Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận . ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.77 KB, 7 trang )

Cảm thức lạc loài trong
sáng tác của Thuận




Sống trong “tổ lạnh” thời hiện đại ấy, mỗi ngày sống là thêm một ngày lạc loài, bơ
vơ. Điều đáng sợ nhất mà Thuận cảnh báo trong sáng tác là sự lạc loài của những đứa trẻ.
Không được yêu thương, không được sống trong bầu không khí ấm áp, sẻ chia, những đứa
trẻ như những mầm cây chưa kịp lớn đã vội héo úa. Chúng trở thành những kẻ lạc loài
trong chính gia đình của mình và chấp nhận lạc loài như một tất yếu. Giữa hợp đồng hôn
nhân của bố mẹ, nhân vật “tôi” trong Chinatown dù được chăm chút kỹ càng, dù luôn dẫn
đầu lớp, là niềm hi vọng của toàn trường không bao giờ có thể nở một nụ cười trọn vẹn,
“cái mặt lúc nào cũng khó đăm đăm”. My cô bé 14 tuổi xinh xắn con gái của Mai
Lan trong Pari 11/8 sớm tìm đến rượu và giải thoát mình khỏi nỗi thất tình bằng việc tìm
đến cái chết. Con gái T trong T mất tích, một đứa trẻ còn đang tuổi mẫu giáo, trước sự
vắng mặt bất thường của mẹ cũng chỉ “duy nhất một lần hỏi T đâu”, khi được trả lời là T
mất tích thì “cái tin T mất tích dù bất ngờ đến mấy cũng không thể thay đổi bản tính kiệm
lời của nó, nếu không nói là con bé trở nên lặng lẽ hơn” (5;45). Sống cạnh một người cha
vô cảm, một người mẹ kiệm lời, lặng lẽ như cái bóng, không biết từ bao giờ con bé cũng
trở nên lặng lẽ, thậm chí nó còn biết dấu cả những tiếng thở dài. Những đứa trẻ dù lớn hay
bé trong tác phẩm của Thuận đều là những đứa trẻ “chết già”. Nếu không có đôi dòng chú
thích về tuổi tác chúng có thể lẫn vào thế giới vô cảm, ảm đạm của những người lớn, trở
thành những người lớn “bơ vơ”. Cũng dễ hiểu khi hôn nhân giữa bố mẹ chúng như những
bản hợp đồng thì làm sao những đứa con được yêu thương để có thể biết yêu thương và
đón nhận. Đọc Thuận, dễ thấy những đứa trẻ không tìm thấy điểm tựa yêu thương trong
gia đình là sự cảnh báo đáng sợ về một thế giới tương lai.
Phát hiện sự lạc lõng, bơ vơ của cá thể trong những mô hình gia đình Việt - Việt
(bố tôi - mẹ tôi, cậu mợ tôi, tôi - Thuỵ), Pháp - Việt (T - tôi, Mai Lan - kiến trúc sư người
Pháp), Việt - Việt kiều (Vy - Vượng), Thuận cảnh báo sự rạn nứt ngầm của xã hội bắt
đầu từ những tế bào gia đình. Nguyên nhân của sự đổ vỡ này: không có tình yêu. Thiếu


căn cốt vững chắc nhất là tình yêu, tất yếu mô hình gia đình sẽ biến dạng, con người lạc
loài chính trong nơi vẫn được coi là bình yên nhất của mình. Bệnh vô cảm, thói giả dối,
háo danh, sự hãnh tiến, trở thành loài nấm độc sinh sôi nảy nở trên mảnh đất gia đình
cằn cỗi tình yêu, theo đó, mà nhân lên mảnh đất của cộng đồng.
lạc loài giữa cộng đồng
Nhân vật Liên (Pari 11/8) ý thức sự đơn độc của mình giữa bạn bè từ rất sớm. "Cấp
một, Liên hầu như không có đứa bạn thân nào" (3, 164). Cấp hai cũng vậy. Cấp ba trượt
tiếp theo quán tính của những năm trước. Những năm tháng lẽ ra vô tư, trong trẻo nhất lại
là những năm tháng đánh dấu sự bơ vơ của Liên giữa bạn bè. Nguyên nhân của sự lạc
lõng này do Liên ý thức được sự khác biệt của mình với xung quanh: khác biệt về nhận
thức (bọn con gái tin vào cổ tích Tấm Cám, tin vào hạt dẻ thần của Lọ Lem còn Liên lại
không tin, thậm chí còn cho đó là điều ngốc nghếch); khác biệt về diện mạo (không ai xấu
như Liên với đôi mắt gườm gườm và cái mặt lúc nào cũng đầy mụn trứng cá bọc). Năm
năm đại học, cũng không có gì thay đổi. Lúc này, xấu xí như một định mệnh bám riết lấy
Liên khiến cô xa lạ với chính phái đẹp của mình, xa lạ với những người khác phái. "Tuổi
dậy thì của Liên cũng không vương vấn gương mặt thằng con trai nào", "không có mùi
kem cốm Thuỷ Tạ mà phảng phất mùi tanh của các phòng khám da liễu" (3, 6). Ngày
Liên nhận bằng tốt nghiệp cũng "không một bông hoa - không một tấm thiếp" (3, 166).
Liên trở thành một khối cô đơn đông đặc, không thể hoà nhập với môi trường xung
quanh. Càng cô độc, Liên càng thu mình vào vỏ bọc. Ánh mắt "gườm gườm" trở thành vũ
khí tự vệ duy nhất để Liên chống lại sự soi mói, châm chọc, vũ khí ấy khoét sâu thêm sự
xa cách giữa Liên với bạn bè, trường lớp, với môi trường sống xung quanh.
Cô Trinh (Vân Vy) cũng có cuộc sống tương tự. Thừa nội tiết nam, cô Trinh không
thuộc vào những chuẩn mực giới tính đã được quy định. Cô thuộc giới tính thứ ba. Sự
khác biệt này đẩy cô vào trạng thái hoàn toàn đơn độc. “Lạc loài” với cô Trinh được hiểu
theo đúng nghĩa: lạc khỏi thế giới loài người, thuộc về một giới khác chưa được xã hội
chấp nhận, chưa được định danh.
Không phải mang một gương mặt xấu xí, không phải sống với một giới tính bí mật,
ngược lại luôn là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô nhưng “tôi” (Chinatown) cũng phải gánh
chịu thân phận lạc loài. Những toan tính tương lai của bố mẹ khiến “tôi” đánh mất tuổi

thơ. "Tôi không bao giờ được biết nhảy dây là gì, chơi ô ăn quan là gì, chơi tam cúc, chơi
cá ngựa, chơi đô - mi - nô là gì" (2, 63). “Tôi” cũng không có bạn bè. "Mười năm học, tôi
ngồi một mình một bàn", "Tôi không được phép quan hệ với các học sinh học lực trung
bình, hạnh kiểm trung bình, các học sinh lưu ban, các học sinh cá biệt" (2, 63). “Tôi” chỉ
biết có học, ôn bài rồi lại học. “Tôi” xa lạ với mùi vị của "ô mai, táo dầm, kẹo bột", xa lạ
với "phim hoạt hình, truyện tranh, vườn bách thú", những thứ mà bố mẹ cho là "vô bổ".
Vô bổ vì nó không mang lại điểm mười, không mang lại những lời khen trong học bạ.
“Tôi” đã lớn lên như một cái cây non què quặt. Chấp nhận sống vì toan tính của bố mẹ,
“tôi” lạc lõng với bạn bè, với tuổi thơ của chính mình. Sau này, khi yêu Thuỵ, “tôi” lại
càng lạc xa hơn với môi trường sống xung quanh. Bởi lẽ, yêu Thuỵ, “tôi” tự nguyện cùng
san sẻ gánh nặng của một kẻ lạc loài trên đất khách. Tôi nhận ra "người Việt khổ, người
Hoa khổ, không ai khổ bằng người Việt gốc Hoa" (2, 117). Thân phận không neo đậu
được vào một bến bờ nào, không thuộc về đâu của Thuỵ đã trở thành số phận của “tôi”
khi đến với tình yêu.
Cảm thức lạc loài tiếp tục được tô đậm khi Thuận đặt nhân vật của mình vào những
vùng đất mới. Định cư ở một môi trường xa lạ (không phải quê hương) giữa những con
người xa lạ (không cùng chủng tộc), nhân vật của Thuận trở thành những kẻ bên lề không
tìm đâu lấy một điểm tựa cho tinh thần.
Nhân vật “tôi” trong Chinatown bất ngờ bị kẹt ở một ga tàu điện ngầm hiu hắt vì
một túi đồ khả nghi. Suốt hai tiếng đồng hồ "tôi" chìm trong dòng hồi ức miên man, lộn
xộn về cuộc đời gần bốn mươi năm của mình. Là một phụ nữ Việt, lấy chồng là người
Việt gốc Hoa, “tôi” rời quê hương với một đứa con trai và đã sống gần mười năm ở Pháp.
Nhưng thời gian không thể xoá nhoà được mặc cảm của một kẻ lạc loài. 10 năm rồi, cuộc
sống ở Pháp "vẫn trừu tượng như hồi tôi mới sang" (2, 104), đầy bí ẩn nhưng cá nhân
“tôi” chưa bao giờ nhập cuộc. "Tôi không biết bao giờ nên vào rừng nhặt nấm, nấm nào
làm thực phẩm, nấm nào làm thuốc độc. Tôi không biết sao người ta hì hục trèo tít lên
đỉnh núi để lại mất công trượt xuống" (2, 104). Ở trường, “tôi” trở thành đề tài vẽ tranh
biếm hoạ của đồng nghiệp. “Tôi” thất bại thảm hại với lũ học trò choai choai "cả giờ ngồi
ngáp bàn chủ đề phim tươi mát" (2, 89). Chúng nó thi nhau "huýt sáo, ê ê, phê bình, phản
đối, doạ báo cáo lên thầy hiệu phó rồi thầy hiệu trưởng" (2, 90), chúng nó "chán ngấy giờ

học của tôi" (2, 91). Xa lạ với đất mới, “tôi” cũng đánh mất những sợi dây gắn nối mình
với quê hương. Ký ức tình yêu ào ạt ùa về như thác nhưng quê hương chỉ là một khái
niệm mờ nhạt. Tôi đã đánh mất la bàn chỉ hướng nên không xác định nổi đâu là quê
hương, "đằng sau đường chân trời chỉ có thể là đất nước tôi. Hình chữ S. Đằng sau đường
chân trời ( ) tôi không chắc" (2, 96).
Ở Pari 11/8, dù trục chính tiểu thuyết xoay quanh hai nhân vật nữ là Liên và Mai
Lan, "một kiều diễm, một xấu xí, một cựu hoa hậu, một cựu cán bộ công đoàn, một dạn
dĩ, một nhút nhát, một khéo léo, một vụng về, một kiếm sống bằng tình dục, một chưa
nếm mùi tình yêu, một lãng mạn, một không tin vào phép lạ" (3, 3) nhưng cả hai vẫn vô
cùng đơn lẻ. Khác nhau như ánh sáng và bóng tối, như nước với lửa nhưng cả hai đều có
chung cảm thức bơ vơ đơn độc giữa kinh đô ánh sáng. Tương lai của cả Liên và Mai Lan
đều mịt mờ trước mắt, không còn quê hương trong tim, cũng không thể nào bắt nhập với
vùng đất mới.
Trong hoàn cảnh ấy, tiếng nói, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
đứng trước khả năng bị triệt tiêu. Liên của Pari 11/8 gắn liền với những cụm từ "Liên im
lặng", "Liên không nói gì", "Liên lắc đầu", "Liên gật đầu", "Liên vẫn im lặng". Nhân vật
"tôi" trong Chinatown cũng thường xuyên im lặng như thế. "Sự im lặng khiến người tôi
trong vắt", đứa con của "tôi", mới một tháng tuổi mà cũng "đã biết im lặng" vì "tim thai
cùng một nhịp với tim mẹ". Nhân vật chính của T mất tích cũng có tình trạng tương tự. "T
hầu như chỉ gật và lắc" trong các cuộc hội thoại, "cô ấy có thói quen đang nói ngang
chừng thì dừng lại". Giao tiếp không cần tiếng nói, Thuận đã đẩy xa thêm một bước khiến
nhân vật dần lạc khỏi thế giới loài người, lạc khỏi bản chất người, lạc lõng với chính
mình.
đến những lối thoát
Bày ra thực trạng đắng chát của cuộc sống lạc loài, Thuận không phê phán, không
lên án, không kêu gọi viện trợ tình thương. Song qua những số phận lạc loài, đã thấy thấp
thoáng một vài lối thoát như là cách thức Thuận diễn giải nó.
Sex là lối thoát thứ nhất. Vân Vy dày đặc sex, ở mọi lúc, mọi nơi, với đủ trạng thái,
màu vẻ, giữa đủ những thành phần xã hội khác nhau. Nhân vật chính - Vy - tìm cách
thoát ra khỏi cuộc sống tẻ nhạt với người chồng vô cảm trên đất Pháp bằng niềm vui chăn

gối ở những cuộc tình vụng trộm. Những mối tình của Vy đậm mùi chăn gối, sex trở
thành một phần không thể thiếu được với Vy hàng ngày như cơm ăn, nước uống. Không
gặp được người tình, cô và Vân làm "chuyện ấy" hàng ngày qua điện thoại, thậm chí khi
cách xa hàng nghìn cây số, Vy sẵn sàng quên cái nóng như thiêu của Hà Nội, bỏ lại bạn
bè trong cuộc liên hoan gặp mặt ở Việt Nam để được "yêu" Vân qua tiếng nói ở đầu dây
bên kia. Khó có thể hình dung được Vy khi gặp gỡ người tình "sáu tiếng ba trận", "không
nghỉ giải lao", "không trận nào kém trận nào" (5, 251). Sex hình như thay thế cho tất cả.
Tìm đến sex phải chăng Vy ảo tưởng sự hoà hợp về thể xác có thể giúp cô thoát khỏi
những bơ vơ về mặt tinh thần. Trong mối tình tạm gọi là cuối cùng Vy đã may mắn. Bởi
đằng sau chuyện sex, Vy đã tìm thấy một người biết yêu, biết thương, biết lo lắng cho Vy,
biết mang đến cho Vy những niềm vui giản dị. Quyết định ở lại miền Nam với Vân, Vy
đã tìm thấy lối thoát cho mình. Nhưng không phải ai cũng may mắn như Vy.
Mất tích cũng là một lối thoát. Không chịu nổi nhịp sống tẻ nhạt, đều đặn, chính
xác như cỗ máy bên cạnh người chồng không thích tâm sự và cũng chẳng biết tâm sự điều
gì, T bỏ đi. Sự kiện này như một hòn sỏi nhỏ ném vào mặt nước phẳng lặng khiến người
chồng suy tư và nhận ra: "đó dường như là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc sống nhàm
chán. Và chỉ người còn đôi chút dũng cảm mới hành động như thế" (4, 255).
Nhân vật hoạ sĩ trong I'm yellow từ chối cuộc sống êm ấm, đầy đủ với vợ con, tìm
mọi cách chấm dứt hợp đồng hôn nhân để trở thành một kẻ nhảy tàu không phải là điều
phi lý. Xa lạ với vợ con, xa lạ với những bức tranh được sản xuất hàng loạt, hôn nhân với
anh ta trở thành vòng kim cô thít chặt không sao thoát được. I'm yellow, ở một khía cạnh
nào đó, còn có thể hiểu là: Tôi màu vàng. Người vợ (Loan) đã tìm cách tô màu lại cho đức
ông chồng, làm biến màu cả nghệ thuật, biến "tôi" thành vàng. Khát vọng bất tử của Loan
chính là sự bức tử đối với nghệ thuật cũng đồng nghĩa với việc bức tử nghệ sĩ. Bỏ đi, rời
khỏi Loan là tìm lại tự do, tìm lại chính mình. Và hạnh phúc giản đơn là: nếu không được
vẽ những gì mình thích thì không phải vẽ những gì mình không thích cũng là hạnh phúc.
Như vậy, tự do sống cho mình, cũng là một lối thoát khỏi trạng thái lạc loài.
Chinatown gợi mở một lối thoát khác: tình yêu. Lạc lõng giữa gia đình không tình
yêu, lạc lõng với bạn bè vì phải sống cho bố mẹ, nhân vật tôi âm thầm mà quyết liệt chối
bỏ kiếp sống lạc loài. "Tôi" yêu Thuỵ bất chấp sự ngăn cản của bố mẹ, bấp chấp sự kỳ thị

của cộng đồng đối với Hoa kiều. Tôi tìm mọi cách bảo vệ, nuôi dưỡng tình yêu trong mọi
không gian, thời gian. Tôi lấy Thuỵ, tôi có thằng Vĩnh, kết quả của tình yêu. Là gia đình
duy nhất trong tiểu thuyết của Thuận được xây dựng trên nền tảng của tình yêu, tôi và
Thuỵ, đã gánh chịu bao nhiêu sóng gió. Gia đình tôi đã không thể tồn tại dài hơn 365 ngày
bởi nó "lạc" ra khỏi mẫu số chung của những gia đình cùng thời, nó là ngoại lệ. Không có
Thuỵ, không còn Thuỵ nhưng tình yêu thì vẫn không lúc nào nguôi ngoai trong nỗi nhớ
của "tôi". Trong những năm tháng dằng dặc bơ vơ nơi đất khách, tôi vẫn luôn nhớ Thuỵ,
những giấc mơ dù lành hay dữ, dù dài suốt đêm hay ngắn ngủi trong phút chuyển tàu vẫn
luôn có "tôi, Thuỵ, thằng Vĩnh". Tình yêu, nỗi nhớ Thuỵ trở thành điểm tựa duy nhất neo
giữ sự tồn tại của tôi còn có ý nghĩa trên đời. Được hoài thai trong tình yêu nên thằng
Vĩnh khoẻ khoắn, mạnh mẽ, biết quan tâm và đầy ắp những dự định tương lai. Nó là
tương lai của tôi. Và có thể nó là một tương lai không lạc loài?
Cảm thức lạc loài không phải phát kiến của Thuận trên hành trình sáng tạo nhưng
đến Thuận, nhân vật lạc loài trở thành phổ biến, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp,
màu da, giới tính, quốc gia: một thế giới lạc loài không biên giới. Với Thuận, cảm giác,
trạng thái lạc loài đã được ý thức sâu sắc, trở nên nhất quán, xuyên suốt, thường trực trong
tác phẩm như là một cách thức diễn giải mang cảm quan riêng của chị về con người, xã
hội và văn chương hiện đại. Xã hội dư thừa thông tin bao nhiêu lại tước đi khả năng thông
hiểu giữa người và người bấy nhiêu, nền văn minh vật chất càng vượt trội bao nhiêu thì
con người càng lọt thỏm giữa thế giới đồ vật bấy nhiêu. Đó là nỗi bất toàn đến tột độ của
con người trước sự vây bọc của sự tiêu dùng và tự tiêu dùng chính nó

×