Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.24 KB, 8 trang )

Cương lĩnh của Đảng – ý
nghĩa lịch sử ra đời của Đảng

1- Khẳng định phươnghướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đó
là: "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản".(Sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ và
cách mạng xã hội chủ nghĩa). Tính chất giai đoạn và lý luận cách mạng
không ngừng đã được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng: cách
mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiên lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Đây là con đường cứu nước mới, khác với những chủ trương,
những con đường cứu nước của những nhà yêu nước đương thời đã đi
vào bê tắc và thất bại. Như vậy, ngay từ đầu Đảng ta đã tiếp thu và vận
dụng sáng tạo lý luận MÁC-LÊNIN vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam được phản ánh trong Cương
lĩnh đã thiện được tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghiã xã
hội. Việc xác định đúng đắn phương hướng, con đường của cách mạng
Việt Nam ngay từ đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là ngọn cờ tập
hợp lực lượng cách mạng, là cơ sở để giải quyết đứng đắn các vấn đề cơ
bản của cách mạng việt Nam.


2- Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chỉ
rõ: ''Đánh đố đế quốc chủ nghĩa và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam
được hoàn toàn độc lập". Tức là nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân
quyền (sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) là chống đế
quốc giành độc lập cho dân tộc và chống phong kiến để giành ruộng đất
cho dân cày. Trong đó nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ đặc điếm của chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đây là hai
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Sự kết hợp hai nhiệm vụ


chống đế quốc và chống phong kiến đã khẳng định tính toàn diện, triệt
để của đường lối cách mạng Việt Nam. Những nhiệm vụ đó là biểu hiện
sinh động của việc kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội và giải phóng con người trong đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

3- Về lực lượng của cách mạng Việt Nam, phải đoàn kết công nhân,
nông dân-đây là lực lượng cơ bản trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo;
đồng thời Cương lĩnh nêu rõ: "Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. đế kéo họ đi vào phe vô
sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm
cho họ đứng trung lập''. Đây là tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng
trên cơ sở đánh giá thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt
Nam.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, Cương lĩnh chỉ ra rằng, phải
đoàn kết với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước. Đó là
sự thể hiện quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân
dân là người làm nên lịch sử. Đồng thời, Cương lĩnh cũng đã chỉ ra lực
lượng chính, động lực chủ yếu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là
công nhân và nông dân. Đây là sự thể hiện tính nguyên tắc trong chính
sách đại đoàn kết dân tộc và sự sắp xếp, tổ chức lực lượng cách mạng
của Đảng ta. Việc tập hợp lực lượng rộng rãi cũng như xác định được
động lực chủ yếu, cơ bản của sự nghiệp cách mạng phản ánh sự mềm
dẻo và linh hoạt trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta.

4- Về phương pháp cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh đã khẳng định:
phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạnh tổng
hợp của quần chúng nhân dân để đánh đổ đế quốc phong kiến, đó là bạo

lực cách mạng. Phương pháp bạo lực cách mạng được nêu lên với những
biểu hiện cụ thể: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến,
đánh đổ các đảng phản cách mạng như Đảng Lập hiến, đánh trúc bọn đại
địa chủ và phong kiến. Chính sự thất bại của khuynh hướng cải lương
hoà bình ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã cho thấy cách mạng
muốn giành thắng lợi, không có con đường nào khác là phải sử dụng bạo
lực cách mạng. Việc nêu lên phương pháp cách mạng bạo lực trong sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã thể hiện sự thấm nhuần và tiếp thu
tư tưởng cách mạng bạo lực của chủ nghĩa MÁC-LÊNIN.

5- Xác định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, phải thu phục và lãnh đạo được dân chúng.

Để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, Cương lĩnh đã khẳng
định vai trò quyết định của Đảng: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp. Để lám tròn sứ mệnh lịch sử là nhân tố tiên phong quyết đinh thắng
lơi của cách mạng Việt Nam, Đảng phải: "thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng". Khẳng định bản chất giai cấp của Đảng, vai trò lãnh đạo của giai
cấp công nhân và chiến lược đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh
công - nông là những vấn đế then chốt bảo đảm cho Đảng ta trở thành
nhân tố duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh cũng nêu
lên sự gắn bó, quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng. Đây là điều
kiện tạo cho Đảng có nguồn súc mạnh vĩ đại và trở thành lãnh tụ chính
trị cho cả dân tộc. Sự lãnh đạo của.Đảng là yếu tố quyết định nhất cho
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

6- Phát huy tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết,
ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai
cấp vô sản Pháp.


Vấn đề đoàn kết quốc tế cũng là một nội dung quan trọng của Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đoàn kết quốc tế là một vấn đề có tính
nguyên tắc của cách mạng Việt Nam: "Trong khi tuyên truyền cái khấu
hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc
với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp
Pháp". Đồng thời, Cương lĩnh cũng đã xác định cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới. Gắn cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới, đề cao vấn đoàn kết quốc tế chính là sự thể hiện việc kết
hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, lợi ích
dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải phóng
khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới. Vấn đề đoàn kêt quốc tế cũng
đồng thời là một động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam.

7- Xây dựng Đảng cách mạng vững mạnh, kêu gọi mọi người ủng hộ và
gia nhập Đảng, phải có tổ chức chặt chẽ.

Lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính trị phản
ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu
cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của
thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cương lĩnh ấy rất phù
hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta Vì vậy, Đảng
đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai
cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản,
hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp
công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường".

3. Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã

mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc
lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã
xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng
Việt Nam. Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết
của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng
sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ
chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế
tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên
đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân.
Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vư¬ơng, phong trào yêu n¬ớc
ba mư¬ơi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa
Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân
đến khởi nghĩa Yên Bái… như¬ng không thành công vì thiếu một
đư¬ờng lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời,
đánh dấu b¬ước ngoặt của cách mạng Việt Nam”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam. Điều đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai
cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng
thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm
vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế chất của cách mạng Việt
Nam.

- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi
lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là

sự lựa chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt
Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc.

Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cư¬ơng lĩnh đư¬ợc thông qua ở
Hội nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có đư¬ợc
đư¬ờng lối chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và ph¬ương pháp đấu tranh
thích hợp, giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng
thời có đư¬ợc tổ chức Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong
trào cách mạng. Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để
đ¬ưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên
con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước
.

Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi
quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và
đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh".

×