Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

THIẾT KẾ MÔN HỌC NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.05 KB, 23 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính
sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu
phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã
chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Hiện nay, trên thị trường thế giới, hạt điều Việt Nam có vị trí rất quan trọng.
Việt Nam chiếm vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm vị trí thứ nhất trên
thế giới về sản lượng hạt điều. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh
xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng ngân sách
nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất khẩu hạt điều
cũng gặp phải nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện trên các mặt như: sản phẩm điều
của Việt Nam cịn thiếu tính đa dạng, nguồn cung ứng ngun liệu cịn hạn chế, trình
độ quản lý yếu kém,.... Ngồi những khó khăn trong nước, ngành điều Việt Nam còn
phải đối mặt với một thách thức khá lớn và ngành điều Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối
thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những hạn chế như vậy thì nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều là tất yếu khách quan
và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh
tế thế giới và khu vực.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam”
Mục đích của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học
vào giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế - Xã hội . Phân tích, đánh
giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều trên thị trường thế giới
trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần
khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường sức cạnh
tranh của hạt điều xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu điều của nước ta
Chương 2: Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam


Chương 3: Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu điều của nước

1


Phần nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta
1.1. Giới thiệu chung về cây đièu và ngành điều ở nước ta
1.1.1. Giới thiệu khái quát về cây điều nước ta
Vốn xuất xứ từ phía Nam Ấn Độ, cây điều đã du nhập vào nước ta khoảng đầu
thế kỉ XX. Trong đó, Bình Phước là một trong những vùng đầu tiên trồng loại cây
này. Thấy được giá trị kinh tế của cây điều nên người nơng dân càng ngày càng mở
rộng diện tích và cây điều đã trở nên phổ biến như ngày nay. Cây điều từng góp phần
làm no ấm cho hàng vạn hộ dân và mang về cho ngân sách nhầ nước hàng ngàn tỷ
đồng bằng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành. Có thể đánh giá cây điều là một
loại cây xố đói giảm nghèo cho các địa phương. Nguồn nguyên liệu hạt điều thô của
nước ta chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên… Điều là một loại cây
công nghiệp dài hạn, được xác định là cây trồng mũi nhọn của một số tỉnh. Trong đó,
Bình Phước được mệnh danh là “ thủ phủ” của cây điều nước ta. Ở tỉnh Bình Phước,
cây điều được trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Phước Long với diện tích và năng
suất cao hơn các địa phương khác.
Là một loại cây thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt. Cây điều
có nhiều giá trị sử dụng nên nhiều người cho rằng cây điều vùa là cây công nghiệp,
vừa là cây thực phẩm và dược liệu.
1.1.2. Giới thiệu chung về ngành điều nước ta
Lịch sử ngành điều bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ trước. Ngay từ những
năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là
công nghệ chế biến điều xuất khẩu. Tuy nhiên thời kì này Việt Nam chủ yếu là xuất
khảu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước ngoài. Phải đến
năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc.

Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ NN và CN Thực Phẩm đã có quyết định số
346/NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng
Tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS).
Năm 1992, cây điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường Trung Quốc Và bước
vào thị trường Hoa Kì năm 1994. Năm 2000, Hiệp hội điều Việt Nam-Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn đã lập đề án chiến lược phát triển ngành điều giai đoạn 10
năm từ năm 2000-2010. Ngành điều Việt Nam đang khởi sắc nhưng bên cạnh gặp
khơng ít khó khăn cần có sự quan tâm của nhà nước hơn nữa.

2


1.1.3.Diện tích trơng điều
Năm
Diện tích(ha)
Sản lượng(tấn)

2007
437.000
400.000

2008
421.498
350.000

2009
400.000
150.000

Năm 2006-2007 diện tích tăng do kỹ thuật và công nghệ mới trồng điều trên

vùng cát cúng đang mở ra triển vọng lớn lao cho việc mở rọng diện tích điều trên diện
rộng, những đồi trọc, những vùng đất trống, những tràng bạt ngàn ở Bình Phước, Bình
Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, PHú Yên, ĐỒng Nai, Đắc Lắc, Kon Tum, ĐẮc
Nông… thuộc các vùng điều tập trung này, đều có thể quy hoạch trồng điều nên kéo
theo sản lượng tăng 60.000 tấn so với niên vụ 2005-2006 chỉ đạt 340.000 tấn. Trong
niên vụ 2007-2008. tổng diện tích cây điều trên cẩ nước là 421.498 ha tập trung ở các
tỉnh Bình Phước, BÌnh Dương, Đồng Nai, Tây Ninh…, trong đó diện tích thu hoạch
khoảng 320.000 ha; với năng suất bình quân 19,9 tạ/ha, sản lượng uwowcs đạt
348.910 tấn. So với kết quả thực hiện nnieen vụ 2006-2007, diện tích cây điều trên cả
nước đã giảm 15.502 ha. Trong đó một số tỉnh giảm nhiều nhất gồm: Khánh
Hồ(4.100ha), Bình Định(3000ha), Đắc Lắc(2.900ha), Bình Thuận(2.600ha), Bình
Dương( 2.408ha)… Cùng với sự ảnh hưởng của thời tiết mà sản lượng hạt điều nước
ta giảm 50.000 tấn so với niên vụ trước. Năm 2009, diện tích cây điều của cả nước
hiện có 400.000 ha cây điều phân bổ ở DdawkNơng, Bình Dương, Bình Phước…,
trong đó chỉ có khoảng 300.000ha đang thu hoạch và giảm 30.000ha so với vụ điều
năm 2008, nguyên nhân là do giá vật tư nông nghiệp những năm gần đây tăng cao,
trong khi giá thu mua hạt điều lại giảm xuống khá thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị
lỗ nặng. Cùng với những sự thay đổi thất thường thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất ( bình quân chỉ từ 200 đến 500 kg trái/ha) là cho sản lượng điều thô năm nay dự
kiến sẽ sụt giảm nhiều so với năm trước.
Về chế biến: Công nghệ chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ cơng và cơ
giới, trong đó hai cơng đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân được
làm thủ cơng. Đầu tư cho một xưởng bóc tách khơng địi hỏi nguồn vốn lớn, chỉ hơn
một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh. Điều đó lý giải vì
sao tuy ít nhận được sự trợ giúp từ Nhà nước nhưng công nghiệp chế biến điều phát
triển rất nhanh. Nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến hạt điều có cơng
suất 14.000 tấn điều thơ thì nay cả nước có 219 cơ sở chế biến, với công suất thiết kế
674.200 tấn/năm. 10 công ty, nhà máy chế biến được cấp giấy chứng nhận chất lượng
và quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO, 7 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP.
Trước đó, ngành chế biến điều của Việt Nam chủ yếu là tách vỏ và vỏ lụa bằng tay

nên năng suất thấp, một số doanh nghiệp có máy tách hạt nhưng cũng có tỷ lệ hạn hụt
cao. Nhưng tù năm 2008, được sự hỗ trợ của VINACAS, máy móc và tách vỏ lụa đã
3


được chế biến thành công với tỷ lệ sạch đến 87% và tỷ lệ hạt vỡ chỉ chiếm 6-7%.
Hiện ngành điều Việt Nam đang dẫn đầu về kỹ thuật chế biến hạt điều so với đối thủ
cạnh tranh như Ấn ĐỘ và Brazil. Tuy vậy việc chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa
máy móc vaflao động chân tay, nhưng hiện ngành đang thiếu lao động nghiêm trọng.
ĐẠi bộ phận các cơ sở sản xuất điều của chúng ta ở mức vừa và nhỏ, nhận ga công
cho các doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô lớn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã mạnh
dạn đầu tư cơ cấu lại sản xuất, nhièu doanh nghiệp đã đầu tư ở vùng sâu, xa để tận
dụng lao động nơng nhàn có thế nhưng hiệu quả đạt được chua cao.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hạt điều
1.2.1.Các nhân tố quốc tế
Đây là nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu hạt điều.
* Môi trường kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của thị trưịng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu
và khả năng thanh tốn của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu
của điều. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu
là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình
hình lãi xuất.
*Mơi trường luật pháp
Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác
giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế,
chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị
trường xuất khẩu hạt điều.
*Mơi trường cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh

nghiệp,các cơng ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị
trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn
cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
1.2.2. Các nhân tố quốc gia
Đây là các nhân tố ảnh hưởng bên trong đất nước nhưng ngồi sự kiểm sốt của
doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
4


*Nguồn lực trong nước
Nước ta có nguồn lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất
khẩu điều. Tuy nhiên trình độ lao động cịn hạn chế cần được đào tạo nhiều hơn nữa.
*Nhân tố công nghệ
Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu điều.
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến nhiều mặt của quá trình sản xuất cũng như hoạt
động xuất khẩu. Vì vậy địi hỏi doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công
nghệ, nâng cao công nghệ chế biến, giảm tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô.
*Cơ sở hạ tầng
Đây là yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ
tầng gồm : đường xá, bến bãi hệ thống vận tải , hệ thống thơng tin,hệ
thốngngân hàng... có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nó thúc đẩy
hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu.
*Hệ thống chính trị pháp luật nhà nước
Các doanh nghiệp xuất khẩu điều nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu nói
chung khi tham gia vào hoạt đơng xuất khẩu cần nhận biết và tuân theo quy định của
pháp luật về hoạt động xuất khẩu nói riêng và kinh doanh nói chung.
1.3. Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương đối với điều
1.3.1.Cơ chế quản lý và chính sách ngoại thương Việt Nam đối với xuất khẩu
điều
* Cơ chế quản lý xuất khẩu điều: là những biện pháp thủ tục mà Nhà nước đưa ra

nhằm tác động và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nó bao gồm
_biện pháp thuế quan
_biện pháp phi thuế quan
_tranh thủ, tận dụng ngoại lệ của WTO dành cho những nước đang phát triển như
Việt Nam
*Chính sách : chính sách đã áp dụng theo Quyết đinh số 120/1999/QĐ-TTg và loại
hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trong ngành điêu

5


_Các địa phương đã chi ngân sách hỗ trợ 40 - 50% giá cây giống điều ghép cho
các hộ trồng theo dự án. Đối tượng và phạm vi được hưởng chính sách là các hộ ở
vùng biên giới, các xã nghèo trồng điều tại các dự án rừng phòng hộ (CT 661), đồng
bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo có xác nhận của UBND xã. Riêng tại tỉnh Đồng Nai,
Công ty DONAFOODS bán cây giống điều ghép cho tất cả các hộ trồng điều với giá
bằng 60% giá bán cây điều ghép cùng loại trên thị trường; hoặc ở tỉnh Ninh Thuận,
Công ty chế biến xuất khẩu điều hỗ trợ 1000đ/cây điều ghép trồng theo dự án quy
hoạch phát triển điều tỉnh Ninh Thuận.
-Chính sách được các địa phương áp dụng đồng loạt là hỗ trợ chi phí 2,5 triệu
đồng!ha điều trồng trong các dự án trồng rừng phòng hộ. Song lưu ý đây cũng là vấn
đề tồn tại, bởi 2,5 triệu đồng/ha chỉ đủ chi phí khai hoang, đào hố và trồng cây giống,
trong khi điều là cây nông nghiệp nên 'trồng ở dự án phòng hộ sẽ phát triển kém, tỉ lệ
thanh lý cao, nhất là khi gặp nắng hạn. Với mục đích kinh tế và phịng hộ, mơi trường,
nếu chọn trồng điều xem ra rất ít mang lại kết quả.
- Gần 7 năm (2000 - 2006), Nhà nước Trung ương (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Khoa học và Cơng nghệ) và các địa phương đã có ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa
học và chuyển giao kỹ thuật đối với cây điều, chỉ kể riêng kinh phí nghiên cứu khoa
học về điều của Viện Khoa học -Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là : 19,50 tỷ đồng.
-Việc triển khai 3 nội dung chính sách thuộc Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg

đã mang lại một số kết quả nhất định. Song, đánh giá một cách khách quan về đóng
góp của chính sách trong thành tựu mà ngành điều Việt Nam có được đến năm 2005
là chưa thật rõ nét, bởi vai trò quan trọng của Nhà nước trong định hướng, tạo động
lực cũng như điều kiện thuận lợi cho ngành điều khai thác các nguồn lực, phát huy lợi
thế còn khơng ít bất cập; đặc biệt, các hộ, trang trại trồng điều thương lái hoặc đại lý
thu mua hạt điều hầu như rất ít được các tổ chức tín dụng ngân hàng cho vay vốn
trung hoặc ngắn hạn đầu tư sản xuất, kinh doanh.(đây là sự khác biệt so với các cây
cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, lúa gạo). Mặt khác, cịn một số chính sách chưa
được thực hiện là công bố giá mua hạt điều tối thiểu từ đầu vụ, miễn giảm thuế, nhất
là những năm điều mất mùa hoặc cơ sở chế biến xuất khẩu điều thua lỗ (năm 2005).
1.3.2. Cơ chế quản lý và chính sách nước đối tác đối với điều
* Cơ chế quản lý:
_biện pháp thuế quan
_biện pháp phi thuế quan

6


* Chính sách: áp dụng biện pháp rào cản trong thương mại ( Technical Barriers to
Trade- TBT) ) như : quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc phải có.
Theo ơng Michael Scuse, quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là
một trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản nhiều nhất vào thị trường Mỹ. Khơng ít
mặt hàng nơng sản Việt Nam như hạt điều, cà phê, thủy sản (tôm, cá tra), hồ tiêu, cao
su, đồ gỗ chế biến và nhiều mặt hàng trái cây khác được chấp thuận vào thị trường
Mỹ sau khi Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong thời gian tới, hàng hóa nơng sản Việt
Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải vượt qua “rào cản” cao hơn khi Mỹ sẽ thực hiện kiểm
tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu theo Luật Hiện đại hóa An tồn thực
phẩm (FSMA) mới được Chính phủ nước này ban hành. Cụ thể, theo đạo luật, từ năm

2012, Mỹ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm
hàng hóa của tất cả các nước khi xuất khẩu vào thị trường này, bao gồm nông sản, đồ
ăn, đồ uống. Cũng theo FSMA, Bộ Nơng nghiệp Mỹ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra
hoặc thu hồi sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ nếu khơng đảm bảo chất lượng đồng thời
tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó.
1.3.3. Tác động của việc gia nhập WTO
Khi tham gia vào WTO, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả
cấp vĩ mơ và vi mơ. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường
xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Do VN được hưởng qui chế MFN vơ điều
kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác,
khơng cịn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa (Hiện nay,
thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm tới 90% khối lượng thương mại thế
giới). Từ đó sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu, thu hút đầu tư nước ngồi
_Tự do hóa giá cả nơng sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp.
Bảo hộ giá nông sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị
trường nông sản của Việt Nam.
_Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp
nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Người nông dân nước ta cũng sẽ
được lợi từ việc chuyển đổi các bí quyết cơng nghệ nhằm năng cao hiệu quả sản xuất.
Công ghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ được du nhập vào nước ta.
_Gia nhập WTO nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn do nắm bắt
được nhu cầu của khách hàng trên thế giới. Nông dân sẽ biết được từng lộ trình cắt
7


giảm thuế xuất khẩu, khi nào mặt hàng nào có thuế bằng 0% để định hướng phát triển
theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá cả.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến
nơng sản, từ đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Dưới sức ép

của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản buộc
phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Cũng như mọi
thành phần xã hội khác người nông dân cũng sẽ được tự do lựa chọn rất nhiều mặt
hàng phong phú và có chất lượng cao của toàn thế giới.
_Việc gia nhập WTO thúc ép việc biến nông thôn thành sân sau của sản xuất
công nghiệp và thương mại. Không thể tồn tại mãi 11 triệu hộ tiểu nơng sản xuất nhỏ
mà phải có những liên minh Ba nhà, Bốn nhà với các doanh nghiêp, các nhà đầu tư,
các nhà khoa học để đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn và nơng dân nước ta.
1.4.Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu điều đối với nền kinh tế quốc
dân
1.4.1. Sản xuất và xuất khẩu điều làm tăng vốn và tăng KHCN góp phần thực
hiện CNH-HĐH đất nước
_Cơng nghiệp hố chuyển tù lao động thủ cơng sang máy móc, kỹ thuật làm tăng
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ chuyển dịch nền kinh tế, khắc
phục tình trạng nghèo, chậm phát triển.
_Việc sản xuất và xuất khẩu điều địi hỏi phải được trang bị những máy móc công
nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, tăng nguồn vốn để phục vụ cho nhập khẩu
1.4.2. Sản xuất và xuất khẩu điều góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải
biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng mơi trường sinh thái
_Sản xuất điều góp phần sử dụng diện tích đất bị bỏ hoang, nhằm phủ xanh đồi trọc,
cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường.
_Tạo điều kiện cho các ngành phát triển thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
1.4.3. Sản xuất và xuất khẩu điều xố đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cải
thiện đời sống người lao động
_Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, thu hút lao động,
tăng thu nhập, góp phần đáng kể trong việc xố đói giảm nghèo
Chương 2. Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam
2.1.Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam trong thời gian qua

2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam trong những năm gần đây
8


Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều không ngừng biến
động. Năm 2009 giảm 7,06% về trị giá so với cùng kì năm 2008. ĐẾn năm 2010 tăng
34,8% về trị giá so với năm 2009. Sang đến năm 2011 tăng 29,8% về trị giá so với
năm 2010.
BẢng số lượng và kim ngạch xuất khẩu điều qua những năm vừa qua
Lượng(tấn)
Trị giá(tỷ USD)

2009
177.154
846,7tr USD

2010
196.000
1,14

9

2011
178.450
1,47


Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hạt điều năm 2009 đạt 177.154tấn, trị giá
846,7 triệu USD (tăng 7,15% về lượng nhưng giảm 7,06% về trị giá so cùng kỳ
2008).

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), sản lượng hạt điều xuất khẩu của năm
2010 đạt khoảng 196.000 tấn, với kim ngạch là 1,14 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và
34,8% về giá trị so với năm 2009. Đây là năm đầu tiên xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam đạt mốc 1 tỷ USD, đồng thời khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới 4 năm liên
tiếp
Năm 2011 cả nước xuất khẩu 178.450 tấn hạt điều, thu về 1,47 tỷ USD, chiếm
1,52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (giảm 8,3% về lượng
nhưng vẫn tăng 29,8% về trị giá so với năm 2010); trong đó riêng tháng 12 xuất khẩu
16.689 tấn, trị giá 135,29 triệu USD (giảm 0,4% về lượng và giảm 1,8% về kim ngạch
so với tháng liền kề trước đó).
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan và Australia là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất
hạt điều của Việt Nam trong năm 2011. Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường với 397,66 triệu
USD, chiếm 26,99% tổng kim ngạch, tăng 6,79% so với năm 2010; tiếp đến Trung
Quốc 300,39 triệu USD, chiếm 20,39%, tăng 63,82%; sau đó là Hà Lan 221,62 triệu
USD, chiếm 15,04%, tăng 50,24%; Australia 101,63 triệu USD, chiếm 6,9%, tăng
22,72%.
Trong năm 2011 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam mở rộng thêm được một số
thị trường mới so với năm 2010 như: NewZealand, Israel, Ấn Độ, Pháp và Nam Phi
với tổng kim ngạch đạt 55,9 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều trong năm
2011 chỉ bị sụt giảm ở 2 thị trường là Hy Lạp và Singapore với mức giảm 44,38% và
0,92% so với năm 2010; còn lại tất cả các thị trường khác đều đạt mức tăng trưởng
dương về kim ngạch so với với năm trước; trong đó xuất khẩu sang Bỉ tăng mạnh nhất
tới 140%, mặc dù kim ngạch rất nhỏ chỉ đạt 2,25 triệu USD; Bên cạnh đó là các thị
trường cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng kim ngạch như: Ucraina (tăng 86,77%,
10


đạt 5,56triệu USD); Italia (tăng 74,9%, đạt 12,37triệu USD); Nhật Bản (tăng 65,1%,
đạt 8,43triệu USD); TrunG Quốc (tăng 63,82%, đạt 300,39 triệu USD); Hà Lan (tăng
50,24%, đạt 221,62 triệu USD); Nga (tăng 43,39%, đạt 54,5triệu USD).

Năm 2012-Tháng 3 xuất khẩu hạt điều tiếp tục tăng 45% về lượng và tăng
42,7% về kim ngạch so với tháng trước đó và đạt 15.950 tấn, tương đương 107,82
triệu USD; đưa tổng lượng hạt điều XK cả quí I lên 36.757 tấn, đạt kim ngạch 257,4
triệu USD, tăng 26,9% về lượng và tăng 25,72% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2011 và chiếm 1,04% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa dự báo khối lượng xuất khẩu hạt điều
của năm 2012 ước đạt hơn 198 ngàn tấn với giá trị xuất khẩu 1,71 tỷ USD, tăng lần
lượt 11,9% về khối lượng và 17,1% về giá trị so với năm 2011
2.1.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, ngành điều đã giảm
được tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, nâng cao năng lực sản xuất chế biến. Tỷ trọng
hàng chế biến ngày càng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên vẫn đang ở mức thấp.
Mặt hàng điều ngày càng đa dạng vè sản phẩm chế biến, đáp ứng được nhu cầu tiêu
dung của thị trường khó tính như Hoa kì, Trung Quốc, Hà Lan, Australia….
Một số mặt hàng chế biến của điều

Mặt hàng

ĐVT

Thị trườngCửa khẩu
Đ/k giao
XK
hàng
Nhân hạt điều loại WW240
kg
Australia Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)
Nhân hạt điều WW320
kg

Australia ICD Phước LongFOB
Thủ Đức
Hạt Điều Nhân Loại DW
POUND Australia Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg
Trung
Cửa khẩu TàDAF
loại : W210
Quốc
Lùng (Cao Bằng)
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg
Trung
Cửa khẩu TàDAF
loại : W240
Quốc
Lùng (Cao Bằng)
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg
Trung
Cửa khẩu TàDAF
loại : W320
Quốc
Lùng (Cao Bằng)
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg
Trung
Cửa khẩu TàDAF
loại : SW
Quốc
Lùng (Cao Bằng)
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg

Trung
Cửa khẩu TàDAF
11


loại : W450
Nhân hạt điều đã qua sơ chếkg
loại : DW
Nhân điều đã qua sơ chế loạikg
W320
Nhân điều loại WW450
kg

Quốc
Trung
Quốc
Hà Lan
Hà Lan

Nhân hạt điều Việt Nam loạiPOUND Hà Lan
WS
Hạt điều nhân việt nam loạikg
Hoa Kỳ
OW320
Nhân điều đã qua sơ chế loạikg
Hoa Kỳ
W240
Hạt điều nhân loại LP
kg
Hoa Kỳ

Hạt điều nhân loại WS

kg

Hoa Kỳ

Lùng (Cao Bằng)
Cửa khẩu TàDAF
Lùng (Cao Bằng)
Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)
ICD Phước LongFOB
Thủ Đức
ICD Phước LongFOB
Thủ Đức
Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)
ICD Phúc LongFOB
(Sài Gịn)
Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)
Cảng Cát LáiFOB
(Hồ Chí Minh)

2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam

Thị trường chủ 2010
yếu
Trị
giá(triệu

USD)
Mỹ
390,87
Trung Quốc
236,57
Hà Lan
171,38
Australia
78,91
Thị
trường
khác

Thị phần(%)
26,53
16,06
11,63
5,36
40,42

2011
Trị
giá(triệu
USD)
397,66
300,39
221,62
101,63

Thị phần(%)

26,99
20,39
15,04
6,9
30,6

Nhìn chung, năm 2009-2011 thị trường nhập khẩu hạt điều ta được mở rộng, số
lượng thị trường ngày càng tăng và Hoa Kì, Hà Lan, Trung Quốc, Australia là thị
trường chủ yếu của Việt Nam. Năm 2010 Việt Nam đứng số 1 về xuất khẩu hạt điều,
đồng thời đạt mức kỉ lục về số lượng cũng như giá trị, trong năm 2010 hạt điều nước
ta được xuất khẩu sang 78 quốc gia tăng 10 quốc gia so với năm 2009. Trong đó xuất
khẩu hạt điều năm 2010 tới thị trường Mỹ, Trung Quốc,Hà Lan, Australia đều có xu
hướng tăng, và Mỹ vẫn là nhà tiêu thụ số một của nước ta 390,87 triệu USD chiếm
26,53% thị phần chiếm thị phần cao nhất và cao hơn HÀ Lan 14,9% và cao hơn
12


Trung Quốc 10,47% chứng tỏ sức tiêu thụ thị trường này rất mạnh và là thị trường
chủ lực của ta, thứ hai là Trung Quốc 236,57 triệu USD chiếm 16,06% thị phần.
Đến năm 2011, cả nước xuất khẩu được 178.450 tấn hạt điều các loại với trị giá
1,47 tỷ USD, trong đó năm 2011, hạt điều của nước ta được xuất khẩu sang 83 thị
trường và vùng lãnh thổ, tăng 5 thị trường so với năm 2010. Mỹ tiếp tục là thị trường
nhập khẩu điều lớn nhất nước ta. Ngoài ra, các thị trường chủ chốt khác như Trung
Quốc, HÀ Lan, Australia, Anh , Nga, Canada, tăng nhẹ về lượng. Về thị phần tăng
nhẹ, ở Mỹ-thị trường chủ chốt của Việt Nam chiếm 26,99% cao hơn Trung Quốc
6,6%, và cao hơn hà Lan 11,95, sức tiêu thụ ở thị trường này vẫn là số một. Đứng thứ
hai là Trung Quốc chiếm 20,39% thị phần, tiếp đó là HÀ Lan và Australia.

13



2.2. Đánh giá hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam
2.2.1. Thành công
- Chỉ với 25 năm (1980 - 2005), trong đó chủ yếu tập trung vào 16 năm gần
đây (1990 - 2005), so với lịch sử hơn 100 năm của ngành điều thế giới là ngắn, nhưng
Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành nước có sản lượng xuất khẩu nhân hạt
điều đứng hàng đầu thế giới (năm 2005 : 108.974 tấn/200.000 tấn, chiếm 54,4% thị
phần buôn bán nhân hạt điều trên thế giới). - Tốc độ tăng về số lượng và giá trị xuất
khẩu nhân hạt điều bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt khá cao (26,12%/năm về số
lượng và 24,57%/năm về giá trị). Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu đạt : 501,51 triệu
USD, đứng hàng thứ tư sau xuất khẩu gạo, cao su, cà phê của Việt Nam. Đặc biệt, thị
trường xuất khẩu nhân hạt điều Việt Nam đã đến với 40 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó : Mỹ, EU, Trung Quốc + Hồng Công, Canada chiếm thị phần lớn nhất.
Thương hiệu "Điều Việt nam" đã có tiếng trên thế giới.
-Năng suất điều năm 2005 đạt : 1,06 tấn/ha, sau 6 năm tăng gấp 2 lần và so với
năng suất bình quân điều của thế giới cũng cao hơn 2 lần (năng suất điều bình quân
thế giới : 0,5 tấnlha); chất lượng hạt điều đưa vào chế biến cũng cao hơn so với các
14


nước Châu Phi, Indonesia, Đã hình thành vùng trồng điều tập trung : 384.407 ha ở
vùng Đông Nam bộ và tỉnh Đắk lăk, Đắk Nông, Gia Lai.
- Công nghiệp chế biến nhân hạt điều có mức tăng rất cao về cơng suất chế biến
(năm 1980 chỉ có 3 cơ sở với tổng công suất thiết kế : 1.000 tấn/năm, năm 2000 : 70
cơ sở, công suất thiết kế : 250.000 tấn/năm và đến năm 2006 đã có : 245 cơ sở, tổng
công suất thiết kế : 731.700 tấn/năm). Dây chuyền thiết bị; hoàn toàn được Chế tạo
trong nước với giá chỉ bằng 1/4 đến 1/3 so với nhập - khẩu.
- Ngành điều đã tạo việc làm có thu nhập khá ổn định cho : 450.000 lao động;
trong đó, cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu : 300.000 người, nông nghiệp : 135.000
người và dịch vụ (thu mua hạt, sản xuất giống, cung cấp vật tư nông nghiệp) : 15.000

người.
- Diện tích điều hiện có : 433.546 ha (đứng thứ hai thế giới sau ấn Độ) đã góp
phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ, giảm nguy cơ suy thối mơi
trường.
2.2.2.Hạn chế
- Chất lượng vườn điều chưa cao, nhất là độ đồng đều về giống và sinh
trưởng phát triển của điều thấp, diện tích điều trồng bằng hạt (giống cũ) theo
phương thức quảng canh (trồng khơng bón phân lót) cịn khá lớn : 304.809 ha,
chiếm 70,31%. Trong tổng số 128.737 ha điều trồng giống mới cũng có hơn 50%
số cây giống điều ghép kém chất lượng hoặc được trồng ở những nơi ít thích hợp
với cây điều kinh tế (độ cao > 600m, thời kỳ ra hoa có mưa, ẩm độ khơng khí trên
80%, đất rất xấu, ảnh hường gió hại).
-Mở rộng diện tích điều và hình thành mới các cơ sở chế biến nhân hạt điều cỡ
công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm mơi trường và phát triển cịn mang
tính tự phát, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và phá vỡ quy hoạch của địa phương, ngành và
vùng kinh tế nông nghiệp.
- Hoạt động thu mua hạt điều và xuất khẩu nhân hạt điều còn phụ thuộc quá
nhiều vào điều tiết của quy luật thị trường, việc bn bán đã có biểu hiện gian lận
thương mại, cạnh tranh thiếu lành mạnh, đã làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của
điều Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Hoạt động của Hiệp hội cây điều tuy có một số kết quả, song cịn khơng ít
tồn tại, hạn chế so với u cầu phát triển ngành hàng điều với định hướng là nông sản
xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam.

15


- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cũng như xúc
tiến thương mại đã có thực hiện những kết quả đạt được còn hạn chế.
- Sản phẩm chế biến xuất khẩu của ngành điều mới chỉ tập trung vào nhân hạt

điều, các sản phẩm chế biến nhân hạt điều ăn liền còn chưa được chú ý đầu tư phát
triển, nhất là sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước.
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.2.3.1. Các nguyên nhân chủ quan :
- Hiểu biết về ngành điều cịn nhiều bất cập, các thơng tin trong nước và quốc tế
về điều thiếu chính xác và chưa có hệ thống.
Các định hướng và giải pháp phát triển ngành điều theo Đề án phát triển điều
đến năm 2010 của cả nước và các quy hoạch, dự án, đề án phát triển điều của địa
phương đã xây dựng có chất lượng thấp, thiếu tính khoa học và kém tính khả thi.
- Quan điểm, định hướng và giải pháp triển ngành điều của đề án chưa sát thực
tế, thậm chí có thể coi là đã có thiếu sót dẫn đến lãng phí. Đồng thời, cũng chưa nhận
thức về điều là cây công nghiệp lâu năm, cây sản xuất ra nguyên liệu chế biến hàng
xuất khẩu có giá trị lớn và tỷ suất lợi nhuận cao, nên vai trò của Nhà nước, Nhà khoa
học, thể hiện qua các hoạt động thực tế có ảnh hường cịn chưa thật đủ mạnh đến kết
quả của ngành điều, ngay cả đối với nông hộ và trang trại trồng điều là đối tượng
hưởng lợi trực tiếp cũng cịn ít quan tâm đầu tư cho cây điều như đối với cây cà phê,
cao su, hồ tiêu, cây ăn quả. Việc xem nhẹ hoặc ít đầu tư cho điều có nguồn gốc sâu xa
là chưa hiểu biết đầy đủ về cây điều (phụ lục 38).
- Vai trò của Hiệp hội cây điều (VINACAS) trong quá trình phát triển ngành
điều chưa đạt theo yêu cầu mà mục tiêu của Hiệp Hội đặt ra khi thành lập (1990).
Sự phối kết hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp, nông hộ, thương lái với các cơ
quan của Nhà nước ở địa phương và Trung ương còn thiếu gắn kết và chưa phát huy
đúng vị trí vai trị của từng thành phần tham gia phát triển ngành điều.
2.2.3.2. Các nguyên nhân khách quan :
- Khí hậu - thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là lượng mưa và phân bố mưa ảnh
hường xấu đến giai đoạn cây điều phân hóa mầm hoa và ra hoa, hình thành quả và hạt
điều.
- Sâu bệnh phát sinh và gây hại, điển hình là niên vụ điều 1999 và 2006; trong
khi giải pháp phòng và trừ sâu bệnh cho cây điều ít được quan tâm.
16



- Giá thu mua hạt điều trong nước và giá xuất khẩu nhân hạt điều luôn biến động
mạnh, trong khi các giải pháp ứng phó chưa kịp thời, gây ra thiệt hại không nhỏ cho
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều.(Điển hình là năm 2005).
Chương 3. Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều ở nước ta
3.1. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.1. Những thuận lợi và lợi thế đối với việc phát triển ngành điều Việt Nam
- Diện tích điều hiện có (năm 2005) trồng ở vùng có điều kiện khí hậu thích hợp
(Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ) : 384.407 ha đặc biệt có đến 158.725 ba điều
trồng trên đất bazan có khả năng đạt năng suất và chất lượng điều hạt cao, giá thành
thấp, nhân điều chế biến xuất khẩu sẽ có sức cạnh tranh cao.
- Các cơ sở cơng nghiệp chế biến nhân hạt điều đã có đủ cơng suất chế biến
100% sản lượng hạt điều trong nước và hàng năm có thể nhập khẩu hàng trăm nghìn
tấn hạt điều để sử dụng hết công suất thiết kế. Những kết quả nghiên cứu cải .tiến
công nghệ, thiết bị chế biến nhân hạt điều được chế tạo trong nước, cho phép ngành
điều cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên
các cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận nhanh thị trường thế giới.
- Hạt điều Việt Nam có giá thành thấp, chất lượng khá cao, nhân hạt điều xuất
khẩu của Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới. Một khi làm tốt khâu quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường xúc tiến thương mại, sẽ tạo sức cạnh
tranh cao hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ 25 năm phát triển ngành điều, nhất là khoa học
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật sẽ được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, chế biến điều,
đồng thời với nhận thức và hiểu biết về ngành điều sâu sắc hơn, sẽ là yếu tố quan
trọng để ngành điều tăng trường bền vững hơn trong giai đoạn 2006 -2010.
- Các sản phẩm chế biến từ hạt điều như : nhân hạt điều, dầu vỏ hạt điều của Việt
Nam được xác định là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh cao khi Việt
Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, nên sẽ được Nhà nước, các doanh nghiệp ưu tiên
đầu tư phát triển tồn diện hơn.

- Những mơ hình trồng điều năng suất cao (> 2 tấn hạt/1ha), các doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu điều được trao tặng danh hiệu "Sao vàng đất Việt", được khen
thưởng về thành tích xuất khẩu vượt chỉ tiêu kế hoạch, có chứng chỉ quản lý chất
lượng (ISO 9001 - 2000, ISO 9001 - 2001, HACCP, GMP) nhất là doanh nghiệp có
cơng suất sẽ được phát huy và nhân rộng trong toàn ngành hàng cũng như Hiệp hội
cây điều Việt Nam.
17


3.1.2. Những khó khăn và thách thức :
- Khí hậu - thời tiết đã và sẽ diễn biến phức tạp, sâu bệnh gây hại điều vẫn ln là
khó khăn thường trực đối với ngành điều.
- Đất hiện đang trồng điều sẽ bị thu hẹp diện tích do chuyển sang xây dựng các
khu công nghiệp, đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng khác; mặt khác, một số
diện tích đất bazan hoặc đất xám đang trồng điều có tầng dày > 1m, mực nước ngầm
< 1m, độ dốc <15° sẽ được nông hộ, trang trại chuyển sang các hệ thống canh tác
khác hiệu quả cao hơn diều (cao su, cây ăn quả đặc sản, hồ tiêu). Do vậy, diện tích
trồng điều đến 2010 và 2020 có nguy cơ phải thu hẹp.
- Điều là cây lâu năm (1 năm trồng mới, 2 năm KTCB và thời kỳ kinh doanh - 20
năm, thậm chí có cây 40 năm vẫn cho năng suất cao) nên việc chặt bỏ vườn điều
giống cũ chất lượng kém để trồng mới điều ghép năng suất cao đối với nông hộ là một
trở ngại lớn, không thể diễn ra trên diện rộng, cần có thời gian 10 - 15 năm.
- Vốn đầu tư vay trung hạn cho nông hộ, trang trại trồng điều, đặc biệt là năm
2005 và dự kiến 2006 các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều lỗ khá nặng nên càng
thiếu vốn trầm trọng, có nguy cơ phá sản một số doanh nghiệp do sản xuất kinh doanh
kém hiệu quả.
- FAO sẽ hỗ trợ giúp cho một số nước Châu Phi phát triển điều và Campuchia
cũng có quỹ đất lớn thích hợp cho phát triển sản xuất điều sẽ cạnh tranh với điều Việt
Nam; song 2 quốc gia là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với điều Việt Nam chính là ấn
Độ và Brazil.

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhân hạt điều quy mơ nhỏ sẽ khó có cơ hội
tiếp tục tồn tại, bởi các doanh nghiệp này thiếu các điều kiện cần thiết như : vốn, công
nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường.
- Một thách thức rất lớn trong chế biến điều là lạm' dụng lao động sống, trong khi
thị trường lao động đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành có thu nhập cao và
ổn định. Tình trạng khan hiếm lao động đối với các doanh nghiệp chế biến điều ở các
tỉnh có khu cơng nghiệp tập trung và dịch vụ phát triển là rất lớn. Một số cơ sở chế
biến điều có thể phải đóng cửa hoặc di chuyển nơi khác do khó thuê lao động và giá
thuê nhân công cao, dẫn đến chế biến nhân hạt điều khơng hoặc ít có lợi ích kinh tế
cho doanh nghiệp.
- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barries to Trade - TBT) như :
quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm là một
u cầu bắt buộc phải có, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. Đây cũng được xem là một
thách thức đối với xuất khẩu nhân hạt điều Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010.
18


3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam
_Nâng cao năng suất: chọn ra nhiều giống tốt nhất phù hợp với từng vùng trồng và
thay thế cây trồng bằng cây ghép. Tăng đầu tư thâm canh mở rộng diện tích những
nơi có điều kiện thay thế giống cũ bằng giống mới sản lượng và chất lượng cao hơn
nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho ngành chế biến trong nước.
_Chuyển đổi mạnh mẽ từ trồng trọt và chê sbieens phân tán, quy mô nhỏ sang sản
xuất hàng hố theo hướng cơng nghiệp hố và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch
vùng sản xuất tập trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ đồng bộ từ khâu sản
xuất-thumua-chế biến-bảo quản-tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ
KHKT về giống, kĩ thật canh tác, quy trình cơng nghệ để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm.
_Liên kết chặt chẽ giữa khoa học và người dân trồng điều. Các trung tâm khuyến
nông thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người nông dân để truyền đạt hướng dẫn áp

dụng những kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất, xây dựng quy trình trồng, chăm sóc theo
hướng thâm canh phù hợp điều kiện thời tiết đất đai, tập quán canh tác của vùng miền
và xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao kĩ thuật cho người dân.
_Đối với diện tích trên đất rừng sản xuất thì thực hiện theo chế độ khốn, cho th đất
nơng nghiệp và rừng theo chủ trương của chính phủ để người nhận khốn có điều kiện
đầu tư thâm canh. Đối với diện tích điều trồng trên đất rừng phịng hộ thì tiếp tục
khoán cho các hộ bảo vệ và hỗ trợ đầu tư thâm canh tăng năng suất, cũng như tăng
khả năng phòng hộ của rừng trồng.
_ Tiếp tục thực hiện chương trình giống điều quốc gia, thành lập Viện Nghiên cứu
điều Việt Nam với ba Trung tâm ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam
Trung Bộ nhằm phát triển giống điều quốc gia đến năm 2020 theo hướng năng suất
cao, chất lượng hạt tốt.
_ Ngành điều cũng sẽ hình thành bốn trung tâm chế biến xuất nhập khẩu điều lớn của
toàn quốc trên cơ sở tổ chức hoạt động hiệu quả nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu hạt
điều hàng đầu Việt Nam hiện nay hướng đến chất, vệ sinh an toàn thực phẩm atheo
tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, GMP để đưa uy tín hạt điều Việt Nam ngày càng co
trên thị lượng sản phẩm trường quốc tế.
_Về đầu tư máy móc thiết bị cho ngành điều nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động
khâu chế biến hạt điều, Vinacas đã thành công bước đầu việc nghiên cứu, thiết kế chế
tạo thực nghiệm thiết bị tự động tách vỏ cứng hạt điều; đồng thời chế tạo thành công
19


và áp dụng rộng thiết bị bóc vỏ lụa nhân điều cho kết quả tăng năng suất lao động từ
10-20 lần so với lao động thủ công, giảm thiểu hao hụt trong quá trình chế biến, đem
lại hiệu quả kinh tế rõ rệt
_ Hiện Vinacas và các cộng sự đang tiếp tục nghiên cứu để các thiết bị này cho năng
suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn để tạo ra một cuộc cách mạng trong
thiết bị tự động chế biến hạt điều.Bên cạnh đó, Vinacas sẽ nghiên cứu phối hợp với
các đơn vị hội viên sản xuất máy móc thiết bị của ngành điều, đề xuất đề án phân loại

nhân điều xuất khẩu bằng máy tự động và đề án sản xuất dầu vỏ hạt điều xuất khẩu.
Tiến tới xây dựng thương hiệu điều “Made in Vietnam” cho các sản phẩm điều có
hàm lượng giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế./.
khơng đảm bảo chất lượng đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó.

20


Kết luận
HẠt điều Việt Nam đang hội đủ 5 điều kiện cỏ bản để tăng khả năng cạnh
tranh trên thế giới như: năng suất bình quân đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân
của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ, giá thành rẻ, sản lượng xuất khẩu chiếm
hơn 50% của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất thiết kế 10.000 tấn
hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được chữ tín với khách hàng qoóc tế.
Ngành điều Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu đưa hạt điều bay
xa trên trường quốc tế chiếm gữ vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu. Cây điều sẽ
là cây chủ lực trong sản xuất nơng nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Tuy nhiên ngành điều cũng có những khó khăn vì thế đẻ phát
triển vững ngành này cần phải có những sách lược cho tương lai.

21


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế ngoại thương của trường đại học Ngoại thương năm 2006
2. Giáo trình kinh tế ngoại thương của giảng viên-tiến sĩ NGuyễn Thái Sơn
3. Website: tailieu.vn
4. Website: thongtinthuongmaivietnam.vn
5. Website: vinanet.vn
6. Website: ngoaithuong.vn

7. Website: moit.gov.vn

22



×