Hiện tượng nhân vật nữ tu tập Phật
giáo trong truyện cổ dân gian Việt
Nam và một số nước khác ở Đông
Nam Á lục địa
Truyện của người Việt rất hiếm thấy sự miêu tả sinh hoạt tu tập một cách khá tỉ mỉ và
sinh động thể hiện chân tâm của người tu hành. Sinh hoạt tu tập trong truyện cổ dân gian của
ta hầu như chỉ được miêu tả đại khái, giống như chính quan niệm đại khái, chỉ cốt giữ lấy cái
tinh thần của những tôn giáo mà người dân Việt Nam tiếp thu từ bên ngoài. Ngay ở truyện kể
về một nhân vật nhờ công đức lúc sống, sau khi chết được hoá thành Bồ tát, tác giả dân gian
vẫn không miêu tả sinh hoạt tu tập của nhân vật một cách tương đối chi tiết và quy củ mà chỉ
kể rằng: “[…] Buồn chán cho số phận éo le, một hôm nàng cải trang thành một chàng trai,
nhân đêm tối bỏ nhà khăn gói ra đi. Nàng đi mãi, đi mãi, cố tìm một chỗ trú ngụ, một nơi cho
thật xa quê hương để xoá bỏ những ký ức đau xót. Sau cùng đến một tỉnh khác, ở đây có chùa
Vân, nàng tìm đến xin gọt đầu quy y. Sư cụ không biết là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt hiệu
là Kính Tâm. Sự đời đã tắt lửa lòng, từ đấy nàng yên tâm bạn cùng kinh kệ…” (Quan Âm Thị
Kính). Truyện Sự tích ông bình vôi kể về một cô gái con một nhà giàu có. Cô rất đẹp nhưng
cũng rất kiêu, vì thế nên đến tuổi lấy chồng vẫn chưa có đám nào vừa ý. Nhưng rồi cô cũng
lấy được chồng… Cô ghen chồng làm cho xóm giềng cau mặt vì những lời qua tiếng lại của
họ. Cuối cùng hai người không vừa ý nhau và ly dị: “[…] Buồn bực vì chuyện duyên phận,
cô bỏ đi tu. Cô xuất gia ở một ngôi chùa cổ trên núi gần hai mươi năm. Những con chim,
những con thú rừng hầu như quen thuộc bóng dáng của người sư nữ. Hai mươi năm qua cô
vẫn chưa đắc đạo. Một ngày kia cô quyết định sang Tây Trúc một phen để tìm cho ra lẽ…”.
Truyện Sự tích chùa Trà Nồng kể về mối tình chàng Ếch với nàng Nồng. Do sự cấm đoán
của mẹ cha nên chàng Ếch bỏ làng ra đi. Truyện kể rằng: “Chẳng ngờ, sau khi biết tin chàng
bỏ làng ra đi, buồn rầu, nàng Nồng xin cha mẹ cho mình cắt tóc đi tu. Nàng lập một ngôi
chùa trong vùng, ngày ngày tụng kinh niệm Phật để giữ trọn lời thề hẹn với người thương của
mình. Ở nơi xa, chàng Ếch được tin, liền quay về. Thương và cảm phục người yêu đã giữ
tròn lời hứa với mình, chàng liền xuất gia rồi lập chùa thờ Phật tại làng Đa Phước…”. Truyện
về Phật bà chùa Hương cũng chỉ nói đến lòng thiết tha hướng Phật của công chúa Ba, không
miêu tả rõ hơn những hành động thể hiện sự tu chứng của nhân vật Như vậy, có thể thấy
một sự khác biệt rất lớn trong nội dung miêu tả sinh hoạt tu tập của nhân vật nữ chính trong
truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và truyện cổ mang màu sắc Phật giáo ở các
nước bạn cùng khu vực. Trong khi nhân vật nữ trong truyện Campuchia, Thái Lan, Lào,
Myanma phần lớn coi việc tu tập như là một nguyện vọng chân chính với mục đích hướng
thiện, tạo lập công đức thì các nhân vật nữ trong truyện cổ người Việt nói trên đi tu vì chán
đời, vì hết tìm thấy niềm vui sống đời trần tục. Như vậy chẳng khác nào người dân quan niệm
đường tu là con đường đoạn tuyệt với cuộc sống xã hội, lánh xa thế tục, chôn vùi phần đời
còn lại. Quan niệm như thế rõ ràng rất “nghịch chuẩn”, rất tương phản với xu hướng “hướng
chuẩn” trong thái độ và động cơ tu hành của nhân dân các nước cùng khu vực. Đặc biệt, ở hai
truyện: Sự tích đèo Phật tử và Sự tích ông bình vôi, việc nhân vật nữ cất công đi tìm đất Phật
để mau thành chánh quả phản ánh tâm lý thực dụng đồng thời thể hiện một cách nhìn hết sức
sai lệch về bản chất của mục đích cũng như con đường tu hành chân chính. Hình phạt bi thảm
dành cho người sư nữ kiêu căng và đố kỵ trong truyện Sự tích ông bình vôi thể hiện cái nhìn
nghiêm khắc và thẳng thừng đối với những người tu hành phạm giới hạnh Phật giáo, nhất là
vi phạm đạo đức thế tục: Người sư nữ độc ác dùng mẹo lừa lấy mạng hai mẹ con cùng tìm
đường sang đất Phật đã nhận lấy cái kết cục thảm thương: rơi từ trên cây cao xuống tan xác,
hoá kiếp thành bình vôi để cho người đời móc ruột… Những đặc điểm vừa nêu rất sát hợp
với những nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi từ những thập niên 70-80 của thế
kỷ trước. Trong công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tác giả đưa ra hai khái quát
khoa học đáng lưu ý: một là “hiện tượng khai thác đề tài tình duyên để chuyển tải ít nhiều tư
tưởng có liên quan đến đạo Phật”; hai là “tuy loại truyện mang chủ đề tôn giáo chiếm số
lượng ít, người Việt lại có khá nhiều truyện dường như là để cảnh giới người tu hành”
(6)
. Do
xuất phát từ thực tế văn hoá Phật giáo dân tộc, người Việt Nam có những hiểu biết cũng như
cái nhìn về việc tu hành rất khác so với những nước theo đạo Phật Theravada ở Đông Nam
Á. Hiện tượng này xuất phát từ tập quán và quan niệm sống của nhân dân. Nhân dân ta không
coi việc tu tập là một lẽ sống. Điều dễ nhận thấy là ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày,
người bình dân Việt Nam thể hiện rất rõ tâm tư khao khát cuộc sống trần tục, nhiều khi coi nó
như một đối trọng với việc chay tịnh ở cửa chùa:
Ai lên Hương Tích chùa Tiên,
Gặp cô sư bác anh khuyên đôi lời.
Đem thân làm kiếp con người,
Tu sao cho trọn nước đời mà tu.
Hơn nữa, người dân xứ ta không thích gò bó. Với niềm ham sống, ham dấn thân trải
nghiệm mọi buồn - vui, sướng - khổ trong cuộc đời, người ta coi việc tu hành là một sự trói
buộc:
Đã đành cắt tóc đi tu,
Một ngày cửa Phật, mười thu cửa trần.
Đối với người Việt, thiết thực nhất là ăn ở hiền lành, sống đạo đức, lành thiện:
- Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng,
- Anh tu cho bạc tóc mai,
Sao bằng em lượm cành gai giữa đường.
- Tu chùa chẳng bằng tu nhà,
Ăn ở thật thà mới thật là tu.
Đặc biệt, người Việt quan niệm đạo làm người trước tiên phải giữ tròn chữ hiếu. Nếu
không làm được điều đó thì đừng học đòi cảnh giới tu trì cao siêu, thoát tục:
- Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
- Chuối chát măng chua, bốn mùa anh chịu khổ,
Em tu hành anh chỉ chỗ em tu.
Kìa trông hai vị Phật sanh,
Cha già mẹ yếu em bỏ đành đi tu?…
Từ trong nếp nghĩ, nhân dân ta đặt lẽ phải và đạo lí trong cách ứng xử, ăn ở lên trên
mọi nhu cầu thoát tục, mọi quan điểm giáo điều. Người ta quan niệm đã có tâm lành thiện,
sống nhân nghĩa đạo đức thì không nhất thiết phải gọt tóc vào chùa. Đã xuống tóc quy y,
muối dưa kinh kệ thì tuyệt đối giữ cho tròn vẹn đạo hạnh. Quan điểm đen - trắng phân minh,
thẳng thừng đối với việc tu hành tất yếu dẫn đến cái nhìn nghiêm khắc đối với những người
xuất gia tu đạo. Suy cho cùng, cách nhìn đó cũng thể hiện mong muốn giữ vững chánh đạo,
không chấp nhận sự pha tạp, nhiễu nhương làm mất uy nghiêm nơi cửa Phật.
Về vấn đề đức tin của người Việt đối với đạo Phật, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ
XVIII, Le Royer, một linh mục người Pháp đã nhận xét: “[…] Dân chúng đàng Ngoài
thông minh lịch sự và thuần hậu. Đem họ về với chúa Kitô không là việc khó, và họ không
gắn bó lắm với chùa chiền, cũng không nể trọng sư sãi của các tà thần lắm…”
(7)
. Vào đầu
thế kỷ XX, sử gia Trần Trọng Kim cũng đề cập đến bản tính người Việt trong việc tiếp
nhận các tôn giáo: “[…] Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái nhưng không nhiệt tín tôn giáo nào
cả…”
(8)
. Có thể coi đây là nét độc đáo của tính cách người Việt trong quá trình cọ xát và tiếp
biến văn hoá ngoại lai.
Có thể nói, tinh thần Phật giáo Đại thừa (Phật giáo dòng Mahayana) kết hợp với lối tư
duy mềm dẻo, thiết thực định hình trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc đã quy định nên ở
truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của người Việt đặc tính thế tục đậm đặc hơn rất
nhiều so với nhóm truyện cùng loại ở các nước bạn cùng khu vực. Trong đó, đặc biệt nổi lên
những khía cạnh độc đáo của văn hoá ứng xử của dân tộc qua việc đề cao vị trí người phụ nữ
trong Phật điện dân gian cùng với cái nhìn lệch chuẩn về vấn đề tu hành cũng như thái độ
khắt khe đối với những người nguyện dấn thân vào cửa Phật nhưng lại có những biểu hiện
thối thất đạo hạnh. Trong khi đó, truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của các quốc
gia Đông Nam Á theo dòng chữ Phạn và theo Phật giáo Tiểu thừa lại mang đậm tính tôn
giáo. Có thể nói, nhóm truyện này vẽ nên một bức tranh độc đáo, sinh động thể hiện bản sắc
văn hoá Phật giáo đậm đà, trong đó từ vua quan đến thứ dân đều là những Phật tử nhiệt
thành, tăng giới rất được tôn kính và sinh hoạt tu tập cũng như làm những việc lành thiện tích
công đức đã trở thành nếp sống và nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Tinh thần Phật giáo
cũng như thành kiến xa xưa của xã hội Ấn trong cách nhìn nhận thân phận người phụ nữ vẫn
có sức chi phối rất lớn đến nội dung truyện cổ các dân tộc này.
Các khía cạnh đối sánh cho thấy xu hướng “hướng chuẩn” trong truyện cổ dân gian
các quốc gia theo Phật giáo Theravada luôn có sự khác biệt, ít nhiều đối lập với xu hướng
“phi chuẩn”, “nghịch chuẩn” trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Cần thấy rằng sự đối lập ấy,
về cơ bản, không có ý nghĩa đối kháng mà mang tính chất đa dạng trong chỉnh thể văn hoá
khu vực - một sự thống nhất trong đa dạng