Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 _3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.79 KB, 5 trang )

Đặc trưng thơ viết cho
thiếu nhi sau 1986




Là bộ phận quan trọng của văn học thiếu nhi, thơ cho tuổi thơ hơn hai mươi năm
đổi mới đất nước cũng mang tính lịch sử - xã hội rất rõ. Sự cộng hướng với những thay
đổi trong quản lí văn hóa, kinh tế, tâm lí, thị hiếu độc giả… đã mang đến cho mảng sáng
tác này những chuyển biến đáng kể trên cả hai mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nếu
chia văn học thiếu nhi từ 1986 đến nay thành ba giai đoạn: 1986-1995, 1995-2005 và từ
2005 đến nay thì ở mỗi chặng đường, thơ cho các em cũng có những vận động để kiếm
tìm những phương thức phản ánh mới, trong đó có sự trở trăn đi tìm hình ảnh con người
mới - những mẫu phác thảo in đậm dấu ấn của “lắng đọng suy tư và cảm xúc”, của khát
khao “vượt ra biển lớn” mà vẫn “hết sức thủy chung với phong cách nghệ thuật viết cho
thiếu nhi là sáng về nhận thức và trong về nghệ thuật”
(1)
. Trong khuôn khổ bài viết, chúng
tôi chú trọng nhận diện những thay đổi về mặt thi pháp của thơ thiếu nhi đương đại qua 4
đặc trưng chủ yếu sau đây:
1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Trong hành trình tìm về với miền ấu thơ, tìm lại một ánh mắt “trong veo”, khoảnh
khắc đất trời và nỗi nhớ cũng “trong veo”, cùng với đội ngũ viết văn xuôi, các nhà thơ đã
xây dựng nên một thế giới nhân vật lung linh sắc màu cuộc sống. Những “con người của
hôm nay”, “cái hôm nay” sống dậy trong những trang thơ, mang theo khát vọng, ước mơ
và cũng phản chiếu rõ nét một góc nhìn tinh tế về thời kì Đổi mới. Thơ ca cho các em là
sự tiếp nối những quan niệm nghệ thuật sâu sắc của giai đoạn trước theo một phương thức
phản ánh sáng tạo trong cái nhìn ấm áp, nhân hậu và đầy tinh thần trách nhiệm về một thế
hệtrẻ thơ của thời đại mới.
Thơ mang dáng vóc của những nét chạm khắc tinh tế, những ấn tượng sâu sắc về
hình tượng nhân vật thiếu nhi - những con người mới, những mầm non mới. Từ một


“thằng Nhóc phố tôi” đến một “em bé bán vé số”, từ góc quay cận cảnh nét bối rối của
cậu bé trước giờ thi đến nỗi lo sợ vu vơ của cô con gái rằng đọc sách nhiều sẽ cận thị,
văn học hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải cuộc sống trong sự xoay chiều, cộng hưởng âm
thanh đời thường với mạch nguồn xúc cảm trong trẻo về trẻ thơ.
Không ít nhân vật trữ tình trong thơ gắn với từng mảnh hiện thực cuộc sống lem
luốc, không tên. Trong Chia chữ (Trần Hoàng Vy), người viết lặng lẽ dõi theo số phận
một thằng bé bán vé số được người ta nhặt về nhân “một lần cầu thực” và “lớn lên suốt
tháng năm cơ cực”. Những câu hỏi như vọng về, như níu kéo, có chút đắng đót pha lẫn
niềm thương cảm: “Em bán may mắn cho người - còn may mắn em đâu?” để rồi cứ bám
riết, dằn níu người ta đến “bạc nửa mái đầu”
Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ thời kì này thể hiện rõ ở
những trở trăn về thân phận, những câu hỏi lớn mà cả một thời đại đang hối hả đi tìm lời
giải đáp. Sự xâm nhập của chất văn xuôi mang đến một không khí phảng phất tự sự. Lối
“kể” ở những bài thơ này đã tái hiện bức chân dung khá trọn vẹn của những em bé “mẹ
cha không, áo không lành áo”, “nhiều hôm nắng lụi, chiều tàn - Rã tay. Mỏi cẳng. Túi
hoàn rỗng không”. Con người đóng đinh trên phông nền hiện thực ấy cũng đa diện, nhiều
sắc màu.
Song đi hết mọi nẻo đường thơ, người đọc vẫn luôn tìm thấy một thế giới ắp đầy
khát vọng. Những ước mơ chưa bao giờ tắt, những ngọn lửa yêu thương vẫn hoài nóng
ấm níu giữ không gian thơ. Độc giả của thời kì này thường nghĩ đến sự “đối lập” của hai
mảng màu cuộc sống được thể hiện qua thế giới nhân vật, qua tâm điểm “con người”. Đó
là sự côi cút, lạc lõng của những thân phận hẩm hiu và sự ấm áp, hạnh phúc của những em
bé sống trong vòng tay yêu thương gia đình. Nhưng có lẽ nên nhìn nhận sự tái hiện này
trong trường “đối thoại”. Những lát cắt cuộc sống, dù ở góc độ nào, cũng đều chan chứa
yêu thương và chia sẻ, gọi dậy một cảm nhận trong trẻo, ngọt lành về tuổi thơ, về những
điều riêng - chung trong số phận và tính cách. Trong yêu thương của bố, trong sự vỗ về
của mẹ hay lời ru ấm áp của bà, trẻ thơ lớn lên với trọn vẹn ước mơ (Với con – Nguyễn
Công Dương, Chuyện về năm quả cam – Phạm Đình Ân, Bà nội bà ngoại – Nguyễn
Hoàng Sơn, Con đi, ba mẹ dắt hai tay – Đặng Hấn,…). Nhưng, ở một góc nào đó, của
thơ, của đời, những “thằng Nhóc phố tôi” vẫn tràn ngập trong hồn một khát khao thầm

vụng: “Có chăng Tiên, Bụt trên trời? - Biết không, thằng Nhóc phố tôi mơ gì? - Một lần
Nhóc kể tôi nghe - Nó mơ Tiên, Bụt kêu về đấm lưng”.
Giống như truyện, con người trong thơ thiếu nhi 1986 đến nay cũng được phản ánh
qua cái nhìn đa chiều, trong sự đa dạng các mối quan hệ của nhân vật trữ tình. Con người
hiện diện trong tâm cảnh của những bộn bề, những cơn sóng cuộc đời xô đẩy, lấm láp với
áo cơm, với nỗi đau tinh thần - hệ quả của một xã hội hiện đại. Đời sống nội tâm của trẻ
thơ cũng được khắc họa, khám phá bằng những nét vẽ tinh tế. Nhà thơ lắng nghe và đón
bắt từng cung bậc tình cảm, đọc thấy ở tuổi thơ những giai điệu đẹp của tâm hồn. Có cánh
diều bay lên mang theo “nỗi khát khao” của một thời mới lớn, nhưng có cánh diều lại chở
theo những lời tha thiết, những ray rứt khôn nguôi: “Cho em bay với diều ơi! / Bố em bỏ
mẹ em rồi còn đâu! / Lớp chín, càng chín nỗi đau / Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ
trồng / Niềm thương, nỗi nhớ bềnh bồng / Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ (Tuổi thơ
- cánh diều - Trần Hồng).
Mỗi thời đại sẽ đổ bóng vào thơ những dấu ấn riêng. Thơ thiếu nhi thời kì này cũng
phản chiếu những phức hợp của thời đại, những vận động và đổi thay để hòa nhập và phát
triển. Song, “viết cho thiếu nhi là viết cho thế hệ công dân tương lai”, và “viết cho thiếu nhi
hiện nay không chỉ đòi hỏi người viết vượt qua lũy tre làng, ra đến Biển Đông mà còn phải
bay vượt ra ngoài sức hút của trái đất để nhìn thấy rõ lỗ thủng tầng ôzôn ở bầu khí quyển và
băng đang tan ra ở hai cực. Viết cho thiếu nhi hiện nay lại là nghe thấy tiếng khóc của con
giun đang không còn đất để mà đào ”
(2)
. Con người trong thơ, chính vì vậy, cũng được
khám phá và thể nghiệm qua một lăng kính thẩm mĩ, một nhãn quan mới, trong những triết
lí và suy nghiệm giàu tính thời sự, thực tiễn.
2. Sự mới mẻ về đề tài
Nếu truyện viết cho thiếu nhi thời Đổi mới chủ yếu thành công ở mảng đề tài sinh
hoạt – thế sự - đời tư thì thơ giai đoạn này ghi dấu ấn qua mảng đề tài loài vật – một lăng
kính phản chiếu tâm hồn trẻ thơ hôm nay một cách hữu hiệu.
Thoát ra khỏi trường ảnh hưởng của các bậc tiền bối như Phạm Hổ, Võ Quảng,
Trần Đăng Khoa , thơ thiếu nhi thời kì này tìm những lối đi riêng từ một đề tài khá quen

thuộc. Hơn bao giờ hết, cuộc sống con người đang đối diện với những cảnh báo về sự suy
thoái của môi trường sống, những dải rừng bị bào mòn, hủy hoại, loài vật lên tiếng kêu
cứu Song, chính tại thời điểm đó, thơ bừng lên sức sống mạnh mẽ với tiếng nói của vạn
vật, của những người “bạn trong nhà”, của muông thú tâm tình, thương mến. Những
người bạn trong thơ thiếu nhi là những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu như chính thế giới
tâm hồn của các em, hồn nhiên, bao dung và gần gũi (Chim đánh thức - Nguyễn Công
Kiệt, Bác trâu – Phi Tuyết Ba, Cái sân chơi biết đi – Hoàng Tá, Con vện – Nguyễn Hoàng
Sơn, Mèo đi câu – Vương Trọng, Cào cào giã gạo – Xuân Nùng, Xem mèo – Nguyễn Thị
Mai,…).
Sâu sắc và thấm đẫm tính nhân văn, những trang viết về đề tài loài vật luôn phảng
phất bóng dáng trẻ thơ với những suy ghĩ trong trẻo và thánh thiện, với cái nhìn bao dung
và nhân hậu trước cuộc đời. Nhìn chú chim khướu nhảy nhót trong lồng chật hẹp, phải
sống xa bố mẹ, em bé thấy thương nó vô cùng (Con chim khướu - Nguyễn Ngọc
Hưng). Đám rước sâu (Nguyễn Ngọc Sinh) lại mang đến bài học về tinh thần đoàn
kết. Nhái bén ra biển (Nguyễn Châu) là khám phá không mấy bất ngờ với người lớn
nhưng là sự vỡ òa trong nhận thức của trẻ thơ lần đầu đến với chân trời mới:
Nhái Bén vừa tới biển xa
Tợp một ngụm nước vội phà ra ngay:
- Trời ơi! Thật quá là gay
Ai mà đổ muối xuống đây mất rồi?

×