Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ _3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.58 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm sống và
biểu tượng thơ




Mưa điềm báo trước những gì không bình an của số phận. Mưa đọng lại những
day dứt với vô vàn biến tấu: “Mưa bay mù mịt cả” (Đất nước, đàn bầu), “Chiều mù
mịt mưa rơi” (Buổi chiều ấy), “Mưa ở đây như roi nắng ở đây như lửa” (Viết cho em
từ cửa biển), “Mưa loang tờ giấy mỏng” (Em sang bên kia sông), “Anh chỉ sợ rồi trời
sẽ mưa” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa), “Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn”
(Những ngày chưa có em), “Đôi vai gầy đi lủi thủi trong mưa” (Những tuổi thơ), “Em
về mưa ướt vai” (Ngày hè trở rét), “Nhớ mặt em gầy sau lá mưa” (Không đề). Sau
cùng, mưa trở về với tâm thức chung, muôn thuở:
- Hạt mưa đen rơi trên đôi kính vỡ
(Lá thu)
- Trong lẫn lộn mưa giăng thời khắc nghiệt
(Người báo hiệu)
- Người quằn quại dưới mưa dầm nắng gắt
(Sông Hồng)
- Mưa ướt đầm trên gạch vỡ tan hoang
Mưa rửa sạch máu tươi trên đá lạnh
(Cầu nguyện)
Trong thơ Lưu Quang Vũ, gió còn xuất hiện nhiều hơn. Bài Gió và tình yêu thổi
trên đất nước tôi tràn ngập hình ảnh gió “Gió rừng cao xạc xào lá đổ Gió mù mịt
những con đường bụi đỏ Gió phương này thao thức phương kia Bếp lửa tắt, gió lại
bùng than đỏ Trong gió chuyển đất trời dường náo động Gió gieo tung những hạt
giống trên tay Những mối tình trong gió bão tìm nhau ”. Ở nhiều cư dân, quốc gia
khác, biểu tượng gió có nhiều ý nghĩa. Nó hay thay đổi, không ổn định, náo động, có khi
báo hiệu một điều gì bất an, một sự thay đổi sắp tới… Gió trong thơ Lưu Quang Vũ gây
ra tan vỡ, tàn phá: “Như gió điên, như nước phá tung bờ” (Người cùng tôi), “Gió đã thổi


nghìn cây nến tắt” (Những ngọn nến), “Con thuyền giấy nát nhàu sau trận gió” (Gửi một
người bạn gái), “Gió hú ầm ầm qua gạch vỡ” (Đêm đông chí…). Gió chính là cuộc đời
Lưu Quang Vũ: Một số phận, một bản nguyên sống mạnh mẽ, vật vã khát khao tìm
kiếm.
- Ước chi được hóa thành ngọn gió
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
- Tuổi học trò gió bay
(Em)
- Hãy làm gió mạnh của cánh đồng
(Với triệu con người)
- Lòng quả cảm đương đầu muôn ngọn gió
(Trước biển và gió)
- Và gió thổi bùng lời ước nguyện của tôi
(Cầu nguyện)
- Và gió cứ đập hoài ngoài cửa sổ
(Chiều chuyển gió)
- Đêm rét nằm nghe gió lộng
(Quả đồi bên kia)
Đấy là tự bộc lộ với mình, với tất cả mọi người, sau đây là trò chuyện với người
thân yêu:
- Anh bỏ nhà ra đi như ngọn gió
(Không đề)
- Em cần gì gió lốc của đời tôi
(Lá thu)
- Ngọn gió âm thầm quằn quại vẫn yêu em
(Không đề)
- Đêm của đời gió bão đã dài lâu
(Nói với con cuối năm)
Và lửa, theo quan niệm chung, tượng trưng cho nhiệt huyết trong tình yêu và cả
trong sự tức giận. Lửa đốt cháy, tàn phá, thiêu hủy nhưng nó cũng có sức tẩy uế và tái

sinh. Tính đa diện đa sắc của lửa, chúng ta đã gặp trong thơ Lò Ngân Sủn, Nguyễn Khoa
Điểm, ở đây cũng thể hiện rõ trong thơ Lưu Quang Vũ. Mấy đoạn thơ về lửa đề cao
nguồn sáng, nguồn năng lượng này: “Hãy cho tôi chút lửa… Cho ta làm ngọn lửa… Sự
sống là lửa… Bình minh là lửa… Con người trao lửa cho nhau… Lửa sẽ bừng lên tự soi
sáng mình”, “Nhưng lửa của tình yêu khi tức giận” thì sẽ thế nào? Và “nhân dân có gì
giống lửa”? Ở các bài thơ khác tính nhiều mặt của biểu tượng lửa là những đối lập biện
chứng “Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô” (Ghi vội một đêm 1972), “Thời bạo tàn lửa
cháy khắp nơi” (Em), “Mọi ngai vàng theo lửa hóa tro than” (Trung Hoa)… Và lửa chứa
đựng tình yêu say đắm, niềm tin và khát vọng mãnh liệt:
- Nụ cười vui như ngọn lửa hồng
(Buổi chiều ấy)
- Em là bóng cây em là bếp lửa
(Không đề)
- Trong đáy mắt có gì như ánh lửa
(Gửi em và con)
Tìm về bếp lửa “anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương” ( Và anh tồn tại).
Như vậy, dựa vào thơ hiện đại Việt Nam, hoặc thành tựu của một số nhà thơ tiêu
biểu, nhìn vào đất, hướng lên bầu trời hoặc soi vào nội tâm để phân loại cũng chỉ là một
cách để dễ trình bày. Khuôn mặt, tính chất Liêu Trai của biểu tượng thật khó nhận diện
rõ ràng, nó cứ lưu chuyển, đuổi nhau như những lớp sóng đến vô tận vô cùng. Nhưng dù
sao chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa cuộc sống và biểu tượng thơ, từ biểu
tượng chúng ta có thể nhận ra cuộc sống, kinh nghiệm sống của mỗi cá tính sáng tạo,
mỗi nhà thơ ở những vị trí, tư thế, tâm trạng, số phận rất riêng

×