dẫn tới giảm rõ rệt khả năng lao động trí óc và chân tay cùng
với các biểu hiện bên ngoài. Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ánh

tính chính xác quá trình sinh học. Có người nhiều tuổi nhưng trong vẫn trẻ,
khoẻ mạnh. Trái lại cũng có người chưa nhiều tuổi nhưng đã có nhiều biểu
hiện của sự già. Tiến trình lão hoá do rất nhiều nguyên nhân đã và đang được
nghiên cứu. Vì vậy, sự phân chia theo tuổi chỉ có tính chất ước lệ và chỉ có
giá trị tương đối [9],[32],[35],[57].
Hiện nay khái niệm tuổi già hay người cao tuổi được một số nước trên
thế giới, trong đó có một số nước châu Âu và ngay cả nước Mỹ đã đề nghị sử
dụng đối với người trên 65 tuổi [32], [83],[86].
Theo Tổ chức y tế thế giới, sự sắp xếp các lứa tuổi như sau:
- 45 đến 59: tuổi trung niên
- 60 đến 74: người nhiều tuổi
- 75 đến 90: tuổi già
- Trên 90 : người già sống lâu
Cách quy định trên đây hiện đang được nhiều nước áp dụng [32],[35].
Ở Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký
sắc lệnh công bố Pháp lệnh Người Cao Tuổi vào ngày 12/05/2000 [73]. Sau 9
năm thực hiện pháp lệnh, Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã hệ thống, chỉnh sửa và công bố thay thế pháp lệnh bằng Luật Người
cao tuổi vào ngày 23/11/2009 [54]. Trong đó, quy định rõ: “ Người cao tuổi
(NCT) được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
4
1.2. TÌNH HÌNH VÀ QUY MÔ DÂN SỐ NGƢỜI CAO TUỔI
1.2.1. Số ngƣời cao tuổi trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) năm 1950, người cao tuổi mới chỉ
có 214 triệu, năm 1970 số người 60 tuổi trở lên trên toàn cầu là 291 triệu,
chiếm 8% toàn dân số thế giới. Năm 1975 đã là 346 triệu, đến năm 2000 là
590 triệu. Tỷ lệ này tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển, từ 5,4% lên
7%, từ 137 triệu năm 1970 lên 354 triệu năm 2000, có nghĩa tăng 2,6 lần [32].
Năm 2008, theo báo cáo thống kê của WHO số người trên 60 tuổi đã
chiếm tỷ lệ 11% dân số toàn cầu. Trong đó, khu vực châu Âu có tỷ lệ cao nhất

đã lên đến 19%, vùng Tây Thái Bình Dương 12% và thấp nhất là Châu Phi
chỉ có tỷ lệ 5% dân số [88]. Riêng tại Mỹ, số người trên 65 tuổi đã là 38,9
triệu người chiếm tỷ lệ 12,8% dân số toàn nước Mỹ [86].
Mức tăng hàng năm của tỷ trọng người cao tuổi là 2,6%, nhanh gấp ba
lần mức tăng dân số. Dự báo đến năm 2045 lần đầu tiên số lượng người già sẽ
vượt số lượng trẻ em. Tại hầu hết các quốc gia, dân số trên 80 tuổi tăng nhanh
hơn các nhóm tuổi khác và sẽ tiếp tục tăng nhanh cho tới năm 2050, điều này
cho thấy một nhu cầu đang tăng về chăm sóc lâu dài [32].
Hiện nay, tuổi trung vị của thế giới là 28 tuổi. Nigeria thuộc miền trung
bắc châu Phi là quốc gia có dân số trẻ nhất với tuổi trung vị là 15; Nhật Bản là
quốc gia có dân số già nhất với tuổi trung vị là 44. Trên toàn thế giới, tuổi
trung vị sẽ tăng lên 10 tuổi trong 4 thập kỷ tới [32].
Điều này làm tăng thêm nhu cầu về chăm sóc và gánh nặng cho nhóm
dân số trong độ tuổi lao động nhằm hỗ trợ những người nghỉ hưu. Xu hướng
này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thị trường
lao động, lương hưu, thuế, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng tới thu xếp cuộc
sống, nhu cầu nhà ở, di cư và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Tiến trình già hoá dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu, xảy ra ở
tất cả các lãnh thổ trên thế giới và ảnh hưởng đến các quốc gia, dân tộc. Dân
5
số cao tuổi ở nhiều nước trên thế giới đang tăng nhanh và sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tới, cả về số lượng cũng như tỷ lệ trong tổng dân số. Xu
hướng dân số này chủ yếu là do tác động của tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ ngày
càng tăng [70],[78].
1.2.2. Ảnh hƣởng tuổi thọ của con ngƣời lên dân số ngƣời cao tuổi về giới
Tuổi thọ trung bình của con người là hy vọng sống ở vào lúc mới sinh.
Số người cao tuổi tăng và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số chung tăng là do
tuổi thọ trung bình được nâng cao[32],[84].
Bảng 1.1. Nước có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất (2005) [69]
Cao nhất

Thấp nhất
Nhật
82
Bốt-soa-na
35
Ai-xơ-len
81
Lê-sô-tô
35
Thuỵ Điển
81
Soa-di-lân
35
Ôx-trây-li-a
80
Dăm-bi-a
37
Ca-na-đa
80
Ăng-gô-la
40
Pháp
80
Si-ê-ra Lê-ôn
40
I-ta-li-a
80
Dim-ba-bu-ê
41
Na-uy

80
Áp-ga-ni-xtan
42
Tây Ban Nha
80
Li-bê-ri-a
42
Thuỵ sĩ
80
Mô-dăm-bích
42
Bảng 1.2.Tuổi thọ trung bình theo giới (năm 1980) [69]
Nƣớc
Nam
Nữ
Bungari
68,70
73,90
Balan
66,90
75,50
Cộng hoà dân chủ Đức (củ)
68,60
74,40
Rumani
67,40
72,00
Tiệp khắc
66,70
73,60

Hungari
Cuba
66,64
66,30
72,42
73,50
Liên Xô (củ)
64,00
74,00
Mông cổ
64,00
65,00

6
Nhìn chung nữ giới cao tuổi thọ cao hơn nam giới, tình trạng đó dẫn đến
tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ trong số người cao tuổi [32].
Bảng 1.3. Số nam có so với 100 nữ theo độ tuổi, loại nước

Năm

Độ tuổi
1975
Dự báo 2025
Nƣớc đang
phát triển
Nƣớc
phát triển
Nƣớc đang
phát triển
Nƣớc

phát triển
60 - 69
96
74
94
78
70 - 79
88
62
86
75
 80
78
48
73
53
Ở các nước đang phát triển số nam thấp hơn nữ không nhiều bằng ở các
nước phát triển. Ví dụ vào năm 1975 ở độ tuổi 60-69 tuổi cứ 100 nữ thì có 96
nam ở các nước đang phát triển và 74 nam ở các nước phát triển. Ở các nước
phát triển từ lứa tuổi 80 trở đi, cứ khoảng 2 nữ thì có 1 nam.
So sánh giữa hai thời kỳ 2025 và 1975 thì số nam ở các nước đang phát
triển giảm dần 96 còn 94 và 88 còn 75, trong lúc đó ở các nước phát triển tỷ
số đó tăng dần (từ 74 lên 78, và từ 62 lên 75, và từ 48 lên 53) [32].
Riêng tại Mỹ, số người trên 65 tuổi đã có tỷ lệ 136 nữ (22,4 triệu người)
so với 100 nam (16,5 triệu người) trong năm 2008. Tỷ lệ nữ với nam này tăng
lên theo từng nhóm tuổi, nếu ở nhóm 65- 74 tuổi là 114 thì tăng lên 207 ở
nhóm từ 85 tuổi trở lên [86].
1.2.3. Ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
Qua số liệu thống kê cơ sở và các đợt tổng điều tra dân số các năm 1979,
1989, 1999, cho thấy số lượng người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng và

tỷ lệ so với tổng dân số cũng tăng.


7
Bảng 1.4.Một số đặc điểm về người cao tuổi ở nước ta [4],[5],[32].
Năm
Dân số
 60 tuổi
 100 tuổi
Tuổi thọ trung bình
Nam
Nữ
Chung
1960 (Ở Miền Bắc)
814.591 (5%)
710


30,0
1974 (Ở Miền Bắc)
1.645.659 (6,9%)
903


58,0
1979
52.806.090
3.728.110(7,06%)
2.731
63,6

67,8
66,7
1989
64.429.624
4.632.490(7,19%)
2.432
65,7
69,3
68,2
1999
76.327.919
6.201.000(8,12%)
3.695
66,5
70.1
68,9
2009 [4]
86.789.573
9,0%

70,2
75,6
72,8
Do tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm mạnh
trong 10 năm qua, “chỉ số già hoá” của dân số Việt Nam đã tăng 11 điểm
phần trăm sau 10 năm (từ 24,5% năm 1999 lên 35,9%). Chỉ số già hoá của
nước ta hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%),
tương đương với mức già hoá của In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin, nhưng thấp hơn
mức của Xinh-ga-po (85%) và Thái Lan (52%) [4].
Cần lưu ý rằng người cao tuổi là một lực lượng vẫn còn có thể đóng góp

sức lao động chứ không phải “chân yếu tay run” và không làm được việc gì.
Thực tế, ngày càng nhiều người cao tuổi tham gia các công việc quan trọng
trong xã hội sau khi đã về hưu: tình nguyện viên, truyền đạt kinh nghiệm và
kiến thức cho người trẻ, giúp đỡ gia đình các công việc nhà… Ở Châu Phi,
những bệnh nhân AIDS được cha mẹ họ chăm sóc, khi họ qua đời con của họ
lại tiếp tục được ông bà chăm sóc. Ở Tây Ban Nha, người cao tuổi, đặc biệt là
phụ nữ cao tuổi, đã chăm sóc các bệnh nhân, những người không nơi nương
tựa. Những đóng góp to lớn ấy chỉ có thể được bảo đảm nếu người cao tuổi có
đầy đủ sức khoẻ.
Tuy nhiên, một trong những mối lo ngại lớn hiện nay là cùng với sự già
đi của dân số là sự gia tăng các bệnh mạn tính ở người cao tuổi: bệnh tăng
8
huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, alzheimer, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính… Theo thống kê, phần lớn người cao tuổi lại đang sống tại các nước
đang phát triển. Để người cao tuổi vẫn có thể tham gia tích cực đóng góp sức
lao động cần phải có những chính sách phù hợp về chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi.
Hội nghị Toàn cầu về tích tuổi lần 7 ở Singapore, Tổ chức Sức khoẻ Thế
giới đã khuyến cáo thực hiện “Chăm sóc sức khoẻ ban đầu thân thiện với lứa
tuổi” tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cộng đồng với nhiệm
vụ là truyền thông giáo dục sức khoẻ; huấn luyện kỹ năng, thói quen, hành vi
có lợi đối với sức khoẻ cho người cao tuổi và chăm sóc khoẻ cho họ.
Theo Tổ chức Sức khoẻ Thế giới: “Người cao tuổi khoẻ mạnh chính là
một nguồn lực quan trọng cho gia đình, cộng đồng và nền kinh tế”. Chính vì
lẽ đó cần có nhiều nghiên cứu về tích tuổi và đề ra các giải pháp kéo dài cuộc
sống khoẻ cho người cao tuổi.
Đảng, Quốc Hội, Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam đã ban hành các
văn bản để khẳng định vai trò của người cao tuổi trong xã hội và đề ra nhiều
chủ trương, chính sách liên quan đến việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe người
chủ tuổi [3],[78].

Để thực hiện các chủ trương và chính sách đó, ngày 05/8/2004 Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc thành lập Uỷ Ban quốc gia về
Người Cao tuổi Việt Nam [59]. Đến ngày 21/ 11/ 2005, Thủ tướng Chính phủ
đã ra quyết định phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao
tuổi Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Trong mục tiêu cụ thể của chương trình
hành động có nêu: “ Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người
cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi” và trong các
hoạt động chủ yếu để thực hiện Chương trình thì có mục: “ d/ Hoạt động nâng
cao sức khoẻ” cho Người cao tuổi [60]. Đồng thời, ngày 26/05/2006 Thủ
tướng Chính phủ ban hành quyết định chọn ngày sáu tháng sáu hằng năm làm
“Ngày truyền thống Người Cao tuổi Việt Nam” [61].
9
1.3. BIẾN ĐỔI VỀ HÌNH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH TUỔI
1.3.1. Biến đổi về chiều cao của cơ thể
Chiều cao đứng cho biết hình thái, thể lực cũng như tầm vóc của mỗi
người. Riêng chiều cao đứng không cho phép đánh giá dinh dưỡng mà nó
phải kết hợp với một hay nhiều kích thước, nhất là cân nặng để lập ra chỉ số
dinh dưỡng và thể lực [2],[28],[81],[82].
Chiều cao của cơ thể đạt mức tối đa khi sự phát triển được hoàn tất, thời
điểm này được đánh dấu bằng sự xương hoá ở các sụn đầu xương (cartilages
épiphysaires) vào lứa tuổi từ 18-21 đối với người Châu Âu, có thể muộn hơn
ở người Châu Á.
Sau đó chiều cao giảm dần trung bình cứ sau 10 năm thì giảm độ 1cm.
Ví dụ: ở một người mà sự phát triển đạt mức hoàn chỉnh lúc 28 đến 30 tuổi,
nếu người ấy sống đến 80 tuổi tức 50 năm sau khi trưởng thành thì lúc ấy
chiều cao của cơ thể có thể giảm bớt 5cm. Sự giảm thiểu này chịu ảnh hưởng
lớn lao của nề nếp của hoạt động thể lực, truyền thống luyện tập, tập quán ăn
uống. Do đó các số liệu có thể rất khác nhau tuỳ theo dân cư, địa phương, cá
nhân [35],[81].
1.3.2. Biến đổi về cân nặng của cơ thể

Cân nặng là một kích thước tổng hợp cơ bản không thể thiếu được để
đánh giá về nhiều mặt như thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng. Tuy nhiên,
riêng cân nặng không cho phép đánh giá thể lực hay dinh dưỡng mà nó phải
kết hợp với một hay nhiều kích thước khác như chiều cao để lập ra các chỉ số
đánh giá thể lực, hay dinh dưỡng [2],[28],[81],[82].
Ở người khoẻ mạnh khối lượng của cơ thể đạt mức tối đa vào tuổi 50,
giữ mức tương đối ổn định cho đến lứa tuổi 70, sau đó giảm dần [35],[81].
Những biến động trong các tham số về chiều cao và cân nặng là phản
ánh tổng quát và đại thể của những biến đổi do tích tuổi tế bào, phân tử và
dưới phân tử. Có thể xác nhận biến đổi này qua các tham số về biến đổi cấu
trúc và biến đổi chuyển hoá [81],[82],[84[.
10
1.4. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [28].
TTDD của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh
dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của con người khác nhau tuỳ theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý,…
và mức độ hoạt động của thể lực và trí lực.
TTDD tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và hoạt động của cơ
thể, khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thừa hoặc thiếu dinh
dưỡng) là có thể hiện vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
TTDD của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể
bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng, mà ta có thể so sánh với các số liệu
quốc gia hoặc cộng đồng khác [28].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp
Quốc (FAO) đều khuyến nghị dùng Chỉ số khối cơ thể (Body Mass
Index=BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành. Công
thức tính:
Cân nặng (kg)

Cách tính BMI =
(Chiều cao)
2
(m)

Bảng 1.5. Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WHO [81],[87].
Khoảng BMI
Phân Loại
< 18,5
SDD
18,5 - 24,99
Bình thường
25 - 29,99
Thừa cân
30 - 34,99
Béo phì độ 1
35 - 39,99
Béo phì độ 2
≥ 40
Béo phì độ 3
11
Theo tiểu ban công tác về béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực
Tây Thái Bình dương (WPRO) và Hội Đái tháo đường Châu Á, các nguy cơ
của béo phì tăng lên ở ngưỡng BMI thấp hơn so với phân loại quốc tế, do đó
đã đề nghị thang phân loại sau:
Bảng 1.6. Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WPRO
Khoảng BMI
Phân Loại
< 18,5
SDD

18,5 - 22,99
Bình thường
23 - 24,99
Thừa cân
25 - 29,99
Béo phì độ 1
30 - 34,99
Béo phì độ 2
≥ 35
Béo phì độ 3
Ngoài ra, để đánh giá mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của
một quần thể trong cộng đồng [2], Tổ chức Y tế Thế giới (WHO- 1995) đã
khuyến nghị dùng các ngưỡng sau đây :
- Tỷ lệ thấp 5- 9% quần thể có BMI < 18,5
- Tỷ lệ vừa 10- 19% quần thể có BMI <18,5
- Tỷ lệ cao 20- 39% quần thể có BMI <18,5
- Tỷ lệ rất cao ≥40% quần thể có BMI <18,5
1.5. SUY DINH DƢỠNG
1.5.1. Khái niệm suy dinh dƣỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng gây ra do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng
mà cơ thể cần thiết, việc này có thể là do ăn quá ít hoặc ăn không đồng đều
các thực phẩm căn bản như đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và
khoáng vi lượng khác. Ngoài ra, còn có thể do cấu trúc cơ thể thay đổi dẫn
đến kém hấp thu hoặc không hấp thu các chất dinh dưỡng[16],[20].
Mặc dù gọi là suy dinh dưỡng protein năng lượng, nhưng đây không
12
chỉ là thiếu protein và thiếu năng lượng mà còn thường kết hợp thiếu nhiều
chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường thấy
ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể thấy ở trẻ lớn và nhất là rất nhiều người cao
tuổi cũng mắc phải không phải do nguồn cung các chất dinh dưỡng thiếu,

mà chủ yếu là thiếu nguồn vi chất dinh dưỡng dẫn đến kém hấp thu gây nên
suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, nên thống nhất dùng từ chung là suy dinh
dưỡng ở người cao tuổi.
1.5.2. Suy dinh dƣỡng ở ngƣời cao tuổi
Ở người cao tuổi, các hoạt động chuyển hoá và dinh dưỡng bị suy giảm.
Khả năng cảm thụ cũng bị giảm: mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi kém, vị giác,
xúc giác không nhạy. Lượng men tiêu hoá, nhu động ruột, hoạt động gan thận
giảm. Chức năng chuyển hoá giải độc kém. Tất cả đều ảnh hưởng đến sự tiêu
hoá thức ăn [46].
Bắt đầu từ tuổi 60, trọng lượng cơ thể giảm trung bình 0,5% mỗi năm.
Cấu tạo cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác: mô mỡ tăng và khối lượng cơ
giảm khi tuổi tăng [38].
Người cao tuổi hoạt động ít hơn, nên khối cơ cũng giảm đi 1/3 so với
thời trẻ. Từ 30 đến 40% NCT trên 75 tuổi giảm hơn 10% thể trọng. ở Mỹ, đã
có khoảng 5% đến 12% NCT bị suy dinh dưỡng ở cộng đồng, chiếm 11%
bệnh nhân NCT điều trị ngoại trú, 20% mang nhiều yếu tố nguy cơ trong quần
thể NCT [84].
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho một sức khoẻ
tốt của mọi người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao niên. Đặc biệt, NCT thường
bị suy dinh dưỡng là do thiếu nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần
thiết cho cơ thể, bởi chế độ dinh dưỡng không đa dạng và ít được quan tâm.
Theo thống kê, có tới một phần ba (1/3) những người trên 65 tuổi bị
suy dinh dưỡng, nhất là về chất đạm. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng quan
trọng tới sức khoẻ, bệnh tật và là nguy cơ đưa tới tử vong của nhóm người
cao tuổi [16].
13
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là do cân nặng giảm và được coi là bị
sụt cân ngoài ý muốn khi giảm từ 5 đến 10% sức nặng cơ thể trong vòng sáu
tháng tới một năm. Nên việc khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi nhất
là giám sát cân nặng sẽ giúp phát hiện sụt cân bất thường liên quan đến các

bệnh nguy hiểm nhất là ung thư, đái tháo đường, [38],[82],[84].
Một số nghiên cứu cho thấy: sụt cân nhiều ngoài ý muốn kết hợp với một
tỷ lệ tử vong là 25% trong vòng 18 tháng sau; sụt cân đáng kể ở người cao
tuổi có tỷ lệ tử vong là 9 - 38% trong khoảng thời gian 2-3 năm sau
[35],[38],[81],[83].
1.6. THỪA CÂN- BÉO PHÌ
1.6.1. Khái niệm về thừa cân- béo phì
Trong một thế giới mà sự cung cấp thực phẩm chỉ thực hiện từng đợt, sự
tồn tại rất cần đến một khả năng dự trữ năng lượng dư chưa cần sử dụng ngay.
Nên các kho mỡ dự trữ được phân phối rộng khắp cơ thể, nó dự trữ năng
lượng dưới dạng triglycerid, khi cần nó phóng thích năng lượng dưới dạng
các acid béo để vận chuyển và dễ sử dụng tại các nơi khác. Tuy nhiên, khi có
nhiều dạng thực phẩm, có lối sống ít vận động hơn, cũng do ảnh hưởng của di
truyền mà hệ thống sinh lý lại tăng hoạt động dự trữ mỡ, gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho sức khoẻ con người [83].
Thừa khối mỡ là bệnh rất phổ biến trong thời đại ngày nay, đặc biệt ở
người cao tuổi, đó là bệnh thừa cân (overweight). Dịch tễ học hiện đại cho
biết thừa cân là một yếu tố nguy cơ rất lớn, tác hại sâu xa, thúc đẩy trạng thái
già trước tuổi, các bệnh nhiễm mỡ xơ mạch, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái
tháo đường và các bệnh chứng cổ điển của chúng.
Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế
giới đã đưa ra định nghĩa về thừa cân và béo phì như sau:
- Thừa là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.
- Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [36].[83],[89].
14
1.6.2. Khái niệm về béo bụng
Ngoài cách phân loại thừa cân béo phì theo BMI mà Tổ chức Y tế Thế
giới khu vực Tây Thái Bình dương (WPRO) và Hội Đái tháo đường Châu Á
khuyến cáo, tỷ số vòng eo/vòng mông cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố

mỡ. Do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá tình trạng béo phì. Khi tỷ số
vòng eo/vòng mông vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì được coi là
béo trung tâm [89]. Người ta còn nhận thấy số đo vòng eo thường không liên
quan đến chiều cao, có liên quan chặt chẽ đến BMI và tỷ số vòng eo/vòng
mông và vì thế được coi như là chỉ tiêu đơn giản để đánh giá số lượng mỡ
bụng và mỡ toàn bộ cơ thể. Người ta thấy các nguy cơ tăng lên khi vòng eo ≥
90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ [31],[87].
Chỉ số vòng bụng hay còn gọi là chỉ số vòng eo, được đo bằng thước
dây không co dãn ngang hai điểm giữa của khoảng cách giữa xương sườn
cuối và bở trên mào chậu phải và trái, theo đường nách giữa [2].
1.6.3. Thừa cân béo phì và tăng huyết áp.
Ở bệnh béo phì, khi có béo bụng (béo phì týp nam) liên quan trực tiếp
đến bệnh tim mạch và đái tháo đường. Chết sớm ở bệnh nhân béo phì, nhất
là ở nam giới, chủ yếu là do biến chứng thoái hóa mạch của bệnh tăng
huyết áp[9]. Vì lẻ đó nghiên cứu về tình trạng thừa cân béo phì ở người cao
tuổi, thật là thiếu sót nếu không nghiên cứu về tình trạng tăng huyết áp ở
người cao tuổi.
Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế
giới. THA không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh lý tim mạch mà cũng
có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), xếp THA là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố
gánh nặng bệnh tật toàn cầu và là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi [1], [16].
Phân độ THA theo báo cáo lần thứ VII của Liên Ủy Quốc Gia về dự
phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA năm 2003 (JNC VII). Tuy nhiên
15
trong khuyến cáo 2008 về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn, Hội
Tim mạch học Việt Nam vẫn sử dụng cách phân loại đã công bố trong khuyến
cáo năm 2007. Đây là khuyến cáo dựa vào phân loại của WHO/ISH năm
1999, năm 2005, JNC VI 1997 và đặc biệt của ESC/BSH 2003. Việc phân
loại bao gồm: tối ưu, bình thường, bình thường cao, ba giai đoạn của tăng

huyết áp nhẹ, vừa, nặng [26],[50].
Theo quan niệm hiện nay của TCYTTG thì huyết áp thấp hơn
(HATT/HATTr=120/80mmHg) được xem là huyết áp tối ưu không gây hại
cho sức khoẻ.
1.6.4. Thừa cân- béo phì ở ngƣời cao tuổi
Tuổi tác lại làm biến đổi cơ thể theo chiều hướng dễ thừa cân, chiều cao
giảm dần, khối cơ giảm đi, tích tụ mỡ bất thường. Hai đòn bẫy dọn đường đi
đến thừa cân cần được xem xét một cách nghiêm khắc là thiếu vận động và ăn
thừa. Tư liệu của Liên Xô củ cho biết hiện nay 2/3 dân cư không tập thể dục,
cứ 2 người dân là có một người thừa cân,… ở những người cao tuổi tỷ lệ
người thừa cân là 53% ở nam giới và 64% ở nữ giới (M. Mohr, 1975)[35].
Ngày nay, béo phì được biết đến như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
quan trọng ở nhiều nước Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ở nhiều
nước phát triển, tỷ lệ người béo lên tới 30 hoặc 40%, nhất là ở độ tuổi trung
niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khỏe cộng đồng quan trọng.
Ở Mỹ, tỷ lệ dân số thừa cân [Chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25] hoặc béo phì
(BMI ≥ 30) tăng một cách rõ rệt hơn 20 năm qua; năm 2000, có 67% nam giới
thừa cân trong đó 27,7% béo phì, phụ nữ thừa cân ít hơn 62% nhưng béo phì
nhiều hơn 34% [31].
Tỷ lệ thừa cân – béo phì thì cũng rất cao ở Australia, tỷ lệ thừa cân ở
nam giới từ 44% năm 1992 lên 62,3% năm 1997 và 63% năm 1999 và ở nữ từ
30% năm 1992 lên 46,6% năm 1997 và 47% năm 1999. Ở hầu hết các nước
Châu Âu, tỷ lệ béo phì người trưởng thành từ 10 – 25%. Theo cuộc điều tra về
16
sức khỏe năm 1998 ở Đức, tại Tây Đức: tỷ lệ thừa cân ở tuổi 18-79 tuổi là
52% ở phụ nữ và 67%ở nam giới, béo phì là 18% ở nam và 24,5% ở nữ, trong
khi đó tỷ lệ thừa cân ở Đông Đức còn cao hơn ở Tây Đức. Béo phì thật sự là
vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu ở các nước đã phát triển [31].
Không những ở các nước và khu vực nói trên nơi tỷ lệ béo phì ở người
trưởng thành dao động từ 13% đến trên 20% mà ngay cả ở những nước đang

phát triển, thậm chí ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thừa cân - béo phì
đang có xu hướng tăng nhanh. Các điều tra gần đây ở Thái Lan cho thấy tỷ lệ
thừa cân và béo phì là 16%. Tỷ lệ béo phì ở Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc
tương ứng là 16,5%; 8,6% và 4,3%.
Đáng chú ý là gần đây Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái bình
dương đã thống nhất khuyến nghị lấy ngưỡng BMI ≥ 23 được coi là thừa cân
áp dụng cho người Châu Á [87]. Khuyến nghị đó dựa trên các nghiên cứu ở
Châu Á cho thấy tỷ lệ mỡ cơ thể ở người Châu Á cao hơn hẳn so với người da
trắng có cùng BMI. Chính tỷ lệ mỡ cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá tình trạng béo phì và các hậu quả của nó.
Ở nước ta, những thay đổi về ăn uống và lối sống đã quá rõ nét trong
mấy năm trở lại đây, được phản ánh qua kết quả tổng điều tra dinh dưỡng
năm 2000 do Viện Dinh dưỡng tiến hành. Một bộ phận dân cư đã tiêu thụ
nhiều thức ăn động vật, nhất là thịt. Các thức ăn có chưa nhiều chất béo và
thức ăn chế biến sẵn năng lượng cao cũng được tiêu thụ nhiều hơn. Đây là hệ
quả thường thấy của phát triển kinh tế và phân bố thực phẩm trong nền kinh tế
thị trường . Mặt khác, do điều kiện sống, điều kiện lao động đã có nhiều thay
đổi như phương tiện đi lại (trước đây chủ yếu là xe đạp, nay chủ yếu là xe
máy, ô tô, phương tiện công cộng), điều kiện làm việc (tĩnh tại),… đã góp
phần làm tăng tỷ lệ thừa cân – béo phì và điều đáng lưu ý là tỷ lệ có xu hướng
gia tăng nhanh chóng. Trước năm 2000, tỷ lệ thừa cân ở nữ từ 45-49 tuổi ở
khu vực thành phố trong toàn quốc là 9,9%. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và
17
cộng sự năm 2001 cho thấy tỷ lệ đối tượng có BMI ≥ 23 là 38,5%, trong đó số
đối tượng có BMI ≥ 23 là 1,6% . Điều tra năm 2002 của Viện Dinh dưỡng của
cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trên các đối tượng thừa
cân, béo phì có sự thay đổi bất lợi về các chỉ số sinh hóa như tăng lipid máu
toàn phần, tăng cholesterol, LDL-C,… [31].
Song song với thừa cân béo phì thì diển tiến của bệnh tăng huyết áp ngày
càng phức tạp. Tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam đang ngày

càng tăng. Nếu như năm 1960, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở người lớn
phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992), thì tỷ lệ này đã là
11,7%, tăng lên hơn 11 lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%. Năm 2002, tỷ
lệ người bi bệnh tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi năm tăng
0,46%. Tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Tỷ
lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, nông thôn (12,3%). Với dân số 84 triệu
người tính đến năn 2007, Việt Nam ước tính có khoảng 6,85 triệu thì đến
năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp
phòng chống triệu người Việt Nam bị THA [13].
Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi
máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa Những biến chứng này có ảnh hưởng
lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như
vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. Bệnh tăng huyết áp là nguyên
nhân chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não
(TBMMN) nhồi máu cơ tim, suy tim… Như vậy, hàng năm chúng ta phải
chi một khoản kinh phí rất lớn tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh
và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN, nhồi
máu cơ tim, suy tim …
Thực hiện lối sống lành mạnh phù hợp là một biện pháp chính để phòng
ngừa thừa cân béo phì cũng như bệnh tăng huyết áp.

18
1.7. VẤN ĐỀ NUÔI DƢỠNG NGƢỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM.
Ở Việt Nam, điều kiện sống ngày một tăng góp phần tích cực vào việc
nâng cao sức khoẻ của người cao tuổi. NCT sống ở khu vực nông thôn có sức
khoẻ tốt hơn. Điều này cho thấy môi trường sống ở khu vực đô thị ồn ào, náo
nhiệt, ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ NCT. Nhờ những thành tựu to
lớn của sự nghiệp đổi mới, sức khoẻ và đời sống của người cao tuổi tại các
tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Sức khoẻ người cao tuổi tuy đã được nâng cao
dần song tình trạng các cụ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm vẫn còn khá

phổ biến [3].
Mặc dù trình độ học vấn hay chuyên môn của người cao tuổi đang ngày
được nâng lên theo thời gian và thể hiện rõ qua các nhóm tuổi nhưng thực tế
cho thấy vẫn có một số lượng không nhỏ các cụ vẫn còn mù chữ, đặc biệt là
các cụ ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chính hạn chế này đã gây nhiều
khó khăn cho người cao tuổi khi tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển
kinh tế gia đình. Công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho
người cao tuổi tại cộng đồng còn ít, tại nhiều địa bàn khảo sát tình trạng người
cao tuổi hoạt động đơn lẻ, tự phát là phổ biến [3].
Điều kiện sống của người cao tuổi đang dần được cải thiện cùng với
điều kiện sống của toàn xã hội. Tình trạng nhà ở của người cao tuổi tương đối
tốt, tại các địa phương nhiều ngôi nhà tình nghĩa cho các cụ là người có công
đã được xây dựng. Mức chi sinh hoạt hàng tháng tính bình quân cho 1 người
cao tuổi ở nông thôn còn thấp và có sự chênh lệch lớn so với khu vực thành
thị. Sự khác biệt về phát triển giữa các tỉnh đã có những ảnh hưởng rõ rệt đến
điều kiện sống của người cao tuổi và khoảng cách này cần được thu hẹp. Đời
sống văn hoá tinh thần của người cao tuổi hiện khá đa dạng và thường xuyên
được cải thiện. Hoạt động văn hoá phổ biến của người cao tuổi là đọc sách,
báo và nghe đài, xem tivi. Đây là những hoạt động văn hoá thông tin thường
ngày của người cao tuổi và là những hoạt động thích hợp với NCT. Tuy nhiên
các hoạt động này còn mang tính tự phát và đơn lẻ không có tổ chức [3].
19
Mô hình gia đình nhiều thế hệ hiện nay đang được khuyến khích duy trì
song việc dung hoà về lối sống, suy nghĩ giữa các thế hệ trong một gia đình
luôn là vấn đề quan trọng. Tình trạng nhà ở chật chội, kinh tế của con cháu
vẫn còn khó khăn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cụ phải sống cô
đơn song chiếm tỷ lệ không nhiều. Lý do con cái không muốn sống chung
chiếm tỷ lệ nhỏ cần hạn chế tình trạng này, nhất là khi cơ chế thị trường đang
có những ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống gia đình, đảm bảo cuộc sống gia
đình cho người cao tuổi. Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình hiện

nay vẫn là chủ yếu, các tổ chức xã hội, các cơ quan đoàn thể vào cuộc vẫn
chưa nhiều và chưa thực sự. Yếu tố kinh tế là một trong những nguyên nhân
quan trọng tác động đến hình thức giúp đỡ của xã hôị đối với người cao tuổi.
Các hình thức thăm hỏi động viên chiếm tỷ lệ cao ở khu vực nông thôn, còn
giúp đỡ về vật chất ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn [3].
Tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp và tác động của nền kinh tế thị
trường trong mưu sinh cho cuộc sống, nên vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng
người cao tuổi tại gia đình vẫn còn nhiều bất cập. Người cao tuổi tại hộ gia
đình chưa có chế độ ăn riêng, chưa được cập nhật các kiến thức về phòng
chống các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
1.8. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ NUÔI DƢỠNG NGƢỜI CAO TUỔI
1.8.1. Chế độ ăn uống thích bợp
Người cao tuổi trong gia đình cần có chế độ ăn riêng, những món ăn cho
người già nên được chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm đến chế biến do khác
biệt về đặc điểm cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng [18].
Theo thời gian, một số bộ máy hoạt động của cơ thể NCT xuất hiện sự
thay đổi. Các giác quan suy giảm hơn như: mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm
giác ở lưỡi cũng không còn nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa,
các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm
đi khá rõ. Các tuyến tiêu hóa, dạ dày, ruột gan đều giảm chức năng, dẫn đến
20
việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bị ảnh hưởng, quá trình đào thải chất độc
kém, táo bón xảy ra thường xuyên hơn. Hiểu biết những khó khăn trong ăn
uống ở NCT, chúng ta có nhiều cách để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp
với đối tượng này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một đặc điểm ở NCT là do hoạt
động ít, khối cơ bắp giảm nên nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cũng
giảm đi, vì vậy càng lớn tuổi càng ăn ít hơn lúc trẻ. Mục đích của dinh dưỡng
lúc này là giúp cho NCT có được một cân nặng hợp lý nhất, để duy trì sức
khỏe và không bị các nguy cơ của suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì [19].
Ngoài việc ăn sao cho tốt, đúng khoa học, đảm bảo sức khỏe thì việc

uống cũng không nên xem nhẹ. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên các
cụ phải uống nước thường xuyên. Nguồn nước tốt nhất vẫn là nước lọc đun
sôi để nguội. Ăn uống hợp lý, cân bằng là điều quan trọng để giúp các cụ
tránh được nguy cơ phát triển bệnh tật, tăng tuổi thọ [20].
Việc tham gia các tín ngưỡng là nhu cầu của số đông người cao tuổi,
nhất là khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tác động lớn đến vấn đề dinh dưỡng
của người cao tuổi khi theo tín ngưỡng nào đó là việc thực hiện chế độ ăn
chay tùy theo tôn giáo và cách thức thực hiện. Nếu theo đạo Hòa Hảo thì
thường phải ăn chay trường (liên tục trong năm), theo đạo Cao Đài thì ăn
chay tháng 10 ngày ( theo tháng âm lịch: ngày mùng 1, 8, 14,15, 18, 23, 24,
28, 29, 30, nếu tháng thiếu thì bắt đầu ăn chay ngày 27, 28, 29 và mùng 1),
theo đạo Phật và Bữu Sơn Kỳ Hương thì ăn chay tháng 4 ngày (theo tháng âm
lịch:14, 15 và 30, mùng 1 hoặc tháng thiếu 29, mùng 1) trừ các thầy tu, theo
đạo Hồi thì mỗi năm thực hiện tháng ăn chay Ramadan (khoảng tháng 8 hằng
năm). Ngoài ra, trong đời sống xã hội cũng có nhiều người có nhiều lý do để
ăn chay và cách ăn khác nhau [14]. Đối với người cao tuổi nên hiểu rõ cách
thức thực hiện ăn chay sau cho tốt, tránh thái quá dễ gây thiếu nhiều vi chất
dinh dưỡng hoặc thừa quá nhiều tinh bột dẫn đến các bệnh tật liên quan.
Người cao tuổi cần phải ăn uống điều độ, nên ăn 3 hoặc 4 bữa ăn một
21
ngày [13], [19]. Tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có
bệnh ở hệ tim mạch. Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị kích thích
ăn ngon miệng nên làm thức ăn mềm, nấu nhừ (chú ý tới món canh) vì tuyến
nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, khó nhai và nuốt
thức ăn [18].
1.8.2. Sử dụng tinh bột và đƣờng
Do người có tuổi hoạt động thể lực ít, khối cơ bắp cũng giảm khoảng 1/3
so với thời trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng giảm bớt, chỉ khoảng 1700-
1800kcal/ngày. Vì thế, người có tuổi phải ăn ít đi so với lúc còn trẻ. Nếu vẫn
thấy ngon miệng và ăn quá thừa thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì [21].

Glucid có hai loại: loại hấp thu nhanh như glucose, saccaroz có trong
bánh ngọt, xiro, kẹo, mứt,…và loại hấp thu chậm như tinh bột có trong ngũ
cốc (gạo, ngô, khoai). Ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh
ngọt, kẹo sẽ được hấp thu nhanh, buộc tuyến tụy tăng điều tiết Insulin nhiều.
Nhất là ở NCT có khả năng điều tiết chuyển hóa thấp, nên cần có chế độ hạn
chế sử dụng các loại đường, kẹo, nước ngọt [46].
Cần lưu ý một đặc điểm ở NCT là do hoạt động ít, khối cơ bắp giảm
nên nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cũng giảm đi, vì vậy càng lớn
tuổi càng ăn ít hơn lúc trẻ. Cơ thể NCT chỉ cần được cung cấp một lượng
tinh bột đầy đủ, tuy nhiên nên hạn chế dùng đường và bánh kẹo ngọt. Mục
đích của dinh dưỡng lúc này là giúp cho NCT có được một cân nặng hợp lý
nhất, để duy trì sức khỏe và không bị các nguy cơ của suy dinh dưỡng hay
thừa cân, béo phì [19].
1.8.3. Sử dụng đạm
Cùng với độ tuổi, lượng calo sử dụng cần phải giảm một chút, tuy nhiên
vẫn phải được cung cấp thỏa đáng. Ăn ít có thể gây nên hiện tượng bị thiếu
protid (chất đạm) và dẫn đến teo cơ, chóng mệt mỏi. Về các chất dinh dưỡng,
thì nhu cầu của cơ thể về chất đạm ở người trưởng thành và người có tuổi là
22
như nhau. Khuyến cáo nhu cầu về chất đạm trên cân nặng ở tuổi già là 1-
1,2g/kg/ngày và gần tương đương với nhu cầu về đạm ở tuổi trẻ em, vì nhu
cầu đạm cho quá trình tái tạo ở tuổi già là rất lớn. Ở tuổi già, quá trình lão hóa
diễn ra mạnh mẽ, do vậy lượng chất đạm phải được cung cấp đầy đủ để phục
vụ cho việc tái tạo các tổ chức mô. Một số NCT, vì một lý do nào đó (do
không nhận thức được ý nghĩa của việc ăn uống điều độ và hợp lý, do bệnh
tật, do hoàn cảnh, do yếu tố tâm lý…) thường ăn ít, đặc biệt là ăn không đủ
các chất đạm và kết quả là cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, suy giảm khả năng đề
kháng của cơ thể và dễ bị mắc bệnh [19].
1.8.4. Sử dụng chất béo
Đối với người lớn tuổi, việc ăn nhiều chất béo luôn không tốt cho sức

khỏe vì đó chính là mầm mống của những căn bệnh mà tuổi già hay mắc phải.
Những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như thịt kho nước dừa, thịt nấu đông, các
loại thịt quay, nội tạng động vật (tim, gan, ruột) đều chứa nhiều cholesterol
động vật. Nếu sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol
trong máu tăng cao. Khi lượng cholesterol tăng đến một mức không thể kiểm
soát thì các cơn đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não có thể xảy ra,
rất nguy hiểm. Ngoài việc hạn chế các món ăn trên, người cao tuổi có thể bổ
sung chất béo, đạm động vật từ cá vì cá dễ tiêu hóa, hàm lượng Omega 3 cao.
Một tuần, nên bổ sung từ hai đến ba bữa cá và ăn kèm với các loại đậu, muối
mè [20].
Giảm sử dụng mỡ sẽ giảm được lượng calo sử dụng chung và giúp
phòng chống xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đái tháo đường, đau khớp
Trong khẩu phần ăn của NCT, tỷ lệ năng lượng do mỡ cung cấp nên dưới
20% [13],[19].
Cần có giải pháp thay thế dầu thực vật cho chế độ ăn có chứa nhiều mỡ
động vật cho người cao tuổi.

23
1.8.5. Sử dụng muối và chất khoáng
Muối ăn gồm 2 ion là Na+ (natrium) và Cl- (chlor) vốn đóng vai trò
quan trọng trong điều hoà thể tích ngoại bào và là yếu tố chính điều hoà huyết
áp. Lượng muối ăn tối đa là 6g/ngày; nếu vượt ngưỡng này, lâu ngày sẽ dẫn
đến một số nguy cơ và bệnh, đặc biệt là tăng huyết áp. Lượng muối thực sự
cần thiết cho cơ thể có lẽ là 0,5g/ngày, có sẵn trong thực phẩm tự nhiên[15].
Những hướng dẫn hiện hành khuyến nghị lượng muối ăn vào hàng ngày
phải dưới 6g. Tuy nhiên, việc tiêu thụ muối hàng ngày ở phần lớn các quần
thể người lớn đều cao hơn mức này, riêng ở Đông Âu và Châu Á là cao hơn
12g/ngày [10].
1.8.6. Sử dụng rau xanh và trái cây
Vì vấn đề răng miệng, nhiều NCT không hay quan tâm đến việc ăn hoa

quả và rau, trong khi thức ăn của người NCT cần phải chứa nhiều các vitamin
khác nhau (rau quả, trái cây), các chất khoáng và chất xơ. Chất xơ có trong
trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ có tác dụng phòng ngừa bệnh táo bón ở tuổi
già, ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong máu.
Cần rèn cho mình thói quen ăn hoa quả hàng ngày để tăng cường cung cấp
vitamin cho cơ thể. Cơ thể NCT thỉnh thoảng nên được cung cấp vitamin bổ
sung ở dạng dược phẩm. Đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitamin có tính chất
chống lão hóa như vitamin A, C, E [19].
Đặc biệt, chuối còn có tỷ lệ kali/natri rất cao (396/1). Do đó, chuối có
tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ. Lượng kali cao
còn giúp bù trừ lại phần nào khuynh hướng ăn vào lượng muối nhiều hơn
khuyến cáo.
Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị kích thích ăn ngon miệng
nên làm thức ăn mềm, nấu nhừ (chú ý tới món canh) vì tuyến nước bọt và
hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, khó nhai và nuốt thức ăn [18].

24
1.8.7. Hoạt động thể lực
Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ calo, có tỷ lệ cân đối
giữa các chất, kết hợp việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài
tập rèn sức bền (đi bộ, chạy bước nhỏ, bơi, đạp xe đạp) có cường độ hợp lý và
một cuộc sống tinh thần thoải mái, sẽ đảm bảo một cuộc sống mạnh khỏe và
hạnh phúc ở NCT [19].
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng
lượng tiêu hao và năng lượng ăn vào do đó có vai trò hết sức quan trọng đối
với tình trạng thừa cân – béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể
chuyển hóa tích cực. Do phương thức lao động và điều kiện sống thay đổi nên
hoạt động thẻ lực có xu hướng giảm đi. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng
tỷ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống
tĩnh tại. Một số nghiên cứu nhận thấy nhóm người thừa cân – béo phì thường

dành thời gian xem tivi, giải trí nhiều hơn nhưng hoạt động thể dục thể thao
lại ít hơn so với những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường [31]
Một điểm lưu lý là những hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn
giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc và lối sống thay đổi, hoạt động
thể lực giảm hơn, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo. Điều
này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau
khi giải thể và những người lao động chân tay có xu hướng béo phì về già.
Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, có
được nguồn vui trong bữa ăn hằng ngày. Nguồn vui được tạo ra do sự chăm
sóc, tình cảm của người thân trong gia đình khi chế biến các món ăn mà người
già yêu thích. Nguồn vui còn do bản thân người già biết cách giữ gìn ăn uống
điều độ, biết kết hợp ăn uống với hoạt động của đôi chân đi bộ đều đặn hằng
ngày, với hoạt động của bộ óc, hoạt động của trái tim nhân hậu, tấm lòng cỡi
mở có quan hệ tốt với mọi người. Tất cả đều giúp cho người cao tuổi luôn
luôn thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hóa hấp thu tốt [18].
25
1.9. ĐẶC ĐIỂM NGƢỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN TÂN CHÂU- TỈNH
AN GIANG
Huyện Tân Châu là huyện biên giới Tây Nam của Việt Nam, với đường
biên dài 6,225 km và cửa khẩu quốc tế Sông Tiền (xã Vĩnh Xương). Diện tích
tự nhiên của huyện 161,1 km2, bằng 4,73% tổng diện tích của tỉnh An Giang.
Dân số 171.305 người, số hộ 35.818, gồm 10 xã và 1 thị trấn với 62 ấp. Mật
độ dân số phân bổ không đều, bình quân 1022 người/Km2 (đứng hàng thứ tư
của tỉnh An Giang sau thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và huyện Chợ
Mới).
Về dân tộc, hiện có 3 dân tộc chính cùng chung sống trên địa bàn là
người Kinh chiếm 96,7%, người Chăm chiếm 2,7%, người Hoa chiếm 0,5%,
và vài hộ dân tộc Kh’me.
Về tôn giáo, đa số theo Phật giáo thống nhất 37,3%, Phật giáo Hòa Hảo
44,5%, Bửu Sơn Kỳ Hương và Hiếu Nghĩa 2,3%, Cao Đài 8,2%, Hồi giáo

1,4%, Công giáo 1,1%, Tin Lành 0,2%.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 là 15,52% so với
năm 2007 là 14,16%. Trong đó khu vực I (Nông – Lâm- Thuỷ sản) tăng
6,81%; Khu vực II (công nghiệp) tăng 14,37%; khu vực III ( thương mại- dịch
vụ) tăng 20,66 %; GDP bình quân đầu người 14,717 triệu.
Về cơ sở hạ tầng, hiện nay đã phát triển tương đối khá như: 99% số hộ
đều sử dụng điện lưới quốc gia. Đường liên xã, liên ấp đều được nhựa hoặc bê
tông hoá, mạng lưới truyền thanh đã phủ khắp các ấp, lại có thêm đài tiếp
sóng VTV3 đặt tại thị trấn có khả năng phát những Post truyền hình giáo dục
sức khoẻ cho nhân dân trong Huyện.
Tất cả các ấp đều có trường tiểu học và các xã đều có trường trung học
cơ sở, riêng trường trung học phổ thông có 5 trường: 2 trường tại thị trấn, 3
trường ở các xã Tân An (Nguyễn Quang Diêu), Vĩnh Xương, Châu Phong.
Năm 2003, Huyện đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo xét công nhận đạt chuẩn

×