Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi sau 1986 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.69 KB, 6 trang )

Đặc trưng thơ viết cho
thiếu nhi sau 1986





Ở một đề tài “cũ mèm” nhưng đánh thức được những cảm nhận mới, những hình dung
mới về loài vật, các nhà thơ đã mang đến một sự đa diện trong thế giới nhân vật thơ thiếu nhi.
Đằng sau đó là sợi dây kết nối những tâm hồn đồng điệu, những tấm lòng trẻ thơ yêu loài vật,
khát khao khám phá thế giới xung quanh mình. Đôi khi, bên cạnh những phác thảo về loài
vật và ngay trong dáng vóc của các nhân vật - loài vật, ta bắt gặp chính hình ảnh của các em
(Chó mèo kết bạn – Trần Ngọc Tảo, Con lật đật – Đặng Hấn, Con sâu đo đi tết – Trần Mạnh
Hảo, Cuốc con học bài – Nguyễn Văn Chương, Mèo con - Lưu Thị Bạch Liễu, Con chuồn
chuồn ớt - Xuân Nùng,…). Hơn bất kì không gian nào, với những người bạn nhỏ đáng yêu
xung quanh mình như chú cún, vịt con, gà mái mơ , trẻ sống thật với những xúc cảm hồn
nhiên, biết yêu thương và chia sẻ.
Cùng với những sáng tác về thế giới loài vật, một mảng đề tài thu hút nhiều sự quan
tâm của đội ngũ làm thơ cho các em lúc này và cũng có được những thành tựu đáng ghi
nhận: Đề tài đạo đức với những định hướng giáo dục giàu tính thẩm mĩ.
Theo đánh giá của nhà thơ Hoài Khánh, “tư duy của người làm thơ hôm nay
chuyên nghiệp hơn, vì có học vấn hơn nên cách viết khôn ngoan hơn. Đề tài cũng mở
mang hơn nếu trước đây ta chỉ có thơ gieo vần hay nội dung thường là các bài học luân
lí Thơ bên cạnh tiếng nói tình cảm còn là vẻ đẹp được khúc chiết trong một tứ nhất định.
Các bài học trước đây còn nặng về tính giáo dục, áp đặt thì nay đã ẩn đi, tính tư tưởng rõ
nét hơn, vượt qua tính giáo dục”. Người được gọi là “ông hộ pháp” của thơ thiếu nhi - nhà
thơ Cao Xuân Sơn - thì tự bạch: “Mấy chục năm “dan díu” với thơ, tôi thấy mỗi khi viết
xong một bài thơ đắc ý cho thiếu nhi là những phút giây mình gần với thần thánh nhất”.
Cái tứ thơ trong bài Mở sách ra là thấy in trong tập mới nhất - Mèo khóc chuột cười -
được gợi ý từ một nỗi lo sợ vu vơ của con gái tác giả. Trong bài này, người viết tìm cách
“dụ dỗ” cháu bé đọc sách bằng cách kích thích trí tò mò vốn có của trẻ con: Đôi khi kẻ


độc ác - Lại không là cọp beo - Cũng đôi khi đói nghèo - Chưa hẳn người tốt bụng
Có lẽ vì thơ khởi đi từ những điều bình dị như thế nên những lí lẽ trong thơ cũng
được gieo trên mảnh đất tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên. Từ triết lí hiện đại, không tiếp
tục đồng nhất với mô típ cổ tích xa xưa kẻ độc ác - cọp beo, người đói nghèo - tốt bụng,
nhà thơ đi đến kết thúc bằng cách “chữa” lại quan niệm sai lầm “đọc sách nhiều thì cận
thị” của cô con gái nhỏ:
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng hai con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách!
Trong sự xâm thực ồ ạt của vô tuyến truyền hình, internet và các trò chơi điện tử,
của các hình thức truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, hơn lúc
nào hết, văn học cho thiếu nhi lúc này càng phải có sứ mệnh chuyển tải những thông điệp
về giáo dục, về lòng yêu thương con người và cả những định hướng lĩnh hội giá trị văn
hóa của xã hội. Đề tài đạo đức vốn sống bền bỉ trong thơ nay càng được khai thác nhiều
hơn, đi vào chiều sâu hơn; ở đó có những bài học vỡ lòng về giao tiếp (Lời chào - Nguyễn
Tiến Bình), sự chia sẻ và tri ân (Với con về cô mẫu giáo – Đặng Nguyệt Anh), về tinh
thần, thái độ mỗi khi mắc lỗi lầm (Xin lỗi - Nguyễn Thị Chung),…
Đất đi chơi biển (Phạm Đình Ân) là tập thơ có nhiều sáng tạo trong việc khẳng định
chức năng giáo dục của thơ cho trẻ em hôm nay: Viết cho các em để giáo dục lòng yêu đất,
yêu quê bằng một cái nhìn ngộ nghĩnh trẻ thơ là chuyến “du lịch” kì thú của một… nắm
đất. Bài học về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước được người viết gửi đến các
em một cách tự nhiên, sinh động, không khô cứng, áp đặt vì thế dễ nhận được sự đồng cảm,
chấp nhận ở trẻ, làm giàu tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo
ra những tứ thơ, hình ảnh thơ rất độc đáo, bắt mắt trong thơ Lê Hồng Thiện: Bé khép cửa
lại/ Nhốt nắng trong nhà/ Nắng lại trốn ra/ Dịu dàng nắng nói/ Ở trong bóng tối/ Tôi chẳng
ưa đâu (Bé và nắng). Không ngây thơ, hồn nhiên một cách giả dối, sống sượng, người viết
đã nhìn cuộc sống bằng chính đôi mắt trẻ thơ để nói tiếng nói của chính tâm hồn và trí tuệ
các em. Bài học đạo đức trong thơ đã có sự kết hợp giữa sự thơ ngây, hồn nhiên với những
ý tứ sâu sắc của bài học làm người. Có cảm giác mối quan hệ giữa văn học thiếu nhi với trẻ

em hôm nay vừa là thầy vừa là bạn. Là bạn để biết được sở thích, tâm lí, nhận thức và bao
mặt đời thường của các em để từ đó nói lên được những điều mà các em quan tâm, trăn trở.
Là thầy để giúp đỡ, hướng đạo cho các em đi tới. Theo đó, mỗi nhà văn viết cho lứa tuổi
thơ đồng thời là một nhà sư phạm.
Với đề tài đạo đức, có cảm giác người viết lặng lẽ như một người giữ lửa cho nhiều
thế hệ trẻ thơ. Ngọn lửa ấy vẫn thắp lên những khát vọng, những kinh nghiệm sống một
cách giản dị, tự nhiên. Thơ hướng các em đến những bài học giao tiếp mà cao hơn là kĩ
năng giao tiếp - một kĩ năng rất quan trọng cho trẻ trong thời đại mới. Bên cạnh đó, thơ còn
bắc cầu cho trẻ đến với ánh sáng của niềm tin, của những tình cảm đẹp, những nét trong
trẻo, hồn nhiên trong tâm hồn và đến với thế giới xung quanh ngập tràn hương sắc. Các tác
giả chú ý quan tâm tới trẻ em trong nhiều mối quan hệ, nhiều môi trường và nhiều bình
diện, thể hiện những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết, mang tính thời sự, cập nhật của đời sống
hôm nay. Nhà thơ viết cho trẻ em đã bám sát hiện thực không chỉ ở đề tài mà còn ở cả chiều
sâu khai thác. Điều đó cho thấy thơ cho trẻ em đã hòa nhập được với không khí chung của
văn học giai đoạn mới. Cái xấu, cái ác trong thơ như là chút đắng chát để nỗi ngọt bùi được
cảm nhận một cách lắng đọng hơn. Tác phẩm đã giúp trẻ hiểu rằng, cuộc đời là người thầy
lớn nhất dạy con người trưởng thành, nhưng chính tình yêu thương mới là điều quan trọng
nhất giúp tâm hồn trẻ thơ có được sự phát triển bền vững, đúng hướng.
3. Ngôn từ và nhịp điệu thơ - sự cộng hưởng âm thanh cuộc sống
Như một sự cộng hưởng với những âm thanh cuộc sống đa dạng từ địa hạt văn
xuôi, ngôn ngữ thơ cho thiếu nhi hôm nay cũng có những sắc diện, những biến điệu, dư vị
riêng. Sự trở về sáng tạo và độc đáo của thể thơ ngắn, tiết tấu, nhịp điệu nhẹ nhàng đã
mang lại cho thơ thiếu nhi từ 1986 đến nay một sự mới mẻ, hấp dẫn riêng trong khi vẫn
không ngừng bám sát những sinh hoạt gần gũi của trẻ thơ (Lời chào đi trước, Bố cũng
từng đi thi – Nguyễn Hoàng Sơn, Lời cô, Trống trường, Chuyện bà, Đỏ chon chót… –
Đặng Hấn, Lớp ba – Trần Đắc Trung, Trâu kềnh – Mai Văn Hai, Chuồn chuồn kim –
Xuân Hoài, Con cóc, Bé nhìn biển – Trần Mạnh Hảo,…).
Chọn những câu thơ 3, 4 chữ để kiến tạo bài thơ, để chuyển tải những gam màu
cuộc sống là điểm dễ nhận thấy trong thơ thiếu nhi đương đại. Trong tuyển tập Thơ,
truyện dành cho bé tập hợp những tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác thơ, truyện cho

lứa tuổi Mầm non (do Vụ Giáo dục Mầm non và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ
chức)
(3)
, số lượng các tác phẩm thơ 2, 3 chữ chiếm 11,8%; thơ 4 chữ chiếm 54,8%; thơ 5
chữ chiếm 15,1%. Những tác phẩm còn lại là thơ 6 chữ và lục bát. Kinh nghiệm cho
thấy, thơ dành cho lứa tuổi càng bé thì càng phải ít về số tiếng trong câu và số câu trong
bài. Cuộc sống hiện nay nhanh và gấp gáp nên sáng tác cho các em cũng cần nhanh,
gọn, ngắn. Ngôn ngữ, văn phong cũng phải hiện đại như chính cuộc sống của các em.
Như một cuộc chạy tiếp sức, sự trở lại của thể thơ 3, 4 hay 5 chữ vẫn tiếp tục tạo nên
một sức sống trong thơ thiếu nhi đương đại bởi sự tươi mới của cuộc đời, của thời đại và
bởi cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ: Chú mèo hoang - Đi lang thang - Kêu thảm thiết - Đêm
gió rét - Không ai thương - Đêm mưa rơi - Trời buốt giá - Bé thương quá - Gọi: “Meo
meo” (Mèo hoang - Cái Thị Nhuận).
Thơ tự do được xem như một sự cách tân, đột phá của thơ ca những năm ba mươi
của thế kỉ trước nhưng trong địa hạt thơ thiếu nhi, thể loại này không nhiều. Mặc dù vậy,
những tác phẩm kiểu này cũng đã tạo được một sự ngân hưởng kì diệu, mang đến nhịp
điệu mới mẻ và tươi sáng (Nghệ sĩ, Tiếng gọi vịt - Nguyễn Văn Chương, Cuộc hành quân
của thời gian – Phi Tuyết Ba, Bé và trăng, Chuyện gà chuyện trứng – Đặng Hấn, Cưỡi
ngựa – Dương Thuấn…). Với sự liên tưởng kì tài của thơ, tác giả đã dìu các em “về tận
xứ tuổi thơ” - xứ thần tiên giàu xúc cảm: “Răng khểnh ơi – Cắn chắt hạt mưa nào?” (Tí
tách mưa rơi – Nguyễn Ngọc Quế).
Vẫn thứ chất liệu ngôn từ giản dị, sáng và trong, vẫn nhịp điệu của trò chơi đánh
chuyền, đánh chắt hay “thả đỉa ba ba”, “ù à ù ập”, nhưng thơ thiếu nhi thời kì này
chuyển tải những thông điệp sâu sắc của thời đại mới, của bước chuyển giao thế kỉ.
Nhiều vấn đề xã hội được đặt ra trong cuộc sống, đi vào thơ qua cách nhìn, cách cảm lấy
điểm xuất phát là lăng kính tuổi thơ bỗng trở nên nhẹ nhàng, thân thương (Tết nhà có
khách – Phạm Đình Ân, Cây đa quê – Ngô Viết Dinh, Sài Gòn và bé – Đặng
Hấn, Thành phố mười mùa hoa – Lệ Bình,…).
Một điều dễ thấy trong ngôn ngữ thơ thiếu nhi hôm nay là sự học tập và làm mới
đồng dao. Về điểm này, Hoài Khánh đã không quá khi cho rằng: “Thơ mang hình thức

giống đồng dao càng tốt”. Nhịp thơ đều, câu thơ ba, bốn chữ với cấu trúc lặp lại, xoay
vòng là những đặc trưng của thơ đương đại, in đậm dấu ấn đồng dao. Thậm chí ở nhiều
bài, tác giả đã không hề giấu diếm ý định “theo gót dân gian” ngay từ tên tác phẩm:
“Đồng dao” của Lê Thị Năm, “Đồng dao” của Đặng Huy Giang Trẻ cùng với thơ học
đếm, cùng với thơ chơi trò ú tim, cùng với thơ làm việc giúp bố mẹ. Và cũng như các bài
đồng dao, thơ mang dấu ấn đồng dao chứa đựng trong nó những tư duy ngộ nghĩnh và trí
tuệ trẻ thơ. Chất liệu đồng dao được Đặng Huy Giang sử dụng một cách khéo léo, mang
lại hiệu quả thẩm mĩ và ấn tượng đặc biệt đối với trẻ: “Dung dăng dung dẻ / Dắt trẻ đi
chơi / Mở cửa tìm người / Thuở nao thuở nảo / Hỏi thăm cây gáo / Cây gáo rắc hoa / Hỏi
thăm tre ngà / Tre ngà đỏ lá / Tháng ba mưa gió / Trận rét nàng Bân…”. Kết cấu “vòng
tròn” tạo cảm tưởng mọi vật trên thế giới này đều có quan hệ chặt chẽ, nối kết nhau vòng
quanh nét cười hồn nhiên của trẻ. Bé học toán của Thu Huyền được dệt nên từ những vần
điệu nhịp nhàng để trẻ vừa có thể nô đùa cùng những con số. Với trò chơi “kết vòng”, trẻ
lại xúm xít đùa vui trong nhịp điệu rộn ràng của Hay thật hay (Lê Bính). ỞCon chim chích
chòe (Phan Trung Hiếu), người đọc có dịp thả hồn say sưa trong một khu vườn tuổi thơ
đáng yêu, ngộ nghĩnh, v.v… Mỗi bài thơ như một trò đồng dao “để các em chơi với nó
mà không chán, không sợ nó” (Trần Quốc Toàn).

×