Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dấu ấn văn xuôi Nga thế kỉ XIX trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.19 KB, 5 trang )


Dấu ấn văn xuôi Nga thế kỉ
XIX trong sáng tác của một số
nhà văn Việt Nam





Những thập niên đầu thế kỉ XX, nhờ những điều kiện văn hoá lịch sử mới, văn
học Việt Nam phát triển đặc biệt mau lẹ. Với tốc độ “một năm có thể kể như ba mươi
năm của người”, văn học Việt Nam đã đạt được những thành tựu xuất sắc với sự xuất
hiện hàng loạt cây bút tài năng. Bước tiến ấy, theo Vũ Ngọc Phan là “nhờ ở phép
lạ của các môn học ngoại lai nhiều hơn là ở nền Việt Nam cổ học”
(1)
.
Trong tiến trình hiện đại hóa đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã tiếp nhận
ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp, đồng thời cũng tiếp nhận những tác động
của văn học Nga. Tất nhiên, tách bạch cho thật cụ thể đâu là ảnh hưởng văn học
Pháp, đâu là ảnh hưởng văn học Nga ở mỗi nhà văn Việt Nam là việc không dễ
dàng, bởi văn học nước ngoài đến Việt Nam giai đoạn này rất mạnh. Nền văn học
Việt Nam, khi đang tìm hướng đi, bắt gặp một con đường rộng thênh thang nhưng
còn hết sức mới lạ và bề bộn thì việc tiếp nhận đa chiều, đa diện là tất yếu. Ấy là
chưa kể đến “tạng” riêng, sở thích riêng của mỗi nhà văn. Vì vậy, có thể thấy trong
sáng tác của nhà văn Việt Nam chỗ này chịu ảnh hưởng tác giả này, chỗ kia chịu
ảnh hưởng tác giả khác. Trên nền chung là ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến
văn học Việt Nam giai đoạn này, ảnh hưởng của văn học Nga mặc dù không nổi bật
như văn học Pháp, nhưng không phải là không thể nhận thấy. Dấu ấn của sự ảnh
hưởng ấy được biểu hiện từ những “chỗ sâu nhất” là quan niệm về văn học, tư duy
nghệ thuật đến cảm hứng, đề tài, nhân vật, bút pháp thể hiện trong sáng tác của một
số nhà văn.


Trong thời kì văn học Việt Nam ở giai đoạn tìm đường, phóng tác - mô phỏng là
khuynh hướng khá phổ biến. Đây cũng là điều tất yếu, có tính quy luật. Khuynh hướng
này xuất hiện như một sự tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài ở những nhà văn đang thử
nghiệm thể loại văn học mới, góp phần không nhỏ cho sự hình thành thể loại tiểu
thuyết đầu thế kỉ. Trên một ý nghĩa rộng hơn, đây là sự thể hiện đầu tiên và khá rõ quá
trình "đổi lốt, vượt thoát" của văn học giai đoạn này. Một số tác phẩm phóng tác của
Hồ Biểu Chánh là những trường hợp điển hình. Hồ Biểu Chánh đã vay mượn cốt
truyện của một số nền văn học thế giới, tạo nên tác phẩm của mình. Nguyễn Khuê khi
dựng Chân dung Hồ Biểu Chánh (Nxb. Lửa thiêng, Sài Gòn, 1974) cho biết trong sáng
tác của Hồ Biểu Chánh, ngoài những phóng tác dựa theo văn học Pháp như Chúa tàu
Kim Quy (phỏng theo Bá tước Monte Cristo của A. Dumas), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng
theo Những người khốn khổ của V. Hugo), Cay đắng mùi đời và Chút phận lênh
đênh (phỏng theo Không gia đình của H. Malot), thì tiểu thuyết Người thất chí được
phóng tác từ Tội ác và hình phạt của Dostoievski.
Tiếp nhận văn học nước ngoài dưới hình thức phóng tác là hiện tượng tất yếu có
tính lịch sử, tạo điều kiện nảy nở những sáng tác, song không phải ai cũng thành
công. Vũ Bằng có truyện Em ơi đừng tuyệt vọng phóng tác từ Đêm trắng của
Dostoievski, một chương phỏng theo gần đúng nguyên văn Câu chuyện của Nastenka.
Theo Vũ Ngọc Phan, ở tác phẩm này, Vũ Bằng "có lẽ vì chịu ảnh hưởng tiểu thuyết
Tây nhiều quá và vì không đứng trong khuôn khổ Việt Nam mà xét nên nhiều nhân vật
do ông sáng tạo có những cử chỉ xa lạ"
(2)
.
Vượt qua giai đoạn mô phỏng, các nhà văn Việt Nam đã sáng tạo một nền văn
xuôi phong phú, hiện đại. Hướng tới văn học Nga, họ đã tiếp nhận ở đó quan niệm về
văn học, lí tưởng của con người trong văn học và một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu.
Là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh chủ trương "mượn hình thức
tiểu thuyết Âu để tạo cho một thế hệ tiểu thuyết mới ra đời". Nhất Linh có thiện cảm,
sự khâm phục đặc biệt với văn học Nga. Nhà văn tâm sự: "Trước hết tôi nói về ý định
của một người muốn viết một cuốn sách nghệ thuật cao siêu, bền mãi với thời gian

như Chiến tranh và hoà bình, Anna Karenina, Tình nghĩa vợ chồng, Một bản đàn của
L. Tolstoi, Những linh hồn chết của Gogol, Anh em nhà Karamazov, Những người bị
ám ảnh của Dostoievski, v.v… mỗi cuốn sách một vẻ nhưng đều là sách hay của nhân
loại, đời đời công nhận. Đó là lí tưởng muốn noi theo của phần đông những người viết
tiểu thuyết"
(3)
. Rõ ràng, Nhất Linh đã cảm nhận được tính chất toàn nhân loại, tính
chất vĩnh cửu của những tác phẩm cổ điển trong văn học Nga và khao khát noi theo
nền văn học này. Đặc biệt, ông thán phục lối phân tích tâm lí, nhất là khả năng xâm
nhập sâu xa vào thế giới nội tâm con người của các nhà văn Nga, tiêu biểu là
Dostoievski: “Tác giả như một đấng tạo hóa đã mở cửa cho mình thấy những cái mà
mình không bao giờ tự thấu hiểu được”
(4)
.
Tiếp thu kinh nghiệm của Dostoievski, Nhất Linh phát triển tiểu thuyết của mình
theo xu hướng phân tích tâm lí. Bướm trắng là bước chuyển biến nghệ thuật của Nhất
Linh. Đến tác phẩm này, Nhất Linh đã hoàn thiện những thủ pháp nghiên cứu bên
trong; chú ý không chỉ đến lĩnh vực ý thức mà cả những vận động tiềm thức của tâm
hồn. Theo Bùi Xuân Bào: “Chưa bao giờ những người đi trước hoặc đồng thời với
Nhất Linh lại đẩy xa đến thế việc phân tích một tấn bi kịch lương tâm. Nhất Linh sử
dụng lối độc thoại nội tâm theo kiểu Dostoievski chứ không phải của Proust và
Joyce”
(5)
. Phạm Thế Ngũ khẳng định: “Người ta thấy rõ ảnh hưởng của Dostoievski,
của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện cái ác dưới con mắt
hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình”
(6)
. Phan Cự Đệ
cũng nhận thấy bóng dáng tác phẩm của Dostoievski trong Bướm trắng: “Sự đắn đo
của Trương lúc thụt két, sức hấp dẫn ma quái của ánh thép ở cái tủ sắt làm ta nhớ lại

cuộc đấu tranh nội tâm của Raskolnikov trước cái chết của mụ già cho vay nặng lãi”
(7)
.
Khác với sáng tác của một số nhà văn cùng thời, Bướm trắng không hoàn toàn mô
phỏng nội dung tác phẩm Dostoievski, mà “chỉ mượn một hơi ngắn trong hơi trường
thiên Crime et châtiments lối thám hiểm nội tâm con người và đào chiều sâu cặn bã”
(8)
.
Tiếp nhận văn học Nga, nếu Nhất Linh có bước đổi mới đáng kể trong nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật, thì Hoàng Đạo lại chú ý đến lí tưởng sống của con người.
Vũ Ngọc Phan, tác giả công trình Nhà văn hiện đại (1942-1943), nhận thấy những
tương đồng giữa tiểu thuyết Con đường sáng (1940) của Hoàng Đạo và tiểu
thuyết Anna Karenina của L. Tolstoi. Cả hai đều miêu tả những địa chủ tâm hồn phóng
khoáng, yêu cuộc sống thôn quê và luôn mơ ước cải thiện đời sống nông dân. N.I.
Niculin cũng nhận thấy ảnh hưởng Nga trong Con đường sáng nhưng cho rằng nhân
vật Duy có bóng dáng nào đó của Nekhliudov trong Buổi sáng của một địa chủ.
Nhân vật chính trong truyện của Hoàng Đạo là Duy, một thanh niên nhà giàu sa
vào ăn chơi, rồi chán nản, muốn tự tử, chợt tìm ra “con đường sáng” khi phát hiện: “Ta
có thể làm cho người khác sung sướng”. Ý nghĩ đem lại hạnh phúc cho những người
dân quê nghèo khổ của Duy tìm được chỗ dựa tinh thần nơi Thơ - cô gái có tâm hồn
cao thượng. Thơ đã soi sáng cho Duy con đường cần phải đi và đưa chàng đến cuộc
đời hi vọng.
Ở Con đường sáng, chàng địa chủ trẻ tuổi, chỗ này chỗ khác, phảng phất những
nét tính cách, suy nghĩ, hành động… củakiểu nhân vật đi tìm chân lí trong tác phẩm L.
Tolstoi. Nếu Nekhliudov trong Buổi sáng của một địa chủ đi thăm trại ấp bắt gặp cảnh
nông dân sống nghèo khổ trong những ngôi nhà gỗ mục nát, xiêu vẹo…, nảy ra ý định
cải thiện đời sống cho họ, thì Duy cũng tình cờ chứng kiến một gia đình nông dân sống
chui rúc trong căn nhà tranh lụp xụp, ẩm thấp, động lòng thương xót bâng khuâng.
Hình ảnh Duy vui vẻ gặt lúa cùng thợ gặt, “mùi thơm của lúa chín lẫn với mùi rạ ướt
mới cắt xông lên khiến chàng say sưa, ngây ngất”

(9)
gợi nhớ đến hình ảnh Levin cắt cỏ
cùng đám nông dân, công việc vô cùng hạnh phúc đối với nhân vật.
Có thể nói, Hoàng Đạo đã đọc và chịu ảnh hưởng tác phẩm của Tolstoi, không
chỉ Anna Karenina, Buổi sáng của một địa chủ, mà cả Chiến tranh và hòa bình. Tâm
trạng tràn ngập ý nghĩ của Duy: “Làm cho người khác sung sướng. Song làm cho
người khác sung sướng chưa đủ. Làm thế nào cho mọi người xung quanh sẽ như
chàng, biết và hiểu chàng”
(10)
mang dáng dấp màn độc thoại nội tâm của Anđrei: “Ta
biết rõ tất cả những gì ở trong ta ư? Không đủ. Phải làm sao cho mọi người đều biết rõ
ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho cuộc đời của ta
phản chiếu lên tất cả mọi người và mọi người cùng sống chung với ta!”. Đọc tác phẩm
của Hoàng Đạo, người ta thấy thấp thoáng tư tưởng cải tạo xã hội mang tính cải lương
như trong tác phẩm Tolstoi. Ý định mở đường, đào giếng, xây trường cho làng Hạ Nậu
của Duy không thực hiện được bởi số tiền đó bị bọn lí Doãn tiêu lạm cũng rất gần với
thất bại của Pie trong cải cách điền trang vì bị bọn quản lí lừa dối.

×