Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.96 KB, 5 trang )

Nhân vật trung tâm tìm
kiếm thiên đường trong
thời hiện đại




Con người phải đương đầu với một xã hội tiêu thụ mưu toan biến họ thành
những nô lệ của chủ nghĩa hưởng thụ, đương đầu với thế giới của nền khoa học,
công nghệ cao “lập trình hóa” con người, thách thức với những trói buộc của xã
hội toan tính nô lệ hóa con người, đối mặt với những bạo lực của những kẻ hiếu
chiến, phân biệt màu da, sắc tộc. Đó là những thách thức đối với con người hiện
đại trong tiểu thuyết của Le Clézio. Họ có thể bị nghiền nát hoặc theo đuổi những
con đường khác nhau để đạt được mục đích là: bảo vệ giá trị của tự do cá nhân,
của nhân cách và tinh thần để tạo nên con người đích thực. Nhà văn xây dựng
những nhân vật chứa đựng sức mạnh nội tại, tiềm ẩn cho phép con người hòa nhập
với sự vận động, tác động tới cái tột độ, sâu thẳm, siêu phàm và trong bất kỳ hoàn
cảnh nào họ chấp nhận hoặc chiến thắng số phận.
Nhân vật của Le Clézio “vặn vẹo” cốt truyện tiểu thuyết cổ điển bằng cách xóa
bỏ những đặc điểm kịch tính trong những chi tiết được coi là chứa đựng nhiều kịch
tính. Cho dù sự có mặt của những thành tố kịch tính, thì cốt truyện vẫn nằm trong
phạm vi của việc thể hiện những thái độ của nhân vật trong cuộc hành trình: đó là sự
chối bỏ xã hội tiêu thụ, cái khiếp sợ tồn tại, nỗi nhớ quê hương cội nguồn. Những chủ
đề vốn được coi là quan trọng trong tiểu thuyết truyền thống: tình yêu, tình dục, tham
vọng về sự nghiệp cũng được phản ánh nhưng ở mức độ đơn giản, sơ lược trong
những tác phẩm ở giai đoạn sáng tác đầu tiên trong đó có tiểu thuyết Cuốn sách của
những cuộc chạy trốn (1969). Nhân vật chính có tên là Jeune Homme Hogan, nhưng
nhân thân thay đổi không ngừng bởi những tên gọi khác nhau. Anh ta tiến hành một
cuộc chạy trốn liên miên không có lộ trình, không có định hướng. Truyện kể bị “đục
thủng” bởi những văn bản chắp vá: danh sách những chữ số, áp phích quảng cáo bằng
tiếng nước ngoài, bảng giá vé tàu hỏa ở Trung Quốc Cốt truyện bị đứt đoạn bởi


những đoạn “Tự phê bình” khiến kết cấu tác phẩm bị chia nhỏ từng mảnh rời rạc.
Nhân vật chính vẫn tồn tại nhưng tính cách bị hủy diệt, trở nên trừu tượng, góp phần
phá hủy cốt truyện.
Tác phẩm Sa mạc (1985) hấp dẫn người đọc bởi một bút pháp đa dạng, phong
phú, không còn những biến đổi kỹ thuật quá cực đoan như tác phẩm Cuốn sách của
những cuộc chạy trốn. Hình thành trên hai tuyến hành trình của cộng đồng du mục và
của cô gái Lalla, là những hệ thống nhân vật thực, nhìn thấy được hoặc tưởng tượng,
không nhìn thấy được, chúng được xây dựng bởi những thành tố cấu tạo có nguồn
gốc tự nhiên: lửa, ánh sáng, kim loại Những nhân vật đóng những vai trò khác nhau
trong kết cấu của cốt truyện, họ được sáng tạo bởi một bút pháp giàu chất thơ, hướng
đến chủ đề trung tâm có tính không tưởng (Utopie): thiên đường với vẻ đẹp vĩnh cửu
của thế giới quê hương cội nguồn gắn liền với thiên nhiên hoang sơ và bí ẩn.
Như vậy, trong hai tiểu thuyết, nhân vật có điểm chung là ở trong trạng thái
vận động không ngừng trong thế giới thực hoặc trong tưởng tượng. Họ tiến hành
những cuộc hành trình khác nhau đi tìm thiên đường của tự do và lẽ công bằng. Nhân
vật đảm nhận những chức năng khác nhau trong kết cấu tác phẩm: tự sự, trữ tình Để
đáp ứng những vai trò của mình, nhân vật được kiến tạo từ những chất liệu rất đa
dạng và đặc sắc, từ những thành tố của tự nhiên cho đến ngôn ngữ biểu đạt. Nhân vật
xuất hiện với nhiều tư cách khác nhau: nhân vật thể hiện một tư tưởng; nhân vật là
“tác nhân” hành động, là hành động thúc đẩy diễn biến cốt truyện; nhân vật là người
kể chuyện Cùng với những thành tố cấu tạo khác của tiểu thuyết, nhân vật trong
tiểu thuyết của Le Clézio đã làm “biến động khuôn khổ của tiểu thuyết”. Nó phá vỡ
ranh giới giữa trữ tình và tự sự, khiến tiểu thuyết xích lại gần với thơ. Sự phá vỡ
khuôn khổ của thể loại chính là một đặc trưng của nghệ thuật thế kỷ XX ”
(5)
.
Để giới thiệu một số nét đặc trưng của nhân vật trong các cuộc hành trình qua
hai tiểu thuyết và làm sáng tỏ sự ảnh hưởng, tác động của những loại hành trình dẫn
đến kỹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Le Clézio, chúng tôi tiến hành khảo
sátnhân vật trung tâm thực hiện những cuộc hành trình tìm kiếm thiên đường

hạnh phúc.
2.1. Jeune Homme Hogan
Những cuộc hành trình không định hướng, liên miên của nhân vật đã tạo nên
tính đứt đoạn tự sự, tăng thêm độ phức tạp, khó hiểu của cấu trúc tiểu thuyết và hình
thành một loại “bút pháp chạy trốn”. Nhân vật trung tâm - thực hiện cuộc chạy trốn
được đặt trong mối liên hệ khăng khít với các chuyến đi tới những miền đất xa xôi
trên thế giới và được xây dựng từ những kỹ thuật đặc thù của “ bút pháp chạy
trốn”. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những kỹ thuật này trên những phương diện
khác nhau: tên, tuổi, nghề nghiệp, miêu tả thể chất, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ, các mối
quan hệ với không gian tự nhiên, xã hội …
Đối lập với phản tiểu thuyết và rất khác xa với tiểu thuyết truyền thống, Le
Clézio đã gọi nhân vật trung tâm trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn bằng vô
số tên: J.H.H, Jeune Homme Hogan, Jeune Homme, J.Homme, Jeune, J.Homme
Hogan, ISKUIR, Walking Stick, John Traveller, Daniel Earl Langlois, femme,
Juanito Holgazan. Tính đa dạng và khó nắm bắt về tên riêng thể hiện loại nhân vật
mờ ảo và thay đổi liên tục về bản ngã. Tên của nhân vật thay đổi theo từng chặng
đường của chuyến viễn du. Nếu ở vịnh Californie, nhân vật có tên là J.Homme
Hogan, ở Texas là Junito Holgzan và tên thay đổi hoàn toàn, không còn một liên quan
với cái tên ban đầu Walking Stick, thì cuối cùng, trong ánh mờ tối của buổi chiều tại
một thành phố, nhân vật chính không có tên và trở thành “người này” (celui-ci):
Ở cuối tiểu thuyết, nhân vật trung tâm chỉ được gọi một cách đơn giản “Con
người” (Homme); tính chất vô danh triệt để hoàn toàn.
Tuy rất vắn tắt, nhân vật trung tâm được miêu tả về mặt thể chất: “Được gọi là
Hogan, một người da trắng, đầu dài với tóc sáng màu và mắt tròn. Sinh ở Lạng Sơn
(Việt Nam), khoảng 29, 30 tuổi. Cư dân của một nước được gọi là Pháp, nói, suy
nghĩ, mơ ước, mong muốn bằng một ngôn ngữ được gọi là tiếng Pháp”
(6)
.
Như vậy Jeune Homme Hogan nằm ở biên giới của nhiều nền văn hóa, qua
nhiều thời kỳ khác nhau và anh mang một cái tên có nguồn gốc của xã hội Anhđiêng

(Hogan có nghĩa là sự cư trú của người Anhđiêng Navaho). Nhân vật bị cuốn vào
cuộc vận động liên tục, đến khắp các miền đất xa lạ, trong một không gian địa lý,
tương đối rộng lớn. Thành phố phương Tây, điểm xuất phát của cuộc hành trình, đánh
thức trong con người Hogan, nguyện vọng, ý chí được trốn thoát khỏi môi trường mà
anh ý thức như một nhà tù. Thế giới xung quanh ngột ngạt và tù hãm, vì vậy việc phải
ra đi như một giải pháp để trốn chạy, sau đó mới là khám phá thế giới, khám phá
chính bản thân mình. Khoảnh khắc đau đớn nhất đối với những kẻ “lưu đày” khi họ
không nhận thức được họ từ đâu đến? Là ai? giày vò trong câu hỏi về bản ngã.
Cuộc chạy trốn tạo nên một thành tố trong bút pháp của Le Clézio vào thời kỳ
mà nhà văn chỉ say mê miêu tả sự tha hóa và lưu đày của con người hiện đại. Qua
những chuyến phiêu lưu của Jeune Homme Hogan, Le Clézio thể hiện những yếu tố
tồi tệ của cuộc sống hiện đại mà thành phố công nghiệp hóa, cơ khí hóa là biểu
tượng. Tất cả mọi đồ vật và con người liên quan đến thành phố, đều trở thành đối
tượng để căm ghét và chối bỏ. Dù trong không gian đầy ắp các loại âm thanh hoặc
lặng câm, Hogan cảm nhận đến tận cùng niềm cô đơn, bởi lẽ giữa con người không
có giao tiếp và tiếng kêu phẫn nộ được chuyển tải dưới dạng những chữ in hoa: ỒN
KHỦNG KHIẾP! NHƯNG KHÔNG CÓ MỘT AI, KHÔNG BAO GIỜ NÓI CÁI
GÌ KHÁC” [CCT, 127].
Đối lập hoàn toàn với kiểu nhân vật huyền thoại trong những tiểu thuyết phiêu
lưu, nhân vật trung tâm vô cùng đơn độc, không có quan hệ gia đình, quan hệ xã hội.
Những nhân vật phụ khác chỉ là những hình bóng lướt qua trong cuộc chạy trốn của
Hogan. Sự vắng bóng hoàn toàn hoặc rất hiếm những đoạn hội thoại trong tiểu
thuyết, càng làm nổi bật tính cô độc của con người trong kỷ nguyên bùng nổ các
phương tiện thông tin. Nhân vật chính vẫn tồn tại nhưng tính cách bị hủy diệt, trở nên
trừu tượng, cốt truyện bị phá huỷ. Đối lập với nhân vật của tiểu thuyết truyền thống,
nhân vật trung tâm này có nhiều điểm chung với phản nhân vật trong tiểu thuyết Mới.
Xung quanh nhân vật chính hư vô này là những nhân vật khác, mà nó chỉ là những
giấc mơ, nỗi ám ảnh, điều hoang tưởng
(7)
.


×