Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tóm tắt luận án tiên sĩ nghiên cứu biến tính tinh bột bằng một số tác nhân hóa học và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 25 trang )

1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
Tinh bột là polysaccarit ñược tìm thấy trong các loại, hạt, củ, quả của các loại cây trồng. Nó là
nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo và gần như vô tận. Tinh bột cùng với protein và chất béo là một
thành phần quan trọng bậc nhất trong chế ñộ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài ñộng vật
khác.

Ngoài ra, tinh bột còn là một trong những nguyên liệu, rẻ tiền, ñược ứng dụng rộng rãi cho
nhiều nghành công nghiệp như công nghiệp giấy, thực phẩm, dệt… bởi những tính chất ñặc trưng ưu
việt của nó. Tuy vậy, tinh bột tự nhiên vẫn còn hạn chế nhiều tính chất nên chưa ñáp ứng ñược những
mục ñích sử dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực như không tan trong nước lạnh, mất ñộ nhớt và giảm
khả năng làm ñặc sau khi nấu. Ngoài ra, sự thoái hóa xảy ra sau khi mất sự sắp xếp cấu trúc trên tinh
bột hồ hóa, mà kết quả là sự tách nước trong hệ thống thực phẩm chứa nhiều tinh bột…. Do vậy, việc
biến tính tinh bột ñược quan tâm rất lớn nhằm cải thiện tính chất của nó ñáp ứng nhu cầu sử dụng. Có
rất nhiều phương pháp biến tính tinh bột khác nhau ñược chia thành nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học,
enzym. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tinh bột rất dồi dào, trong ñó tinh bột sắn rất ñược quan tâm
phát triển. Tuy vậy, chủ yếu sử dụng ở dạng nguyên liệu thô chưa biến tính, giá thành rẻ. Do vậy, cần
phải biến tính ñể ñáp ứng các nhu cầu kỹ thuật và mụ ñích sử dụng khác nhau.
Xuất phát từ thực tế này, ñề tài “Nghiên cứu biến tính tinh bột bằng một số tác nhân hóa học
và ứng dụng” nhằm nâng cao giá trị của tinh bột sắn và ứng dụng. Với mục ñích: Biến tính tinh bột
bằng một số tác nhân hóa học khác nhau, qua ñó làm thay ñổi tính chất của tinh bột ñáp ứng nhu cầu sử
dụng khác nhau.
2. Nội dung nghiên cứu của luận án
- Biến tính tinh bột bằng phương pháp phốt phát hóa và thử nghiệm trong thực phẩm. Trong ñó
nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng như nhiệt ñộ, nồng ñộ,
thời gian, pH, hàm lượng tinh bột
- Biến tính tinh bột sắn bằng axit, nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm làm tá
dược.
- Oxy hóa tinh bột sắn bằng natri hypoclorit, nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng như nhiệt ñộ,


nồng ñộ, thời gian, pH, hàm lượng tinh bột… ứng dụng thử nghiệm hồ vải.
- Biến tính bằng phương pháp ghép axit acrylic và acrylamit lên tinh bột và thử nghiệm trong
xử lý nước.
3. Những ñóng góp mới của luận án
- Lần ñầu tiên ở Việt Nam ñã tổng hợp ñược tinh bột phốt phát hóa làm cơ sở xây dựng quy mô
pilot chế tạo vật liệu sạch sử dụng trong thực phẩm.
2

- ðã chế tạo ra tinh bột có trọng lượng phân tử thích hợp bằng phương pháp thủy phân ở quy
mô pilot có chất lượng ñáp ứng yêu cầu dược ñiển. Sản phẩm ñã ñược sử dụng làm tá dược có chất
lượng tốt.
- ðã oxi hóa tinh bột bằng natri hypoclorit (sản phẩm phụ của nhà máy hóa chất Việt trì) tạo ra
sản phẩm trung gian chế tạo AMS và hồ sợi.
- ðã ghép tinh bột sắn bằng các monome ưa nước là phương pháp mới ñang ñược quan tâm
hiện nay, tạo ra sản phẩm mới sử dụng cho quá trình keo tụ xử lý nước cho kết quả tốt và có khả năng
phân hủy sinh học.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 146 trang với 34 bảng, 39 hình và bao gồm các phần: Mở ñầu (2 trang); Tổng
quan (60 trang); Thực nghiệm (13 trang); Kết quả và thảo luận (64 trang); Kết luận (2 trang); Danh mục
các công trình công bố của tác giả (11 công trình); Tài liệu tham khảo (18 trang).
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: Tổng quan
ðã tập hợp ñược 157 tài liệu tham khảo về các nội dung và ñối tượng nghiên cứu của luận án
gồm: Phốt phát hóa tinh bột bằng Natrihydrophotphat dodecahydrat với mục ñích ứng dụng cho thực
phẩm sạch; Biến tính tinh bột bằng axit HCl ứng dụng làm tá dược trong công nghiệp dược phẩm; Oxy
hóa tinh bột bằng Natri hypoclorit ứng dụng trong hồ sợi; Ghép monome axit acrylic và acrylamit lên
tinh bột ứng dụng trong keo tụ sử lý nước.
Chương 2: Thực nghiệm
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Tinh bột sắn (Công ty lương thực Hà Tây), TLPT ~ 860.000 ñvc; Axit clohydric (HCl) 36%;

Nước Javen sản phẩm phụ nhà máy Hoá chất Việt Trì có hàm lượng clo hoạt ñộng ~80g/l;
Natrihydrophotphat dodecahydrat (Na
2
HPO
4
.12H
2
O)( Merk, ðức); Axit acrylic C
3
H
4
O
2
(CH
2
=CH–
COOH) (của hãng LG); Acrylamit C
3
H
5
NO (CH
2
=CH–CONH
2
) (PA- Trung Quốc).
2.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
Dụng cụ thủy tinh, hệ thống truyền nhiệt, nhiệt kế, máy ño ñộ nhớt Brookfield, cân phân tích,
hút chân không, cốc thuỷ tinh, pipet, pH meter (Trung Quốc), tủ sấy chân không Karl Kolb và các dụng
cụ khác
Phổ hồng ngoại IR, phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR, nhiễu xạ tia X, phân tích nhiệt TGA,

DSC, kính hiển vi ñiện tử quét SEM, máy quang phổ tán xạ laze Horiba và các thiết bị khác.

3

Chương 3: Kết quả và thảo luận
3.1. Phốt phát hóa tinh bột bằng natri hydrophotphat
Trong nghiên cứu này tinh bột ñược phốt phát hóa bằng natri hydrophotphat, trong ñó các yếu
tố ảnh hưởng như thời gian phản ứng, nhiệt ñộ, pH, tỷ lệ phốt phát /tinh bột lên tính chất của tinh bột
phốt phát ñược nghiên cứu.

* Hàm lượng tro
Quá trình tro hoá ở nhiệt ñộ cao có thể làm thăng hoa các phân tử nhỏ như NaCl. Trong thí
nghiệm này, quá trình tro hoá ñược tiến hành ở 525°C, tại nhiệt ñộ này NaCl không bị thăng hoa. Kết
quả ñược trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol photphat/ glucozơ tới hàm lượng tro.
Các kết quả cho thấy hàm lượng tro tăng khi tăng hàm lượng nhóm photphat. ðiều này là do
hàm lượng tro có quan hệ mật thiết với nhóm photphat trên tinh bột trong phản ứng este hoá.
* ðộ tan
ðộ tan ở nhiệt ñộ phòng của tinh bột photphat ñược tổng hợp với các tỷ lệ mol
photphat/glucozơ khác nhau ñược trình bày trên hình 3.2.
4


Hình 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol photphat/ glucozơ tới ñộ tan của tinh bột.
Tăng ñộ thế quá cao lại làm giảm ñộ tan có thể là do hình thành các liên kết ngang trong mạch
tinh bột. ðặc biệt trong trường hợp amylozơ hay amylopectin có trong tinh bột làm tăng quá trình nhiễu
mạch.
* ðộ trương
Sự thay ñổi khả năng trương của tinh bột ở các ñộ thế khác nhau ñược trình bày trên hình 3.3.


Hình 3.3. Ảnh hưởng của ñộ thế ñến khả năng trương của tinh bột
Kết quả cho thấy tinh bột tự nhiên không có khả năng trương ở nhiệt ñộ phòng do lực liên kết
giữa các phân tử tinh bột. Trong khi tinh bột photphat lại trương trong nước ở bất kỳ ñộ thế nào. Các kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khi cho rằng hạt tinh bột photphat bắt ñầu trương ở
ñộ thế khoảng 0,07. Việc ñưa nhóm photphat vào tinh bột có thể làm giảm các liên kết mạnh của cấu
trúc lớp do ñó làm tăng cả ñộ tan và khả năng trương.
* ðộ nhớt
ðộ nhớt của hồ tinh bột photphat tại các giá trị ñộ thế khác nhau ñược xác ñịnh bằng nhớt kế
quay Brookfield. Kết quả ñược trình bày trên hình 3.4.
5


Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol photphat/glucozơ ñến ñộ nhớt của tinh bột.
ðộ nhớt của hồ tinh bột photphat giảm khi tăng ñộ thế là do ñộ thế tăng làm cấu trúc giữa các
hạt yếu ñi. Ngoài ra việc ñưa thêm nhóm photphat vào tinh bột còn làm giảm số liên kết hydro trên
phân tử tinh bột. Tuy nhiên khi tỷ lệ mol photphat/ glucozơ quá cao làm tăng phản ứng tạo lưới, do ñó
ñộ nhớt tăng.
* ðộ bền lạnh ñông – tan giá
ðộ bền lạnh ñông-tan giá của tinh bột photphat ở các tỷ lệ mol photphat/glucozơ khác nhau
ñược ñưa ra ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của ñộ thế tới ñộ bền lạnh ñông - tan giá
Tỷ lệ mol photphat/glucozơ ðộ bền lạnh ñông - tan giá (%)
0,5 3,96
1,0 4,52
1,5 5,03
2,0 5,42
2,5 5,6
3,0 6,2
3,5 6,3

Quan sát bảng 3.5 có thể thấy rằng sau chu kỳ làm lạnh ñầu tiên, gel tinh bột có dạng xốp như
6

bọt biển. Cấu trúc xốp này khiến việc ño lượng nước chảy ra trở nên rất khó khăn, do sau khi tan giá gel
tinh bột sẽ hấp thụ lại hầu hết các chất lỏng phân tán.
* ðộ trong của hồ tinh bột
ðộ trong của hồ tinh bột ñược xác ñịnh bằng cách ño ñộ truyền qua của dung dịch hồ tinh bột
(%) trên quang phổ kế ở bước sóng 650 nm. Kết quả ñược trình bày trên hình 3.5.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của ñộ thế ñến ñộ trong của dung dịch hồ tinh bột
Các số liệu hình 3.5 cho thấy ñộ trong của hồ giảm khi tăng ñộ thế. ðiều này có thể là do sự
giảm kích thước hạt trương khi tăng ñộ thế. Các nghiên cứu của một số tác giả ñã cho thấy có 2 nhân tố
cùng ảnh hưởng ñến ñộ trong của hồ ñó là: kích thước của hạt trương và tỷ lệ amylozơ: amylopectin.
Tinh bột tự nhiên chưa biến tính và tinh bột photphat hoá ñược chụp kính hiển vi ñiện tử quét
trên máy trên máy HITACHI S4800. Hình 3.6 và hình 3.7 thể hiện ảnh SEM của chúng.






Hình 3.6. Ảnh SEM của tinh bột chưa biến tính Hình 3.7. Ảnh SEM của TB photphat monoeste




7

0
0.3

0.6
0.9
1.2
1.5
1.8
0 4 8 12 16 20 24 28 32 36
Thời gian (giờ)
Hàm lượng tro (%)
HCl
HNO3
H2SO4
H3PO4
0
20
40
60
80
100
120
0 4 8 12 16 20 24 28 32 36
Thời gian (giờ)
ðộ tan (%)
HCl
HNO3
H2SO4
H3PO4
Giản ñồ phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) của tinh bột chưa biến tính và tinh bột photphat hoá
ñược trình bày trên hình 3.8 và 3.9.






Hình 3.8. Giản ñồ phân tích nhiệt
trọng lượng của tinh bột chưa biến tính






Hình 3.9. Giản ñồ phân tích nhiệt trọng lượng của
tinh bột photphat hoá (tỷ lệ mol photphat/glucozơ 2,5:1)
3.2. Thủy phân tinh bột bằng axit
Trong nghiên cứu này tinh bột ñược thủy phân bằng axit, trong ñó các yếu tố ảnh hưởng như
loại axit, thời gian, phản ứng, nhiệt ñộ, pH, tỷ lệ axit trên tinh bột lên trọng lượng phân tử và tính chất
của sản phẩm ñược nghiên cứu.
0
50
100
150
200
250
300
4 8 12 16 20 24 28 32 36
Thời gian (giờ)
ðộ nhớt (cps)
HCl
HNO3
H2SO4

H3PO4

Hình 3.10. Ảnh hưởng của loại axit và Hình 3.11. Ảnh hưởng của loại axit và
thời gian ñến ñộ nhớt tinh bột sắn biến tính thời gian ñến hàm lượng tro của tinh bột sắn biến tính
Ảnh kính hiển vi ñiện tử quét của tinh bột
sắn tự nhiên và biến tính axit ñược trình
bày trên hình 3.13. Quá trình thuỷ phân
tinh bột bằng axit HCl ñược tiến hành ở
30
o
C, thời gian phản ứng là 16 tiếng, tỷ lệ
H
2
O/tinh bột là 2/1 ) với tỷ lệ axit/tinh bột
biến ñổi từ 0,02 ñến 0,10.
Hình 3.12. Ảnh hưởng của loại axit và thời gian ñến ñộ tan của tinh bột sắn biến tính

8

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ axit/tinh bột ñến quá trình thuỷ phân
Tỷ lệ axit/tinh bột Hiệu suất thu hồi, % ðộ nhớt, Cp
0 100 > 500
0,02 99.07 193,5
0,04 98.23 104,7
0,06 97.62 65,3
0,08 96.34 39,7
0,10 91.21 7,4
Các kết quả cho thấy việc tăng hàm lượng axit làm giảm rất nhanh ñộ nhớt của tinh bột cũng
như hiệu suất thu hồi sản phẩm, khi tăng hàm lượng axit lên 10% so với tinh bột thì ñộ nhớt giảm xuống
rất thấp (~ 7 cps). Việc giảm ñộ nhớt ở trên có thể ñược giải thích là khi tăng tác nhân axit HCl làm tăng

lượng H
+
tấn công vào mạch tinh bột dẫn tới làm tăng khả năng cắt mạch các phân tử tinh bột, kết quả
là làm giảm khối lượng phân tử tinh bột. Ngoài ra khi tăng hàm lượng axit lên quá cao có thể tạo ra sự
phân cắt triệt ñể các phân tử tinh bột thành monome – là thành phần tan hoàn toàn trong nước, do ñó
làm giảm mạnh hiệu suất thu hồi của sản phẩm.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ phản ứng tới tốc ñộ thuỷ phân
Nhiệt ñộ khảo sát (°C)
Hiệu suất thu hồi, % ðộ nhớt (Cp)
25 97.82 46,7
30 96.34 39,7
35 94.77 34,1
40 92.21 26,9
Hiệu suất thu hồi sản phẩm cũng giảm khi tăng nhiệt ñộ phản ứng, kết quả này là do sản phẩm
thuỷ phân tạo thành sẽ tan nhiều hơn ở nhiệt ñộ cao và làm giảm hiệu suất thu hồi của sản phẩm.



9

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ H
2
O/ tinh bột tới tốc ñộ thuỷ phân
Tỉ lệ H
2
O/tinh bột Hiệu suất thu hồi, % ðộ nhớt (Cp)
0.5:1 99,23 121,7
1.0:1 98,52 72,4
1.5:1 97,38 49,2
2.0:1 96,34 39,7

2.5:1 94,42 37,8
3.0:1 91,67 41,3
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tác nhân trung hoà ñến ñộ nhớt và hàm lượng tro của tinh bột biến tính
Tác nhân trung hoà Hàm lượng tro, % ðộ nhớt, cps
NaOH 0,46 39,7
KOH 0,62 40,1
Na
2
CO
3
0,39 39,6

Sử dụng KOH làm tác nhân trung hoà sẽ làm tăng hàm lượng tro trong tinh bột, kết quả này chủ
yếu là do trọng lượng phân tử muối kali cao hơn của muối natri. Trong khi ñó Na
2
CO
3
lại làm giảm
hàm lượng tro trong sản phẩm so với NaOH, ñiều có thể ñược giải thích là do quá trình trung hoà axit
trong tinh bột chưa diễn ra triệt ñể bởi các ion CO
3
2-
có thể do cấu trúc cồng kềnh và ít hòa tan nên khó
thâm nhập vào cấu trúc tinh bột hơn các ion OH
-
. Do những ưu ñiểm về mặt giá thành, tốc ñộ thuỷ phân
và ñộ an toàn của sản phẩm mà chúng tôi lựa chọn NaOH làm tác nhân trung hoà.
Từ ảnh kính hiển vi ñiện tử quét có thể nhận thấy rằng bề mặt các hạt tinh bột sắn tự nhiên rất
nhẵn và hầu như không xuất hiện các lỗ xốp. Sau 16 tiếng thuỷ phân bằng HCl với tỷ lệ axit/tinh bột là
0,02 và 0,04 thì bề mặt hạt tinh bột bị bào mòn nhẹ, và trên bề mặt ñã xuất hiện các lỗ xốp. Sự bào mòn

bề mặt trở nên rõ ràng hơn khi tăng tỷ lệ axit/tinh bột lên 0,06 và phần lớn lớp ngoài cùng của hạt tinh
bột bị ăn mòn khi tỷ lệ này là 0,10. Các kết quả này cho thấy quá trình thuỷ phân diễn ra chủ yếu trên bề
mặt các hạt tinh bột, các tác nhân axit phá huỷ cấu trúc hạt tinh bột theo từng lớp. Ngoài ra kết quả này
cũng cho thấy nồng ñộ tác nhân axit ban ñầu có ảnh hưởng mạnh ñến mức ñộ ăn mòn bền mặt của hạt
tinh bột. Qúa trình ăn mòn thực sự diễn ra mạnh khi tỷ lệ axit/tinh bột cao hơn 0,06.
10








a)








b)









c)







d)







(e)







(f)
Hình 3.13. Ảnh kính hiển vi ñiện tử quét của tinh bột sắn tự nhiên (a) và biến tính với tỷ lệ khối lượng
axit/tinh bột lần lượt là: 0,02 (b); 0,04 (c); 0,06 (d); 0,08 (e) và 0,10 (f).
Quá trình thuỷ phân tinh bột sắn bằng axit HCl ñược tiến hành ở 30

o
C, thời gian phản ứng là 16
tiếng, tỷ lệ H
2
O/tinh bột là 2/1, với tỷ lệ axit/tinh bột biến ñổi từ 0,04 ñến 0,10. Giản ñồ phân tích nhiệt
DSC của tinh bột sắn tự nhiên và biến tính axit ñược trình bày trên hình 3.14 và bảng 3.6.
Hình 3.14. Giản ñồ phân tích nhiệt của
TB sắn tự nhiên (1) và TB biến tính với
tỷ lệ axit/tinh bột lần lượt là: 0,04 (2);
0,06 (3); 0,08 (4) và 0,10 (5).
Bảng 3.6. Nhiệt ñộ hồ hoá (T
0
, T
p
và T
e
)
của tinh bột tự nhiên và biến tính

tỷ lệ khối lượng
axit/tinh bột
T
0
, °C T
p
, °C T
e
, °C T
e
- T

0
, °C
0 61,92 78,37 90,73 28,81
0,04 65,84 82,01 98,37 32,53
0,06 67,35 83,07 101,31 33,96
0,08 68,70 85,94 103,28 34,58
0,10 63,68 89,97 104,56 41,18

11

Từ kết quả hình 3.14 và bảng 3.6 có thể nhận thấy giản ñồ nhiệt của tinh bột tự nhiên sâu và
nhọn nhất. Khi bị thuỷ phân bằng axit các khoảng chuyển nhiệt bị mở rộng ra theo ñộ tăng của hàm
lượng axit. ðồng thời nhiệt ñộ ñỉnh (T
P
) cũng tăng dần, trong khi ñó nhiệt ñộ ñầu (T
0
) tăng lên khi tăng
tỷ lệ axit/tinh bột từ 0,4 ñến 0,8, nhưng sau ñó lại giảm khi tiếp tục tăng hàm lượng axit. Kết quả này có
thể ñược giải thích là do quá trình thuỷ phân làm tăng ñộ kết tinh tương ñối của các hạt tinh bột (do
vùng vô ñịnh hình bị thuỷ phân trước), dẫn tới làm tăng nhiệt ñộ hồ hoá của tinh bột. Tuy nhiên quá
trình thuỷ phân cũng làm tăng tính không ñồng nhất về ñộ dài các phân tử tinh bột, kết quả này làm
khoảng chuyển nhiệt hồ hoá (T
e
- T
0
) tăng lên.
Giản ñồ nhiễu xạ tia X của tinh bột sắn tự nhiên và biến tính axit ñược biểu diễn trên hình 3.15.
Quá trình thuỷ phân tinh bột bằng axit HCl ñược tiến hành ở 30
o
C, thời gian phản ứng là 16 tiếng, tỷ lệ

H
2
O/tinh bột là 2/1, với tỷ lệ axit/tinh bột biến ñổi từ 0,02 ñến 0,10.
Hình 3.15. Giản ñồ nhiễu xạ tia X của tinh bột
sắn tự nhiên (1) và biến tính với tỷ lệ axit/tinh
bột lần lượt là: 0,02 (2); 0,06 (3) và 0,10 (4).
Có thể nhận thấy tinh bột sắn tự nhiên
ñược ñặc trưng bởi giản ñồ nhiễu xạ tia X
dạng A với các ñỉnh của góc 2θ vào khoảng 15
và 23°C với một ñỉnh kép tại 17 và 18°C. Giản
ñồ của các mẫu tinh bột biến tính với tỷ lệ axit/tinh bột là 0,02; 0,06 và 0,10 cũng cho kết quả tương tự,
ñiều này chứng tỏ ở ñiều kiện này các tác nhân axit chưa tác ñộng ñến vùng kết tinh trong cấu trúc hạt
tinh bột. Như vậy trong ñiều kiện phản ứng, quá trình thuỷ phân chủ yếu diễn ra ở vùng vô ñịnh hình
với thành phần chính là amylozơ.
ðồ thị biểu diễn sự phân bố kích hạt của tinh bột sắn tự nhiên và biến tính axit ñược trình bày
trên hình 3.16. Quá trình thuỷ phân tinh bột bằng axit HCl ñược tiến hành ở 30
o
C, thời gian phản ứng là
16 tiếng, tỷ lệ H
2
O/tinh bột là 2/1, với tỷ lệ axit/tinh bột biến ñổi từ 0,02 ñến 0,10.




Hình 3.8. Sự phân bố kích thước hạt của TB sắn tự nhiên (A) và biến tính với tỷ lệ axit/tinh bột
lần lượt là: 0,02 (B); 0,06 (C) và 0,10 (D).
Hình 3.16 cho thấy sự phân bố kích thước hạt của các mẫu tinh bột tự nhiên và biến tính là khá
giống nhau với ñường kính hạt trung bình lần lượt là 15.61 (± 0.35), 16.39 (± 0.35), 16.95 (± 0.36) và
16.71 (± 0.36) µm. ðường kính hạt trung bình tăng dần khi tăng tỷ lệ axit/tinh bột ñến 0,06, nhưng sau

12

ñó lại giảm khi tỷ lệ này tăng lên ñến 0,10. Kết quả này có thể ñược giải thích là do trong ñiều kiện thí
nghiệm quá trình thuỷ phân chủ yếu diễn ra ở lớp vỏ ngoài cùng của hạt tinh bột, quá trình thuỷ phân sẽ
làm cho lớp vỏ này xốp lên do ñó làm tăng nhẹ kích thước hạt tinh bột. Chúng ta cũng có thể dự ñoán
ñược rằng khi hàm lượng axit ñủ lớn thì lớp vỏ ngoài cùng của hạt tinh bột có thể bị thuỷ phân hoàn
toàn và tách ra khỏi hạt, khi ñó kích thước hạt sẽ giảm dần.
ðộ bền nén, thời gian rã và ñộ bở của các viên nén từ tinh bột biến tính axit sau khi ñược chế
tạo tại Công ty dược phẩm Hà Thành ñược trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tính chất của tinh bột biến tính bằng axit
STT
Chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp
dụng
Kết quả Yêu cầu
1 Tính chất ðạt Bột thuốc màu tráng ngà
2 pH ðạt (7,4) Từ 2,0 ñến 8,0
3 Clorid ðạt Không quá 0,2%
4 ðộ ẩm ðạt (8,6%) Không quá 13,0%
5 ðường khử ðạt Phải ñạt quy ñịnh
6 Kim loại nặng ðạt Không quá 20ppm
7 Tro sulfat ðạt (0,14%) Không quá 0,5
3.3. Oxy hoá tinh bột bằng Natri hypoclorit
Trong nghiên cứu này tinh bột oxi hóa bằng natri hypoclorit là sản phẩm phụ của nhà máy hóa
chất Việt trì, trong ñó các yếu tố ảnh hưởng như, thời gian, nhiệt ñộ, nồng ñộ clo hoạt ñộng…của tinh
bột lên trọng lượng phân tử và tính chất của sản phẩm ñược nghiên cứu.
Quá trình oxy hóa tinh bột có thể xảy ra theo một hoặc một số các phương trình sau:
- Oxy hoá nhóm andehit khử cuối mạch thành nhóm cacboxyl tạo các nhóm axit aldonic cuối
mạch, thường ñược gọi là nhóm cuối axit D-gluconic.
CH
2

OH
CH
2
OH
O
[O]
H
O
OH
OH
C
OH
C
OH
HO HO
OH

- Oxy hoá nhóm metylol ở vị trí C6 thành nhóm cacboxyl
13

0
20
40
60
80
100
0 40 80 120 160 200 240
Thời gian (phút)
Tiêu thụ clo hoạt ñộng (%)
1% Cl hoạt ñộng

2% Cl hoạt ñộng
4% Cl hoạt ñộng
0
16
32
48
64
80
0 40 80 120 160 200 240
Thời gian (phút)
Tiêu thụ clo hoạt ñộng (%)
pH 4
pH 7
pH 8,5
pH 10
[O]
thoai hoa
CH
2
OH
OH
HO
O
O
OHC
O
OH
HO
O
O

O
OH
C OH
OH
HO
O

- Oxy hoá nhóm hydroxyl bậc 2 của tinh bột thành nhóm xeton. Phản ứng này thường diễn ra
ñối với nhóm –OH ở vị trí C3 tạo thành nhóm cacbonyl.
[O ]
C H
2
O H
O
O
HO
O H
C H
2
O H
O
O
O
O H

- Oxy hoá các ñơn vị 2,3-glycol thành các ñơn vị diandehit và dicacboxylic.
CH
2
OH
OH

HO
O
O
C
O HH O
CH
2
OH
C
O
O
C
OO
OHHO
CH
2
OH
C
O
O
[O]
[O]

Sự thay ñổi lượng clo tiêu thụ trong nước Javen theo nhiệt ñộ và thời gian ñược trình bày trong hình
3.17.



Hình 3.17. Sự thay ñổi lượng clo tiêu thụ theo thời gian phản ứng ở các nhiệt ñộ khác nhau
Ảnh hưởng của hàm lượng clo hoạt ñộng tới tốc ñộ oxy hoá tinh bột ñược trình bày trên hình 3.18.

Ảnh hưởng của pH tới lượng clo tiêu thụ ñược trình bày trên hình 3.19.





Hình 3.18. Ảnh hưởng của hàm lượng clo
hoạt ñộng tới lượng clo tiêu thụ






Hình 3.19. Ảnh hưởng của pH tới
lượng clo tiêu thụ




14

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ phản ứng ñến hiệu suất thu hồi sản phẩm, hàm lượng các
nhóm chức cacbonyl, cacboxyl
Nhiệt ñộ, °C
30 35 40 45
Hiệu suất thu hồi (%) 99,6 99,4 98,7 98,3
Cacbonyl (g/100g tinh bột) 0,34 0,37 0,38 0,4
Cacboxyl (g/100g tinh bột) 0,076 0,087 0,095 0,104
Có thể thấy rằng hàm lượng nhóm cacboxyl và cacbonyl ñều tăng khi tăng nhiệt ñộ phản ứng.

Tuy nhiên, hàm lượng nhóm cacboxyl tăng nhanh hơn so với nhóm cacbonyl. Ở 40 và 45°C, hàm lượng
các nhóm chức chỉ tăng nhẹ so với ở 35°C có thể là do một lượng lớn clo ñược giải phóng làm giảm
hiệu quả oxy hoá. Hiệu suất phản ứng cũng giảm dần khi tăng nhiệt ñộ có thể là do phản ứng tạo thành
các sản phẩm có trọng lượng phân tử nhỏ, tan trong nước, do ñó hiệu suất phản ứng giảm.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng clo hoạt ñộng ñến hiệu suất thu hồi sản phẩm, hàm lượng
các nhóm chức cacbonyl, cacboxyl
Hàm lượng clo hoạt ñộng (%) 1 2 4
Hiệu suất thu hồi (%) 99,4 97,3 94,2
Cacbonyl (g/100g tinh bột) 0,09 0,13 0,26
Cacboxyl (g/100g tinh bột) 0,37 0,56 1,04

Rõ ràng là khi tăng hàm lượng clo hoạt ñộng/tinh bột, mức ñộ oxy hoá tăng và khối lượng phân
tử giảm, hàm lượng các nhóm chức cacbonyl và cacboxyl cũng tăng lên ñáng kể khi tăng hàm lượng clo
hoạt ñộng trong khoảng nghiên cứu. Tuy nhiên tăng tỷ lệ clo hoạt ñộng cũng làm giảm hiệu suất phản
ứng do tạo thành nhiều sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp có khả năng tan trong nước.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH tới TLPT, hiệu suất thu hồi và hàm lượng các nhóm chức
cacboxyl, cacbonyl
pH 4 7 8,5 10
TLPT x 10
-4
4,03 1,36 10,5 27,1
Hiệu suất thu hồi (%) 99,7 99,4 99,4 99,1
Cacbonyl (g/100g tinh bột) 0,1 0,09 0,072 0,054
Cacboxyl (g/100g tinh bột) 0,13 0,37 0,42 0,21
Các kết quả cho thấy tốc ñộ phản ứng cao nhất ñạt ñược ở pH trung tính, trong khi ñó tăng hay
giảm pH ñều làm giảm tốc ñộ phản ứng. Sự phân huỷ của phân tử tinh bột trong quá trình oxy hoá làm
giảm khối lượng phân tử của tinh bột oxy hoá. Trọng lượng phân tử trung bình nhỏ nhất thu ñược ở pH
trung tính. Trong môi trường kiềm, quá trình oxy hoá diễn ra chậm và chịu ảnh hưởng của quá trình
phân huỷ kiềm. Tuy nhiên, hàm lượng nhóm cacboxyl ñạt ñược lớn nhất ở pH 8,5.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng ñộ tinh bột ñến quá trình oxy hoá

Nồng ñộ tinh bột (g/l) 400 500 700 900
15

TLPT x 10
-4
1,13 1,26 1,36 1,72
Hiệu suất thu hồi (%) 99,1 99,3 99,4 99,7
Cacbonyl (g/100g tinh bột) 0,12 0,12 0,09 0,07
Cacboxyl (g/100g tinh bột) 0,42 0,42 0,37 0,29

Việc tăng tỷ lệ lỏng làm tăng mức ñộ oxy hoá do tăng quá trình khuếch tán của các phân tử clo
hoạt ñộng lên tinh bột, do ñó làm giảm TLPT. Tuy nhiên, mức ñộ oxy hoá tăng lại làm giảm hiệu suất
phản ứng do tạo thành nhiều sản phẩm có khối lượng phân tử thấp bị hoà tan khi thu hồi.
Ảnh kính hiển vi ñiện tử quét của tinh bột sắn và tinh bột oxy hoá ñược trình bày trên hình 3.22.
Có thể thấy rằng tinh bột oxy hoá vẫn giữ ñược cấu trúc dạng hạt nhưng bề mặt hạt tinh bột không còn
nhẵn mà xuất hiện những vết biến dạng và bào mòn do tác ñộng của quá trình oxy hoá. Tỷ lệ mol
hypoclorit tăng, bề mặt hạt tinh bột bị biến dạng và bào mòn càng nhiều. ðiều này cho thấy quá trình
oxy hoá chủ yếu diễn ra do bào mòn và tạo các mao quản bề mặt.








(a)

(b) c) d)







(e) (f) (g) (h)



16

Hình 3.20. Ảnh SEM của tinh
bột sắn (a,b) và tinh bột oxy hoá với
hàm lượng clo hoạt ñộng 1% (c,d), 2%
(e,f) và 4% (g,h)
Hình 3.21. Giản ñồ nhiễu xạ tia
X của tinh bột sắn (1) và tinh
bột oxy hoá với tỷ lệ clo hoạt ñộng so với tinh bột là 1% (2), 2% (3) và 4% (4)
Kết quả trên hình 3.20 cho thấy các pic kết tinh hầu như không thay ñổi sau quá trình oxy hoá.
ðiều này chứng tỏ trong ñiều kiện ñã khảo sát, phản ứng oxy hoá diễn ra chủ yếu ở vùng vô ñịnh hình
với sự tham gia của amylozơ còn amylopectin chưa phản ứng ở ñiều kiện này.
Tinh bột oxi hóa có trọng lượng phân tử khoảng 1,7.10
-4
ñược thử nghiệm cho quá trình hồ sợi
với những tính chất ñược nghiên cứu ñược thể hiện qua bảng 3.23.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các vật liệu hồ hóa lên các tính chất của sợi
Tác nhân tăng kích thước
Hằng số tăng
kích thước,
%

Sức bền
sợi, kg
ðộ dãn dài
khi ñứt, %
Khả năng chống
mài mòn, chu kì
- 360 3.8 42.0
Tinh bột chưa biến tính
(M
tb
= 86x10
-4
)
4.1 380 3.6 43.4
Tinh bột bị oxi hóa,
M
tb
= 2.10x10
-4
M
tb
= 1.70x10
-4
M
tb
= 1.59x10
-4
M
tb
= 1.36x10

-4


5.0
6.0
6.6
7.1

429
446
418
410

4.5
4.8
4.3
4.1

43
48
46
43

Bảng 3.12 cho thấy các tính chất của các sợi cotton ñược tăng kích thước với tinh bột bị oxi
hóa. Các tính chất tương ứng cho các sợi chưa ñược xử lý và tinh bột chưa biến tính tăng kích thước sợi
ñược ñưa vào trong cùng một bảng ñể so sánh. Cuối cùng cho biết rằng sự cải tiến trong sức bền sợi và
khả năng chống mài mòn ñược mang lại bằng việc tăng kích thước sợi với tinh bột bị oxi hóa là cao hơn
so với tinh bột chưa biến tính. Việc tăng kích thước với tinh bột chưa biến tính cũng dẫn ñến việc tăng
ñộ dãn dài khi ñứt, một khuyết ñiểm mà ñược khắc phục bằng cách sử dụng tinh bột bị oxi hóa. Tuy
nhiên, sự cải tiến trong sức bền sợi, khả năng chống mài mòn và ñộ dãn dài khi ñứt cũng như phần trăm

tăng (hằng số tăng kích thước) phụ thuộc vào trọng lượng phân tử trung bình của tinh bột bị oxi hóa.
17

Các tính chất ñược mong muốn của các sợi cotton ñã thu ñược bằng cách sử dụng tinh bột bị oxi hóa
với M
tb
=1.7 x 10
-4
g/mol cho kết quả tốt.
3.4. Biến tính bằng axit acrylic và axit acrylamit
S
2
O
8
-•

→
2SO
4
-•

SO
4
-•
+ H
2
O
→
HSO
4

-
+ HO


O
HO
OH
H
O
H
2
C
O
+ HO
O
HO
OH
OH
2
C
O
+
H
2
O

O
H
O
O

OH
OH
2
C
+ M
O
HO
O
OH
O
H
2
C
M

M
O
HO
O
OH
O
H
2
C
+
(n-1) M
Copolyme ghÐ
p

Ảnh hưởng của thời gian phản ứng tới quá trình trùng hợp AM lên tinh bột sắn ñược trình bày

trên hình 3.22. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ phản ứng tới các thông số ghép ñược trình bày trên hình 3.23.
0
20
40
60
80
100
0 15 30 45 60 75
Thời gian (phút)
Thông số ghép (%)
%GY
%TC

0
20
40
60
80
100
55 60 65 70 75 80 85
Nhiệt ñộ (ñộ C)
Thông số ghép (%)
%GY
%TC

Hình 3.22. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng tới quá trình trùng hợp ghép Hình 3.23. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ phản ứng tới quá trình trùng
hợp ghép
Ảnh hưởng của nồng ñộ KPS tới các thông số ghép ñược trình bày trên hình 3.24. Ảnh hưởng
của tỷ lệ pha lỏng/tinh bột tới các thông số ghép ñược trình bày trên hình 3.25.
0

20
40
60
80
100
0.006 0.01 0.014 0.018 0.022 0.026
Nồng ñộ KPS (M)
Thông số ghép (%)
%GY
%TC

0
20
40
60
80
100
120
3 6 9 12 15
Tỷ lệ pha lỏng/tinh bột (ml/g)
Thông số ghép (%)
%GY
%TC

Hình 3.24. Ảnh hưởng của nồng ñộ KPS tới quá trình trùng hợp ghép

Hình 3.25. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha lỏng/tinh bột tới quá trình trùng hợp ghép
18

Phổ hồng ngoại

Phổ hồng ngoại của tinh bột sắn và tinh bột sắn ghép ñược ño trên máy Nicolet Impact 410
trong vùng hiện sóng 4000-410 cm
-1
sử dụng kỹ thuật ép viên KBr. Phổ hồng ngoại của các nhánh ghép
PAA và PAM ñã thuỷ phân tinh bột ñược ñưa ra trên hình 3.26 và 3.27.

Hình 3.26. Phổ hồng ngoại của nhánh ghép PAA
ñã thuỷ phân tinh bột
Hình 3.27. Phổ hồng ngoại của nhánh
ghép PAM ñã thuỷ phân tinh bột


Trên phổ hồng ngoại của nhánh ghép PAA quan sát thấy dải hấp thụ rộng ở vị trí 3423cm
-1
ñặc
trưng cho liên kết O-H trong nhóm -COOH. Liên kết C=O của axit ñược quan sát ở 1747cm
-1
. Pic
1242cm
-1
ñặc trưng cho dao ñộng kéo của liên kết C-O. Ngoài ra các pic ở vị trí 2924 và 2839cm
-1
ñặc
trưng cho dao ñộng hoá trị bất ñối xứng của nhóm -CH
2
và dao ñộng hoá trị của liên kết C-H.
Trên phổ hồng ngoại của nhánh ghép PAM, quan sát thấy các pic ñặc trưng ở vị trí 1658cm
-1

của nhóm C=O trong amit, pic 1625cm

-1
là dao ñộng biến dạng của nhóm NH
2
, pic 3450cm
-1
với cường
ñộ mạnh là liên kết hoá trị của nhóm NH
2
bậc 1, pic 2936cm
-1
là dao ñộng hoá trị bất ñối xứng của liên
kết C-H trong nhóm CH
2
, pic 805cm
-1
là dao ñộng con lắc của N-H. Ngoài ra còn thấy xuất hiện pic ở
vị trí 2729cm
-1
có thể là dao ñộng hoá trị của nhóm NH
3
+
do nhóm NH
2
bị proton hoá trong quá trình xử
lý axit. Vai phổ ở vị trí 1745cm
-1
cho thấy một số nhóm amit bị thuỷ phân thành axit.
Phân tích nhiệt
Phân tích nhiệt của các mẫu ñược tiến hành trên máy phân tích nhiệt Shimadzu TGA 50. Các
phân tích TGA và DTA của các mẫu ñược thực hiện bắt ñầu từ nhiệt ñộ phòng ñến 600°C, trong khí

quyển N
2
, tốc ñộ tăng nhiệt là 10°C/phút trong tất cả các trường hợp
Hình 3.28 biểu thị ñường cong TGA của tinh bột, nó chia làm 4 vùng rõ ràng. Vùng 1 từ nhiệt ñộ thường
ñến 100°C, vùng 2: từ 100-280°C, vùng 3: 285-300°C và vùng 4: từ 300-599°C. Giản ñồ phân tích nhiệt trọng
lượng (TGA) của các sản phẩm ghép axit acrylic và acrylamit lên tinh bột oxy hoá cho giản ñồ TGA ñặc trưng
gồm 2 giai ñoạn, trong ñó tổn hao khối lượng chủ yếu diễn ra ở giai ñoạn 2, nhiệt ñộ phân huỷ cực ñại ở giai ñoạn
này là 305°C. Quá trình phân huỷ gần như hoàn toàn ở 500°C với 2,84% tinh bột còn lại không bị phân huỷ.
19

ðộ bền nhiệt của tinh bột và copolyme ghép có thể ñược so sánh trên cơ sở nhiệt ñộ bắt ñầu
phân huỷ, % khối lượng bị mất ở các giai ñoạn khác nhau và % khối lượng còn lại ở nhiệt ñộ phân huỷ
cực ñại. ðường cong TGA của copolyme ghép tinh bột- AA và tinh bột- AM có dạng khác hẳn so với
tinh bột. Trừ giai ñoạn bay hơi ẩm ban ñầu, có thể quan sát thấy 3 giai ñoạn phân huỷ tiếp theo ñối với
cả 2 loại copolyme ghép.


Tinh bột ghép AA (GY = 14,7%) Tinh bột ghép AA (GY = 12,3%)


Tinh bột ghép AM (GY= 16,9%) Tinh bột ghép AM (GY = 15,6%)
Hình 3.28. ðường cong TGA của tinh bột và tinh bột ghép
Ảnh kính hiển vi ñiện tử
Hình thái học của vật liệu ñược nghiên cứu qua kính hiển vi ñiện tử (SEM), tinh bột ñược hoà
tan trong nước cất và kết tủa trong axeton, làm khô trong chân không trước khi phân tích SEM. Các kết
quả cho thấy có sự khác biệt về hình thái học của tinh bột ghép so với tinh bột ban ñầu. Trên các ảnh
SEM của copolyme ghép trong hệ dị thể, quan sát thấy pha vô ñịnh hình của polyacrylic axit bám trên
bề mặt hạt tinh bột chứng tỏ quá trình ghép ñã xảy ra và là một hiện tượng bề mặt thuần tuý. Ảnh SEM
của copolyme ghép trong ñiều kiện ñồng thể không còn quan sát thấy hình dạng hạt của tinh bột. Sản
phẩm thu ñược ở dạng vô ñịnh hình do cấu trúc hạt của tinh bột ñã bị phá vỡ trong quá trình hồ hoá.

20



Tinh bột ghép AA trong hệ ñồng thể (GY = 14,7%)


Tinh bột ghép AM trong hệ ñồng thể (GY = 16,9%)
Hình 3.29. Ảnh SEM của tinh bột và copolyme ghép
Phân tích nhiễu xạ Rơnghen
Giản ñồ nhiễu xạ tia X của các sản phẩm ghép ñược trình bày trên hình 3.30.
Giản ñồ nhiễu xạ tia X của tinh bột cho 4 pic chứng tỏ mức ñộ kết tinh thấp. Hơn nữa, khi tiến
hành trùng hợp ghép trong ñiều kiện ñồng thể, 4 pic này gần như nhập lại và chỉ còn 1 pic với cường ñộ
rất thấp chứng tỏ pha kết tinh ñã bị phá vỡ trong quá trình tiền xử lý tinh bột.
21


(A) Tinh bột ghép AA (GY = 14,7%)

(B) Tinh bột ghép AM (GY = 16,9%)












Hình 3.30. Giản ñồ nhiễu xạ tia X của các copolyme ghép
Giản ñồ nhiễu xạ tia X của tinh bột cho 4 pic chứng tỏ mức ñộ kết tinh thấp. Hơn nữa, khi tiến
hành trùng hợp ghép trong ñiều kiện ñồng thể, 4 pic này gần như nhập lại và chỉ còn 1 pic với cường ñộ
rất thấp chứng tỏ pha kết tinh ñã bị phá vỡ trong quá trình tiền xử lý tinh bột.
Xử lý nước thải bằng TB ghép theo phương pháp keo tụ


22

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng copolyme ñến quá trình keo tụ.
Hàm lượng PA, mg/l T0, NTU T20, NTU %KT
0 76 67 11.8
0.25 76 13 82.9
0.5 76 11 85.5
1 76 22 71
4 76 30 60
Từ bảng 3.13 cho thấy, hiệu quả keo tụ tốt nhất với hàm lượng PA = 0.5 mg/l. Khi hàm lượng
PA tăng từ 0.25 ñến 0.5 mg/l thì khả năng keo tụ tăng. ðiều này là do khi tăng hàm lượng PA thì số
phân tử PA tăng, nên khả năng keo tụ tăng. Còn khi hàm lượng PA từ 0.5 ñến 4 mg/l làm cho ñộ nhớt
của dung dịch tăng dẫn ñến việc giảm khả năng keo tụ.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của pH ñến quá trình keo tụ
pH T0, NTU T20, NTU %KT
8 76 15 80.0
7 76 11 85.9
6 76 7 90.8
4 76 30 60.0
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nồng ñộ chất ñiện ly tới quá trình keo tụ
[KNO3], mg/l T0, NTU T20, NTU %KT
20 76 7 90.9

40 76 6 92.1
60 76 4 94.7
80 76 3.7 95.0
100 76 23 69.7
23

Kết quả thu ñược cho thấy rằng, nồng ñộ chất ñiện ly tăng dẫn ñến việc giảm thế ñộng học zeta
do các ion này có lớp ñiện kép. Nhưng nếu vượt qua ñiểm ñẳng tích thì hạt keo lại tích ñiện trái dấu trở
lại và thế ñiện ñộng zeta lại tăng làm giảm khả năng keo tụ. Kết quả thu ñược cho thấy nồng ñộ chất
ñiện ly là 80 mg/l là phù hợp.
Bảng 3.16. Hiệu quả keo tụ của copolyme với copolyme ghép
Copolyme T0, NTU T20, NTU %KT
PA 76 3.7 95.0
G1 76 22 71.0
G2 76 11 85.5
G3 76 7.7 90.0
G4 76 5.7 92.5
Kết quả bảng 3.15 cho thấy, copolyme và copolyme ghép với tinh bột cắt mạch cho hiệu quả
keo tụ tốt hơn so với tinh bột chưa cắt mạch ñược ghép với axit acrylic và acrylamit.
Kết luận
1- Tinh bột ñược phophat hóa bằng Na
2
HPO
4
.12H
2
O ñã ñược nghiên các yếu tố như nhiệt ñộ,
thời gian phản ứng, pH, tỷ lệ mol photphat/glucozơ khan tới quá trình photphat hoá lên một số tính chất
như ñộ tan, ñộ nhớt, ñộ trương, ñộ trong của hồ tinh bột, hàm lượng tro, ñộ bền lạnh ñông- tan giá…
- Các mẫu tinh bột phốt phát hóa ñược nghiên cứu cấu trúc bằng các phương pháp hoá lý khác

nhau: phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), chụp ảnh kính hiển vi ñiện tử quét (SEM). Các kết quả nghiên
cứu cho thấy có sự biến ñổi rõ rệt ở cấu trúc bề mặt và tính chất nhiệt của tinh bột biến tính.
- Việc nghiên cứu tổng hợp tinh bột photphat monoeste làm cơ sở cho việc xây dựng công
nghệ chế tạo tinh bột photphat và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm sạch.
2- Tinh bột ñược thủy phân bằng các axit vô cơ khác nhau theo khả năng thuỷ phân tinh bột
ñược thử nghiệm là HCl> HNO
3
> H
2
SO
4
> H
3
PO
4
.
- Các mẫu tinh bột biến tính axit ñược nghiên cứu cấu trúc bằng các phương pháp hoá lý khác
nhau: nhiễu xạ Rơnghen (XRD), phân tích nhiệt (DSC), kính hiển vi ñiện tử quét (SEM) và phân bố
kích thước hạt.
- Sản phẩm tinh bột ñã ñược sử dụng làm viên nén tại công ty dược phẩm Hà Thành và ñã ñược
kiểm nghiệm tai Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương ñạt tiêu chuẩn dược ñiển. Kết quả ñã ñược hội
24

ñồng nghiệm thu chương trình hóa dược ñánh giá cao.
3- Các yếu tố như nhiệt ñô, thời gian, pH, nồng ñộ clo hoạt ñộng, tỷ lệ lỏng rắn ñã ñược nghiên cứu.
- Quá trình oxy hoá làm giảm nhiệt ñộ hồ hoá và ñộ bền nhiệt của tinh bột. Tinh bột oxy hoá
vẫn duy trì ñược cấu trúc dạng hạt với kích thước giảm không nhiều mặc dù hình thái học bề mặt ñã bị
biến dạng và bào mòn.
- Các kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng công nghệ sản xuất tinh bột oxi hóa. Nó là
sản phẩm trung gian cho quá trình hồ sợi cũng như sản xuất polyme siêu hấp thụ nước.

4- Tinh bột ñược copolyme hóa bằng các monome ưa nước acrylic và acrylamit ñã ñược nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng khác nhau lên mức ñộ chuyển hóa, hiệu suất ghép và hiệu quả ghép.
- Các sản phẩm ghép ñược nghiên cứu cấu trúc bằng phương pháp khác nhau: phổ hồng ngoại
(IR), nhiễu xạ Rơnghen (XRD), phân tích nhiệt (DTA, TGA), kính hiển vi ñiện tử.
- Sản phẩm ghép ñã ñược thử nghiệm cho quá trình keo tụ xử lý nước cho thấy kết quả tốt, hy
vọng có khả năng sẽ ñược sử dụng trong thực tế vì tinh bột có giá thành rẻ và có khả năng phân hủy
sinh học.















25

CÁC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ
1. Nguyen Van Khoi, Pham Thi Thu Ha, Tran Vu Thang, Le Thi Hong Lien, Hoang Tuan Hung,
Nguyen Quang Huy, study on decreasing drought and improving soil by water superabsorbent
polymer base on acrylic acid modificated tapioca starch, sured alumni network se-asia+china, p.
129-135, 01-05 October 2001 at Hanoi Water Resources University.
2. Nguyen Quang Huy, Pham Thi Thu Ha, Hoang Tuan Hung, Nguyen Thanh Tung, Nguyen Van

Khoi, “Oxidation of tapioca starch by sodium hypochlorite”, Vie. J. Chem., Vol 41(2), p. 127-131,
2003.
3. Nguyen Van Khoi, Tran Manh Luc, Nguyen Quang Huy, Tran Vu Thang, graft polymerization of
acrylic acid on oxidized starch using amonipersulfate as initiator, p. 6-12, proceedings, 10-2003,
Hanoi, Vietnam.
4. Nguyen Van Khoi, Nguyen Thanh Tung, Nguyen Quang Huy, Tran Vu Thang, “Modification of
tapioca starch by acrylic acid and its derivatives”, Advances in Natural Science, Vol 5(1), p. 71-77,
2004.
5. Bùi Vĩnh Long, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Quang Huy, ðinh Gia Thành,
“Photphat hoá tinh bột bằng phương pháp gia nhiệt khô trong chân không”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Tập 45, số 3A, tr. 103-109, 2007.
6. Nguyen Van Khoi, Nguyen Kim Hung, Nguyen Quang Huy, Modification of tapioca starch by
hydrochloric acid for pharmaceutical applications, Proceedings of International Scienctific
Conference on “Chemistry for Development and Integration”, p. 909-915, September 12-14
th
,
2008, Hanoi, Vietnam.
7. Nguyen Thanh Tung, Nguyen Van Khoi, Nguyen Quang Huy, Nguyen Kim Hung, Thai Hoang,
“Characterization of tapioca starch oxidized by sodium hypochlorite”, Vie. J. Chem., Vol 47(3),
389-392, 2009.
8. Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Trung ðức, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn
Khôi, “Ảnh hưởng của quá trình xử lý axit ñến ñộ nhớt và ñặc trưng lý hoá của tinh bột sắn”, Tạp
chí Hoá học, 47(6B), 164-170, 2009.
9. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Trung ðức, “Một số tính
chất và ñặc trưng vật lý của polyme siêu hấp thụ nước từ tinh bột sắn và axit acrylic, acrylamit”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 48(4A), 144-150, 2010.
10. Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Trung ðức, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khôi, “Biến tính tinh
bột sắn bằng axit trong dung môi ancol”, Tạp chí Hoá học, 48(4A), 518-522, 2010.
11. Nguyen Thanh Tung, Nguyen Quang Huy, Nguyen Van Khoi, Tran Vu Thang, “Kinetics and
mechanism of free radical grafting of acrylamide onto tapioca starch”, Jornal of Chemistry, 48(5),

637-641, 2010.

×