Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.59 KB, 7 trang )

Cương lĩnh của Đảng – ý
nghĩa lịch sử ra đời của Đảng



1- Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm luợc nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình
Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp,
chia nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau, vừa xây dựng
hệ thống chính quyền thuộc địa, vừa duy trì chính quyền phong kiến và
tay sai làm chổ dựa. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, với âm
mưu thâm độc thực hiện chính sách chia để trị, chính sách ngu dân,
chính sách độc quyền về kinh tế, ra sức vơ vét tài nguyêm bóc lột sức
lao động rẻ mạt của người bản xứ, cừng nhiều hình thức thuế khoá năng
nề, vô lý.

- Trước những áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã
liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Nhưng tất cả những
cuộc đấu tranh đó đều không giành được thắng lơi. Giai cấp địa chủ
phong kiên mà tiêu biểu là triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và hèn nhát
nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp và trở thành phản động, phản bội
lại lợi ích của dân tộc.
Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến: phong trào Cần
Vương đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng chấm dứt
năm 1896; phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa
Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Nguyên nhân là
do thiếu đường lối đúng, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn
dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ đấu tranh
chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã
chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta rơi vào tình trạng khủng
hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.



- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam cũng như một số nước
phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc
biệt cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản (l868), cuộc cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở
Việt Nam, làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng rãi theo
khuynh hướng tu sản nhưng đều thất bại. Tiêu biểu là phong trào của cụ
Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, phong trào Duy Tân của vua Duy
Tân. Điều này chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam, rằng
giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ lãnh
đạo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

Tình hình khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân
tộc, yêu cầu lịch sử đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong,
có đường lối cách mạng đúng đắn dẫn đường, mới có khả năng đưa
phong trào cứu nước đi đến thắng lợi.

- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đánh dấu một
bước phát triến mới và mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Quốc tế cộng sản,
bộ tham mưu của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới,
được thành lấp năm 1919. ỏ Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra
đời năm 1921. Ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp được thành lập năm 1920,
sự kiện hch sử này không chỉ là thắng lơi của giai cấp công nhân và
nhân dân lao dộng Pháp mà còn là thắng lợi của các dân tộc thuộc địa
Pháp.

Trong khoảng những năm 1923-1927, phong trào cách mạng theo
khuynh hướng dân chủ tư sản với động lực là trí thức tiểu tư sản phát
triền mạnh, nhiều tố chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm Tâm

Xã (l923-1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên của Trần Huy
Liệu (1926), Thanh niên cao vọng Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-
1929), Tân Việt Cách mạng Đảng (1926-1930), Việt Nam Quốc dân
Đảng (1925-l930) Nhìn chung, các tố chức, đảng phái yêu nước nói
trên có tinh thần chống đế quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất
định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước Song,
hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của
thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng
dân tộc phải gắn liền với giải phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu
nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản Mặt khác,
họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần
chúng nhân dân (trước hết là nông dân) trong cách mạng. Vì những hạn
chế trên, các tổ chức, đảng phái yêu nước này chưa thể xác định được
một đường lối cách mạng đúng đắn.

Cùng với những chuyển biên trên, cách mạng Việt Nam lúc này cũng bắt
đầu có nhiều chuyển biến mới gắn liền với hoạt động của lãnh tụ
Nguyễn ái Quốc.
Năm 1911, Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Khác với những
nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Ái Quốc sang châu Âu. Mục đích của
Người là đi để xem sự phát triến của châu Âu, của Pháp như thế nào,
thực chất của tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là gì, từ đó áp dụng vào
thực tiễn nước ta giúp đồng bào thoát khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ.
Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, được tiếp cận Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương của Lê nin về vấn đê dân tộc và vấn đề thuộc
địa, tháng 12-1920. Nội dung của Luận cương đã giải đáp cho Người
con đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc. Tại Đại hội lần thứ 18
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia
nhập Quốc tế Cộng sản 3 và là một trong những người tham gia thành

lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến
quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ một
người yêu nước, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản và là người
cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến
quan trọng trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường
yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới
“giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công
nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính
Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin”


Sau này, chính Người đã thừa nhận: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu
nước, chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin,
tin theo Quốc tế thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa
nghiên cứu lí luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu
rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô
lệ”. Từ đây Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu
nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam
nhằm chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời
chính đảng tiên phong ở Việt Nam.

Về chính trị, Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận
điểm chính trị (sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong
cương lĩnh chính trị của Đảng)


1. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân

là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và
nhân dân lao dộng trên thế giới.

2. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa và cách mạng chính quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho
nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc
có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách
mạng chính quốc.

3. Trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo
nhất, bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu
phục và lôi cuốn được nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm
động lực cách mạng. đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo các
giai tầng khác tham gia.

4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách
mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ
nghĩa Mác - Lênin .

5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải
của một vài người. "công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của công nông". Cách
mạng "là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một
hai người". Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức
quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.

Những quan điểm đó được truyền bá qua Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên truyền bá trong nước (qua phong trào vô sản hoá : từ 1928-
1929 ) làm cho phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt

Nam chuyển biến mạnh mẽ.

- Tháng 2-1925 Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm
tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn (có Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn,
Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm
Đức Thụ)

×