Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.85 KB, 4 trang )
THIEU QUANG QUOC VIET Trang 1
Cấu trúc của tế bào thực vật
Cũng giống như động vật, cơ thể thực vật cũng được xây dựng từ các tế bào.
Do không được bảo vệ bằng cơ chế phản xạ và miễn dịch, tế bào thực vật được bảo
vệ kỹ trong lớp vỏ rắn chắc. Về cấu trúc, các tế bào thực vật được sắp xếp đặc khít
và liên kết với nhau rất bền vững. Rắn chắc là yếu tố tạo nên sự bền vững của thực
vật trong tự nhiên.
Khi tế bào thực vật chết đi, khối lượng khô của tế bào chủ yếu tập trung ở
thành tế bào. Thành tế bào là hệ lignocellulo bao gồm 3 thành phần chính là
cellulose, hemicellulose và lignin. Cấu tạo tế bào và cấu trúc lớp vỏ cây thảo mộc
được minh họa ở hình sau:
Đa số các loài thực vật đều chứa hàm lượng cellulose, hemicellulose và lignin
đáng kể, tập trung chủ yếu trong cấu trúc thành tế bào.
Cellulose là polyme của đường 6-gluco (bao gồm nhiều phân tử đường 6
carbon).
THIEU QUANG QUOC VIET Trang 2
Hemicellulose là polyme của hỗn hợp các loại đường 5 carbon và đường 6
carbon như xylose, mannose, glucose, arabinose, galactose và acid uronic.
Lignin là polyme của các hợp chất chứa vòng thơm, rất bền vững với các hệ
enzyme, hóa chất và vi sinh vật.
Ngoài 3 thành phần chính như đã nêu trên (cellulose, hemicellulose và lignin,
được gọi chung là lignocellulose), tế bào thực vật còn chứa các chất hữu cơ như
lipid, protein. Bên cạnh đó còn có các muối vô cơ như canxi, magiê, kali, lưu huỳnh,
phốt pho, silic… Những muối kim loại không bay hơi sau khi đốt được tính vào trong
thành phần tro. Những tế bào hạt hay củ thường chứa nhiều tinh bột hay lipid; trong
khi đó tế bào thân thường chứa chủ yếu là lignocellulose.
Hình dáng của các tế bào trên mặt cắt ngang của một chiếc lá tuyết tùng
Cấu tạo của thành tế bào được chia làm 3 lớp cơ bản: