Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chuyên đề wireless bài 3 Xây dựng khối wireless trong campus pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.4 KB, 3 trang )

Các khối WLAN trong mạng campus
Ở mức độ cơ bản nhất, hạ tầng của mạng không dây không có một tổ chức nhất quán nếu
so sánh với mạng có dây. Ví dụ, một máy PC với một card wireless có thể sẽ bật kết nối
không dây của nó mọi lúc mọi nơi. Một điều tự nhiên là, để PC có thể truyền và nhận dữ
liệu, một vài hoạt động phải diễn ra.
Trong các thuật ngữ của 802.11, một nhóm các thiết bị mạng không dây bất kỳ được gọi
là một tập hợp các dịch vụ (service set). Các thiết thiết bị không dây phài có cùng tên tập
hợp dịch vụ (service set identified SSID). Đây là một chuỗi được chứa trong mọi frame
được gửi ra. Nếu SSID giữa thiết bị gửi và thiết bị nhận là giống nhau, hai thiết bị có thể
giao tiếp với nhau.
Chuẩn 802.11 cho phép hai hoặc nhiều các thiết bị không dây giao tiếp trực tiếp với nhau
mà không cần thêm bất kỳ phương tiện hay thiết bị nào khác. Mô hình mạng này được
gọi là mô hình mạng ad-hoc, hoặc còn gọi là tập hợp các dịch vụ cơ bản độc lập
(Independent Basic Service Set IBSS). Mô hình được mô tả trong hình vẽ bên dưới:
Không có một cách kiểm soát cố định với số thiết bị có thể truyền và nhận trên một hạ
tầng không dây. Ngoài ra, có nhiều thông số có thể ảnh hưởng đến việc một máy trạm có
thể truyền hoặc nhận đến các máy trạm khác. Điều này khiến cho việc tạo ra một kết nối
tin cậy đến tất cả các trạm khác trở nên khó khăn.
Một tập hợp dịch vụ mức cơ bản BSS sẽ tập trung giải quyết vấn đề truy cập và vấn đề
kiểm soát một nhóm các thiết bị mạng không dây bằng cách đặt một access point – AP là
là một thiết bị đóng vai trò tập trung. Bất kỳ thiết bị không dây nào cố gắng dùng hạ tầng
mạng đầu tiên phải sắp xếp trở thành thành viên của AP. Thiết bị AP có thể sẽ yêu cầu
một trong những điều kiện sau, trước khi cho phép một máy trạm tham gia vào:
- SSID phải giống nhau.
- Một tốc độ truyền dữ liệu tương thích.
- Hoàn tất vấn đề xác thực.
Mối quan hệ của một client với một AP được gọi là một kết hợp (association). Máy client
phải gửi một thông điệp có chứa yêu cầu kết hợp. Sau đó AP sẽ gán quyền hay từ chối
yêu cầu trên bằng cách gửi ra một thông điệp trả lời. Khi đã được kết hợp thành công, tất
cả các truyền thông vào/ra từ máy trạm phải thông qua AP. Hoạt động này minh họa ở
hình B trong hình vẽ bên trên. Các máy trạm không còn có thể giao tiếp với nhau như


trong mô hình adhoc trước đây nữa (còn gọi là mô hình IBSS).
Thiết bị AP không phải là một thiết bị hoàn toàn bị động giống như một Ethernet hub.
Một AP quản lý mạng không dây của nó, quảng bá sự tồn tại của chính nó sao cho các
máy trạm có thể kết hợp, sau đó AP sẽ kiểm soát tiến trình kết hợp này. Ví dụ, bạn hãy
nhớ lại rằng mọi khung dữ liệu khi được gửi thành công thông qua kết nối không dây đều
phải được nhận ACK. AP sau đó chịu trách nhiệm gửi ACK ngược về cho máy truyền.
Bạn cũng nên nhớ rằng, bất chấp trạng thái kết hợp là như thế nào, một máy trạm có khả
năng lắng nghe hoặc nhận các frame được gửi thông qua hạ tầng không dây. Các frame
thì “trôi nổi” trong không khí, và có thể truy cập bởi bất cứ thiết bị nào nằm trong dãy tần
số cho phép để nhận chúng.
Bạn chú ý rằng mô hình tập hợp dịch vụ cơ bản BSS bao gồm một AP và không có một
kết nối rõ ràng đến một mạng Ethernet thông thường. Nếu ta triển khai mô hình như trên,
Access Point và các máy trạm của nó tạo thành một mạng cô lập.
Một AP cũng có thể kết nối uplink vào một hệ thống mạng Ethernet bởi vì trên AP có hỗ
trợ các kết nối không dây và có dây. Nếu AP đặt trong các vị trí vật lý khác nhau, nó có
thể dùng để kết nối vào hạ tầng mạng của doanh nghiệp. Mô hình kết nối này được gọi là
mô hình dịch vụ mở rộng 802.11 Extended Service Set.
Trong mô hình ESS, một máy trạm chỉ có thể kết nối vào một AP khi máy đó ở gần AP
đó. Nếu máy trạm sau đó di chuyển sang vị trí khác, nó có thể kết nối với các AP gần đó.
Chuẩn 802.11 cũng định nghĩa một cách thức cho phép các máy trạm trung chuyển
(roaming) từ AP này sang AP khác khi vị trí của máy trạm không dây thay đổi.
Bài 4: Hoạt động của Access Point

×