LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra những triển vọng lớn, cùng với chính
sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu
phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam
chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó hạt điều được coi là một trong mười
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường thế giới hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng,
chiếm 1/6 thị phần hạt điều thế giới. Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 thế giới về xuất
khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ 3 thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất
nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim
ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách Nhà nước.
Mục đích của việc nghiên cứu: hệ thống hoá các vấn đề chung về xuất khẩu
hạt điều của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trình bày thực trạng và
đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong thời
gian gần đây.
Nghiên cứu và lấy số liệu theo: Trung Tâm thông tin Công Nghiệp va Thương
mại; theo Tổng cục thống kê; Bộ công thương; Bộ Ngoại giao; Bộ tài chính va Cục
Trồng trọt.
1
Nội dung Thiết kế môn học Kinh tế ngoại thương được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ngành điều
1.1.
Tổng quan ngành điều thế giới.
1.2.
Vai trò của xuất khẩu điều trong nền kinh tế quốc dân.
1.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngoại thương của ngành
điều.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta
2.1.
Tác động của việc gia nhập WTO.
2.2.
Thị trường.
2.3.
Kim ngạch xuất khẩu.
2.4.
Hiệu quả.
2.5.
Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nêu nguyên nhân.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và
hiệu quả xuất khẩu hạt điều Việt Nam trong thời gian tới
3.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng như
chất lượng hạt điều
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỀU
1.1.
Tổng quan về ngành điều thế giới
1.1.1. Phân bố địa lý
Cây điều sinh trưởng và phát triển ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích
đạo, nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây
điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều thế
giới. Được biết tổng sản lượng điều thơ tồn thế giới tại thời điểm từ 1.575- 1.600
nghìn tấn, bao gồm Ấn Độ 400- 500 nghìn tấn, chiếm 25- 30% tổng sản lượng.
Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước Châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania,
Guinea Bissau, Benin… Những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng, mỗi năm các
nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 nghìn tấn điều thơ vào tổng sản lượng
điều thế giới.
Trong số những nước xuất khẩu điều thì Ấn Độ, Brazin và Việt Nam tiếp tục
là những nước chế biến điều lớn nhất thế giới. Ấn Độ là nước đứng đầu về sản
lượng chế biến với khoảng 950 nghìn tấn điều mỗi năm mặc dù quốc gia này chỉ có
khả năng tự thoả mãn khoảng một nửa nhu cầu về nguyên liệu. Với năng lực chế
biến lớn Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ các nước Châu Phi và trước kia từ Việt
Nam. Việt Nam chế biến được 400 nghìn tấn điều thơ mỗi năm trong khi đó Brazin
chỉ chế biến được khoảng 250 nghìn tấn.
1.1.2. Cung- cầu
Trong khi các nước Ấn Độ, Brazin, Việt Nam cùng nhau sản xuất khoảng
70% tổng sản lượng điều thế giới, thì chỉ riêng Bắc Mỹ đã tiêu thụ khoảng 50%
tổng số lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh Châu Âu (EU) chiếm
29%, còn lại là các nước Châu Á chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%.
1.1.3. Mua bán điều
Trong chuỗi giá trị điều gồm có nhiều nhân tố tham gia bao gồm nhà sản xuất
và kinh doanh điều thô, nhà chế biến điều, nhà trung gian bán nhân điều và nhà
bán lẻ hoặc người mua cung cấp hàng cho người tiêu dùng.
3
1.1.4. Về xuất khẩu
Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều tiếp theo là Ấn Độ và
Brazin.
1.1.5. Về nhập khẩu
Những nước nhập khẩu nhân điều lớn trên thế giới là Hoa Kỳ, Liên minh
Châu Âu, Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Nhật Bản và
Ả Rập Xê Út.
1.1.6. Mùa vụ điều
Ấn Độ và Việt Nam mùa thu hoạch điều kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6, ở
Brazin mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Giá điều thô ở Ấn Độ từ 35- 45 Rs/ Kg . Điều thô từ các nước Châu Phi giá
khoảng 0.35- 0.5 USD/ Kg .
1.2. Vai trò của xuất khẩu điều trong nền kinh tế quốc dân
- Xuất khẩu điều mang lại nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam, thu ngoại tệ góp phần tăng ngân sách Nhà nước.
- Tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển.
- Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản xuất có
điều kiện phát triển và ổn định.
- Tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm mở rộng khả năng cung cấp đầu
vào và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Chế biến xuất khẩu điều được tăng cường cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Xuất khẩu điều phát triển sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc
làm, thu hút lao động, tăng thu nhập.
- Góp phần tạo nguồn vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
đáp ứng cho quá trình chế biến để tăng kim ngạch xuất khẩu.
4
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngoại thương của ngành
điều
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
- Yếu tố thời tiết khí hậu ở các vùng trồng điều tương đối phù hợp với yêu cầu
sinh thái của cây điều.
- Đất trồng điều chủ yếu là đất xám với độ dốc biến động từ 3- 4o.
- Độ phì đất trồng điều chủ yếu là loại đất xám, nghèo hữu cơ, đạm, lân, kali
dễ tiêu.
b. Kinh tế- xã hội
Thu nhập của các hộ trồng điều vùng nghiên cứu còn rất thấp với 37,7 % số
hộ có thu nhập < 4 triệu đồng/năm thuộc loại nghèo và rất nghèo; 17,8 % số hộ thu
nhập từ 4- 6 triệu đồng/năm thuộc dạng nghèo và cận nghèo; 54,5 % số hộ thuộc
loại cận nghèo và thoát nghèo.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng điều
Việt Nam đang chiếm 37% thị phần trên thị trường hạt điều nhân trên thế
giới. Nhưng tình hình sản xuất điều trong nước đang có nhiều dấu hiệu xấu đi như
giảm về diện tích, năng suất khơng ổn định.
Hiện tại lợi nhuận của người nông dân trồng điều và nhà chế biến chỉ đạt một
phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng của ngành điều. Cũng giống như các mặt hàng
nông sản khác, năng suất của cây điều phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Dù có
chăm sóc cẩn thận nhưng thời tiết thất thường, trái quy luật sẽ ảnh hưởng đến quá
trình ra hoa đậu trái của cây. Giá cả hạt điều lại không ổn định, năng suất thấp.
Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến năng suất mùa màng nông
sản nên chất lượng và sản lượng điều của các nước sản xuất chủ chốt trên thế giới
5
đều giảm sút nghiêm trọng.
Một nguyên nhân nữa là năm 2010, thời tiết lạnh hơn kèm theo nhiều sương
muối làm cho cây điều khó ra hoa kết trái, sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng
suất.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác như bón phân, tạo tỉa cành, phịng trừ
sâu bệnh... chưa được chú ý áp dụng, nên vườn cây sinh trưởng và phát triển không
đồng đều, năng suất bình qn thấp, có nguy cơ thiếu tính bền vững.
Trong mắt người nông dân, cây điều mới chỉ đứng ở vị trí là cây xóa đói giảm
nghèo. Chính sự khơng ổn định về sản lượng đã tác động mạnh mẽ đến ngành chế
biến, từ đó hoạt động xuất khẩu cũng rất phập phồng.
1.4.3. Các biện pháp kĩ thuật
Ở nước ta quy mơ sản xuất cịn nhỏ hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất
trong nước với tốc độ nhanh, trình độ kĩ thuật cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta. Cần tăng hiệu quả quy mô, tăng năng suất chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.4.4. Ảnh hưởng của thuế quan
Giả sử Chính phủ đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu điều thơ thì các doanh
nghiệp sẽ hạn chế nhập khẩu điều thơ. Khi đó các thương lái sẽ lùng sục và thu
mua toàn bộ điều thơ cịn tồn đọng trong dân chúng. Giúp bảo vệ nền sản xuất
trong nước.
Nhưng trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong
nước, sẽ không đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, như vậy hiệu quả hoạt động
ngoại thương sẽ giảm sút. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như khả năng
cạnh tranh với nước ngồi.
Vì vậy, cần phải có những biện pháp cụ thể, xử lý một cách linh hoạt đáp ứng
nhu cầu về nguyên liệu đảm bảo hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.
Tăng hay giảm thuế quan còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
6
1.4.5. Các rào cản
Tại hội nghị khách hàng quốc tế do Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức tại Bình
Phước mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, ông Nguyễn Thái Học cho biết,
xuất khẩu ngày càng gặp nhiều khó khăn bởi phải đối mặt với nhiều rào cản
thương mại. Các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị
trường nhập khẩu ngày càng gay gắt và thay đổi đột ngột.
Trong khi đó, điều kiện sản xuất của ngành chế biến điều Việt Nam cịn ở quy
mơ vừa và nhỏ. Cả nước hiện có khoảng 300 cơ sở chế biến hạt điều nhưng số
lượng cơ sở đạt chứng chỉ về tiêu chuẩn ISO, HACCP mới chỉ khoảng 20 doanh
nghiệp.
Nhưng sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để
phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ
dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt
giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ được cắt giảm cùng các
biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị định thư gia nhập của các
thành viên này mà không bị phân biệt đối xử; tăng cơ hội thâm nhập thị trường
nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta. Điều đó đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi
cho hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta mau chóng khẳng định thương hiệu trên thị
trường thế giới.
7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU
Ở NƯỚC TA
2.1. Tác động của việc gia nhập WTO
2.1.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Trước hết, cho dù có cố gắng tìm số liệu thống kê chính thức cũng khơng ai
có thể biết diện tích và sản lượng điều từ năm 1991 trở về trước là bao nhiêu, cịn
theo Tổ chức Nơng lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 1961 Việt Nam mới có 1
nghìn héc ta điều với sản lượng là 700 tấn. Phải tới 25 năm sau, khối lượng điều
nhân xuất khẩu mới tăng lên 1.300 tấn, đạt trên 5 triệu USD. Việt Nam lần đầu tiên
xuất hiện trên thị trường thế giới với tư cách quốc gia xuất khẩu loại nông sản
hiếm và rất đắt giá này.
Thế nhưng, như các số liệu thống kê của FAO và Việt Nam cho thấy đây là
mặt hàng xuất khẩu, có lẽ là duy nhất, mà Việt Nam vừa có những bước tiến ngoạn
mục vừa về lượng, vừa về giá.
Trước hết, từ 1.300 tấn, chỉ chiếm 1,7% tổng khối lượng điều xuất khẩu của
thế giới năm 1986, phải mất tròn một thập kỷ Việt Nam mới gần chạm ngưỡng 20
nghìn tấn, chiếm 14,5% tổng khối lượng và giành vị trí quốc gia xuất khẩu điều thứ
ba thế giới năm 1995 (sau Ấn Độ và Brazin). Nhưng chỉ 5 năm sau, khối lượng
xuất khẩu đã tăng lên 34,2 nghìn tấn, chiếm 22,2% (năm 2000), vượt qua Brazin để
giành vị trí thứ hai.
Và cũng chỉ mất 6 năm, đến năm 2006, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để
giành vị trí số 1 trong “làng xuất khẩu điều thế giới” với khối lượng đạt 126,8
nghìn tấn, chiếm 37,3% thị trường thế giới, Như vậy, tính bình qn từ đó đến nay,
Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng 26,7%/năm, cao gấp 3,3 lần nhịp độ tăng
trưởng bình quân 7,9%/năm của thế giới nói chung và càng cao hơn so với
5,4%/năm của Ấn Độ và 2,3%/năm của Brazin. Không những vậy, thành công về
giá xuất khẩu loại hàng này càng đáng được phân tích. Các số liệu thống kê cho
thấy, trong 23 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 1 triệu tấn điều ra thị
8
trường thế giới với giá bình quân 4.351 USD/tấn, cao hơn giá bình quân của thế
giới 26 USD/tấn.
Tuy mức giá này vẫn thấp nhất trong nhóm “tứ đại gia” (giá bình quân của
Brazil đạt 4.381 USD/tấn; của Ấn Độ 4.867 USD/tấn và của Hà Lan là 5.039
USD/tấn), nhưng đó vẫn là thành công ngoạn mục của Việt Nam. Sở dĩ như vậy là
vì trong vịng hơn 20 năm, Việt Nam rơi vào hai trạng thái bất lợi về giá hoàn tồn
trái ngược nhau.
Đó là, những năm đầu gia nhập “làng xuất khẩu điều thế giới”, với “rổ hàng
xuất khẩu” còn hết sức khiêm tốn, lại “lạ nước lạ cái” trên thị trường, việc bán
hàng với giá “mềm” hơn hẳn các “đại gia” là điều đương nhiên. Thế nhưng, khi đã
“bén duyên” trên thị trường này, khối lượng xuất khẩu tăng rất mạnh qua từng năm
thì nó cũng đồng nghĩa với áp lực giảm giá càng lớn.
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu điều sau
khi gia nhập WTO
Ngày 11/01/2007 Việt Nam là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế
giới.
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là thời cơ lớn
cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hố đã có bước phát triển mạnh mẽ. Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế
nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ cơng nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao
động.
9
Thực trạng hoạt động xuất khẩu điều ở Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO để
thấy được những cơ hội và thách thức đối với ngành điều Việt Nam nói chung va
xuất khẩu hàng hố nói riêng.
Sau 2 năm gia nhập WTO, xuất khẩu điều có sự thay đổi đáng kể:
- Năm 2007, cả nước xuất khẩu được 151,73 nghìn tấn hạt điều các loại với trị
giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15 % về trị giá so với năm
2006, tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005.
- Năm 2008, xuất khẩu đạt 167 nghìn tấn tương đương với kim ngạch 914,34
triệu USD, tăng 16% về lượng và 42% về giá trị so với năm 2007.
Gia nhập WTO, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở
rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn như Mỹ, Trung
Quốc va EU. Đến năm 2007, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang 78 quốc
gia và vùng lãnh thổ, tăng 10 quốc gia so với năm 2006. Năm 2008, hạt điều Việt
Nam được xuất khẩu sang 83 thị trường và lãnh thổ, tăng 5 thi trường so với năm
2007.
Bên cạnh những tác động thuận lợi khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp
phải những thách thức như: Gia nhập WTO đòi hỏi tự do hoá thương mại và áp
dụng các nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, điều này tất yếu dẫn đến tình
trạng cạnh tranh ngày càng quyết liệt ngay trên thị trường nội địa. Đặc biệt các
doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ
phục vụ thị trường nội địa trong điều kiện có bảo hộ bằng thuế quan hoặc các hàng
rào phi thuế quan thì nay phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đây là
một thách thức vơ cùng lớn, nếu khơng có lợi thế tất yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là
các doanh nghiệp thương mại. Như vậy sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh quốc tế khắc
nghiệt ngay trong thị trường nội địa. Các cơ sở xuất khẩu của Việt Nam chưa có
biện pháp ứng phó hiệu quả với các rào cản thương mại và những biến động khó
lường của thị trường thế giới, bởi các rào cản thương mại quốc tế được các nước
nhập khẩu dựng lên ngày càng tinh vi, phức tạp và tỷ giá hối đoái biến động trên
thị trường thế giới theo hướng bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Mức thuế quan của
10
Việt Nam còn tương đối cao so với các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Theo nguyên tắc của WTO là chỉ sử dụng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước,
do vậy Việt Nam phải xây dựng lộ trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan một
cách hợp lý, đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
2.2. Thị trường
2.2.1. Thị trường trong nước- cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương
đối với ngành điều
a/ Thị trường
Tại thị trường trong nước, tình hình thu mua của các doanh nghiệp cũng khá
nóng bỏng. Ơng Nguyễn Đức Thanh cho biết, các doanh nghiệp ngành chế biến
điều phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên trong
cùng ngành về cách thức thu gom, giá cả. Vì lợi nhuận, khơng ít nhà nhập khẩu tìm
mua hàng của những cơ sở khơng đảm bảo về an tồn vệ sinh thực phẩm. Từ đó,
"con sâu làm rầu nồi canh" đã ảnh hưởng mạnh đến giá cả bán bn và uy tín của
tất cả các đơn vị khác trong ngành điều trong thời gian qua.
Trong 10 nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều thì đã có đến 6 nước tạm
nhập tái xuất. Từ đó có thể nói giới đầu cơ trung gian buôn bán nhân điều chiếm
thị phần ngày một tăng, và rất dễ dẫn đến tình trạng thơng tin ảo về giá và cung cầu
trên thị trường. Bởi vậy, hoạt động xuất khẩu điều tiềm ẩn nhiều rủi ro.
a.1. Giá Điều xuất khẩu qua các năm gần đây:
- Giá Điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt mức trung bình khoảng
5406,4 USD/tấn, tăng 29% so với năm 2007 và tăng 22% so với mức giá trung
bình 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn 15% so với mức cao nhất đạt
được vào năm 1999 (6324,3 USD/tấn).
Năm 2008, mặc dù giá Điều thô trong nước không tăng, thậm trí cịn giảm
nhẹ vào đầu năm do doanh nghiệp thu mua thiếu vốn nhưng giá Điều xuất khẩu
11
vẫn tăng, nguyên nhân chính là do được lợi về tỷ giá và chi phí của các doanh
nghiệp tăng kéo giá bán lên theo.
- Đầu năm 2009 những đợt mưa trái mùa đã làm cho trên 100 nghìn ha cây
điều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... bị nhiễm bệnh,
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất (bình quân chỉ từ 200- 500 kg trái/ha) làm cho sản
luợng điều thô năm 2009 sụt giảm rất nhiều so với các năm trước.
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, diện tích cây điều của cả nước
hiện vào khoảng 400 nghìn ha, trong đó chỉ có khoảng 300 nghìn ha đang thu
hoạch, giảm 30 nghìn ha so với vụ điều năm 2008.
Theo tính tốn của Hội Nơng dân Bình Phước (nơi có đến 47% sản lượng
điều cả nước), năng suất điều bình quân hiện chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, giá bán điều
thơ tại vườn chỉ khoảng 6,8- 7 nghìn đồng/kg, chỉ bằng chi phí đầu tư nên người
nơng dân hầu như khơng thu lợi được gì.
Giá Điều xuất khẩu trung bình đạt 4861 USD/tấn.
- Năm 2010, điều nhân WW320 có giá xuất khẩu trung bình là 6.525
USD/tấn- FOB (trong đó giá xuất khẩu trung bình ở các thị trường như Mỹ là
6.452 USD/tấn, thị trường Trung Quốc là 6.528 USD/tấn, thị trường Hà Lan là
6.506 USD/tấn- FOB), điều nhân W320 có giá xuất khẩu trung bình là 6.669
USD/tấn- FOB (trong đó giá xuất khẩu trung bình ở các thị trường như Mỹ là
6.684 USD/tấn, thị trường Trung Quốc là 6.747 USD/tấn- FOB), điều nhân W240
có giá xuất khẩu trung bình ở mức 6.970 USD/tấn- FOB.
Trong quý 3/2010, giá điều nhân đạt 7,81 USD/kg, nguyên nhân chính là do
sản lượng điều của các nước Ấn Độ, Brazin, Indonesia giảm mạnh trong khi nhu
cầu lại tăng đột biến, đây chính là lợi thế cho nhân điều chế biến của Việt Nam
tung mạnh ra thị trường thế giới.
12
- Đầu vụ năm 2011, giá điều thô được dự báo khoảng 24.500-27.500 đồng/kg,
sau điều chỉnh lên 30.000 đồng/kg và liên tục được đẩy giá.
Ngày 4/3, giá điều thô tại Bình Phước đã chạm mức 42.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, chỉ hơm sau, điều thô lại quay đầu giảm giá mạnh. Đến chiều 24/3,
giá điều thơ chỉ cịn 24.000-25.000 đồng/kg.
Cuối tháng 3 giá hạt điều nhân tăng cao. Hạt điều nhân của Việt Nam được
chào bán FOB, loại W240 có giá 4,20-4,30 USD/lb, loại W320 có giá 3,70-3,80
USD/lb. Đây là mức giá cao ít gặp trong nhiều năm qua.
a.2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường quý I/2011
Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu hạt điều Việt Nam, cả
quý I xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 66,16 triệu USD, chiếm 32,31% trong tổng kim
ngạch, tăng 56,05% so cùng kỳ.
Trung Quốc đứng vị trí số 2 về kim ngạch, cả quý I xuất sang thị trường này
47,3 triệu USD, chiếm 23,1% tổng kim ngạch, tăng 92,9% so cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hà Lan xếp vị trí thứ 3, đưa kim ngạch xuất khẩu
cả quý I sang thị trường này lên 29,72 triệu USD, chiếm 14,52% tổng kim ngạch,
tăng 28,05% so với cùng kỳ.
Singapore là thị trường được đặc biệt chú ý bởi sự tăng trưởng đột biến về
kim ngạch, tổng cộng cả quý I tăng tới 1.347% so với cùng kỳ.
a.3. Sản phẩm và giá bán trong nước:
Tại các siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op, mặt hàng hạt điều có các loại
như điều rang muối, chao dầu, ướp mật ong, cịn vỏ lụa, kẹo hạt điều đóng trong
hộp thiếc, nhựa được bày bán khá nhiều và thường chưng ở vị trí tốt nhất.
Trong đó, có thể kể đến thương hiệu điều Xuân Hồng, Tuấn Đạt (TP.HCM),
Yến Nhung, Yến Ngọc, Yến Nhi (Biên Hoà- Đồng Nai). So với một số loại hạt
13
phục vụ tết như hạt dưa, dẻ, bầu, bí... thì giá hạt điều chế biến cao hơn hẳn. Chẳng
hạn: 500g hạt điều rang muối của Xuân Hồng giá bán là 91,5 nghìn đồng. Các sản
phẩm của các cơ sở khác cũng dao động trên dưới 200 nghìn đồng/kg.
Tại chợ Bình Tây, ngồi một số loại có thương hiệu, đóng trong các gói nhỏ
hay hộp như Kim Thành, Thương Thương (TP.HCM), hạt điều còn được bán dưới
dạng hàng xá. Theo khảo sát có đến năm loại hạt điều chế biến bày bán tại chợ
Bình Tây như: hạt điều sấy nhỏ, loại nửa hạt giá bán từ 65- 70 nghìn đồng/kg; loại
cịn vỏ lụa giá khoảng 130 nghìn đồng/kg; ép chân khơng giá 140- 150 nghìn
đồng/kg. Bà Năm, chủ sạp Giác Đức ở chợ Bình Tây cho biết, giá hạt điều năm
nay cao hơn năm ngối từ 15- 20 nghìn đồng/kg.
Tuy có mức giá cao, nhưng theo thừa nhận của nhiều doanh nghiệp và cơ sở
chế biến, mặt hàng hạt điều chế biến đang có mặt tại thị trường nội địa phần nhiều
là loại thứ cấp, nghĩa là hạt loại hai trở đi chứ không phải như hàng xuất khẩu.
Bằng chứng là hạt điều rang muối hạt nhỏ, không đều nhau và có nhiều hạt gẫy,
nát vụn. Ngay như loại cịn ngun vỏ lụa hạt cũng không đều.
Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nhân điều cho biết, thường thì tỷ lệ hạt
khơng đạt bị loại ra chiếm khoảng 2- 5%. "Số này phải bán rẻ cho cơ sở chế biến
tiêu thụ trong nước chứ không làm hàng xuất khẩu được".
Cho đến nay, ngoài những cơ sở chế biến, một vài doanh nghiệp tư nhân tham
gia chế biến hạt điều bán nội địa, thị trường cũng đã xuất hiện một vài công ty
chuyên làm hàng xuất khẩu nhảy vào tham gia như Nhật Huy (Bình Dương),
Tanimexco, Lafooco (Long An), Dannon (Bình Dương)...
Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ điều đang tăng trở lại cùng với sự phục hồi của kinh
tế thế giới. Đặc biệt, với tác dụng tốt cho sức khoẻ, không chứa nhiều cholesterol
và rất tốt cho những người trên 40 tuổi, khiến cho nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại các
nước phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan… được dự báo sẽ ngày càng tăng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố
giúp giá nhân điều sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới, khi mà những tín hiệu tích
cực về sự phục hồi của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới ngày càng rõ nét hơn.
14
b/ Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương của Việt Nam đối với ngành
điều
Để hoạt động ngoại thương Việt Nam phát triển tốt, vượt qua được những
thách thức và khó khăn, vẫn nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu, nhập khẩu cao của khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam
cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả
WTO.
Hai là, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất
khẩu.
Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.
Bảy là, phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách quản lý xuất khẩu:
Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà
WTO đặt ra như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các biện
pháp bảo hộ mậu dịch không được WTO cho phép. Ngồi ra, Việt Nam tích cực
tham gia các khu vực mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định
thương mại song phương, như đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA).Các
biện pháp này đều có lợi cho xuất khẩu điều nói riêng và xuất khẩu hàng hố của
Viẹt Nam nói chung, là điều tất yếu phải làm khi hội nhập quốc tế.
Gia nhập WTO, thuế quan tất nhiên phải bị cắt giảm, thêm vào đó nhà nước
không được dùng các biện pháp bảo hộ xuất khẩu như trước kia. Cùng với đó, khi
gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận là nền kinh tế thị trường (Non-Market
15
Economy) trong vịng 12 năm, điều này gây ra khơng ít khó khăn cho Việt Nam
trong thương mại quốc tế, đặc biệt phải chống bán phá giá điều.
Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có những cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho người trồng điều đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân vùng quy hoạch
trồng điều để tạo điều kiện cho họ vay vốn ngân hàng đầu tư sản xuất. Xem xét
giảm thuế cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng cơng nghệ tiên tiến, mang tính
tiên phong trong q trình phát triển hoặc di chuyển cơ sở chế biến từ khu đô thị về
vùng nông thôn trồng điều tập trung. Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp
chế biến, đầu tư cho vùng nguyên liệu điều phát triển bền vững và đầu tư trang
thiết bị, máy móc, nhà xưởng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho ngành điều đẩy mạnh các
chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của
sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời mở rộng thị trường tiêu
thụ trong nước. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nghiên cứu
khoa học về cây điều, các chương trình khuyến nơng, khuyến cơng phát triển
ngành điều.
2.2.2. Thị trường Mỹ - cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương đối với
ngành điều
Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị
trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%, các nước châu Âu 20%, 10%
còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông.
Năm 2010 Hoa Kỳ nhập khẩu được 119.113 tấn điều nhân các loại với kim
ngạch nhập khẩu 692.179.176 USD, tăng nhẹ 1,85% về lượng và tăng 18,71% về
trị giá so với năm 2009. Giá nhập khẩu bình quân của Hoa Kỳ năm 2010 đạt 5.811
USD/tấn- Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có giá trị nhập khẩu cao nhất thế
giới. Tính cả năm 2010, Việt Nam chiếm đến 48,96% thị phần nhập khẩu điều
16
nhân của Hoa Kỳ (58.313 tấn và 340.411.029 USD), tiếp theo là Ấn Độ (25,73%
thị phần), Brazin (19,59% thị phần).
Chính sách: Giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán Điều trên đất nước của
họ. Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, đưa ra yêu cầu về chất lượng cao thì
mới được xuất khẩu vào đất nước của họ. Chống bán phá giá giúp cho việc cạnh
tranh lành mạnh, làm cho các đơn vị có sản phẩm kém chất lượng sẽ không thể
xâm nhập vào thị trường nội địa…
2.3. Kim ngạch
Cây điều trước kia chỉ mang ý nghĩa phủ xanh đất trống đồi trọc, xố đói
giảm nghèo. Những năm gần đây, cây điều với sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường
tiêu thụ thế giới, mang về nguồn thu đáng kể cho cả người trồng và cả cơ sở chế
biến. Việc đầu tư có chiều sâu để đem về năng suất cao đã được tiến hành từ khâu
giống, môi trường chăm sóc đến chế biến. Nhờ vậy cây điều Việt Nam trở thành
thương hiệu ở vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu hạt điều tăng trưởng liên tục qua các năm:
- Năm 2001 lượng xuất khẩu chỉ ở mức 43,6 nghìn tấn, qua 4 năm lượng xuất
khẩu đã lên tới 126,8 nghìn tấn vào năm 2006.
- Năm 2007, tiếp tục lần thứ 2 Việt Nam đứng số 1 thế giói về xuất khẩu hạt
điều, đồng thời đạt mức cao kỷ lục về số lượng cũng như trị giá. Cả năm, nước ta
xuất khẩu được 151,73 nghìn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD. Với
lượng điều xuất khẩu trong năm 2007, nước ta tiếp tục chiếm trên 50 lượng điều
xuất khẩu thế giới.
- Con số không chỉ dừng lại ở đó, đến năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 167
nghìn tấn nhân điều tương đương kim ngạch 914,34 triệu USD.
- Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hạt điều giảm nhẹ 7,06% so với cùng kỳ
2008. Xuất khẩu hạt điều năm 2009 đạt 177,15 tấn, trị giá 846,7 triệu USD.
- Năm 2010, cả nước xuất khẩu đạt 198 nghìn tấn hạt điều đến 52 quốc gia và
17
vùng lãnh thổ, thu được 1,14 tỷ USD. trở thành năm đầu tiên xuất khẩu điều vượt
qua ngưỡng 1 tỷ đô la.
- Năm 2011
+ Tháng 1/2011 cả nước xuất khẩu 13.529 tấn hạt điều, thu về 96,45 triệu
USD, giảm 20,9% về lượng và giảm 19,1% về kim ngạch so với tháng 12/2010;
nhưng tăng 5% về lượng và tăng 38,6% về kim ngạch so với tháng 1/2010.
+ Theo số liệu thống kê, lượng hạt điều của Việt Nam xuất khẩu trong tháng
2/2011 đạt 5.985 tấn với kim ngạch hơn 41 triệu USD, so với tháng trước giảm
55,8% về lượng và giảm 57,5% về kim ngạch; đồng thời so với cùng kỳ năm 2010
giảm 16,38% về lượng nhưng lại tăng 12,85% về kim ngạch. Tính chung tổng
lượng hạt điều xuất khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm nay đạt 19.596 tấn
với kim ngạch 138,1 triệu USD giảm nhẹ 3,5% về lượng nhưng lại tăng 28,6% về
kim ngạch so với 2 tháng/10. Có sự gia tăng về kim ngạch chủ yếu là do giá xuất
khẩu trung bình của hạt điều trong 2 tháng đầu năm 2011 đứng ở mức 6.856
USD/tấn cao hơn so với cùng kỳ khoảng 1.776 USD/tấn.
+ Quý I/2011 cả nước xuất khẩu 28,971 tấn hạt điều, thu về 204,74 triệu USD
(giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 28,34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010).
Với kết quả ấn tượng này, trong 4 năm liên tục (2006-2010) VN đã trở thành
nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều số 1 thế giới và giữ vững vị trí
nước chế biến đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ và đứng thứ 3 thế giới về năng suất
và sản lượng sau Ấn Độ và bờ biển Ngà.
- Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều VN (VINACAS) cho biết:
Ngành điều VN đang thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh theo
hướng: năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu đưa
kim ngạch xuất khẩu lên 1,2 tỷ USD vào năm 2015 và 1,5 tỷ USD vào năm 2020.
2.4. Hiệu quả
Trong những năm gần đây, tốc độ xuất khẩu điều của Việt Nam liên tục tăng.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt gần 500 triệu USD. Đến năm 2007, xuất
khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng 26% về sản lượng và 34% về giá trị so với
18
năm trước. Tốc độ tăng trưởng không chỉ dừng ở mức độ đó, mà cịn tăng hơn
nhiều được thể hiện ở năm 2008, tốc độ tăng trưởng này đạt 16% về lượng và 42%
về giá trị so với năm 2007. Đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng 7,15% về lượng
nhưng giảm 7,06% về giá trị so với cùng kỳ 2008. Đến năm 2010, tốc độ này cao
hơn hẳn cụ thể tăng 11,8% về lượng và 34% về giá trị so với năm 2009. Trong 2
tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 16% về lượng và tăng 55,2% về giá trị
so với cùng kỳ 2010.
Như vậy so với chỉ tiêu đề ra của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn,
ngành điều Việt Nam vượt cả 3 chỉ tiêu về sản lượng chế biến, sản lượng nhân điều
xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu (vượt từ 27% đến hơn 52%). Tuy nhiên, các chỉ
tiêu về diện tích cây điều, năng suất và sản lượng điều nguyên liệu cho chế biến
còn thấp (đạt từ 60% đến hơn 87% chỉ tiêu).
2.5. Đánh giá ưu điểm, hạn chế; nêu nguyên nhân
1.1.1. Ưu điểm
Việt Nam giữ vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều. Trong 32 nước trồng điều
trên thế giới, Việt Nam là 1 trong 3 nước có diện tích và sản lượng điều cao nhất.
Hiện diện tích điều của cả nước gần 390 nghìn ha được trồng tập trung nhiều nhất
chủ yếu ở các tỉnh Đơng Nam Bộ như: Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai
và vùng Tây Nguyên.
Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để giành vị trí số 1 trong “làng xuất khẩu điều
thế giới” với khối lượng đạt 126.800 tấn, chiếm 37,3% thị trường thế giới.
Cùng với thông tin này, Quyền Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam Nguyễn Đức
Thanh cũng dẫn lại nhận định của các doanh nghiệp nhập khẩu điều hàng đầu thế
giới tại một hội nghị về điều được tổ chức ở Mỹ hồi tháng 4/2010 vừa qua, cho
rằng chất lượng nhân điều Việt Nam thơm ngon hơn hẳn so với sản phẩm của
nhiều quốc gia khác.
Cơng bằng mà nói dù khơng được coi trọng đúng mức nhưng hạt điều nhân
xuất khẩu lại chính là mặt hàng Việt Nam thành cơng nhất trong xuất khẩu trong
hơn hai thập kỷ qua.
19
2.5.2. Hạn chế
Tuy là nước xuất khẩu nhân điều đứng vị trí số 1 thế giới, nhưng hàng năm
Việt Nam phải nhập khẩu một số lượng điều thô đáng kể để đáp ứng công suất chế
biến ngày càng tăng. Với diện tích điều hiện có và sản lượng điều thơ khoảng 350
nghìn tấn, mới đáp ứng 60% nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều. Do đó,
hàng năm
VN phải nhập thêm từ các nước trên dưới 250 nghìn tấn điều thô
cho chế biến. Như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải nhập tới hơn 40%
lượng điều thô. Trong khi đó, tiềm năng trồng điều trong nước khơng nhỏ, và một
số nơi, người nông dân đã phải chặt bỏ cây điều.
Năm 2010, ngành Điều thế giới bắt đầu hồi phục trở lại nhưng những yếu tố
bất lợi về mùa vụ, sản lượng điều thô và sự biến động của giá cả điều thô sẽ gây
những bất lợi cho ngành điều Việt Nam giai đoạn cuối năm 2010 đầu năm 2011 và
các năm tiếp theo.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu điều thô cho chế biến xuất
khẩu thiếu và bấp bênh. Mặt khác, cây điều trồng trong nước cũng đang bị một số
cây trồng khác cạnh tranh, nhất là cây cao su luôn giữ giá cao liên tiếp trong nhiều
năm qua. Bên cạnh đó, thiếu lao động khâu chế biến điều và chi phí đầu vào từ
khâu trồng, thu hoạch đến chế biến, bảo quản tăng cũng là một trong những khó
khăn thách thức trong thời gian tới.
Có thể nói xuất khẩu điều của Việt Nam khá chật vật. Trong những năm qua,
kim ngạch xuất khẩu không những khơng ổn định mà cịn sụt giảm. Diện tích trồng
điều của cả nước lại có xu hướng "co" lại, sản lượng bấp bênh; thị trường giá cả
thu mua không ổn định; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ
sở chế biến; chưa có sự liên kết, thống nhất giữa các doanh nghiệp nên đã tạo sự
cạnh tranh không lành mạnh…
Giá bán quá cao cộng với có q ít dịng sản phẩm để người tiêu dùng lựa
chọn (Ấn Độ có bánh kẹo chế biến từ hạt điều, chocolate, mè hạt điều... cịn Việt
Nam thì đơn điệu) nên hạt điều chưa phải là dòng sản phẩm phổ biến. Ơng Nguyễn
Đức Thanh, phó chủ tịch hiệp hội Điều Việt Nam từng thừa nhận: "Lâu nay hầu
20
như các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa”.
Sản phẩm hạt điều chế biến mới ở dạng bán thành phẩm, thiếu đa dạng hóa sản
phẩm nên giá trị hàng hóa chưa được nâng cao.
2.5.3. Nguyên nhân
Theo Vinacas, những năm gần đây, năng suất cây điều liên tục sụt giảm do
giá vật tư tăng cao, người trồng điều bị lỗ vốn nên ít có khả năng đầu tư và nảy
sinh tâm lý chán nản, bỏ bê chăm sóc. Năm 2009, tình trạng mất mùa điều diễn ra
ở khắp các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, cùng tác động của những đợt
mưa trái mùa vừa qua đã làm cho hơn 100 nghìn ha điều bị nhiễm bệnh cho năng
suất rất thấp khiến sản lượng điều trong nước sụt giảm đáng kể (năm 2007 sản
lượng điều thơ đạt 400 nghìn tấn nhưng năm 2008 chỉ cịn 350 nghìn tấn và năm
2009 sản lượng thấp hơn nhiều). Năng suất thấp, cùng với giá hạt điều thô rất thấp
trên thị trường thế giới tiếp tục gây khó khăn cho người trồng điều. Hiện nay,
thương lái thu mua tại vườn chỉ với giá 6,8- 7 nghìn đồng/kg, giảm 3- 5 nghìn
đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2009 khiến nơng dân lỗ nặng. Vì vậy, ở một số
nơi, người nông dân ồ ạt chặt bỏ cây điều để trồng cây khác với hy vọng mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn khiến diện tích trồng điều trong nước bị sụt giảm khá lớn.
Một tính tốn đơn giản sau đây cũng đủ cho thấy việc nông dân Việt Nam ruồng
bỏ cây điều để chạy theo các loại cây trồng khác là điều hồn tồn dễ hiểu. Đó là,
nếu chia đều tổng kim ngạch xuất khẩu ở thời điểm năm 1992 cho mỗi héc ta diện
tích bốn loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu được trồng tại các vùng đất trù phú
của Tây Nguyên và Đông Nam bộ thì cây tiêu đạt kỷ lục 2.391 USD, cây cà phê về
nhì với 832 USD, cây điều đứng áp chót với 523 USD và cây cao su “đội sổ” với
315 USD. Còn ở thời điểm cây điều đạt kỷ lục năm 2007 thì chính nó lại ở vị trí
“đội sổ” vì chỉ tăng được 964 USD, trong khi cây cao su cũng tăng được 2.189
USD, còn cà phê tăng được 2.871 USD và cây tiêu tăng kỷ lục 3.209 USD.
Mặc dù tăng tốc xuất khẩu ngoạn mục và cũng được giá như vậy, nhưng vị
thế của cây điều trong các loại cây trồng của Việt Nam lại đang bị lung lay. Trước
hết, các số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy cho dù đạt được nhịp độ tăng bình
21
quân xấp xỉ 10%/năm trong 17 năm qua, đứng thứ ba về nhịp độ tăng trong số sáu
loại cây công nghiệp lâu năm (gồm: cao su, cà phê, dừa, chè, điều và hồ tiêu),
nhưng tỷ trọng của cây điều trong tổng diện tích cây cơng nghiệp lâu năm đã từ
24,1% năm 2006 giảm chỉ còn 20,6% năm 2009. Về số tuyệt đối thì giảm từ kỷ lục
440 nghìn ha xuống chỉ cịn 398 nghìn ha, tức là mất 42 nghìn ha.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến cho ngành công nghiệp
chế biến điều vốn là niềm tự hào của Việt Nam những năm gần đây lâm vào tình
trạng thiếu ngun liệu.
Khởi điểm thiếu điều thơ cho cơng nghiệp chế biến có nhiều khả năng là năm
2005. Và khối lượng bị thiếu trong hai năm 2006 và 2007 cũng chỉ mới khoảng
trên 10 nghìn tấn, nhưng năm 2008 đã tăng vọt lên hơn 60 nghìn tấn, năm 2009 là
trên 70 nghìn tấn, năm 2010 lập kỷ lục với 194 nghìn tấn và được bù đắp bằng điều
nhập khẩu. Các con số nói trên cũng chưa có dấu hiệu dừng lại.
Có thể khẳng định rằng, dù có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất khiến cây điều thất thế so với các cây công nghiệp lâu năm khác nói
riêng và cây trồng nói chung của Việt Nam là do năng suất điều của nước ta vẫn
còn quá thấp. Các số liệu thống kê của nước ta và FAO cho thấy, trong 17 năm gần
đây, năng suất điều của nước ta tăng bình quân 5,4%/năm và với nhịp độ tăng như
vậy thì có lẽ phải mất khoảng ba thập kỷ nữa năng suất điều của Việt Nam mới
theo kịp năng suất điều bình quân của thế giới.
Tất cả những điều nói trên cho thấy, cho dù điều nhân là thứ nông sản đắt tựa
vàng trên thị trường thế giới, nhưng nếu khơng có những giải pháp đủ mạnh, diện
tích điều không những thiếu hụt so với năng lực chế biến như hiện nay, mà sẽ tiếp
tục “co lại” nhanh hơn. Như vậy ngành công nghiệp chế biến điều của Việt Nam sẽ
phải tiếp tục tăng nhập khẩu điều thô và một khi điều này không thể tiếp tục, công
nghiệp chế biến điều tất yếu cũng lập tức phải “co lại” và vị trí cường quốc xuất
khẩu điều số 1 của Việt Nam cũng sẽ chấm dứt.
Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), diện tích cây điều của nước ta vào
khoảng 400 nghìn ha trong đó có khoảng 300 nghìn ha đang thu hoạch, giảm 30
22
nghìn ha so với vụ điều năm 2008. Do từ những tháng đầu năm 2009, những đợt
mưa trái mùa đã làm cho trên 100 nghìn ha cây điều ở các tỉnh Bình Phước, Bình
Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
(bình quân chỉ từ 200 đến 500 kg trái/ha) là cho sản lượng điều thô năm nay dự
kiến sẽ sụt giảm nhiều so với các năm trước. Mặt khác, nguyên nhân sụt giảm diện
tích cũng là do giá vật tư nơng nghiệp những năm gần đây tăng cao trong khi giá
mua hạt điều lại giảm xuống khá thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ. Năng suất
điều bình quân hiện nay chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, giá bán điều thô tại vườn của
nơng dân chỉ vào khoảng 6,8- 7 nghìn đồng/kg, chỉ bằng chi phí đầu tư nên người
nơng dân hầu như khơng thu được lợi gì từ vườn điều.
Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô tới hơn 40%, trong khi nông dân chặt bỏ
cây điều không phải do giá trị hạt điều nguyên liệu của Việt Nam thấp mà là do
thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người dân tạo điều kiện cho thương
lái "hoành hành". Mức giá bán tại vườn là 6.800 đồng/kg nhưng doanh nghiệp chế
biến phải thu mua từ thương lái tới 11 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, nơng dân
khơng thể tiếp cận để bán điều thô trực tiếp cho nhà máy. Mức giá mua từ thương
lái cao hơn giá điều thô của một số nước trên thế giới nên nhiều doanh nghiệp đã
quay sang nhập khẩu điều thơ thay vì hợp tác lâu dài với nông dân để xây dựng
vùng nguyên liệu bền vững.
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thanh, quyền Chủ tịch Vinacas phân
trần, bên cạnh những doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cho vùng ngun liệu, có nhiều
doanh nghiệp tính tốn lợi nhuận trước mắt, nhập khẩu điều thô từ các nước Tây
Phi, đồng thời đầu tư cho vùng nguyên liệu theo cách bỏ lửng để… "dìm" giá nơng
dân. Một điểm yếu nữa là tổ chức chế biến của ngành điều nước ta rất manh muốn
và tự phát, năng suất lao động cịn thấp, sản phẩm khơng đa dạng và ít sản phẩm có
hàm lượng giá trị gia tăng cao. Hiện nay cả nước có 203 doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu nhưng đa phần có quy mơ nhỏ, thậm chí một số doanh nghiệp xuất khẩu
điều chưa có nhà máy chế biến. Với quy mô sản xuất và xuất khẩu nhỏ lẻ, các
doanh nghiệp ít có khả năng đầu tư lớn cho vùng nguyên liệu là điều dễ hiểu.
23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH VÀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
Các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước đang tiếp tục triển khai nhiều giải
pháp về quy hoạch, sản xuất và chế biến để duy trì vị trí đứng đầu thế giới về xuất
khẩu mặt hàng này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố Chiến lược phát triển
ngành điều đến năm 2011 theo hướng phát triển diện tích điều chất lượng cao đi
đơi với việc hình thành những có sở chế biến quy mơ lớn và đa dạng hố sản phẩm
điều chế biến.
Việc đổi mới cơng nghệ chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng
được ngành điều chú trọng để tạo dựng và giữ vững thương hiệu hạt điều Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Theo Chủ tịch VINACAS, mục tiêu đề ra của ngành điều đến năm 2020 là giữ
diện tích trồng điều từ 315- 350 nghìn ha. Trong đó, tập trung vùng Đơng Nam bộ
180- 200 nghìn ha, Tây Nguyên 90- 100 nghìn ha và Duyên Hải Nam Trung bộ 2530 nghìn ha; sản lượng điều thô cho chế biến 350.000- 400.000 tấn; kim ngạch
xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020.
Để chủ động nguồn điều thô cho các nhà máy chế biến điều xuất khẩu, ngoài
việc tập trung đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, ngành điều hướng
đến gắn với vùng nguyên liệu Campuchia và có thể cả Lào để hình thành vùng
nguyên liệu chung 3 nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt diện tích 600 nghìn ha.
Trong đó, Việt Nam khoảng 300 nghìn ha, Campuchia 250 nghìn ha và Lào
khoảng 50 nghìn ha, với sản lượng 1,2- 1,4 tấn/ha (hiện chỉ đạt gần 1 tấn/ha).
Tiếp tục thực hiện chương trình giống điều quốc gia, thành lập Viện Nghiên
cứu điều Việt Nam với 3 Trung tâm ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải
Nam Trung bộ nhằm phát triển giống điều quốc gia đến năm 2020 theo hướng
24
năng suất cao, chất lượng hạt tốt. Hiện ngành điều hướng đến tuyển chọn, lai tạo
và đưa vào sản xuất nhiều giống điều cho năng suất cao 2,5- 3 tấn/ha, hạt to làm
tăng tỷ lệ nhân từ 27- 34% như giống PN1, CH1, LG1, cịn tập đồn giống MH có
khả năng cho năng suất 3- 4 tấn/ha; thành công trong việc sản xuất giống điều ghép
cho chất lượng cao, giúp giá thành giảm từ 10 nghìn đ/cây xuống chỉ cịn 4- 5
nghìn đồng/cây. Ngành điều cũng sẽ hình thành bốn trung tâm chế biến xuất nhập
khẩu điều lớn của toàn quốc trên cơ sở tổ chức hoạt động hiệu quả nhóm 20 doanh
nghiệp xuất khẩu hạt điều hàng đầu Việt Nam hiện nay hướng đến chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, GMP để
đưa uy tín hạt điều VN ngày càng cao trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó,
VINACAS sẽ nghiên cứu phối hợp với các đơn vị hội viên sản xuất máy móc thiết
bị của ngành điều đề xuất đề án phân loại nhân điều xuất khẩu bằng máy tự động
và đề án sản xuất dầu vỏ hạt điều xuất khẩu. Tiến tới xây dựng thương hiệu điều
"made in Vietnam " cho các sản phẩm điều có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đủ
sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng
như chất lượng hạt điều
Trong thời gian tới, cây điều sẽ được phát triển trên những địa bàn có điều
kiện, nhất là những vùng đất xám ở Tây nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải Nam
Trung bộ. Các địa phương trồng điều rà soát quy hoạch, bảo đảm đất trồng điều
phải phù hợp và có khả năng thâm canh cho năng suất cao, theo hướng hình thành
những vùng nguyên liệu tập trung; đồng thời chuyển một số diện tích điều khơng
có khả năng thâm canh sang trồng cây khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thay thế dần giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới
thiết bị và cơng nghệ chế biến theo hướng hiện đại hóa, chế biến sâu. Chuyển đổi
mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo
hướng cơng nghiệp và bán cơng nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất tập
trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất- thu muachế biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình cơng nghệ để nâng cao năng suất, chất
25