Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tìm hiểu sự hiểu biết của bà mẹ về 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ở trẻ 2 tháng 5 tuổi trong chương trình chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 42 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập kỷ qua, nhiều chương trình y tế đã mang lại hiệu quả,
cứu sống nhiều sinh mạng trẻ em như: chương trình tiêm chủng đã làm giảm
tỷ lệ tử vong do sởi, chương trình phòng chống tiêu chảy đã hạ thấp tỷ lệ
tử vong do tiêu chảy, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đã làm
giảm tỷ lệ tử vong do suy dinh dưỡng…Mỗi chương trình đều mang lại
những thành quả to lớn. Nhờ các chương trình này số mắc và số chết một
số bệnh phổ biến ở trẻ em đã giảm đáng kể, nhất là với trẻ em dưới 5 tuổi.
Tuy nhiên cần có một chiến lược lồng ghép các xử trí riêng rẽ từng bệnh
thành một chiến lược sức khoẻ tổng thể cho trẻ em để mang lại hiệu quả
cao hơn [2]. Khi đó, bệnh nhi đến cơ sở y tế với nhiều triệu chứng của
nhiều bệnh chồng chéo nhau sẽ được xử trí và chăm sóc thích hợp hơn. Để
đáp ứng nhu cầu trên, từ giữa năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và
Quỹ trẻ em Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã xây dựng một chiến
lược tổng thể mang tên: Chiến lược Xử Trí Lồng ghép Bệnh Trẻ em
(IMCI: Integrated management of Childhood Illness). Ở Việt Nam từ năm
1999, Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai hoạt động
lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh [1]. Chiến lược Xử Trí Lồng Ghép Bệnh Trẻ
em bao gồm các biện pháp can thiệp điều trị và can thiệp dự phòng. Đối
tượng trọng tâm c
ủa chiến lược hoạt động xử trí lồng ghép các vấn đề
bệnh lý và tử vong hay gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, lứa tuổi có tỷ lệ tử
vong cao nhất do các bệnh thường gặp ở trẻ em.
Từ năm 2003, đơn vị huấn luyện Chiến lược Xử Trí Lồng Ghép
Bệnh Trẻ em khu vực miền trung được thành lập tại Bệnh viện Trung ương
Huế [10]. Trong đó, huyện Hương Trà là huyện triển khai thí điểm đầu
tiên. Đã có nhiều đợt tập huấn, hỗ trợ theo dõi giám sát huấn luyện cải


2
thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế. Các biện pháp xử trí lồng
ghép khuyến khích cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc điều trị trẻ,
tham vấn cho gia đình, bà mẹ về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống và
khi nào cần đưa trẻ đến khám lại. Do vậy, để nâng cao sự nhận thức cũng
như hiểu biết của bà mẹ có con dưới 5 tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Tìm hiểu sự hiểu biết của bà mẹ về 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ở
trẻ 2 tháng- 5 tuổi trong chương trình Chiến lược Xử Trí Lồng Ghép
Bệnh Trẻ em (IMCI) tại trạm xá xãHương Hồ”.
Mục tiêu chúng tôi tiến hành đề tài này để:
- Đánh giá phần nào hiệu quả của chương trình tại tuyến y tế cơ sở
- Tìm hiểu sự hiểu biết của các bà mẹ về 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi.













3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. XỬ TRÍ LỒNG GHÉP BỆNH TRẺ EM (IMCI)
Xử trí lồng ghép bệnh trẻ em ( IMCI : Integrated Management of
Childhood Illness) là một chiến lược do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) khởi xướng được thực hiện từ năm
1992 với mục tiêu là giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi.
Hoạt động lồng ghép trẻ bệnh kết hợp nhiều yếu tố của các Chương trình
Phòng chống các bệnh tiêu chảy (CDD), Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn
đường hô hấp (ARI)cũng như các hoạt động liên quan đến sức khoẻ trẻ em
trong các Chương trình Phòng chống sốt rét [2].
1.1.1. Mục tiêu của chiến lược IMCI
Chiến lược Xử Trí Lồng Ghép Bệnh Trẻ em không những giảm tỷ lệ
mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, mức độ nặng và tàn phá do bệnh tật, mà còn góp
phần cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em.
1.1.2. Chiến lược IMCI
+ Cải thiện kỹ năng xử lý của nhân viên y tế thông qua việc hướng dẫn
áp dụng các phác đồ IMCI đã được chỉnh lý phù hợp với tình hình bệnh tật
địa phương.
+ Cải thiện năng lực chung của hệ thống y tế nhằm đảm bảo việc xử
trí hiệu quả các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
+ Cải thiện hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.
1.1.3. Nguyên tắc tiếp cận và xử trí lồng ghép bệnh trẻ em
- Tiếp cận bệnh nhân bằng hội chứng trong hoàn cảnh xét nghiệm hỗ
trợ và khả năng lâm sàng hạn chế là cách xử trí thực tế hiệu quả nhất và ít tốn
kém. Phương pháp đánh giá cẩn thận, có hệ thống các triệu chứng và dấu hiệu

4
lâm sàng đã được chọn lọc kỹ: các dấu hiệu nguy hiểm, tiêu chảy, khó thở,
sốt… sẽ có đủ thông tin giúp cán bộ y tế đưa ra những hành động hợp lý và
hiệu quả.
- Tất cả bệnh nhi đều phải được khám và phát hiện các dấu hiệu nguy

hiểm toàn thân để chuyển đi bệnh viện hoặc nhập viện ngay.
- Tất cả bệnh nhi đều phải được đánh giá một cách hệ thống các triệu
chứng chính:
+ Trẻ 2 tháng – 5 tuổi: ho, khó thở, sốt, các vấn đề về tai.
+ Trẻ 1 tuần – 2 tháng tuổi: nhiễm khuẩn, tiêu chảy.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tiêm chủng, các vấn đề nuôi dưỡng
và những vấn đề khác của trẻ. Những dấu hiệu lâm sàng trên đã được chọn
lọc dựa trên các kết quả nghiên cứu về độ nhạy và độ đặc hiệu trong quá trình
phát hiện và phân loại bệnh. Việc phát hiện và phân loại bệnh này phù hợp
với điều kiện thực tế tại tuyến y tế cơ sở.
- Phân loại trẻ bệnh bằng cách sử dụng hệ thống bảng phân loại ba màu:
Màu hồng cho biết trẻ cần chuyển viện, màu vàng chỉ định trẻ cần điều trị đặc
hiệu, màu xanh cho biết có thể chăm sóc an toàn tại nhà.
- Các biện pháp xử trí của IMCI chỉ sử dụng một số thuốc thiết yếu.
khuyến khích cha mẹ tham gia một cách tích cực vào điều trị trẻ, tham vấn
cho gia đình về cách điều trị tại nhà, cách cho ăn, uống và khi nào đưa trẻ đến
khám lại [2].
1.1.4. Quá trình xử trí trẻ bệnh theo chiến lược IMCI ở tuyến y tế cơ sở
bao gồm các bước sau
- Đánh giá trẻ bệnh
- Phân loại và xác định điều trị: chuyển đi bệnh viện, điều trị và tham
vấn cho gia đình tại trạm y tế, xử trí thích hợp tại nhà.

5
- Xử trí thích hợp tại nhà: chỉ dẫn cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc và
điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ, tham vấn cho bà mẹ cách nuôi trẻ, khi nào cần
đưa trẻ tới khám lại cũng như vấn đề sức khoẻ của chính bà mẹ.
1.1.5. Lợi ích của chiến lược IMCI
- Đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ trẻ em, hạ thấp tỷ lệ tử
vong, tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

- Kết hợp lồng ghép, hợp tác giữa các chương trình ở tuyến y tế cơ sở.
- Nâng cao năng lực xử trí lâm sàng, giáo dục truyền thông của cán bộ
y tế cơ sở.
- Cải thiện thực hành chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình và cộng đồng.
- Giá thành rẻ, hiệu quả, phù hợp với các nước đang phát triển.
1.1.6. Đánh giá hiệu quả của chương trình
- Bà mẹ thường mang trẻ đến khám vì những vấn đề hoặc triệu chứng
nào đó. Nếu chỉ đánh giá trẻ về vấn đề hay triệu chứng đó, chúng ta có thể bỏ
sót những dấu hiệu bệnh khác. Trẻ có thể viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, sởi,
hoặc duy dinh dưỡng.
+ Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi
Trẻ có thể có một hay nhiều triệu chứng và có thể bị bệnh trầm trọng.
Khi trẻ có một triệu chứng chính, cần phân lo
ại bệnh và xác định điều trị thích
hợp. Kiểm tra về suy dinh dưỡng và thiếu máu. Sau đó kiếm tra về tình trạng
tiêm chủng và đánh giá những vấn đề khác .
+ Đánh giá kỹ năng cải thiện của chương trình đối với nội dung thực
hành chăm sóc trẻ của CBYT.
+ Đánh giá sự hiểu biết nhận thức của bà mẹ trước khi chưa có chương
trình xử trí IMCI và khi đã có chương trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.

6
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH XỬ TRÍ LỒNG GHÉP BỆNH TRẺ EM






















DÀNH CHO TRẺ BỆNH TỪ 1 TUẦN ĐẾN 5 TUỔI
ĐƯỢC MANG ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ
ĐÁNH GIÁ TRẺ: Kiểm tra triệu chứng nguy hiểm toàn thân. Hỏi
các triệu chứng chính. Nếu có triệu chứng nào, hãy đánh giá triệu

chứng đó. Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và tiêm chủng
PHÂN LOẠI BỆNH TRẺ: Sử dụng bảng phân loại 3 màu để phân
loại những triệu chứng chính, tình trạng dinh dưỡng và nuôi dạy trẻ
NẾU CẦN VÀ CÓ THỂ
CHUYỂN VIỆN GẤP
NẾU KHÔNG CẦN HOẶC
KHÔNG THỂ CHUYỂN VIỆN GẤP
XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
CẤP CỨU TRƯỚC
KHI CHUYỂN VIỆN
XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ cần thiết cho phân

loại bệnh của trẻ: xác định thuốc điều trị
đặc hiệu và / hoặc các lời khuyên
ĐIỀU TRỊ TRẺ:
Điều trị cấp cứu cần
thiết trước khi chuyển
ĐIỀU TRỊ TRẺ: Cho liều thuốc đầu tiên
tại cơ sở y tế và/hoặc khuyên bảo bà mẹ
.
Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống thuố
c và
điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ ở
nhà. Tiêm
chủng cho trẻ nếu cần
CHUYỂN VIỆN
Giải thích cho bà mẹ việ
c
cần phải chuyển viện
.
Trấn an và giải quyết
cho
bà mẹ các vấn đề nếu có
.
Hướng dẫn và cung cấ
p
các phương tiện cần thiết

để chăm sóc trẻ trê
n
đường đi đến bệnh viện
THAM VẤN CHO BÀ MẸ: Đánh giá

nuôi dưỡng trẻ, bao gồm việc bú mẹ và

các thức ăn khác, giải quyết các vấn đ

nuôi dưỡng nếu có. Khuyên bà mẹ
cho
trẻ ăn và uống trong lúc bệnh và khi n
ào
cần trở lại.
KHÁM LẠI: Khám lại trẻ khi trẻ trở lại cơ sở Y tế. Hãy đánh giá
và xử trí các vấn đề mới của trẻ nếu có.

7
1.2. DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN
Đối với tất cả trẻ bệnh, hỏi bà mẹ lý do đến khám và tìm dấu hiệu nguy
hiểm toàn thân. Kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm toàn thân gồm ba câu hỏi chính
và một quan sát.
1.2.1. Trẻ có bú mẹ được không?
Một trẻ có dấu hiệu “không uống được hoặc bỏ bú” là khi trẻ không thể
mút hoặc nuốt được khi cho uống hoặc bú mẹ. Khi hỏi bà mẹ trẻ có uống
được không ? Nếu bà mẹ nói rằng trẻ không uống hoặc không bú được, hãy
đề nghị bà mẹ mô tả đã thấy thế nào khi cho trẻ uống. Nếu không chắc chắn
về câu trả lời của bà mẹ, hãy để bà mẹ cho trẻ uống nước sạch hoặc sữa mẹ.
Quan sát xem trẻ có nuốt nước hoặc sữa được không ?
Trẻ bú mẹ có thể khó mút khi bị tắc mũi. Nếu trẻ bị tắc mũi, hãy làm
sạch mũi. Nếu trẻ có thể bú mẹ sau khi mũi đã được làm sạch, là trẻ không có
dấu hiệu nguy hiểm “không uống được hoặc bỏ bú”.
1.2.2. Trẻ có nôn tất cả mọi thứ không?
Khi trẻ không thể giữ lại bất cứ thì gì đã ăn hoặc uống, là trẻ có dấu
hiệu nôn tất cả mọi thứ. Tất cả những thứ ăn vào lại nôn hết ra. Khi trẻ nôn tất

cả mọi thứ sẽ không giữ lại thức ăn, nước uống hoặc thuốc. Trẻ nôn nhiều lần
nhưng còn có thể giữ lại một chút d
ịch, là không có dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân. Nếu bà mẹ không chắc chắn trẻ có nôn tất cả mọi thứ hay không, hãy
giúp bà mẹ trả lời rõ ràng. Hỏi bà mẹ trẻ nôn bao nhiêu lần. Hỏi mỗi lần trẻ
nuốt thức ăn hoặc nước, trẻ có nôn không ? Nếu không chắc chắn về câu trả
lời của bà mẹ, hãy đề nghị bà mẹ cho trẻ uống. Quan sát trẻ có nôn hết mọi
thứ không.
2.2.3. Trẻ có co giật không?
Trong khi co giật tay chân trẻ bị co cứng vì các cơ bị co rút lại. Trẻ có
thể mất ý thức hoặc không đáp ứng với tiếng động. Hỏi bà mẹ trẻ có co giật

8
trong lần bệnh này không. Dùng từ dễ hiểu, bà mẹ có thể hiểu co giật là “cơn
động kinh” hoặc “co cứng”.
2.2.4. Trẻ có li bì hoặc khó đánh thức không?
Trẻ li bì là trẻ không thức hoặc không tỉnh táo khi đáng lẽ ra phải thức.
Trẻ ngủ gà và không quan tâm đến những gì xung quanh. Trẻ li bì không nhìn
mẹ hoặc không nhìn vào mặt bạn khi bạn hỏi chuyện. Trẻ có thể nhìn thẩn thờ
và không chú ý đến những gì xảy ra chung quanh. Trẻ khó đánh thức là trẻ
không thể đánh thức. Trẻ không đáp ứng khi chạm vào người, lay hoặc hỏi
chuyện Hỏi bà mẹ xem có phải trẻ có vẻ ngủ bất thường và khó đánh thức
không. Quan sát xem trẻ có thức dậy khi bà mẹ hỏi chuyện, lay trẻ hoặc vỗ tay.
1.3. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI XỬ TRÍ LỒNG GHÉP
BỆNH TRẺ EM (IMCI) TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
Hoạt động triển khai ở các quốc gia đều theo các giai đoạn:
+ Khởi đầu là giai đoạn giới thiệu để giúp cho các cán bộ quản lý hiểu
rõ hoạt động này và các nội dung của nó. Việc triển khai IMCI tại một nước
đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của tất cả các chương trình y tế có liên quan

đến sức khoẻ trẻ em và các cấp khác nhau của hệ thống y tế.
+ Trong giai đoạn 2, giai đoạn triển khai thí điểm cần lập kế hoạch và
việc chuẩn bị cho việc triển khai IMCI. Các hoạt động IMCI được thực hiện
và giám sát ở một số huyện nhấ
t định để tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch tiếp
theo. Một số vấn đề khác cần phải xem xét là : mối quan hệ giữa IMCI và
công cuộc cải cách hệ thống y tế, chính sách về thuốc và cung cấp thuốc theo
dõi giám sát mối liên hệ với hệ thống thông tin y tế và những can thiệp cộng
đồng hiện thời
+ Cuối cùng giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng IMCI và phạm vi bao phủ
dựa trên kinh nghiệm của các giai đoạn trước đó [1].

9
Jennifer Bryce và cộng sự (2004), đã đánh giá chương trình IMCI ở
5 quốc gia biểu trưng cho 3 lục địa trên thế giới đó là Tanzania, Uganda,
Bangladesh, Peru và Brazil. [ 27]
Armstrong Schellenberg (2004), đánh giá hiệu quả chương trình IMCI
được triển khai trên 5 vùng ngoại ô của Tanzania [23]
Victoria CG, Huicho L. (2006), đã nghiên cứu chương trình IMCI ở
Brazil, Peru và Tanzani [ 31]
Kelly JM (2007)đã nghiên cứu chương trình IMCI Benin.[ 29 ]
Agha A, (2007), đã đánh giá chương trình IMCI được triển khai ở
Gambat Sindh Pakistan ở những bà mẹ có con từ 6- 59 tháng tuổi. [ 21]
Takada S. (2007), đã nêu lên sự thành công cũng như thách thức của
chương trình IMCI tại nước Lào. [ 30]
Amara J. đánh giá những khoá huấn luyện cho cán bộ y tế của chương
trình IMCI được thực hiện ở Đông Bắc Brazil.[ 22]
1.3.2. Các giai đoạn triển khai IMCI tại Việt Nam
Tại Việt Nam triển khai theo 3 giai đoạn cụ thể như sau [l ][4] .
+ Giai đoạn 1998-2000

+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn viên IMCI
+ Giới thiệu kỹ thuật và phương pháp triển khai IMCI cho các chương
trình y tế tỉnh, các trường đại học và trung học y tế.
+ Giai đoạn 2001-2003
+ Triển khai tại các tỉnh đã có đủ nguồn lực (ưu tiên các tỉnh miền núi
phía bắc, Tây nguyên và đồng bằng sông Cứu Long.
+ Duy trì chất lượng hoạt động tại các huyện đã triển khai và huy động
nguồn lực triển khai mở rộng tại các tỉnh. [2]
+ Giai đoạn 2004-2020
• Triển khai đồng bộ 3 nội dung IMCI: cải thiện kỹ năng xử trí trẻ
bệnh, cải thiện hệ thống y tế, cải thiện thực hành chăm sóc sức khoẻ tại gia
đình và cộng đồng tại các địa phương.

10
• Theo dõi giám sát và đánh giá chất lượng. hiệu quả của chương trình.
Theo báo cáo của văn phòng IMCI quốc gia năm 2003 từ Việt Nam có trên
100 hướng dẫn viên quốc gia, 38/61 tỉnh đã có đầy đủ đội ngũ cán bộ kỹ
thuật IMCI, hơn 6000 CBYT cơ sở đã được đào tạo và huấn luyện IMCI
Tháng 1/2000 , Khoa Nhi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
đã bắt đầu ứng dụng nội dung và kỹ thuật giảng dạy IMCI trong chương trình
giảng dạy cho sinh viên năm thứ 4 và năm thứ 6. Năm 2002 nội dung giảng
dạy IMCI đã được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ở các
Trường Đại học Y Hà Nội , Huế , Thái Nguyên
"Cẩm nang chăm sóc trẻ từ 1 tuần đến 5 tuổi dành cho nhân viên y tế
thôn bản" và "Kế hoạch bài giảng dành cho giảng viên" đã được xây dựng
nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai IMCI tại tuyến thôn.
Nguyễn Anh Dũng (2003) với đánh giá tình hình triển khai IMCI tại
Việt Nam [7].
Nguyễn Anh Dũng (2005) Báo cáo đánh giá hoạt động lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh năm 2005 tại Hội nghị tổng kết IMCI Hà Nội.[ 8]

Phạm Hoàng Hưng (2005) báo cáo tình hình hoạt động đơn vị huấn
luyện IMCI khu vực miền trung [9]
Phạm Ngọc Thanh (2005), Lượng giá kỹ năng lâm sàng IMCI của cán
bộ y tế tại Lâm Đồng, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh, Báo
cáo tại Hội nghị tổng kết IMCI 2005 Hà Nội [19].
Cao Xuân Thanh Phương, Ngô Thị Nhân, Delia B. Bethell (2000) [13]
nghiên cứu việc phân loại bệnh ở trẻ em theo bảng hiệu chỉnh phác đồ IMCI
tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai. bảng phân loại giúp phát hiện các dấu hiệu
nguy hiểm bao gồm không bú hay không uống được gì cả, nôn tất cả thức ăn
uống vào, co giật, li bì đờ đẫn. Bệnh viêm phổi được phân loại dựa vào các
triệ
u chứng ho và khó thở.
Cao XT, Ngo TN, Kneen R (2004), Các BS của Trung Tâm Nhi Biên
Hoà phối hợp với các chuyên gia Y tế thế giới (WHO) đánh giá chương trình
IMCI với bệnh sốt xuất huyết dengue tại Đồng Nai [26].

11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng
Đối tượng được phỏng vấn là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh
sống tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Hương Hồ: (Số liệu do Trạm y tế xã Hương Hồ cung cấp năm 2007).
Hương Hồ là một xã nằm ở phía nam huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế, có địa bàn đa dạng, mang nét đặc trưng của vùng bán sơn địa,
nằm cách thành phố Huế 6 km về phía tây bắc, với chiều dài 7 km chạy dọc
Sông Hương. Diện tích tự nhiên 33,75 Ha.

+ Tổng số hộ là 1864, số nhân khẩu là 9144. Số hộ nghèo 12,5%.
+ Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi năm 2007 là 830. Số trẻ suy dinh dưỡng là
164 chiếm tỷ lệ 20,4%.
+ Tình hình kinh tế: Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp chiếm khoảng 51%; khoảng 15% làm nghề bánh tráng, 20% nghề thợ
mộc và thợ nề, >3% làm nghề chài lưới, số còn lại là buôn bán nhỏ, công
nhân và cán bộ. Xã có 2 chợ chỉ họp vào buổi sáng.
+ Nguồn nước sinh hoạt: nước máy, nước giếng khoan và giếng đào.
+ Tình hình văn hoá xã hội: Hiện tại ngành giáo dục của xã đã phổ cập
xong cấp I, đang tiến hành phổ cập cấp II.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng
+ Chọn mẫu theo ngẫu nhiên: Bà mẹ có trẻ bị bệnh dưới 5 tuổi.

12
+ Dùng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin theo mục tiêu đề tài
+ Phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp bà mẹ trẻ.
2.2.2. Hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại trạm y tế xã
Hương Hồ của năm 2004 và 2007 để tìm hiểu về mô hình bệnh tật.
2.3. THU THẬP THÔNG TIN
2.3.1. Cỡ mẫu
Chọn mẫu theo công thức:

2
α/2
2
d
p)p(1
ZN


=

Trong đó:
α : Là mốc có ý nghĩa thống kê
α = 0,05 thì mốc có ý nghĩa tin cậy là 95% lúc đó Z α/2 =1,96
Chọn α = 0,05 →Z α/2 =1,96 (độ tin cậy 95%)
d là sai số chuẩn mẫu (5%) = 0,05
Tỷ lệ nghiên cứu 0,75%

Ta có mẫu như sau
N = 1,96
2
x 0,075 x(1- 0,075) /0,05
2
= 106,6
Chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 109 bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Dùng phiếu điều tra (phỏng vấn) để thu thấp thông tin các biến số.
2.3.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Độ tuổi của trẻ ( tháng ): dưới 5 tuổi
- Giới của trẻ
- Độ tuổi của bà mẹ ( < 2 5 tuổi, 26-35 tuổi, >36 tuổi)
- Nghề nghiệp của mẹ
- Trình độ văn hoá
- Đã và chưa được tập huấn IMCI
- Lý do đưa trẻ đi khám
- Số lần khám

13
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của chương trình

- Mức độ hiểu biết chương trình
- Mức độ áp dụng sau tập huấn
- Mức độ thực hiện
+ Khi mắc bệnh
+ Khi có những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
2.3.4. Tìm hiểu sự hiểu biết dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của trẻ
- Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm: Có hoặc không
- Kết quả sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm

+ Trẻ có uống hoặc bú mẹ
 Trẻ ngậm nước và uống nước
 Trẻ có nuốt nước và sửa
+ Trẻ có nôn tất cả các thứ
 Trẻ nôn khi bú
 Trẻ nôn khi nuốt thức ăn và uống nước ?
+ Trẻ có co giật
 Co cứng chân tay
 Trợn mắt
 Mắt nhìn sửng
+ Trẻ có li bì hoặc khó đánh thức
 Trẻ ngủ gà
 Không nhìn mẹ
 Không quan tâm đến gì xung quanh
 Không phản ứng khi chạm, lay hay nói chuyện
- Hiểu biết cách xử trí khi trẻ có 4 dấu hiệu nguy hiểm
+ Trẻ không bú hoặc không uống được
 Tiếp tục cho trẻ bú hoặc uống bằng thìa

14
 Không nên cho trẻ bú hoặc uống sửa

 Để trẻ ở nhà
 Đưa trẻ đến cơ sở y tế
+ Trẻ nôn tất cả mọi thứ
 Cho trẻ bú và ăn
 Không cho trẻ bú và ăn
 Cho uống thuốc chống nôn ?
 Đưa trẻ đến cơ sở y tế
 Để trẻ ở nhà
+ Trẻ co giật
 Paracetamol
 Seduxen
 Làm mát
 Biện pháp dân gian
- Sự hiểu biết của bà mẹ có con < 5 tuổi đã được tập huấn IMCI
+ Trước khi tập huấn
+ Sau khi tập huấn
 Sau 2 tuần
 Sau 4 tuần
2.3.5. Đánh giá sự hiểu biết của bà mẹ có trẻ bệnh dưới 5 tuổi khi được
tập huấn IMCI
- Đánh giá tốt là:
+ Đánh giá đủ 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (được lập lại 2 lần).
- Đánh giá chưa tốt :
+ Đánh giá chưa đủ 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ( được lập lại 2 lần).
- So sánh hiệu quả sau khi tập huấn được 2 tuần, 4 tuần với khi chưa
được tập huấn IMCI

15
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y

học thông thường bằng phần mềm Excell 2003 và SPSS 13.0
Trung bình cộng
Để tính trung bình cộng các dữ kiện chúng tôi tính theo công thức



- Độ lệch chuẩn tính theo công thức



- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu:

Dựa vào công thức

P
A
tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nA
P
B
tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nB
Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên
2 mẫu như sau:






xi
nn

XXX
X
n
i
n


=
+++
=
1
21
1


2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i
−=

=

nB

pq
nA
pq
PP
t
BA
+

=

BA
BA
nn
XX
p
+
+
=


16
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Độ tuổi của trẻ
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Độ tuổi (tháng)
n
Tỷ lệ %

≤ 12 ( 1năm)
11
10,09
13-24 ( 2 năm)
27
24,77
25-36 ( 3 năm)
28
25,69
≥ 36 (4 năm)
43
39,45
Tổng
109
100,00
Nhận xét:
- Trẻ có độ tuổi ≥ 36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (39,45%), độ tuổi ≤ 12
tháng chiếm tỷ lệ thấp (10,09%).
- Độ tuổi trung bình của trẻ (
SDX ±
) : 32,79 ± 14,78 tháng
3.1.2. Giới của trẻ
43,12%
56,88%
Nam
N


Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của trẻ
Nhận xét:

- Tỷ lệ trẻ có bà mẹ trong diện IMCI được tập huấn chiếm tỷ lệ cao ở nữ
giới 56,88%, nam 43,12%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kế ( p > 0,05).


17
3.1.3. Độ tuổi của bà mẹ có con trong diện IMCI
15,6
55,04
29,36
0
10
20
30
40
50
60
<=25 26-35 >=36
Độ tuổi
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.2. Độ tuổi của bà mẹ
Nhận xét:
Qua biểu đồ 3.2. nhận thấy bà mẹ có con trong diện IMCI chiếm tỷ lệ
cao ở độ tuổi 26-35 tuổi với 60 trường hợp chiếm 55,04%. Độ tuổi < 25 tuổi
có tỷ lệ thấp (15,60%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05).
3.1.4. Nghề nghiệp bà mẹ có con trong diện IMCI
Bảng 3.2. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %

Cán bộ
7
6,42
Buôn bán
34
31,19
Làm ruộng
65
59,63
Nghề khác
3
2,75
Tổng
109
100,00

Nhận xét:
- Đối tượng được phỏng vấn với nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao
nhất (59,63%), tiếp đến là buôn bán chiếm tỷ lệ 31,19%. Cán bộ CNV chiếm
tỷ lệ 6,42%.

18
3.1.5. Trình độ văn hoá bà mẹ có con trong diện IMCI
Bảng 3.3. Trình độ văn hoá
TĐVH
n
Tỷ lệ %
Mù chữ
1
0,92

Tiểu học
33
30,28
THCS
55
50,46
PTTH
16
14,68
Đại học
4
3,67
Tổng
109
100,00

Nhận xét:
- Trình độ văn hoá ở THCS chiếm tỷ lệ cao nhất với 55 trường hợp
(50,46%), đại học chiếm tỷ lệ 3,67% và thấp nhất là mù chữ có 1 đối tượng
(0,92%).
3.1.6. Đã được tập huấn IMCI
Bảng 3.4. Tập huấn IMCI
Tập huấn
n
Tỷ lệ %
p

14
12,84
< 0,01

Không
86
78,90
Không ý kiến
9
8,26
Tổng
109
100,00


Nhận xét:
Qua bảng 3.4. nhận thấy bà mẹ có con trong diện IMCI được tập huấn
chiếm tỷ lệ thấp có 14 đối tượng chiếm 12,84%.



19
3.2. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH IMCI
3.2.1.Mức độ hiểu biết khi chưa và có chương trình IMCI
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh của trẻ < 5 tuổi đến khám tại trạm Y tế khi chưa
áp dụng IMCI và khi áp dụng IMCI
stt
Chưa có chương trình IMCI
(2004)
Có chương trình IMCI
(2007)
Nhóm bệnh
N=1834


N
%
Nhóm bệnh
N=2485

N
%
1
4 dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân
0 0,00
4 dấu hiệu nguy hiểm
toàn thân

17 0,68
2
Ho cảm lạnh
82
4,47
Ho hoặc cảm lạnh
968
38,95
3
Viêm phổi, phế quản
319
17,39
Viêm phổi
610
24,55
4

Viêm đường
hô hấp trên
307 16,74 Viêm phổi nặng 15 0,60
5
Viêm mũi họng cấp
236
12,87
Sởi
0
0,00
6
Tiêu chảy
94
5,13
Tiêu chảy
294
11,83
6
Hội chứng lỵ
53
2,89
Hội chứng lỵ
226
9,09
7
Sốt siêu vi
96
5,23
Các bệnh về tai
21

0,85
8
Suy dinh dưỡng
311
16,96
Suy dinh dưỡng
142
5,71
9
Bệnh khác
336
18,32
Bệnh khác
192
7,73
Nhận xét:
Khi chưa có chương trình IMCI, số bệnh nhi đến khám là 1834, không
phát hiện 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, ho cảm lạnh chiếm 4,47%, viêm
phổi chiếm 17,39%, tiêu chảy chiếm 5,13%, hội chứng lỵ 2,89%, suy dinh
dưỡng chiếm 16,96%.
Sau khi có chương trình IMCI, số bệnh nhi đến khám tăng lên 2485
trong đó phát hiện 17 trường hợp có 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, ho hoặc
cảm lạnh 38,95%, viêm phổi 24,55%. Tiêu chảy 11,83%, hội chứng lỵ 9,09%,
suy dinh dưỡng giảm còn 5,71%.

20
3.2.2. Tình hình chuyển viện
Bảng 3.6. Tỷ lệ chuyển viện khi chưa và có chương trình IMCI
Số bệnh nhân
chuyển viện

Chưa có chương trình
IMCI (2004)
(n=1834)
Có chương trình
IMCI (2007)
(2485)
p
Tổng số
n = 59
n = 32

Tỷ lệ %
3,21
1,28
< 0,05

Nhận xét:
Năm 2004, chưa có chương trình IMCI, bệnh nhân chuyển viện có tỷ
lệ (3,21%) cao hơn khi có chương trình IMCI năm 2007 là 1,28%. Có sự khác
biệt ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)
3.2.3. Tình hình tử vong
Bảng 3.7. Tỷ lệ tử vong khi chưa và có chương trình IMCI
Số bệnh nhân
chuyển viện
Chưa có chương trình
IMCI (2004)
(n=1834)
Có chương trình
IMCI (2007)
(2485)

Tổng số
n = 03
n = 01
Tỷ lệ %
0,16
0,04

Nhận xét:
Số trẻ tử vong sau khi áp dụng IMCI năm 2007 có 1 trường hợp chiếm
0,04%, giảm 4 lần so năm 2004 (0,16%).

21
3.3. LÝ DO ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM
3.3.1. Lý do
Bảng 3.8. Lý do đi khám
Lý do đi khám
n
Tỷ lệ %
Ho, sốt
55
50,46
Đau bụng
23
21,10
Bệnh khác
9
8,26
Không ý kiến
22
20,18

Chung
109
100,00

Nhận xét:
Các bà mẹ đưa con đi khám với lý do ho, sốt chiếm tỷ lệ cao nhất
50,46%. Bệnh khác chiếm tỷ lệ thấp 8,26%.
3.3.2. Số lần khám
Bảng 3.9. Số lần khám
Số lần khám
n
Tỷ lệ %
Lần đầu
82
75,23
Khám lại
5
4,59
Không có ý kiến
22
20,18
Tổng
109
100,00

Nhận xét:
Khám lần đầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 82 trường hợp chiếm 75,23%.
Tái khám chiếm tỷ lệ thấp (4,59%).

22

3.4. DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN CỦA TRẺ
3.4.1. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm
Bảng 3.10. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm
Hiểu biết
n
Tỷ lệ %
p

57
52,29
> 0,05
Không
52
47,71
Tổng
109
100,00


Nhận xét:
Trong 109 đối tượng được phỏng vấn có 57 bà mẹ có hiểu biết qua 4
dấu hiệu nguy hiểm chiếm 52,29%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.4.2. Kết quả sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm
Bảng 3.11. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm
4 dấu hiệu nguy hiểm

Không
p
n
%

n
%
Trẻ có uống hoặc bú mẹ
20
35,09
37
64,91
< 0,01
Trẻ có nôn tất cả các thứ
53
92,98
4
7,02
< 0,01
Trẻ có co giật
52
91,23
5
8,77
< 0,01
Trẻ có li bì hoặc khó đánh thức
18
31,58
39
68,42
< 0,01
35,09
64,91
92,98
7,02

91,23
8,77
31,58
68,42
0
20
40
60
80
100
Uống, bú mẹ Nôn các thứ Co giật Ngũ li bì
Không

Dấu hiệu
nguy
hiểm
Tỷ lệ
%

Biểu đồ 3.3. Sự hiểu biết của bà mẹ qua 4 dấu hiệu nguy hiểm

23
Nhận xét:
Qua bảng 3.10 và biểu đồ 3.3, sự hiểu biết của bà mẹ về 4 dấu hiệu
nguy hiểm:
- Trẻ có uống hoặc bú mẹ chiếm tỷ lệ 35,9%, trẻ có nôn tất cả các thứ
chiếm 92,98% và thấp nhất là trẻ có li bì hoặc khó đánh thức chiếm 31,58%.
3.4.3. Trẻ uống hoặc bú mẹ
Bảng 3.12. Trẻ uống hoặc bú mẹ
Trẻ uống hoặc bú mẹ


Không
p
n
%
n
%
Trẻ ngậm nước và uống nước
2
10,00
18
90,00
< 0,05
Trẻ có nuốt nước và sửa
2
10,00
18
90,00
< 0,05

Nhận xét:
Tỷ lệ trẻ ngậm nước và uống nước chiếm tỷ lệ 10%, tương đương với
trẻ có nuốt nước và sữa (10%).
3.4.4. Trẻ nôn tất cả các thứ
Bảng 3. 13. Trẻ nôn ra các thứ
Trẻ nôn ra các thứ

Không
p
n

%
n
%
Trẻ nôn khi bú
49
92,45
4
7,55
< 0,01
Trẻ nôn khi nuốt thức ăn và
uống nước ?
48 90,57 5 9,43 < 0,01

Nhận xét:
Trẻ nôn khi bú chiếm tỷ lệ 92,45%.
Trẻ nôn khi nuốt thức ăn và uống nước chiếm 90,57%


24
3.4.5. Trẻ co giật
Bảng 3.14. Trẻ co giật
Trẻ co giật

Không
p
n
%
n
%
Co cứng chân tay

49
94,23
3
5,77
< 0,01
Trợn mắt
39
75,00
13
25,00
< 0,01
Mắt nhìn sửng
2
3,85
50
96,15
< 0,01

Nhận xét:
Trẻ co cứng chân tay chiếm tỷ lệ 94,23%, trơn mắt chiếm 75% và thấp
nhất là mắt nhìn sừng chiếm 3,85%.
3.4.6. Trẻ li bì hoặc khó đánh thức
Bảng 3.15. Trẻ li bì hoặc khó đánh thức
Trẻ li bì hoặc khó đánh thức

Không
p
n
%
n

%
Trẻ ngủ gà
11
61,11
7
38,89
< 0,05
Không nhìn mẹ
4
22,22
14
77,78
< 0,05
Không quan tâm đến gì xung
quanh
16 88,89 2 11,11 < 0,05
Không phản ứng khi chạm, lay
hay nói chuyện
1 5,56 17 94,44 < 0,05

Nhận xét:
Trẻ không quan tâm đến gì xung quanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 16
trường hợp “có” chiếm 88,89%,



25
3.5. XỬ TRÍ KHI TRẺ CÓ 4 DẤU HIỆU NGUY HIỂM
3.5.1. Hiểu biết cách xử trí khi trẻ có 4 dấu hiệu nguy hiểm
Bảng 3. 16. Cách xử trí khi trẻ có 4 dấu hiệu nguy hiểm

Cách xử trí
n
%
p

54
94,74
< 0,001
Không
3
5,26
Tổng
57
100,00


Nhận xét:
Trong 57 đối tượng biết dấu hiệu nguy hiểm có 54 trường hợp biết
cách xử trí chiếm 94,74%.
3.5.2.Trẻ không bú hoặc không uống được
Bảng 3.17. Trẻ không bú hoặc không uống được
Trẻ không bú hoặc không uống được
n
Tỷ lệ %
Tiếp tục cho trẻ bú hoặc uống bằng thìa
8
14,81
Không nên cho trẻ bú hoặc uống sửa
25
46,30

Để trẻ ở nhà
6
11,11
Đưa trẻ đến cơ sở y tế
15
27,78
Tổng
54
100,00

Nhận xét:
Không nên cho trẻ bú hoặc uống sửa chiếm tỷ lệ cao với 25 trường hợp
(46,40%), đưa trẻ đến cơ sở y tế chiếm tỷ lệ 27,78% và thấp nhất để trẻ ở nhà
(11,11%).



×