Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiện tượng nhân vật nữ tu tập Phật giáo trong truyện cổ dân gian Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Á lục địa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.85 KB, 7 trang )

Hiện tượng nhân vật nữ tu tập Phật
giáo trong truyện cổ dân gian Việt
Nam và một số nước khác ở Đông
Nam Á lục địa







2. Hiện tượng những nhân vật nữ tu hành đắc đạo trong truyện cổ dân gian Việt
Nam là một nét hết sức độc đáo so với truyện cổ dân gian của các nước khác ở Đông Nam
Á lục địa
Nếu xét ở góc độ tu tập chính thống, xuất gia đầu Phật, quy y tam bảo, trai giới thanh
tịnh ở cửa chùa thì các nhân vật sư nữ gần như hoàn toàn vắng bóng trong truyện cổ dân gian
các dân tộc Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma. Trong khi đó, người dân Việt Nam thường
truyền tụng những câu chuyện về những sư nữ tu thành chánh quả như Thị Kính, Man
Nương, Công chúa Ba… Có thể nói, nhân vật nữ tu theo đạo Phật và đạt đến quả hạnh cao
nhất là một hiện tượng độc đáo trong truyện cổ dân gian Việt Nam. So với truyện cổ dân gian
của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, điểm khác biệt lớn ấy không chỉ thể hiện trên bề
mặt cơ cấu về giới mà còn thể hiện ở chiều sâu đặc tính của nhân vật. Những công chúa Sen
vàng hay nàng Visakha, tiểu thư Thuđamma Sari chỉ được miêu tả như những người mến mộ
Phật pháp, giữ gìn giới luật, thường xuyên đi chùa cúng dường, lễ bái, sống đức hạnh, được
mọi người yêu mến chứ chưa phải là người dấn thân vào đường tu, trở thành sư nữ như Thị
Kính (truyện Quan Âm Thị Kính), Man Nương (truyện Man Nương), ni cô Lắm (truyện Sự
tích đèo Phật Tử) hay công chúa Ba (truyện Quan Âm tái thế). Hơn nữa, những nhân vật nữ
xuất gia tu hành trong truyện cổ dân gian Việt Nam không chỉ xuất hiện với thân phận những
sư nữ bình thường mà phần lớn đều trở thành Phật Mẫu, Bồ tát Quan Âm, những nhân vật
được tôn kính nhất trong Phật điện dân gian. Thị Kính mắc hai nỗi oan đau đớn và nghiệt ngã
nhưng vẫn âm thầm chịu đựng, dốc lòng từ bi làm điều phước hạnh cảm động đến đức Phật,


sau khi chết được Phật tổ phong làm Phật Bà Quan Âm. Phật Mẫu Man Nương vốn là một cô
gái mồ côi cha mẹ, lại ngọng nghịu từ nhỏ nhưng có tâm hướng Phật, tu học ở chùa, vì âm
dương cảm động mà thụ thai với sư Đồ Lê, bị miệng thế chê cười vẫn nhẫn nhục chịu đựng,
hạ sinh đứa bé chính là hiện thân tứ pháp Phật của dân tộc Việt: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp
Lôi, Pháp Điện. Ni sư Lắm vượt đường sá xa xôi đi tìm đất Phật, trải qua khổ ải vẫn giữ được
chánh niệm nên đắc đạo trở thành Phật bà Quan Âm. Công chúa Ba từ bỏ cung vàng điện
ngọc, lên chùa tu đạo, khi biết tin vua cha bị bệnh phong khó lòng qua khỏi, đã tự móc mắt và
cắt chân tay mình chữa bệnh cho cha rồi hoá về Niết Bàn… Như vậy, tất cả những nhân vật
nữ kể trên đều bước lên đài sen cao quý, trở thành vị Phật được kính ngưỡng và yêu mến nhất
trong tâm hồn mỗi người dân Việt. Vượt ra ngoài tính chất linh thiêng của Phật giáo, Phật bà
Quan Âm trở thành chỗ dựa tinh thần hết sức gần gũi đối với nhân dân. Hình ảnh Phật Quan
Âm mang tính nữ trong những câu chuyện cổ của dân tộc Việt gần với hình ảnh người mẹ
hơn là một vị Bồ Tát hoá độ chúng sinh theo ý nghĩa tôn giáo. Trong truyền thống văn hoá
Việt, người phụ nữ giữ một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù chịu sự kiềm toả nặng
nề của văn hoá Nho giáo phương Bắc nhưng dường như trong tâm hồn người Việt Nam luôn
luôn dào dạt chảy một nguồn tình cảm đầy trân trọng và yêu mến đối với nữ giới, một phần
do tâm thức Mẹ hình thành và in khắc sâu đậm từ trong tư duy nguyên thuỷ, một phần vì vai
trò của người phụ nữ sớm hình thành trong lịch sử khởi nguyên của quốc gia, dân tộc cũng
như trong đời sống gia đình và vẫn tiếp tục duy trì, phát huy qua các thời đại… Từ thơ ca dân
gian đến các truyện tích, nhân dân ta luôn luôn dành sự ưu ái, thấu hiểu, bênh vực và đề cao
vai trò người phụ nữ.
Hiện tượng nói trên có vẻ mâu thuẫn với vấn đề nhìn nhận thân phận người phụ nữ của
nhân dân các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma được chúng tôi đặt ra ngay từ phần
đầu của bài viết. Tuy nhiên, đây chính là hai mặt vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong truyện
cổ dân gian mang màu sắc tôn giáo nói chung và truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo
nói riêng: xu hướng thiêng liêng hoá và xu hướng thế tục hoá, nhằm thực thi song song chức
năng tôn giáo và chức năng phi tôn giáo. Điểm quan trọng đặc biệt cần chú ý là các quốc gia
Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma có khuynh hướng lấy Phật giáo tập hợp quần chúng, thu
phục nhân tâm. Vai trò chính trị của Phật giáo ở các nước Đông Nam Á theo Phật giáo dòng
Theravada đặc biệt quan trọng. Nó thể hiện cụ thể trên mối quan hệ hai chiều giữa nhà nước

và tổ chức Phật giáo. Hiện tượng Phật giáo gắn bó mật thiết với chính trị biểu hiện qua việc
thần thánh hoá các quốc vương ở các nước này rõ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. Phật giáo
được các dân tộc theo Phật giáo Tiểu thừa tiếp nhận một cách tự nhiên và có ảnh hưởng lớn
lao cả trong đời sống của người dân cũng như thiết chế nhà nước và được xem là quốc giáo,
không có tình trạng đối lập giữa văn hoá dân gian và văn hoá kẻ thống trị ngoại bang. Ở các
quốc gia này, thanh niên được coi là người trưởng thành và được mọi người kính trọng nếu
họ tu học ở nhà chùa ít nhất từ 6 tháng đến một năm. Sangha là cầu nối giữa nhà nước và
quần chúng. Tăng đoàn đảm nhiệm chức năng giáo dục… Do chịu ảnh hưởng Phật giáo từ
gốc, theo quan niệm Phật giáo chính thống của Ấn Độ, nhân dân các nước Campuchia, Lào,
Thái Lan, Myanma dù có quan tâm đến thân phận người phụ nữ vẫn chỉ dành cho họ một vị
trí khá khiêm tốn trong tăng giới nên, phải chăng, việc Phật hoá hình tượng nhân vật nữ là
một “cấm kỵ”? Mặc dù giữa đạo và đời có một khoảng nào đấy nhưng ở các nước Đông
Nam Á theo đạo Phật Tiểu thừa thì người phụ nữ vẫn khó vượt qua thân phận đã được ấn
định từ trong văn hoá mẫu gốc (Ấn Độ) để có thể bước lên toà sen, bước lên Phật điện như
những Thị Kính, Man Nương, công chúa Ba của dân tộc Việt. Hơn nữa, văn học Ấn cũng
phủ một ảnh hưởng bao trùm và xuyên suốt lên các nền văn học của những quốc gia này.
Trong Tuyển tập văn học Campuchia, ở phần giới thiệu bộ phận văn học truyền thống, Vũ
Tuyết Loan phân tích quá trình Phật hoá văn học Campuchia cũng như xu hướng Jataka hoá
truyện cổ Campuchia sâu đậm đến mức: “[…] Văn học Campuchia thời kỳ này (thế kỷ XVI,
XVII) nhiều lúc chỉ làm việc minh hoạ đơn giản cho giáo lý nhà chùa, bởi lẽ quan niệm
nghiệp căn (Karma) của Phật giáo chi phối hầu hết các tình tiết cốt truyện”
(3)
. Lưu Đức
Trung, từ những năm 1989 đến 1999 đã chỉ ra những ảnh hưởng của Jataka vào văn học Lào,
Thái Lan, Campuchia: “[…] Jataka vào Campuchia cuối thời kì Ăngco, ngày càng trở thành
nguồn đề tài quan trọng của văn học. Tư tưởng Phật giáo trong Jataka có ảnh hưởng sâu đậm
trong các tác phẩm văn học của Campuchia, xu hướng Jataka hoá ngày càng rõ nét trong
truyện cổ, ngụ ngôn. Các nhân vật phần nhiều là hiện thân của đức Phật. Lối kết thúc truyện
cũng giống như lối kết thúc trong Jataka, Jataka đến với Lào với cái tên Xattakhăm, phần
nhiều truyện tiền kiếp của đức Phật trở thành nguồn chất liệu trong sáng tác của văn học

Lào…”
(4)
. Đó là lí do tại sao mặc dù giữa tư tưởng Phật giáo chính thống với tư tưởng nhân
dân ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma có một độ chênh nhất định song vẫn không đủ
tạo ra một “cuộc cách mạng” thay đổi hoàn toàn thân phận của người phụ nữ.
3. Một hiện tượng có vẻ nghịch lí là các nhân vật nữ trong truyện cổ dân gian các
nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma được miêu tả như những Phật tử thuần thành
trong khi các sư nữ trong truyện của người Việt lại ít được chăm chút về sinh hoạt tu tập.
Tính hướng chuẩn thể hiện khá rõ nét trong truyện cổ dân gian các nước Campuchia,
Lào, Thái Lan, Myanma. Sinh hoạt tu tập của các nhân vật nữ trong truyện cổ dân gian của
các nước này luôn được miêu tả chi tiết và được nhìn nhận như một chuẩn mực của đạo đức
thế tục. Nàng Visakha luôn thực hành đúng những lời dạy của đức Phật. Nàng rất coi trọng
việc đi viếng chùa, cúng dường, lễ bái và bố thí. Nàng không những dẫn dắt bố chồng từ
bóng tối ra ánh sáng mà còn là một Phật tử rất ngoan đạo. Nàng cúng dường cho nhà chùa rất
nhiều. Nàng dùng số tiền rất lớn xây chùa và sắm sửa đồ dùng trong chùa, sau đó mời đức
Phật về ngự (truyện Nàng Visakha – Campuchia). Dù là một công nương quyền quý nhưng
hàng ngày công chúa Sen vàng vẫn thường đi lễ chùa với dân chúng như bao người bình
thường khác. Nàng cũng thường xuyên bố thí cho người nghèo khổ, bệnh tật và dâng cúng
thức ăn cho nữ thần biển cả (Công chúa Sen vàng – Thái Lan)… Cô gái trong truyện Vợ
chồng chim sẻ của Myanma được miêu tả là một người mộ đạo, cung kính trước ba ngôi báu
của Phật giáo - một mẫu hình lý tưởng truyền thống của thanh niên Myanma. Nhờ lòng
thành tâm hướng Phật, thường xuyên cúng dường, lui tới cửa chùa lễ bái chư Phật mà nàng
tái hợp với người chồng ở kiếp trước…Truyện Maha Maya của Thái Lan kể về nàng Maha
Maya Lakhana, con gái vua Préas Ankana của xứ Tevalongka, là một công chúa tu đạo.
Công chúa rất coi trọng việc bố thí nên được các thần ban cho một giỏ gạo không bao giờ
cạn. Người bệnh từ khắp mọi nơi đến để nhận sự ban phước lành và chữa bệnh từ công
chúa… Nàng được quốc vương Sihatanu xứ Kobeula-Bhosu xin cưới cho hoàng tử
Suddhodana, về sau hạ sinh hoàng tử Gautama - hiện thân đại kiếp cuối cùng của đức Phật…
Trên đây chỉ là một vài dẫn chứng về việc miêu tả sinh hoạt tu tập của nhân vật nữ trong
truyện cổ dân gian một số nước Đông Nam Á lục địa. Trong nguồn truyện cổ dân gian mang

màu sắc Phật giáo của các nước này, sinh hoạt tu tập luôn đóng một vai trò quan trọng trong
cấu trúc miêu tả của tác phẩm. Bàng bạc trong các truyện như: truyện Chàng Ro-thi-
sen, truyện Cây cỏ may, truyện Sự tích ngôi đền Bantay Chmar, truyện Một kiếp luân
hồi, Truyện Hoàng tử Vésandâr thành Phật, truyện Hình thỏ trên mặt trăng, truyện Sự tích
ngày lễ Phchum ben(Campuchia), truyện Than Kho, truyện Pho tượng Phật bằng ngọc
bích, truyện Khun Charng Khun Phaen (Thái Lan),truyện Sự tích nhật thực nguyệt
thực, truyện Ba ông Khún và quả bầu kỳ lạ, truyện Vesandar, truyện Ba đoá hoa
ngọc(Lào)… chúng ta đều thấy các nhân vật thực hành giáo lý hết sức hoan hỷ.
Phật giáo có một bề dày lịch sử phát triển thuận lợi và liên tục ở các quốc gia theo
dòng Theravada, đến nỗi dường như việc tu tập theo lời dạy của đức Phật trở thành nếp sống
thường nhật của mỗi người dân. Giữ gìn ngũ giới, cúng dường, bố thí, xây chùa tháp, đúc
tượng Phật,…là những công việc tạo phúc đức không chỉ được coi như một nghĩa vụ mà trở
thành nhu cầu, niềm hạnh phúc của mọi Phật tử. Sinh hoạt tu tập thường nhật của nhân dân
đã in dấu sâu đậm lên truyện cổ. Trong bức tranh chung của sinh hoạt thực hành tôn giáo ấy,
việc bố thí, cúng dường là một mảng màu đậm đà và bền bỉ, vừa là thước đo đạo hạnh của
Phật chúng, vừa là chuẩn mực đạo đức và tiêu chí đánh giá nhân cách mỗi người dân. Việc
mô tả vấn đề tu tập trong truyện cổ của các dân tộc này hết sức đậm đặc, phản ánh đúng thực
tế văn hoá Phật giáo của họ. Bố thí là tiêu chí số một và xuyên suốt trong mọi biểu hiện lập
công đức, là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân dân các nước theo
Phật giáo. Đây là một hành động điển hình nhất của lòng từ bi, một trong hai hạnh cao nhất
của Phật tử. Ở các nước theo Phật giáo Nam tông: Sri Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan,
Campuchia…, tu sĩ theo chế độ khất thực hàng ngày gọi là khất sĩ hay tỷ kheo. Việc dâng
thức ăn, quần áo cũng như những dụng cụ phục vụ sinh hoạt tu tập cho sư là một hoạt động
diễn ra hằng ngày và hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá của người dân… Chính vì
vậy, việc miêu tả hành động cúng dường, bố thí của các nữ Phật tử trong truyện cổ dân gian
các nước này luôn là ưu tiên số một, trở đi trở lại trong phần giới thiệu nhân vật ở rất nhiều
tác phẩm. Trong luận án Phó tiến sĩ khoa học triết học, Khlot - Thida nhận định rằng người
Campuchia không màng lắm chuyện làm giàu, làm được nhiều của cải mang cúng dường cho
chùa càng nhiều càng tốt, càng bố thí và cúng dường nhiều càng tích được nhiều phúc đức
(5)

.
Bên cạnh việc bố thí, niệm Phật cũng là một sinh hoạt thường nhật trong đời sống nhân dân
các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma. Phật giáo dạy rằng chúng sinh khi cảm thấy
tâm không yên ổn, sinh ra sợ hãi thì giữ vững Tám niệm (Bát niệm): niệm Phật, Pháp, Tăng,
Giới, Xã, Thiên,… thì sẽ giữ được tâm thanh tịnh. Trong Phật giáo cũng có khái niệm “Nhất
tâm niệm Phật”, nghĩa là khi niệm danh hiệu Phật thì chỉ nghĩ đến Phật. Chuyện tiền thân đức
Phật số 212, tiền thân Vattaka, kể về một kiếp của đức Phật là một con chim cun cút non
chưa biết bay gặp nạn cháy rừng nhờ nhất tâm niệm công đức của chư Phật đã nhập Niết bàn
trong quá khứ đã đẩy lui được ngọn lửa khoảng 16 tầm… Tình huống gây cười xoay quanh
nhân vật người phụ nữ làm nghề đốn củi trong truyện Lợi ích của việc lần tràng hạt và nhân
vật người mẹ nghèo khổ trong truyện Thần cây ngoáy mũi của Myanma ít nhiều thể hiện tập
quán tu tập của nhân dân nước này… Tu tập để đạt đến trí tuệ thù thắng và siêu việt là một
trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất của người tu theo đạo Phật. Điển hình và xuyên suốt
những câu chuyện tiền kiếp của bậc Thế Tôn, song hành với lí tưởng từ bi bác ái là một trí tuệ
sáng suốt như ngọn đuốc soi đường cho các hoá thân của Ngài tránh khỏi những hệ luỵ của
cuộc đời. Nếu đức Phật thác sinh vào kiếp người thì đó là những chàng thanh niên nhanh trí,
người thương gia sáng suốt hay vị đại thần hiền trí… Nếu đức Phật đầu thai vào kiếp vật thì
chúng đều là những con vật có trí khôn tuyệt vời như con nai khôn ngoan, con cua thông
minh, con khỉ mưu trí… Hiện tượng ngợi ca hai nhân vật nữ huyền thoại, Thuđamma Sari
của Myanma và nàng Tăn Tay của Lào, có liên quan mật thiết đến vấn đề này… Như vậy,
tập quán sinh sống gắn liền với thực hành giáo lý nhà Phật là một nét son văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma. Do vậy, mặc dù không phải là những
sư nữ tu chứng đạt quả hạnh cao trong Phật điện, các nhân vật nữ như nàng Visakha, công
chúa Sen vàng, tiểu thư Thuđamma Sari hay vợ người đốn củi… vẫn được ngợi ca như
những tấm gương sáng điển hình trong đời sống thế tục.

×