Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

BT kỹ NĂNG THAM vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 25 trang )

BÀI TẬP 3: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐẶT CÂU HỎI.
PHÂN LOẠI CÂU HỎI
1. Em có điều gì muốn chia sẻ với tôi?
2. Em muốn bắt đầu từ đâu?
3. Bây giờ em đang cảm thấy thế nào?
4. Em có thể nói rõ hơn về điều đó?
5. Điều đó có ý nghĩa gì đối với em?
6. Em nghĩ sao về điều đó?
7. Em muốn sự việc diễn ra như thế nào?
8. Em tưởng tượng về điều gì?
9.Em thấy sự việc thay đổi như thế nào?
10.Ý của em là như thế nào khi em nói …?
11. Em có thể cho tôi một ví dụ về điều đó không?
12. Em hiểu điều đó như thế nào?
13. Lúc đó em phản ứng ra sao?
14. Em quan tâm nhất vấn đề gì trong tình huống
này?
15. Em có kinh nghiệm về chuyện này, em định làm
gì?
16. Bây giờ em muốn điều gì nhất?
17. Em thử nghĩ xem có cách nào thuyết phục tốt hơn
không?
18. Em đã bao giờ nói với … về điều đó chưa?
19. Em nghĩ điều đó sẽ tiến triển như thế nào?
20. Điều gì quan trọng nhất đối với em hiện nay?
21. Em có muốn chúng ta tiếp tục thảo luận thêm về
điều này không?
22. Khi nào em nghĩ ra được cách giải quyết mà em
cho là phù hợp với mình, em sẽ chia sẻ với anh/ chị
chứ?





BÀI TẬP 4: CHUYỂN CÁC CÂU HỎI KHÔNG
HIỆU QUẢ THÀNH CÁC CÂU CÓ HIỆU QUẢ
1. Việc đó đã làm anh chị giận dữ có
phải không?
2. Tại sao cháu làm điều đó?
3. Ông ta là người độc ác có phải
không?
4. Bố đã đánh cháu và làm cháu rất
giận phải không?
BÀI TẬP 4: CHUYỂN CÁC CÂU HỎI KHÔNG
HIỆU QUẢ THÀNH CÁC CÂU CÓ HIỆU QUẢ
5. Cháu có biết tại sao bố đánh cháu
một trận đòn không?
6. Cháu rất tức giận vì việc bố đánh
mình có phải không?
7. Chị rất tức giận mỗi khi anh ấy
uống rượu say phải không?
BÀI TẬP 5: SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ KHAI THÁC THÊM
THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ


Tình huống 1: Một cô gái trẻ nói rằng cô
ta rất ghét ông bố dượng và chỉ
muốn giết ông ta.


Tình huống 2: Một cậu bé 14 tuổi nói với

bạn là cậu ta rất chán học và đang
muốn bỏ học.

BÀI TẬP 5: SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ KHAI THÁC
THÊM THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ

Tình huống 3: Một anh chàng nói với
bạn rằng anh ta bị bạn bè lừa lấy
hết tiền, cô bạn gái lại vừa bỏ anh
ta, anh ta rất buồn.

Tình huống 4: Một bạn trai nói với
nhà tham vấn rằng anh ta bị bạn gái
lừa dối chuyện tình cảm.


BÀI TẬP 5: SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ KHAI
THÁC THÊM THÔNG TIN TỪ THÂN CHỦ

Tình huống 5: Một cụ già nói với bạn rằng không
ai trong số năm người con nhận nuôi cụ, cậu con
cả nói nhà chật quá không có chỗ, cậu hai nói
không làm ra tiền phải sống nhờ vợ, cô ba nói sợ
nhà chồng không đồng ý, cậu tư bị tâm thần, cậu
út học ở nước ngoài.

Tình huống 6: Một bé trai 14 tuổi nói với anh (chị)
cậu ta chán học và luôn né tránh bố.
BÀI TẬP 7: SỬ DỤNG CÁC KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI, PHẢN
ÁNH CẢM XÚC VÀ DIỄN ĐẠT LẠI KHAI THÁC THÔNG TIN


Tình huống: Liên 12 tuổi, học hết lớp 6. Mẹ bán
hàng ở chợ Vinh. Khi Liên 6 tuổi, bố bỏ nhà đi.
Kinh tế gia đình đủ sống, mẹ con vui vẻ, yêu
thương nhau. Em vừa có bố dượng cách đây
không lâu. Bố dượng làm nghề xe ôm, hay uống
rượu. Ngoài giờ đi học, Liên ở nhà giúp việc nhà
và nuôi heo. Bố dượng hay cợt nhả với em. Khi mẹ
vắng nhà, ông ta thường có hành động vuốt má,
vỗ mông và đôi lúc ôm Liên vào lòng. Liên rất sợ
bố dượng nhưng không dám nói với ai, ngay cả
với mẹ.
Mỗi khi mẹ vắng nhà, có bố dượng, Liên thường
sang nhà hàng xóm hoặc đến nhà bạn. Khi có mẹ
và bố dượng ở nhà, em thường lảng tránh và
không nói chuyện với bố dượng, đôi lúc ngay cả
với mẹ. Cách đây 6 tháng, bố dượng đã cưỡng
hiếp em. Em bỏ học và bỏ nhà trốn ra Hà Nội đi
lang thang và được đưa vào trung tâm bảo trợ xã
hội quận Hai Bà Trưng. Em buồn chán, không
muốn nói chuyện với ai, tối ngủ hay có ác mộng.
Em nhớ mẹ và muốn trở về nhà, nhưng lại sợ bố
dượng.
A. Kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác
thông tin

1/ Liên: “Cháu chán, không muốn đi
học và bỏ nhà đi đã mấy tháng rồi”.

2/ Liên: “Mỗi khi mẹ vắng nhà, có bố

dượng, em trốn sang nhà hàng xóm
hoặc đến nhà bạn. Khi có mẹ và bố
dượng ở nhà, em thường lảng tránh và
không nói chuyện với bố dượng, đôi
lúc ngay cả với mẹ”.
B. Kỹ năng diễn đạt lại

1/ Liên: “Mẹ và cháu đang sống vui
vẻ, từ khi có ông ấy, cháu nơm nớp
sợ hãi”.

2/ Liên: “Bố dượng hay cợt nhả với
em. Khi mẹ vắng nhà, ông ta
thường có hành động vuốt má, vỗ
mông và đôi lúc ôm chặt em vào
lòng”.
C. Kỹ năng khuyến khích

Liên: “Em rất sợ bố dượng,
nhưng không dám nói với ai,
ngay cả với mẹ”
D. Kỹ năng phản ánh cảm xúc

1/ Liên: “Bố dượng đã cưỡng
hiếp em, em căm ghét ông ấy”.

2/ Liên: “Em chán và cảm thấy
mình dơ dáy”.

3/ Liên: “Ông ấy thật tồi tệ, phá

vỡ cuộc đời em, em căm thù
ông ấy”.
BÀI TẬP 11: SỬ DỤNG KỸ NĂNG PHẢN ÁNH CẢM
XÚC TRONG CÁC TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:
Trẻ đường phố: “Khi bố cháu đánh
mẹ cháu, cháu đã rất sợ hãi và có
những cơn ác mộng”.

Tình huống 2:
Cậu bé 15 tuổi: “Cháu cảm thấy
quá chán nản và vô vọng, bạn thân
nhất của cháu bị nhiễm HIV”.
BÀI TẬP 11: SỬ DỤNG KỸ NĂNG PHẢN ÁNH
CẢM XÚC TRONG CÁC TÌNH HUỐNG

Tình huống 3:
Ông bố: “Chẳng còn hi vọng gì ở thằng con tôi. Nó
rất lười và không chịu làm bất cứ việc gì tôi giao.
Thật là nản khi cứ nhìn nó lãng phí cuộc đời như
thế này”.

Tình huống 4:
Cô gái trẻ: “Kể từ khi cháu bị ông bác làm nhục,
cháu thấy hoảng sợ mỗi khi gặp đàn ông. Đàn ông
làm cháu sợ”.
BÀI TẬP 13: SỬ DỤNG KỸ NĂNG TÓM LƯỢC
Tùng là một cậu bé 12 tuổi, con một trong một gia
đình trung lưu, em được nhà trường đưa đến gặp

nhà tham vấn. Tùng kể: Bố muốn cháu học thật giỏi
ở trường để sau này trở thành bác sĩ. Cháu đã học
rất chăm chỉ và là học sinh giỏi ở trường. Bố luôn
luôn muốn cháu phải đứng đầu lớp và khi cháu
không được điểm tốt ở trường thì bố đánh cháu
bằng một cây thước gỗ, nói cháu là đồ bỏ đi và
không muốn nhìn cháu nữa. Hai tháng trước cháu bị
bố đánh đến gãy tay, bố không đưa cháu đi bác sĩ và
cánh tay lành của cháu lại bị biến dạng rất đau đớn.
Cháu nhập viện trong 2 tháng để chỉnh hình. Cả bố
lẫn mẹ đều không đến thăm cháu. Khi xuất viện,
cháu quay trở lại trường học.

Một hôm thầy dạy cháu để ý thấy cháu khóc trong
lớp và hỏi cháu có chuyện gì. Cháu kể cho thầy
nghe chuyện của cháu ở nhà, cháu nói rằng cháu
đã học rất chăm chỉ, nhưng không đạt được điểm
mà bố mong muốn.
Tùng đồng ý gặp một nhà tham vấn sau khi hiệu
trưởng trường đã cố gắng thuyết phục cháu. Đã
có buổi họp và việc đánh giá đã hoàn tất. Buổi họp
thứ hai bắt đầu.
Nhà tham vấn tóm lược lại nội dung lần gặp trước
như thế nào?
BÀI TẬP 17: SỬ DỤNG KỸ NĂNG PHẢN HỒI LÀM SÁNG TỎ
Dùng từ ngữ của mình làm rõ ràng hơn những
điều bày tỏ sau đây:
1/ Tôi chán quá, hết chịu nổi rồi.
2/ Chồng tôi làm việc ở một công ty kinh doanh, anh
ấy có địa vị khá cao.

3/ Tôi thì không có vấn đề gì, chỉ sợ vợ tôi không
đồng ý.
4/ Tôi nghĩ rồi cũng chẳng thay đổi được gì đâu.
5/ Tôi rất yêu cô ấy, nhưng không muốn làm bố mẹ
phiền lòng.
BÀI TẬP 18: SỬ DỤNG KỸ NĂNG THẤU HiỂU TRONG
THAM VẤN
1/ Tôi rất buồn vì phải viết chuyên đề rồi mà chẳng
có chút tài liệu nào để viết cả.
2/ Tôi đang rất bực tức và căm phẫn gã chủ nhà dê
già khó tính.
3/ Tôi đang rất buồn vì bố tôi, ông luôn mắng chửi
mọi người trong gia đình khi ông say xỉn.
4/ Tôi có một người bạn thân, những lúc tức tối
chuyện gì tôi thường bị bạn ấy đổ lên đầu mình.
Đôi khi tôi rất bực mình nhưng không muốn nói ra
vì không muốn làm sứt mẻ tình cảm bạn bè.
BT 18: SỬ DỤNG KỸ NĂNG THẤU CẢM TRONG THAM VẤN

5/ Tôi rất bức xúc vì cứ cuối tuần chồng tôi lại đi
ăn nhậu với bạn bè.

6/ Tôi rất buồn khi nhận ra người bạn thân của
mình lại nói xấu mình với người khác.

7/ Tôi cảm thấy thất vọng về bản thân khi thời gian
cứ trôi qua mà mình không làm được việc gì có ý
nghĩa.

8/ Cháu cảm thấy bất lực khi phải chứng kiến cảnh

bố cháu thường xuyên quát tháo chửi bới mẹ
cháu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×