Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuyên đề 5: VẤNĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LỌAI TRONG THỜI ĐẠI NÀY NAY pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.86 KB, 5 trang )


Chuyên đề 5: VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LỌAI TRONG
THỜI ĐẠI NÀY NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM
1. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
1.1 Khái quát về những quan điểm ngoài (phi) Mácxít về giai cấp và đấu tranh
giai cấp
1.1.1 Quan điểm
Một trong những nội dung được coi là quan trọng nhất của CN Mác là lý luận về GC và
đấu tranh GC. Vì nó vạch ra tính chất tất yếu của đấu tranh GC giữa TS và VS và tính tất yếu của
chuyên chính VS. Các đại biểu tư tưởng của GC TS luôn luôn tìm mọi cách phủ nhận học thuyết
GC và đấu tranh GC bằng phưong pháp này hay phương pháp khác, mức độ này hay mức độ kia.
Chia thành hai khuynh hướng:
- Khuynh hướng 1: phủ nhận hoàn toàn học thuyết GC và đấu tranh GC của Mác. Họ cho
rằng Mác quá nhấn mạnh đến sự đối lập giữa TS và VS và họ cho rằng quy luật ĐTGC không
phải là quy luật phổ biến và do đó nó không thể áp dụng cho XH TBCN.
- Khuynh hướng 2: thừa nhận XH có sự phân chia GC nhưng lại bác bỏ quan niệm khoa
học về GC của CN Mác. Khuynh hướng này lấy cơ sở sinh học để giải thích cho sự phân chia
GC trong XH như dựa vào màu da, tố chất cấu trúc của cơ thể… Cách giải thích như vậy là
không khoa học.
1.1.2 Trong phong trào cộng sản của công nhân quốc tế luôn luôn xuất hiện 2 khuynh
hướng tả và hữu về vấn đề ĐTGC
- Khuynh hướng hữu: muốn dùng các biện pháp cải lương để giải quyết >< GC. Cụ thể là
biểu hiện của CN cải lượng là tư tưởng hòa hợp GC, hòa hợp quyền lợi GC và đặc biệt là họ đưa
ra quan điểm điều hòa lợi ích của GC công nhân và GC TS để đối lập với học thuyết GC và
ĐTGC của CN Mác.
- Khuynh hướng tả: được Lênin giải thích thực chất là đầu óc cách mạng tiểu TS, nó gần
giống CN vô chính phủ. Đặc điểm của CN cơ hội tả khuynh là che giấu bản chất cơ hội dưới vỏ
của cách mạng suông để lợi dụng tình cảm của quần chúng. Nó tỏ ra rất chủ quan trong việc
đánh giá các sự kiện và đặc biệt muốn bỏ qua những bước quá độ, đẩy phong trào đấu tranh của
GC công nhân đi đến chỗ phiêu lưu, bỏ qua những biện pháp mềm dẻo trong đấu tranh.


Nhận xét: bản thân CN cơ hội tả cũng như hữu hoàn toàn trái với quan điểm cơ bản của
CN Mác. Nó là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng cho một Đảng nào đó
thậm chí nó còn gây tổn thất cho toàn bộ phong trào cộng sản của công nhân quốc tế nói chung.
1.1.3 Trong thời đại ngày nay, cuộc đấu tranh tư tưởng liên quan đến vấn đề GC và ĐTGC
càng trở nên phức tạp do tình hình thế giới đương đại. LLSX của CNTB phát triển như vũ bão,
Trong khi đó thì thực tế CNTB đã nhanh nhạy điều chỉnh các QHSX. Phúc lợi XH ở các nước
TB rất cao. Ngày nay có rất nhiều những vấn đề tương đồng liên quan đến lợi ích chung của toàn
cầu và đó không chỉ là những vấn đề riêng của từng quốc gia (loại trừ vũ khí hạt nhân, vấn đề
sinh thái, bùng nổ dân số, dịch bệnh AIDS, khoảng cách về kinh tế giữa các nước giàu và nước
nghèo ngày càng cao…) đã kéo các nước khác nhau về chính trị xích lại gần nhau hơn. Trước
tình hình như vậy làm cho không ít người nghĩ rằng vấn đề GC và ĐTGC đã trở thành thứ yếu,
không quan trọng do đó cuộc đấu tranh về tư tưởng giữa những người Mácxít và ngoài Mácxít
ngày càng trở nên phức tạp.
1.4 Cuộc đấu tranh GC trên lĩnh vực tư tưởng ngày càng trở nên đặc biệt khó khăn khi
Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
1.5 Ở nước ta thì những năm đầu của sự nghiệp đổi mới cũng có nhiều người cho rằng
cần từ bỏ tư tưởng của CN Mác về GC và ĐTGC xuất phát từ những động cơ khác nhau:
- Có những người không hiểu thực chất của lý luận GC và ĐTGC. Chỉ căn cứ vào những hậu
quả của thời kỳ Stalin, thời kỳ CM văn hóa ở Trung Quốc, cải cách ruộng đất ở VN…cho rằng
thực chất của ĐTGC là không nhân đạo, là phi nhân tính.
- Do tiếp cận với CNTB một cách ko đầy đủ, choáng ngợp trước sự phát triển chưa từng thấy
của CNTB) và cho rằng nên từ bỏ con đường XHCN đi theo con đường phát triển TBCN.
- Dựa vào thất bại của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu và những thất bại để thực hiện ý đồ
chính trị phản động, để kiếm chác quyền lực chính trị cho cá nhân mình.
1.2 Quan niệm Mácxít về GC và ĐTGC
1.2.1 Khái niệm GC, nguồn gốc và kết cấu GC:
1.2.1.1 Khái niệm GC: theo quan điểm của Lênin thì GC có 4 đặc trưng (tiêu chuẩn) sau:
- Các GC là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống SX nhất định
(quan trọng nhất để xác định sự khác biệt giữa con người với con người về mặt GC)
- Họ có quan hệ khác nhau về quyền sở hữu đối với TLSX (sự khác nhau cơ bản nhất).

- Các GC có vai trò khác nhau trong việc tổ chức lao động XH.
- Các GC có phương thức và quy mô thu nhập khác nhau về của cải XH.
1.2.1.2 Nguồn gốc của GC: theo quan điểm của Lênin GC có nguồn gốc từ nguyên nhân
kinh tế mà trực tiếp là do xuất hiện của chế độ sở hữu tư nhân về TLSX (chế độ sở hữu thì có
nhiều hình thức sở hữu khác nhau).
1.2.1.3 Kết cấu GC: mỗi một hình thái KT - XH có một kết cấu GC riêng và mỗi một kết
cấu giai cấp trong xã hội đều có giai cấp cơ bản và không cơ bản.
- Giai cấp cơ bản: những GC xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống
trị của XH.
- GC không cơ bản: là GC còn lại sinh ra và tồn tại không gắn với PTSX. Khi hình thái KT
XH này được thay thế bằng hình thái KTXH khác thì kết cấu GC của nó cũng thay đổi. Nguyên
nhân của sự thay đổi này là nằm trong sự thay đổi của phương thức sản xuất. Thực tế là có những
giai cấp nằm trong phương thức SX A thì là GC cơ bản nhưng trong phương thức SX B thì nó là
giai cấp không cơ bản. Trí thức không được gọi là GC mà là một tầng lớp trong XH do trí thức
xuất thân từ những GC khác nhau trong XH và trí thức là lao động nhưng lao động không chủ
yếu bằng tay chân mà bằng trí óc.
Ý nghĩa: Nghiên cứu kết cấu GC để các ĐCS hiểu được điạ vị, vai trò, thái độ chính trị của mỗi
GC trong cuộc vận động của lịch sử diễn ra như thế nào để từ đó vạch ra đường lối, chiến lược
sách lược trong việc liên minh GC. Ở VN là liên minh công nông và tầng lớp trí thức được coi là
nền tảng bền vững cho XH.
1.2.1.4 Vấn đề xóa bỏ GC: GC là một hiện tượng lịch sử, ko tồn tại vĩnh viễn, đến một lúc
nào đó GC sẽ bị xóa bỏ.
1.2.2 ĐTGC và vai trò ĐTGC trong XH có đối kháng GC
- Theo Lenin ĐTGC là cuộc ĐT giữa các GC mà lợi ích cơ bản đối lập nhau. Đó là đối kháng
về quyền lợi giữa các GC áp bức, bóc lột và GC bị áp bức, bóc lột. Chính sự đối kháng đó là
nguyên nhân của ĐTGC. Vì vậy, ĐTGC là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong các
XH có áp bức GC.
- ĐTGC là một trong những động lực phát triển của XH có GC thể hiện ở chỗ thông qua
ĐTGC thì sự xung đột giữa LLSX mới và QHSX lỗi thời, lạc hậu được giải quyết. Vì nhân tố
quyết định sự phát triển của XH loài người xét tới cùng là hoạt động SX ra của cải vật chất.

Ssong sự phát triển của SX phụ thuộc vào việc LLSX tiến bộ có gạt bỏ được các QHSX lỗi thời
hay không.
- Trong cuộc ĐTGC của GC vô sản trong thời đại ngày nay cần tránh:
+ Sau khi GC công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền thì vấn đề
ĐTGC vẫn tiếp diễn, thậm chí gay go hơn, phức tạp hơn và quyết liệt hơn.
+ Mục tiêu ĐTGC thay đổi từ giành chính quyền chuyển thành bảo vệ chính quyền. Hình
thức ĐT cũng thay đổi trên mọi lĩnh vực như KT, XH, tư tưởng và văn hoá.Sử dụng nhiều hình
thức ĐT mới bằng bạo lực, hòa bình, giáo dục, thuyết phục, hành chính, pháp chế, chính trị, quân
sự, kinh tế, bằng cải tạo các QHXH cũ lỗi thời, xây dựng các QHXH mới đúng quy luật, bằng
liên minh giữa GC công nhân, nhân dân lao động với những tầng lớp khác, bằng sử dụng GC tư
sản để xây dựng CNXH.
- Trong cuộc ĐT của GC VS hiện nay cần chống 2 khuynh hướng sai lầm:
+ Chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan trong đó tuyệt
đối hóa ĐTGC nhất là tuyệt đối hóa một hình thức ĐTGC như tuyệt đối hóa ĐT chính trị hay
tuyệt đối hóa ĐT kinh tế.
+ Cơ hội hữu khuynh mà biểu hiện của mơ hồ về ĐTGC, mất cảnh giác trước âm mưu diễn
biến hòa bình của các thế lực thù địch với CNXH.
1.3 Vấn đề GC và ĐTGC trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở VN: vận dụng lý
luận GC & ĐTGC vào thực tế của XH Vn trong TKQĐ
1.3.1 Đặc điểm GC và quan hệ GC trong thời kỳ quá độ
- Trong thời ký quá độ lên XHCN ở nước ta, XH chúng ta vẫn tồn tại lâu dài các GC và vì
vậy vẫn tồn tại mâu thuẫn GC. Trong XH ngoài GC công nhân, nông dân, tri thức, các tầng lớp
nhân dân lao động khác mà còn có tầng lớp tư sản (tầng lớp TS có điều kiện phát triển trong kinh
tế thị trường). Mâu thuẫn GC ở đây là mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê
với tầng lớp tư sản. Và mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường XHCN với khuynh hướng
tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đây là mâu thuẫn trong quan hệ giữa GC công
nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Nếu xét về tính chất thi đó là mâu thuẫn giữa lao
động và bóc lột lao động. Song trong điều kiện quá độ của nước ta, đó lại là mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, mâu thuẫn ko đối kháng.
- Trong XH chúng ta hiện nay, lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản căn bản là thống nhất

với lợi ích chung của cộng đồng. Đây là mặt thống nhất giữa GC công nhân, nhân dân lao động
và tầng lớp tư sản. Do đó qhệ giữa GC công nhân, nhân dân lao động và tầng lớp tư sản là quan
hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Đấu tranh với khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản cũng là
để thực hiện sự hợp tác, đoàn kết, xây dựng XH dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh.
Do 2 đặc điểm GC và qhệ GC nêu trên nên ở XH VN bây giờ không phải là lảng tránh vấn đề
ĐTGC mà là nhận thức cho đúng về tính chất, nội dung, hình thức ĐTGC để xử lý cho đúng các
qhệ GC trong XH VN.
1.3.2 Nội dung và hình thức ĐTGC trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở VN
Do những biến động của thời đại và cuộc ĐTGC ở nước ta diễn ra phức tạp, trong XH có
nảy nở khác nhau nhiều khuynh hướng ko đúng về GC &ĐTGC
- Khuynh hướng hữu khuynh: trong nhân dân và cả trong một bộ phận Đảng viên, biểu hiện là
ngộ nhận rằng CNTB đã biến đổi về chất, ở nước ta không còn GC và ĐTGC. Vì vậy họ coi học
thuyết GC và ĐTGC của Mác trở nên xa lạ, lỗi thời thậm chí có người còn nghĩ rằng học thuyết
GC và ĐTGC dẫn đến sự chia rẽ, mất đoàn kết, mất ổn định XH và vì vậy nó cản trở qhệ quốc tế
của chúng ta. Từ đó nó làm cho XH VN trở thành một XH bài ngoại, cô lập với nền văn minh
bên ngoài.
- Khuynh hướng tả: đứng trước tình hình phức tạp trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phân
hóa giàu nghèo khi phát triển kinh tế nhiều thành phần thì nhiều người tỏ ra hoang mang, dao
động, lo lắng và không muốn mở rộng quan hệ đối ngoại vì họ nghĩ rằng phải đóng cửa, bế quan
tỏa cảng thì kẻ địch mới ko thể lợi dụng để tấn công được, những thói hư tật xấu của CNTB ko
xâm nhập được.
Những sai lầm trên chứng tỏ những mơ hồ, ảo tưởng về vấn đề GC và ĐTGC; chứng tỏ sự
bảo thủ, hẹp hòi, xơ cứng. Vì vậy gây trở ngại công cuộc mở cửa, hội nhập với đời sống kinh tế
quốc tế. Để khắc phục những quan điểm hữu khuynh và tả khuynh nói trên thì đòi hỏi chúng ta
phải nắm vững phương pháp BCDV để phân tích tình hình cụ thể của đất nước. Trước hết phải
xác định thực chất ĐTGC của nước ta trong thời kỳ quá độ là đấu tranh giữa hai khuynh hướng
- Khuynh hướng tự giác theo định hướng XHCN.
- Khuynh hướng phát triển tự phát TBCN.
Sở dĩ xác định thực chất của ĐTGC ở nước ta có hai khuynh hướng trên là do chúng ta thực

hiện quá độ lên XHCN bỏ qua chế độ TBCN chứ ko phải thực hiện thời kỳ quá độ từ TBCN lên
XHCN. Trong quá trình đó nhất thiết phải phát triển nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành
phần kinh tế tư bản tư nhân. Với tính tất yếu như vậy thì đương nhiên nó phải nảy sinh mâu
thuẫn khách quan giữa 2 khuynh hướng phát triển kinh tế. Sự phát triển được thực hiện tự giác
nghĩa là có sự chủ động, có sự điều khiển, có mục đích và có YT theo định hướng XHCN. Nó
mâu thuẫn gay gắt với khuynh hướng tự phát quay lại con đường TBCN – khuynh hướng này
được các thế lực thù địch chống lại độc lập dân chủ của chúng ta lợi dụng, khuyền khích và ủng
hộ. Cuộc ĐTGC ấy diễn ra từng ngày, từng giờ, trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tư
tưởng, trật tự an toàn XH…
Để đạt kết quả tốt trong cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tự phát TBCN thì chúng ta
cần phải chú ý những vấn đề sau
- Phải đấu tranh chống khuynh hướng và biểu hiện tiêu cực của tầng lớp tư sản như hoạt
động đầu cơ, buôn lậu, làm ăn phi pháp, xâm phạm lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc…
- Đấu tranh chống khuynh hướng tự phát TBCN của nền sản xuất nhỏ bằng nhiều biện pháp
khác nhau để lôi kéo họ, tách họ ra khỏi khuynh hướng tự phát TBCN.
- Đấu tranh chống các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và CNXH.
Nội dung chủ yếu của ĐTGC ở nước ta là là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH
theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển. Về XH thì phải thực
hiện công bằng XH, chống áp bức, bất công. Về tư tưởng thì phải đấu tranh, ngăn chặn và khắc
phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái. Cuối cùng là đấu tranh & làm thất bại mọi
âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH.
2. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG THỜI
ĐẠI HIỆN NAY
2.1 Dân tộc và quan hệ giữa GC và dân tộc.
2.2 Nhân loại và qhệ giữa GC với nhân loại.
2.3 Vấn đề GC, dân tộc trong giai đoạn CMVN hiện nay: cần chú ý các nội dung
- Phải phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công – nông – trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng CSVN.
- Xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.
- Mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước.

- Xây dựng nền KT độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

×