Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

tóm tắt luận án thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện ở hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.36 KB, 29 trang )











































B GIO DC V O TO B Y T

VIN V SINH DCH T TRUNG NG





PHM PHNG LAN




THực trạng chăm sóc sau sinh của b Mẹ Đến sinh
con tại hai bệnh viện ở h nộI v đánh giá hiệu quả
mô hình chăm sóc sau sinh tại nh


Chuyên ngnh: Y tế công cộng
Mã số: 62.72.76.01




TểM TT LUN N TIN S Y T CễNG CNG











H Ni, 2014



Công trình được hoàn thành tại

Cơ sở đào tạo sau đại học - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương






Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Vương Tiến Hòa
2. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


Phản biện 1: GS.TS. Đào Văn Dũng

Phản biện 2: PGS.TS. Lưu Thị Hồng

Phản biện 3: PGS.TS. Ngô Văn Toàn










Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận án cấp Viện
Tổ chức tại Vi
ện vệ sinh dịch tễ trung ương
Vào hồi: ……… giờ…………phút, ngày tháng 3 năm 2014


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Thư viện Viện vệ sinh dịch tễ trung ương





DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn
Hưng (2011), “ Kiến thức, thực hành, và nhu cầu chăm sóc sau sinh
của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và
Bệnh viện đa khoa Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXI, số 7
(125), Tr.165-174.

2. Phạm Phương Lan, Vương Tiến Hòa, Nguyễn Thị
Thùy Dương, Lê
Anh Tuấn (2012), “Hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà cho
các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh
viện Ba Vì”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 6 (133), Tr.124-
132.

3. Phạm Phương Lan, Nguyễn Thị Thùy Dương, Vương Tiến Hòa
(2013), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành
chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện tại
Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Ba Vì năm 2011”, Tạp
chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 7 (143), Tr.110-116.




















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BPTT Biện pháp tránh thai
CS Chăm sóc
CSTN Chăm sóc tại nhà
CSSS Chăm sóc sau sinh
CSHQ Chỉ số hiệu quả
HQCT Hiệu quả can thiệp
Ptct Tỷ lệ trước can thiệp
Psct Tỷ lệ sau can thiệp
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
PSTW Phụ sản trung ương
SKSS Sức khỏe sinh sản
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có sự thay đổi
mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc cùng với sự nảy sinh các mối quan
hệ mới và là bước chuyển vai trò từ "người phụ nữ" trở thành "người
mẹ". Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và trẻ
sơ sinh cần
được quan tâm nhiều nhất. Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) cho biết
khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra
vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh. Kiến thức về chăm sóc sau sinh
có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí
kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đo
ạn này, góp phần
làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ-con. Bổ sung và nâng cao kiến
thức còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản thân và con một cách
khoa học. Trong khi nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ ngày
càng nhiều thì gánh nặng chăm sóc sau sinh tại các cơ sở y tế công cần
được chia sẻ theo những hình thức khác mà chăm sóc tại nhà là một mô
hình đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới. Hiệu quả c
ủa mô
hình này như thế nào, có những khó khăn thuận lợi gì, liệu có được cộng
đồng chấp nhận, khả năng đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sau sinh của bà
mẹ như thế nào, việc áp dụng hình thức CSSS tại nhà khác nhau ra sao ở
thành thị và nông thôn, hình thức này có thể được thực hiện ở bệnh viện
cấp nào, đó là những giả thuyết để chúng tôi tiến hành đề tài : “Thực

trạ
ng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội
và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà” với hai mục
tiêu nghiên cứu:
1.Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành, nhu cầu về chăm sóc sau sinh
của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện
huyện Ba Vì năm 2011
2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà trên những bà mẹ đến
sinh con tại 2 b
ệnh viện.

2. Những đóng góp của luận án
- Tính mới: Luận án mô tả đầy đủ và chân thực kiến thức, thực hành và
nhu cầu về CSSS của bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện trên địa bàn
Hà Nội năm 2011. Luận án cũng phân tích các yếu tố liên quan đến kiến
thức, thực hành CSSS của bà mẹ, đặc biệt là phong tục, tập quán làm cơ
sở để xây dựng can thiệp CSSS tại cộ
ng đồng.

2
Đây là nghiên cứu đầu tiên về mô hình CSSS tại nhà sau khi bà mẹ
xuất viện do cán bộ y tế thực hiện, có thu phí trong thời gian 10 ngày tại
hai địa bàn khác nhau là thành thị và nông thôn.
- Tính ứng dụng: mô hình tư vấn, hướng dẫn chăm sóc bà mẹ và sơ
sinh do cán bộ y tế thực hiện tại nhà đã làm tăng kiến thức, thực hành
đúng về CSSS của bà mẹ. Can thiệp này có thể được triển khai tại địa bàn
thành phố và nông thôn. Cán bộ
y tế từ các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên
có thể thực hiện mô hình này.


3. Cấu trúc luận án:
Luận án gồm 131 trang, 4 chương gồm: Đặt vấn đề: 2 trang, Chương 1-
Tổng quan: 27 trang, Chương 2-Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:
19 trang, Chương 3-Kết quả: 51 trang, Chương 4-Bàn luận 29 trang, Kết
luận: 2 trang, Kiến nghị: 1 trang. Luận án có 45 bảng, 6 biểu đồ, 4 hình
và 1 sơ đồ, 113 tài liệu tham khảo trong đó có 44 tài liệu ti
ếng Việt và 67
tài liệu Tiếng Anh, phụ lục là bộ phiếu phỏng vấn.

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng
1.1.1. Một số khái niệm:
- Giai đoạn sau sinh bao gồm thời kỳ hậu sản (postpartum) trong 6 tuần
lễ và thời kỳ sơ sinh (newborn period) trong 4 tuần lễ sau khi trẻ ra đời.
- TCYTTG định nghĩa CSSS bao gồm việc theo dõi và chuyển tuyến
đi
ều trị cho bà mẹ nếu có biến chứng như băng huyết, đau, nhiễm khuẩn,
ngoài ra còn bao gồm cả tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng thời
kỳ nuôi con, các tư vấn về chăm sóc sơ sinh và KHHGĐ. Nội dung chăm
sóc sơ sinh bao gồm cho bú sớm và bú hoàn toàn, giữ ấm, chăm sóc và
giữ gìn vệ sinh rốn và phát hiện kịp thời các dấu hiệu đưa trẻ đi khám và
điề
u trị.
1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng
Ngay sau khi sinh, cơ thể bà mẹ đã xuất hiện những thay đổi của một
số bộ phận như tử cung, phần phụ, tiết niệu, vú. Một số hiện tượng lâm
sàng như co hồi tử cung, sản dịch, tiết sữa …cũng xảy ra. Ở trẻ sơ sinh,
cần chú ý theo dõi đến tình trạng hô hấp, bài tiết ở trẻ

. Phân su, hiện
tượng vàng da sinh lý, núm vú phồng… là những hiện tượng sinh lý bình
thường.
1.1.3.1. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản:

3
Trong thời kỳ này, bà mẹ có thể phải đối phó với nhiều nguy cơ, trong
đó thường gặp những vấn đề về sức khỏe như đau, mệt mỏi, táo bón, mất
ngủ, các vấn đề về vú, hoặc các vấn đề về tâm lý như lo lắng, mệt mỏi,
trầm cảm. Về dinh dưỡng, bà mẹ cần một lượng từ 2.750 đến 2.975
Kcal/ngày để bồi dưỡng c
ơ thể và cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay theo
thống kê của Viện Dinh dưỡng, các bà mẹ ở Việt Nam mới chỉ đạt 76%
nhu cầu tối thiểu. Ngoài chế độ ăn đủ, bà mẹ còn phải bổ sung các vi chất
như Sắt, Vitamin A. Về lao động, vệ sinh, bà mẹ cần kiêng lao động nặng
phòng tránh chảy máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; bà mẹ cũng phải ngủ
đủ giấc (từ 8 tiếng/ngày) để phục hồ
i sức khỏe. Chế độ vệ sinh thân thể
bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày sẽ
giúp tránh được các nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bà mẹ cũng cần có thực hành
tốt các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ.
Sơ sinh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe như: các vấn đề về sức khỏe
thông thường như nôn trớ, ỉ
a chảy, sốt, khó thở, vàng da sinh lý đến
những triệu chứng nặng hơn như da xanh tái, hạ nhiệt độ, vàng da kéo
dài.
1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế
Tổ chức y tế thế giới đã giới thiệu nội dung CSSS từ năm 1998 và sau đó
là bản cập nhật năm 2008. Việt Nam đã phát triển nội dung CSSS trong
Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sức khỏe sinh sản năm 2009.

1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh
Trên thế giới, kiến thức và thực hành về CSSS của bà mẹ còn thiếu và
yếu, một số nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển mang đậm ảnh
hưởng của yếu tố tập quán, thói quen. Bà mẹ có thể không được chăm
sóc đầy đủ, khoa học. Số ít có thể bị bạo hành mà hậu quả có thể ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức, thực hành CSSS của
bà mẹ thấp, đặc biệt các bà mẹ ở miền núi. Nhiều bà mẹ thiếu kiến thức
về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh-lao động, nghỉ ngơi, các dấu hiệu nguy
hiểm thời kỳ sau sinh, cũng như thời điểm có thể sinh hoạ
t tình dục trở
lại.
1.3. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà do cán bộ y tế thực hiện
Chăm sóc tại nhà sau sinh do các cán bộ y tế thực hiện đã triển khai ở
tất cả các nước khu vực Bắc Âu, Tây Âu và một số nước châu Á. CSSS
tại nhà giúp nâng cao kiến thức và thực hành CSSS cho bà mẹ, tăng tỷ lệ
trẻ được bú mẹ và trẻ được ủ ấm. Ở Việt Nam dịch vụ CSSS tại nhà đã
được một số cơ sở y tế trong và ngoài công lập tiến hành từ một vài năm
trở lại đây ở các thành phố lớn. Giá dịch vụ khoảng từ 150.000 đến

4
700.000 đồng/buổi. Hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích sự thay đổi
về kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ khi sử dụng các dịch vụ CSSS
tại nhà.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì
và tại nhà các sản phụ tham gia nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm hai thiết k
ế nghiên cứu riêng biệt tương ứng
với hai mục tiêu nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế mô tả cắt ngang:
2.2.1.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 đến 4/2011.
2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Bà mẹ vừa sinh con:
- Đại diện người chăm sóc (thành viên trong gia đình của sản phụ)
2.2.1.3. Cỡ mẫu:
- Đối tượng: Bà mẹ vừa sinh
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:






Trong đó: n: c
ỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu cho mẫu ngẫu nhiên đơn, p:
% phụ nữ có kiến thức CSSS đạt yêu cầu theo nghiên cứu của Lê Thị
Vân, 2003 là 40% [49]. q =(1-p): % phụ nữ có kiến thức về CSSS chưa
đạt là 60%, d: Độ chính xác mong muốn, d=0,05, thay vào công thức, ta
có cỡ mẫu nghiên cứu là 368. 
Lấy mẫu tại hai địa điểm nghiên cứu: thành thị và nông thôn, mỗi
nhóm là: 368, tổng số mẫu là: 736 bà mẹ. Thực tế nghiên cứ
u thu nhận
được 762 bà mẹ, trong đó khu vực thành thị: 389 bà mẹ, khu vực nông
thôn: 373 bà mẹ.
- Đối tượng: đại diện gia đình/ người chăm sóc chính:

Tại mỗi địa bàn 10 mẫu đại diện để phỏng vấn sâu.
2.2.1.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Z
2
1-
α
/2
p(1-p)

d
2

n=

5
Sử dụng 02 phương pháp thu thập số liệu: phương pháp định lượng:
bảng kiểm và bảng câu hỏi có sẵn; phương pháp định tính: sử dụng
hướng dẫn phỏng vấn sâu.
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng
2.2.2.1.Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2011
2.2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Bà mẹ sinh con trong thời gian nghiên
cứu tại 2 bệnh viện
- Nhóm can thiệp:Bà mẹ
sinh tại 2 bệnh viện được chọn trong thời gian
nghiên cứu, sống tại Hà Nội và các vùng lân cận, có sử dụng dịch vụ
chăm sóc tại nhà và đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nhóm chứng: Bà mẹ sinh tại 2 bệnh viện trong thời gian nghiên cứu,
sống tại Hà nội, không sử dụng bất kỳ hình thức chăm sóc tại nhà nào (kể
cả nhờ cán bộ y tế đến khám) và đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các đối tượ

ng nghiên cứu khác đại diện gia đình, người chăm sóc bà
mẹ - trẻ sơ sinh và cán bộ y tế đi chăm sóc tại nhà.
2.2.2.3. Cỡ mẫu:
- Phần nghiên cứu định lượng: đối tượng nghiên cứu là bà mẹ

2
21
2
22111)2/1(
21
)(
])1()1([)1(2[
pp
ppppZppZ
nn

−+−+−
==
−−
βα


Trong đó: n
1
: cỡ mẫu nghiên cứu nhóm can thiệp, n
2
: cỡ mẫu nghiên
cứu nhóm không can thiệp (nhóm chứng), P
1
: % bà mẹ có thực hành sau

sinh đạt yêu cầu theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Vân là 40%, P
2
: ước
tính tỷ lệ sau can thiệp là 50 %, p: (p
1
+ p
2
)/2, Z
1-
α
/2
: độ tin cậy lấy
ngưỡng xác suất 95% ), Z
1-β
: lực mẫu (= 80%). Cỡ mẫu tính được là: n
1
= n
2
= 468. Lấy thêm 10% đề phòng một số bà mẹ không tham gia được
đến khi kết thúc nghiên cứu, được cỡ mẫu là n
nhóm can thiệp
= n
nhóm chứng
=
519 bà mẹ. Tổng mẫu: 1038 bà mẹ
Để tránh sai số do chọn mẫu không ngẫu nhiên, các bà mẹ trong nhóm
chứng được chọn ghép cặp theo độ tuổi, số con sống và mức thu nhập
trung bình/tháng
- Phần nghiên cứu định tính: bao gồm 10 bà mẹ, 10 đại diện gia đình, cán
bộ y tế: 06


6
2.2.2.4. Mô tả can thiệp sử dụng trong nghiên cứu này
- Mô tả chung: mô hình can thiệp CSSS tại nhà là dịch vụ tư vấn và
thăm khám cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian 10 ngày sau khi ra
viện, được thực hiện bởi cán bộ y tế, có thăm khám, có thu phí.
- Mục tiêu của can thiệp: Tăng kiến thức và thực hành đúng của bà mẹ về
CSSS và kịp thời phát hiện các bất thường về mặt sức khỏe cho bà m
ẹ và
trẻ sơ sinh thời kỳ sau sinh.
- Thời gian can thiệp: 10 ngày sau khi ra viện
- Địa điểm can thiệp: Tại nhà sản phụ.
- Nội dung can thiệp: theo nội dung chăm sóc sau đẻ được in trong
Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Giá dịch vụ: trung bình: ở thành phố từ 250.000- 430.000 đ/lần, ở nông
thôn từ 125.000đ -215.000 đ/lần
2.3.5. Chỉ tiêu
đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
Thang điểm đánh giá về kiến thức và thực hành của bà mẹ. Tổng điểm
kiến thức: 42 điểm, trong đó: nhận biết về dấu hiệu nguy hiểm: 13 điểm,
vệ sinh, lao động: 10 điểm, dinh dưỡng: 10 điểm, KHHGĐ: 9. Tổng điểm
thực hành: 15 điểm. Quy định: Nếu số điểm
đạt ≥50% thì coi như đã đạt
yêu cầu.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
-Số liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1, phân tích trên phần
mềm STATA 10 bằng phương pháp phân tích thống kê thông thường.
Kết quả trình bày dưới dạng các tần suất, tỷ lệ %, tỷ suất chênh (OR),
khoảng tin cậy 95% và giá trị p
- Đánh giá can thiệp: sử dụng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và Hiệu quả can

thiệp (HQCT)
- Số liệu định tính: phỏng vấn sâu, ghi âm, gỡ băng và viết thông tin dưới
dạng văn bản. Sử dụng để trích dẫn trong phần kết quả và bàn luận.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau
sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và
Bệnh viện huyện Ba Vì
3.1.1. Thự
c trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình
3.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu
Tổng số có 762 bà mẹ tham gia nghiên cứu tại hai bệnh viện, trong đó
nông thôn chiếm 49%, thành thị chiếm 51%. Hầu hết các bà mẹ nằm

7
trong độ tuổi dưới 30 (57,5%), trình độ học vấn khá cao từ cao đẳng trở
lên (71,5% trong nhóm thành thị, 53,5% trong nhóm nông thôn). Có sự
khác biệt giữa hai nhóm về trình độ học vấn và nghề nghiệp. Có hơn 1/2
số bà mẹ tham gia nghiên cứu có tổng thu nhập hàng tháng 1-3 triệu
đồng. Số con trung bình là 1,5.
Có 60,9% các bà mẹ tham gia nghiên cứu chọn phương pháp sinh mổ.
Đặc điểm mang thai bình thường là 90,8%, tỷ lệ trẻ sinh non và bệnh lý
thấp: 8,2%. Cân nặng trẻ sơ sinh trên 2.500g chiếm đ
a số.
3.1.1.2.Điều kiện sinh hoạt và chăm sóc sau sinh của bà mẹ
Có sự khác biệt về điều kiện sinh hoạt ở nông thôn và thành thị về hình
thái nhà ở, nguồn nước sạch sinh hoạt (4,6% bà mẹ thành thị sử dụng
nước giếng khoan, tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 26,2%,
p<0,001). Người giúp đỡ chủ yếu cho phụ nữ sau sinh lần lượt là mẹ

chồng (55,2%), mẹ đẻ (52%), chồng (44,3%), người giúp việc (12,3%),
chị em gái (9,8%). Số bà mẹ không có người giúp chiếm tỷ lệ không
đáng kể: 0,5%. Trong khi các bà mẹ ở thành thị lấy thông tin chủ yếu từ:
cán bộ y tế (46,5%) và Internet (46,2%) thì nguồn cung cấp thông tin chủ
yếu của các bà mẹ ở nông thôn là: mẹ đẻ (43,3%) và mẹ chồng (42,5%).
3.1.1.3. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh
- Sức khỏe bà mẹ: Tỷ lệ bà mẹ có các vấn đề về sức khỏe chiế
m tỷ lệ từ
10-20%, trong đó các vấn đề sức khỏe thường gặp nhất lần lượt là đau và
ra máu, nhiễm khuẩn và các vấn đề tuyến vú. Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn
gặp các vấn đề sức khỏe sau sinh luôn cao hơn các bà mẹ ở thành thị. Các
bà mẹ ở nông thôn có nhiều áp lực về cảm xúc hơn các bà mẹ ở thành thị
(mất ngủ là 17,3% so với nhóm thành thị là 5,4%), cảm thấy quá sứ
c là
7,7% so với nhóm thành thị 2,2%) và tự trách bản thân là 2,85% so với
0% bà mẹ thuộc nhóm thành thị).
- Sức khỏe trẻ sơ sinh :Ở trẻ sơ sinh, vấn đề sức khỏe hay gặp nhất là
các vấn đề khác (6,1%) và vàng da (3,5%). Trẻ sơ sinh ở nông thôn gặp
các vấn đề sức khỏe sau sinh có xu hướng nhiều hơn nhóm thành thị.
3.1.2. Thực trạng kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ
3.1.2.1. Kiến thức về
các tiêu chí chuyên biệt

8
38%
62%
21,70%
78,30%
13%
87%

33,80%
66,20%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Các dấu hiệu
bệnh
Lao động, vệ
sinh
Dinh dưỡng KHHG Đ
Đạt Không đạt

Biểu đồ 3.1. Kiến thức của bà mẹ trên một số tiêu chí chăm sóc sau sinh
Về các nhóm kiến thức chuyên biệt, kết quả cho thấy các bà mẹ có tỷ lệ
đạt cao nhất về dấu hiệu bệnh (38%), tiếp đến là KHHGĐ (33,8%), lao
động- vệ sinh (21,7%) và dinh dưỡng đạt thấp nhất (13%).
Bà mẹ cho rằng thời kỳ sau sinh khá an toàn với mẹ và con. Họ tỏ ra
khá thụ động trong việc chăm sóc bản thân và con cái trong thời gian này
vì đã có thành viên khác của gia đình giúp đỡ.
“…Em chỉ mong sao mẹ tròn, con vuông là được rồi, chứ những việc
chăm sóc cho mẹ con trong thời gian này thì đã có bà nội, bà ngoại lo hết
hộ rồi. Yên tâm lắm chị ạ…” (BM03PSTƯ).

Tâm lý chủ quan, cho rằng thời kỳ hậu sản là an toàn cũng khá phổ
biến với những người trong gia đình:
“ Ôi dào, chỉ lo lúc đẻ thôi…Các cụ bảo: người chửa-cửa mả…chứ
bây giờ
thì lo gì. Cứ ăn, ngủ nghỉ cho khỏe mà nuôi con tốt thôi…”
(GD07BV)
3.1.2.2. Kiến thức chung về CSSS


Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS

9
Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS vẫn còn hạn chế, chỉ có 36,2% số
bà mẹ đạt yêu cầu về kiến thức theo thang điểm kiến thức đặt ra tại
nghiên cứu này.

3.1.3. Thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ
3.1.3.1. Các thực hành theo tiêu chí cụ thể





Bảng 3.21. Các thực hành về lao động, vệ sinh sau sinh
xét theo địa bàn cư trú
Tiêu chí thực hành Thành thị
n=389
Nông thôn
n=373
Tổng

n=762
Lao động
N % N % n %
Lao động bình thường 32 8,2 40 10,7 72 9,4
Nghỉ ngơi hoàn toàn 357 91.8 333 89,3 690 90,6
Ngủ

Ngủ dưới 8h/ngày 59 15,2 34 9,1 93 12,2
Ngủ ≥8h/ngày
330 84,8
339
90,9 669 87,8
Vệ sinh sau đẻ

Tắm nhanh với nước ấm 281 72,2 279 74,8 560 73,5
Tắm giặt bình thường 13 3,3 3 0,8 16 2,1
Không tắm 1 thời gian 95 24,4 91 24,4 186 24,4
Vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày

Có 262 67,4 238 63,8 500 65,6
Không 127 32,6 135 36,2 262 34,4
Về vệ sinh, lao động, phần lớn các bà mẹ có kiến thức cần lao động
nhẹ, ngủ nhiều sau sinh. Tuy nhiên, vẫn có bà mẹ thực hiện kiêng khem,
có 1/3 các bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày (34,4%).

Bảng 3.22. Thực hành về dinh dưỡng theo địa bàn cư trú
Tiêu chí thực hành Thành thị
N=389
Nông thôn
n=373

Tổng
n=762
n % n % N %
Chế độ ăn của bà mẹ

Ăn như bình thường 24 6,2 26 7,0 50 6,6
Ăn nhiều hơn bình thường 319 82,0 294 78,8 613 80,4
Ăn kiêng 46 11,8 53 14,2 99 13,0

10
Uống Vitamin A

Có 3 0,8 0 0 3 0,4
Không 381 97,9 369 100 750 99,6
Uống viên sắt
Uống không đủ 96 27,4 130 35,1 226 31,4
Uống đủ 35 10,0 79 21,4 114 15,8
Không uống 219 62,6 161 43,5 380 52,8
Cho bú hoàn toàn

Có 377 96,9 362 97,1 739 97,0
Không 12 3,1 11 2,9 23 3,0

Về dinh dưỡng, thực hành của bà mẹ về uống bổ sung vitamin A và
viên sắt rất thấp. Chỉ có 0,4% các bà mẹ có sử dụng Vitamin A sau sinh
và 15,8% các bà mẹ uống đủ viên Sắt. Tỷ lệ các bà mẹ uống viên Sắt ở
nông thôn cao hơn ở thành thị, trong đó tỷ lệ các bà mẹ uống đủ là 21,4%
so với tỷ lệ 10% trong nhóm thành thị. Tỷ lệ thực hành cho bú hoàn toàn
rất cao (97%).
Về phát hiện và chữa bệnh, nghiên cứ

u định tính cho thấy ít bà mẹ tìm
đến các phương pháp chữa bệnh cổ truyền cho con. Tuy nhiên, một số bà
mẹ lại có một số hành vi chữa bệnh dân gian khi chăm sóc sức khỏe cho
bản thân, chẳng hạn như dùng thuốc phiện để giảm đau do co dạ con,
dùng cơm nóng bọc vải để day bầu vú cho nhanh về sữa.

3.1.3.2.Thực hành chung của bà mẹ về CSSS


Biểu đồ 3.4 Thực hành chung của bà mẹ về CSSS
Tỷ lệ đạt về thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu này là 34,6% gần
với tỷ lệ đạt trong nghiên cứu của Lê Thị Vân là 35,4% (Biểu đồ 3.4)

11

3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc
sau sinh của bà mẹ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi mẹ, số con sống là những yếu tố
tác động đến kiến thức và thực hành về CSSS. Cụ thể, các bà mẹ trên 30
tuổi, đã sinh con lần thứ 2 trở lên có kiến thức và thực hành CSSS tốt hơn
từ 2,8 cho đến 3,3 lần các bà mẹ thuộc nhóm tuổ
i dưới 30 và có con lần
đầu (con so).


Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS
Kiến thức về
CSSS của bà mẹ
Thực hành CSSS đạt
Không đạt Đạt Tổng

Không đạt 391(79,5) 95 (34,9) 486(63,7)
Đạt 101(20,5) 175(65,1) 276(36,3)
Chung 492 (100) 270 (100) 762(100)
OR, CI
95%
, p OR=7,2; CI: 4,9- 10,4, p<0,0001
Kiến thức về CSSS là một yếu tố quan trọng quyết định đến thực hành
về CSSS. Những bà mẹ có kiến thức về CSSS không đạt thì có nguy cơ
không đạt về thực hành gấp hơn 7 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với OR=7,2, CI: 4,9-10,4, p<0,0001 (bảng 3.26).
Các yếu tố khác như trình độ học vấn của mẹ, nơi cư trú, nghề nghiệp
hay thu nhập hàng tháng không có tác động đến kiến thứ
c và thực hành
của bà mẹ về CSSS.

3.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ chăm sóc sau sinh
Bảng 3.29. Nhu cầu về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
trong giai đoạn sau sinh
Nhu cầu về CSSS Thành thị Nông thôn Tổng
N % % n %
Điều kiện vật chất, thể chất n
Được giúp đỡ việc nhà
267 68,3 187 50,1 454 59.6
Hưởng chế độ nghỉ đẻ dài hơn 178 45,5 144 38,6 322 42.3
Nghỉ ngơi/không phải lao động 174 44,5 140 37,5 314 41.2
Khám, kiểm tra sức khỏe
274 70,1 232 62,2 506 66.4
Chăm sóc con tốt 225 57,5 198 53,1 423 55.5

12

Điều kiện tinh thần
Được cung cấp thông tin
301 77,0 277 74,3 578 75.9
Được quan tâm, chia sẻ 237 60,6 189 50,7 426 55.9
Không phải lo nghĩ về kinh tế 193 49,4 164 44,0 357 46.9
Khác
2 0,5 11 3,0 13 1.7
Nhu cầu được cung cấp thông tin là nhu cầu cấp thiết của các bà mẹ
được đặt lên hàng đầu chiếm 75,9%. Nhu cầu được kiểm tra sức khỏe cho
mẹ và con đứng hàng thứ hai 66,4%, tiếp theo là các nhu cầu về giúp đỡ
việc nhà và nhu cầu về tình cảm: được quan tâm, chia sẻ (bảng 3.29).

3.1.6. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc tại nhà
Sau khi được giải thích về dịch vụ tư vấn, CSSS tại nhà, tỷ lệ các bà
m
ẹ thành thị đồng ý khá cao: 96%, trong khi các bà mẹ ở nông thôn e dè
hơn chỉ với 50,1% đồng ý sử dụng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p <0,001.
Lý do các bà mẹ không đồng ý sử dụng dịch vụ là đã mời cán bộ y tế
về nhà giúp (43,2%); giá đắt (32,4%), nhà xa (29,7%). Chỉ có 5,1% cho
rằng không cần thiết có dịch vụ này.

3.2. Hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh giai
đoạn sau sinh tại 2 bệnh viện đượ
c chọn.

3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2.1.1. Các đặc trưng nhân khẩu học
Đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi chủ yếu dưới 40. Trong đó
nhóm 20-29 tuổi có tỷ lệ cao nhất (56,9%). Bà mẹ trẻ dưới 20 tuổi và bà

mẹ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (<3,5%). Về thu nhập: có hơn ½ các
bà mẹ có thu nhập nằm trong khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong
đó, tỷ lệ các bà mẹ thu nhập cao hơn 10.000.000 đồng/người/tháng
chiếm tỷ lệ dưới 10%. Hầu như không có các bà mẹ thu nhập dưới 1 triệu
đồng (chỉ chiếm dưới 1%).Số con sống trung bình là 1,55. Trong đó, bà
mẹ có con đầu lòng và bà mẹ có từ 2 con trở lên có tỷ lệ khá đồng đều và
lần lượt là 53,4% và 46,6%. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của hai
nhóm có sự tương đồng khá lớn. Chưa thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
3.2.1.2. Đặc điểm lần sinh này
Về cách sinh trong nghiên cứu này do điều kiện chọn đối tượng nghiên
cứu nên tỷ lệ mổ đẻ khá cao chiếm khoảng 3/4 số đối tượng. Về tỷ lệ thai
bình thường chiếm 92%. Thai bệnh lý chiếm tỷ lệ nhỏ 8%. Do đó, tỷ lệ

13
trẻ sinh non và bệnh lý cũng chỉ chiếm tỷ lệ thấp (9,6%). Trẻ sinh ra có
cân nặng trên 2500 g chiếm đa số: 64,5%. Có khá nhiều trẻ sơ sinh cân
nặng >3.500 g (30%). Thời gian nằm viện trung bình là 2,6 ngày. Không
tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm.
3.2.1.3. Điều kiện sinh hoạt của bà mẹ
Nhìn chung, điều kiện sinh hoạt thời kỳ sau sinh của bà mẹ khá tốt. Tỷ
lệ bà mẹ có phòng riêng, dùng nước sạch và có nhà vệ sinh tiêu chuẩn
khá cao. C
ũng chưa thấy có sự khác biệt về điều kiện sinh hoạt của bà mẹ
giữa hai nhóm.

3.2.2. Hiệu quả mô hình đến kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà
mẹ

Sau khi áp dụng, mô hình can thiệp CSSS tại nhà đã có tác động tích
cực đến kiến thức về CSSS của bà mẹ.

37,20%
37,80%
54,10%
40,90%
0%
20%
40%
60%
Nhóm NC Nhóm chứng
trước can
thiệp
sau can
thiệp

Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi về kiến thức chung CSSS

Đánh giá chung sau can thiệp cho thấy về kiến thức chung về CSSS
của bà mẹ nhóm can thiệp đã tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp
có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với CSHQ là 45,4%. Trong khi đó, sự thay
đổi kiến thức chung CSSS ở nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) với CSHQ thấp: 8,2%. Sau can thiệp, kiến thức CSSS của bà mẹ
nhóm can thiệp tăng cao hơn nhiều so v
ới bà mẹ nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê (p<0,001) với HQCT là 37,2%.

Bảng 3.37. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ theo dấu hiệu bệnh
Đánh

giá
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Trước
CT
Sau CT CSHQnct,
p
Trước
CT
Sau CT CSHQnc
P
SL % SL % SL % SL %
Đạt 193
37,2
271
52,2 40,3%
195
37,6
212
40,9 8,8%

14
Không
đạt
326 62,8 248 47,8
p<0,001

324 62,4 307 59,1
p>0,05

Chỉ số

HQCT = 31,5%; p<0,001

Kết quả cho thấy sau can thiệp kiến thức về phát hiện các dấu hiệu
bệnh của các bà mẹ nhóm can thiệp tăng lên nhiều so với trước can thiệp
có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với CSHQ là 40,3%. Kiến thức của bà mẹ
nhóm can thiệp về phát hiện dấu hiệu bệnh tăng rõ rệt so với bà mẹ thuộc
nhóm chứng với HQCT là 31,5% (p<0,001).


Bảng 3.38. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ
theo tiêu chí vệ sinh lao động
Đánh
giá
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Trước
CT
Sau CT CSHQnc
t
p
Trước
CT
Sau CT CSHQn
c
p
SL % SL % SL % SL %
Đạt 13
7
26,
4
26

0
50,
1
89,8%
p<0,001

11
5
22,
2
14
9
28,
7
29,3%
p<0,05

Khôn
g đạt
38
2
73,
6
25
9
49,
9
40
4
77,

8
37
0
71,
3
Chỉ
số
HQCT = 60,5%, p<0,001
Sau can thiệp kiến thức của bà mẹ nhóm can thiệp về vệ sinh lao động
tăng cao hơn so với trước can thiệp với CSHQ cao 89,8%. Sự thay đổi
kiến thức của bà mẹ ở nhóm chứng với CSHQ thấp hơn là 29,3%. Kết
quả cho thấy kiến thức của bà mẹ nhóm can thiệp về vệ sinh lao động
tăng rõ rệt so với bà mẹ nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với
HQCT là 60,5%.
Bảng 3.39. Sự thay
đổi kiến thức CSSS của bà mẹ theo tiêu chí dinh
dưỡng
Đánh
giá
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Trước
CT
Sau CT CSHQnct
P
Trước
CT
Sau CT CSHQnc
p
SL % SL % SL % SL %
Đạt 104

20,0
187
36,0
80,0%
p<0,001

101
19,5
140
26,9
37,9%
p<0,05

Không
đạt
415 80,0 332 64,0 418 80,5 379 73,1
Chỉ số
HQCT = 42,1%; p<0,01

15
Sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có kiến thức về dinh dưỡng,
tiết chế tăng nhiều so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
với CSHQ cao 80%. Kiến thức của bà mẹ nhóm can thiệp về dinh dưỡng,
tiết chế đã tăng rõ rệt so với bà mẹ nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
(p<0,01) với HQCT là 42,1%.
Bảng 3.40. Sự thay đổi kiến thức CSSS của bà mẹ theo tiêu chí KHHGĐ
Đánh
giá
Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Trước

CT
Sau CT CSHQnct
P
Trước
CT
Sau CT CSHQnc
P
SL % SL % SL % SL %
Đạt 175
33,7
260
50,1
48,7%
p<0,001

175
33,7
208
40,1
19,0%
p<0,05

Không
đạt
344 66,3 259 49,9 344 66,3 311 59,9
Chỉ số
HQCT = 29,7%; p<0,01
Kết quả cho thấy sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp có kiến thức
về KHHGĐ tăng lên so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,001)
với CSHQ cao 48,7%. Sự thay đổi kiến thức của bà mẹ ở nhóm chứng

cũng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) nhưng CSHQ thấp hơn là 19,0%. Kiến
thức của bà mẹ nhóm can thiệp về KHHGĐ đã tăng cao hơn so với kiến
thức của bà mẹ
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,01) với HQCT là
29,7%.

3.2.3. Hiệu quả của mô hình về thực hành chăm sóc sau sinh của bà
mẹ

34,10%
36,40%
37,80%
54,90%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Nhóm NC Nhóm chứng
trước can
thiệp
sau can
thiệp

Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi về thực hành CSSS của bà mẹ

Về thực hành nói chung, mô hình chăm sóc tại nhà đã có tác động làm
thay đổi thực hành của bà mẹ về CSSS. Sau can thiệp thực hành của các

bà mẹ nhóm can thiệp tốt hơn so với trước can thiệp, có ý nghĩa thống kê

16
(p<0,001) với CSHQ là 50,8%. Trong khi đó, sự thay đổi thực hành của
bà mẹ nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với CSHQ là
10,9%. Sau can thiệp, thực hành của các bà mẹ nhóm can thiệp tốt hơn so
với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với HQCT là 39,9%.

3.2.4. Đánh giá của bà mẹ về chất lượng dịch vụ
Các bà mẹ trong nhóm can thiệp có sử dụng mô hình CSSS tại nhà cho
thấy 100% các bà mẹ đánh giá mô hình có hiệu quả và thái độ của cán bộ
y tế ân cầ
n khi cung cấp dịch vụ.
Nghiên cứu định tính cũng cho thấy các bà mẹ và ông bố rất yên tâm
khi có cán bộ y tế đến chăm sóc thời kỳ sau đẻ [13].
“Mô hình này nên được áp dụng rộng rãi vì bây giờ đẻ ít nên ai cũng
sẵn sàng chi trả cho cán bộ y tế đến khám” (BM16PSTW)
Về giá cả của dịch vụ, đa số bà mẹ cho rằng giá dịch vụ vừa phải và
hợp lý. Có ý kiến của bà mẹ cho rằng thời
điểm chăm sóc trong ngày
chưa hợp lý vì phải phục vụ nhiều ca trong ngày làm cho các bà mẹ bị
động. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự thuận tiện của mô hình khi xuất
hiện dưới hình thức dịch vụ trả tiền.

3.2.5. Đánh giá dịch vụ về phía người cung cấp
Đánh giá dịch vụ chăm sóc tại nhà, các cán bộ y tế tham gia trực tiếp
đều cho rằng dịch vụ
có tầm quan trọng đối với công tác CSSS, là một
biện pháp gíup bệnh viện giảm tải và có thể triển khai thành công tại
cộng đồng. Về chuyên môn, do những chăm sóc, thăm khám này đơn

giản nên có thể tập huấn cho cán bộ trong thời gian ngắn: Dịch vụ nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía lãnh đạo hai bệnh viện.
“Nếu mô hình hoạt động thành công thì tôi hy vọng chúng tôi sẽ tiếp
tục nhân rộng
đối tượng chăm sóc tại nhà không chỉ là sản phụ mà còn là
những bệnh nhân sau phẫu thuật nữa” (LD01BV)
Trong quá trình thực hiện, một số yếu tố cản trở cũng được các cán bộ
y tế nêu ra chính là sự tiếp cận với bà mẹ tại cộng đồng: điều kiện giao
thông, thời tiết, sự hợp tác của gia đình, bà mẹ đối với dịch vụ, nhất là
các bà mẹ
nông thôn ở Ba Vì rất ít nói, rất thụ động khi trao đổi các cán
bộ y tế về các kiến thức chăm sóc con.

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau
sinh của các bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và

17
Bệnh viện Ba Vì
4.1.1.Thực trạng chăm sau sau sinh tại gia đình
4.1.1.1.Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu
Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu đảm bảo 100% như thiết kế
ban đầu, trong đó phân bố theo địa bàn cư trú là 49% các bà mẹ đến từ
nông thôn và 51% các bà mẹ thành thị đảm bảo được tính đại diện cho cả
hai khu vực.
4.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của các bà mẹ
Các bà mẹ thành phố có điều kiện sinh hoạt tốt hơn về nhà ở và sinh
hoạt: có 18,3% các bà mẹ thành thị và 39,2% bà mẹ nông thôn ở nhà cấp
4, tỷ lệ dùng nước giêng khoan lần lượt là: 8,3% và 26,2%. Sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
4.1.1.3. Người chăm sóc chính bà mẹ sau đẻ
Những người thân trong gia đình như mẹ đẻ, mẹ chồng, chị em gái, họ
hàng, người giúp việc tham gia trực tiếp vào quá trình chăm sóc. Tỷ lệ
các bà mẹ không có người giúp rất ít: 0,5%, Vai trò của người chồng lại
khá mờ nhạt: chưa đến ½ số người tham gia (44,3%). Điều này cũng có
thể được giải thích vì quan niệm từ xưa cho rằng công việc CSSS là của
đàn bà, con gái, không phải việc của đàn ông.
4.1.1.4. Tiếp cận thông tin về CSSS của bà mẹ
Do địa bàn đều thuận lợi, gần thành phố lớn nên các bà mẹ thuộc hai
địa điểm nghiên cứu
đều tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin. Sự
khác biệt ở chỗ, các bà mẹ thành thị lấy thông tin từ hai nguồn chính là
cán bộ y tế (46,5%) và Internet (46,2%) còn các bà mẹ ở nông thôn thì
lấy từ nguồn mẹ đẻ (43,3%) và mẹ chồng (42,5%). Về mặt lý thuyết, dịch
vụ CSSS tại nhà trong hai tuần đầu tiên sau sinh hoàn toàn có đủ điều
kiện để triển khai tại hai địa bàn nghiên cứu.
4.1.1.5. Tình trạng sức khỏe củ
a bà mẹ và trẻ sơ sinh
Có khoảng 10%-20% các bà mẹ gặp những vấn đề sức khỏe sau sinh.
Các vấn đề về sức khỏe mà bà mẹ gặp phải trong thời kỳ sau sinh là đau,
ra máu, nhiễm khuẩn và các vấn đề về tuyến vú. Tỷ lệ các bà mẹ nông
thôn gặp nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh hơn các bà mẹ thành thị (bảng
3.7). Lý do có thể giải thích cho sự khác biệt này là các bà mẹ nông thôn
tiếp c
ận với thông tin về CSSS, hoặc các dịch vụ về thăm khám sau sinh
hạn chế hơn các bà mẹ ở thành thị.

4.1.2. Thực trạng về kiến thức CSSS
4.1.2.1. Kiến thức của các bà mẹ theo các tiêu chí chuyên biệt:

Các bà mẹ thành thị biết nhiều hơn các bà mẹ ở nông thôn về các dấu

18
hiệu nguy hiểm thông qua dấu hiệu sốt, ra dịch âm đạo và đau bụng kéo
dài. Điều này được giải thích là nguồn tiếp cận thông tin mà các bà mẹ
thành thị nhận được từ cán bộ y tế cao hơn các bà mẹ ở nông thôn: 46,5%
so với 37,4%. Về kiến thức về dinh dưỡng đạt thấp nhất so với các nhóm
khác. Sự ảnh hưởng của yếu tố tập quán lên chế độ dinh dưỡng cho bà
mẹ khá rõ. Ki
ến thức về Vitamin A và sữa mẹ khá tốt. Chứng tỏ các
thông điệp giáo dục truyền thông cho con bú mẹ, lợi ích của sữa mẹ đã có
hiệu quả khá mạnh mẽ. Vệ sinh lao động: 12,1% các bà mẹ thành thị và
31% các bà mẹ ở nông thôn cho rằng nên kiêng tắm hoàn toàn sau sinh
một thời gian. Vệ sinh không đúng cách có thể dẫn tới các viêm nhiễm
phụ khoa hoặc nhiễm khuẩn tuyến vú cho bà mẹ. Bà mẹ ít có kiến thức
về
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Chỉ có 16% các bà mẹ ở thành
thị và 18% các bà mẹ ở nông thôn biết chính xác thời điểm giao hợp sau
sinh là 6 tuần. Các cán bộ cần tư vấn cho các bà mẹ về tiêu chuẩn cho bú
vô kinh và các biện pháp tránh thai phù hợp, kịp thời nhằm tránh cho các
bà mẹ mang thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và
gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
4.1.2.2. Kiến thức chung v
ề CSSS:
Kết quả của nghiên cứu này, tỷ lệ các bà mẹ đạt kiến thức nói chung là
36,2% khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Lê Thị Vân là
35,4% tại Hải Dương năm 2009. Kết quả nghiên cứu này cao hơn đánh
giá về kiến thức sau sinh bà mẹ của tác giả Reza Sharaji (Iran) năm 2013
trên 316 bà mẹ, trong đó 78,5% các bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ sơ
sinh đạt trung bình, 8,2% không đủ kiến thức, chỉ

có 13,3% các bà mẹ có
kiến thức đạt. Kiến thức CSSS của các bà mẹ thành thị nhìn chung là tốt
hơn các bà mẹ ở nông thôn. Các yếu tố tác động như cơ hội nhận thông
tin, người giúp đỡ, điều kiện kinh tế… tạo nên sự khác biệt này sẽ được
phân tích sâu hơn ở phần sau.

4.1.3. Thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ
4.1.3.1. Thực hành theo các tiêu chí chuyên biệt
Phần lớn các bà mẹ đã được h
ưởng chế độ nghỉ ngơi sau đẻ với 90,6%
bà mẹ không phải lao động, 87,8% ngủ đủ 8 giờ hoặc nhiều hơn/ngày.
Không thấy có sự khác biệt giữa các bà mẹ ở hai khu vực về vấn đề thực
hành ăn, ngủ nghỉ trong thời gian sau đẻ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh sau
đẻ còn khá nhiều bà mẹ thực hiện chế độ kiêng khem. Kết quả cho thấy
24,4% các bà mẹ kiêng không tắm trong một thờ
i gian và 34,4% các bà
mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày. Đây có thể là nguyên nhân dẫn
đến các nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề về tuyến vú.

19
Về dinh dưỡng, thực hành của bà mẹ về uống bổ sung vitamin A và
viên sắt rất thấp. Chỉ có 0,4% các bà mẹ có sử dụng Vitamin A sau sinh
và 15,8% các bà mẹ uống đủ viên Sắt. Điều này cho thấy có sự thiếu hụt
trong tư vấn sau sinh cho các bà mẹ về bổ sung Sắt và Vitamin A cho bà
mẹ sau sinh. Việc nuôi con bằng sữa trong 6 tháng đầu là một mục tiêu
của chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM).Tỷ lệ BPTT thấp
(26,1%) có thể
do thời điểm khảo sát khá sớm nên nhiều bà mẹ chưa có
sinh hoạt tình dục trở lại. Cũng không tìm thấy sự khác biệt trong thực
hành về KHHGĐ giữa hai nhóm bà mẹ tại hai địa bàn nghiên cứu.

Thực hành chăm sóc sức khỏe và phát hiện bệnh cho bà mẹ trẻ sơ sinh
được thể hiện qua tình trạng sức khỏe của họ. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà
mẹ ở nông thôn g
ặp các vấn đề sức khỏe sau sinh có xu hướng nhiều hơn
bà mẹ/trẻ sơ sinh ở thành thị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các
p<0,05.
4.1.3.2. Thực hành chung về CSSS
Theo thang điểm đánh giá về thực hành của bà mẹ (theo 4 tiêu chí) tại
nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đạt về thực hành của bà mẹ trong nghiên
cứu này là 34,6% khá tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu khác.
Ví dụ, nghiên c
ứu của Lê Thị Vân ở Chí Linh, Hải Dương năm 2003 là
35,4%, nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn trên 139 phụ nữ dân tộc Mông ở
Thải Nguyên năm 2003 là 31,94%.

4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc
sau sinh của bà mẹ
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và
thực hành về CSSS đạt của bà mẹ với các yếu tố về nhóm tuổi mẹ, thu
nhập đầu người/tháng và số con sống. Cụ thể, các bà mẹ tuổi trên 30, có
thu nhập từ 3 triệu trở lên, có số con sống từ 2 con trở lên sẽ có nhiều khả
năng đạt về kiến thức và thực hành CSSS. Kết quả này hơi khác với
nghiên cứu của tác giả Reza Sharafi tại Iran khi thấy tỷ lệ các bà mẹ có
đủ kiến thức CSSS là những bà mẹ có từ 2 con trở lên; sống ở thành thị
và n
ằm trong độ tuổi <24. Nghiên cứu của Lê Thị Vân cũng chỉ ra yếu tố
học vấn của bà mẹ cũng có mối liên quan đến kiến thức và thực hành
CSSS.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy kiến thức là yếu tố bảo vệ. Những bà
mẹ có kiến thức không đạt sẽ có hơn 7 lần cơ hội có thực hành CSSS

không đạt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,0001.
Nghiên cứ
u này không tìm thấy mối liên quan của nghề nghiệp, trình
độ học vấn, đến kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ. Điều này có thể

20
giải thích bởi kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ chủ yếu dựa trên
“tích lũy- trải nghiệm- rút kinh nghiệm”. Nghĩa là không liên quan nhiều
đến giáo dục, đào tạo một cách chính thống. Các cụm từ: “lần trước”,
“em nhớ lần đẻ đứa trước”…được lặp lại khá nhiều khi đề cập đến chế
độ ăn uống, nghỉ ngơi sau sinh của các bà mẹ
.
Về tình trạng kinh tế và các điều kiện sinh hoạt khác như nguồn nước,
phòng riêng, điều kiện nhà ở, nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên
hệ nào với kiến thức và thực hành của bà mẹ về CSSS.

4.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ chăm sóc sau sinh
Khảo sát nhu cầu của các bà mẹ cho thấy có sự thay đổi về thứ tự ưu
tiên các nhóm nhu cầu. Các nhu cầu thiế
t yếu về ăn uống, ngủ nghỉ, chế
độ sinh hoạt không đứng ở vị trị hàng đầu nữa mà thay vào đó là nhóm
nhu cầu ở mức cao hơn: được cung cấp thông tin, được chia sẻ thông tin.
Có 75,9% các bà mẹ muốn được cung cấp thông tin khoa học về chăm
sóc cho mẹ và con. Thiếu kiến thức về CSSS của bà mẹ là yếu tố cơ bản
ngăn trở bà mẹ chăm sóc sức khỏe cho h
ọ và con họ một cách khoa học.
Sự khác biệt giữa nhu cầu chăm sóc và nội dung chăm sóc có thể dẫn
đến sự thiếu hụt về lượng và chất trong CSSS. Nhu cầu của bà mẹ trong
giai đoạn CSSS cần được chú ý nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách giữa
nhu cầu và đáp ứng nhu cầu từ phía y tế.

Nhu cầu của xã hội về dịch vụ CSSS tại nhà bởi cán bộ y tế
là điều có
thể dễ nhận thấy với tỷ lệ 100% các bà mẹ thành thị và 78% các bà mẹ
nông thôn cho rằng cần thiết phải có thăm khám của cán bộ y tế thời kỳ
sau sinh. Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc tại nhà của các bà mẹ ở thành thị
nhiều hơn ở nông thôn có thể giải thích là do các bà mẹ ở thành thị có thể
được biết đến dịch vụ này từ trước qua b
ạn bè, Internet hoặc qua cán bộ y
tế. Với điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế hơn, các bà mẹ nông thôn vẫn
còn e ngại với dịch vụ. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên
cứu ở Mali, nơi có 24,2% phụ nữ cho rằng không cần sử dụng bất cứ một
dịch vụ nào về CSSS.
Các lý do từ chối dịch vụ tại nhà được li
ệt kê, bao gồm giá đắt: 32,4%,
nhà xa: 29,7%. Tính cộng đồng, thích nghi với “cái đã quen” và tiếp thu
kinh nghiệm từ những thế hệ trước đã trở thành một tập quán CSSS của
các bà mẹ nông thôn khi có tới 43,2% các bà mẹ từ chối dịch vụ do đã
mời bác sỹ mà họ quen về khám giúp. Chưa thấy có lý do nào có liên
quan đến việc e ngại trình độ của nhân viên y tế hay chất lượng của dịch
vụ.


21
4.2. Hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
giai đoạn sau sinh tại hai bệnh viện được chọn.
4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của nhóm can thiệp và nhóm chứng khá tương đồng do đã
được ghép cặp theo nhóm tuổi mẹ, số con sống và thu nhập bình quân
hàng tháng. Bà mẹ ở hai nhóm có đặc điểm khá tương đồng nhau, chủ
yếu trong độ tuổi từ

20-29, có thu nhập từ 3 đến 10 triệu đồng, số con
sống trung bình là 1,55, số bà mẹ có con đầu lòng và số bà mẹ đã có từ 2
con trở lên khá tuong đồng là 51% và 49%. Sự tương đồng giữa hai nhóm
cho phép loại trừ các sai số do không lựa chọn ngẫu nhiên, bù đắp cho
hạn chế của 1 thiết kế nghiên cứu cộng đồng có đối chứng.
4.2.2. Đặc điểm của lần sinh tại thời điểm nghiên cứu

Như đã trình bày, do điều kiện chọn mẫu là những bà mẹ có thời gian
nằm viện >24 giờ nên tỷ lệ mổ đẻ khá cao so với thực tế ở hai bệnh viện:
chiếm 77,4%. Tuy nhiên, kết quả này không làm ảnh hưởng đến kiến
thức và thực hành của các bà mẹ do hai nhóm cùng được chọn từ một
quần thể nghiên cứu. Thời gian nằm viện trung bình là 2,6 ngày, dài hơn
giá trị này trong nghiên cứu c
ắt ngang do tỷ lệ mổ đẻ cao hơn nên thời
gian nằm viện của các bà mẹ cũng dài hơn (77,4% so với 60,9% trong
nghiên cứu cắt ngang).
4.2.3.Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
Bà mẹ có điều kiện sinh hoạt tốt sau khi sinh. Tỷ lệ được dùng nước
sạch, có phòng sinh hoạt riêng, có nhà vệ sinh tiêu chuẩn đều cao hơn
90%. Điều này cũng là một thuận lợi để tiến hành can thiệp CSSS tạ
i nhà
do loại bỏ được các yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc
Có đến 98,7% bà mẹ có người giúp đỡ sau khi sinh. Đây chính là một
yếu tố vừa là thuận lợi và là bất lợi đến kiến thức, thực hành của bà mẹ
trong điều kiện, hiểu biết về CSSS đang chịu nhiều ảnh hưởng của tập
quán cộng đồng. KAP của bà mẹ
về CSSS cũng chịu nhiều ảnh hưởng
của người giúp đỡ chính.
4.2.4.Hiệu quả của mô hình đến kiến thức về CSSS của bà mẹ
Thiết kế mô hình can thiệp tại nhà về CSSS nhìn chung đã đáp ứng

nhu cầu của bà mẹ mà các CSSS thường quy hiện tại chưa làm được. Sau
khi áp dụng mô hình can thiệp CSSS tại nhà đã có tác động tích cực đến
kiến thức về CSSS của bà mẹ. Kiến th
ức chung về CSSS của bà mẹ nhóm
can thiệp đã tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp với CSHQ là
45,4%. Đồng thời sau can thiệp kiến thức CSSS của bà mẹ nhóm can
thiệp tăng rõ rệt so với bà mẹ nhóm chứng với HQCT là 37,2%. HQCT
về kiến thức CSSS đã được đánh giá trên 4 nhóm bao gồm: phát hiện các

×