Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vấn đề giai cấp, dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.86 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có rất nhiều dạng quan hệ giữa người với người. Trong
đó quan hệ giai cấp và quan hệ dân tộc là hai mối quan hệ cơ bản và có tác
động mạnh mẽ và trực tiếp tới bản thân con người nói riêng và của toàn xã
hội nói chung. Vì vậy nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc là rất cần thiết.
Mác- Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân
tộc, quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn nhân loại rất chi tiết, khoa
học, có hệ thống và được ứng dụng vào việc xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, khi
nào và ở đâu và vấn đề giai cấp và và vấn đề dân tộc không được kết hợp
một cách đúng đắn, quan điểm giai cấp, vấn đề dân tộc được vận dụng, xử
lý một cách cứng nhắc và giáo điều hoặc bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không
chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn thất nặng nề. Bài học đó thực sự
là bổ ích, cần được ghi nhận và vận dụng vào việc xem xét các vấn đề giai
cấp, đấu tranh giai cấp và mối quan hệ của chúng với vấn đề dân tộc trong
tình hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới của thời kỳ quá độ khi mà nền
kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng thị trường và hội nhập
quốc tế, sự phát triển chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng
cũng kéo theo đầy rẫy những thách thức, nguy cơ và không ít khó khăn.
1
NỘI DUNG
I, Các quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp trước Mác:
1, Quan niệm về giai cấp:
Trước Mác: Trong tác phẩm của sử gia Chie, Ghido, Minhe cho
rằng: “ Giai cấp là một tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội,
cùng một lối sống hoặc mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội.”
Quan niệm đó chỉ là mơ hồ, không đi vào đặc trưng cơ bản của xã
hội. Các lý thuyết đó tránh động đến các vấn đề cơ bản đặc biệt là các vấn
đề quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất.
2, Quan niệm về đấu tranh giai cấp:
Trong thời kỳ này, “ đấu tranh giai cấp” còn là một khái niệm mơ


hồ, cùng với những hoạt động mang tính bộc phát. Các cuộc đấu tranh giai
cấp chỉ đơn giản chỉ là những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, nhằm những
mục đích trước mắt, nhằm giải phóng bản thân khỏi ách áp bức, bóc lột bất
công.
II, Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về giai cấp, dân tộc:
1, Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về giai cấp và đấu tranh
giai cấp.
1.1, Giai cấp:
Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta
gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa
vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác
nhau về quan hệ của họ( thường thường thì những quan hệ này được pháp
luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của
họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng
thụ và về phần của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những
tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn
2
khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế
xã hội nhất định”.
Mỗi giai cấp có những đặc trưng riêng, giai cấp không phải là sản
phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất là thể thống nhất của các
mặt đối lập vì vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt nó trong
hệ thống các giai cấp đối lập với nó.
Giai cấp có các đặc trưng cơ bản sau:
- Khác nhau về việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong cùng xã hội. Đây là
đặc trưng quan trọng nhất vì nó chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn
người nào nắm tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu
sẽ chiếm giữ những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác.
Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ bao gồm giai cấp chủ nô và nô lệ

Trong chế độ phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ và nông nô
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm giai cấp tư sản và vô
sản.
Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, tư bản là những tập đoàn
người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị. Nô
lệ, nông nô và vô sản là giai cấp bị trị.
- Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn
nào nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công
quản lý.
- Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản
xuất sẽ trực tiếp đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm.
- Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu
sản xuất trong tay sẽ đứng vị trí cao nhất.
Như vậy giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là
phạm trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.
Nguồn gốc hình thành giai cấp:
3
Mác chỉ ra rằng: “ Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai
đoạn phát triển của lịch sử nhất định của sản xuất”.
Ví dụ: Trong xã hội công xã nguyên thuỷ: lực lượng sản xuất thấp kém,
công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá, gậy gộc dẫn đến năng suất lao động
chưa cao, chưa có sản phẩm dư thừa vì vậy chưa có chế độ người bóc lột
người dẫn đến chưa hình thành giai cấp.
Cuối xã hội nguyên thủy xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim loại làm
năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến phân công
lao động, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, tư hữu thay công hữu,
hình thành xã hội giai cấp.
Xã hội nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người: giai
cấp chủ nô và nô lệ.
Giai cấp được hình thành từ 2 nguồn gốc:

- Nguồn gốc sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ
nhất định.
- Nguồn gốc trực tiếp: sự ra đời của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất
Có 2 con đường dẫn tới sự hình thành giai cấp:
- Những kẻ có chức có quyền trong thị tộc, bộ lạc dùng quyền uy của
mình để chiếm đoạt tư liệu sản xuất làm của riêng từ đó hình thành
giai cấp thống trị.
- Tù binh bắt được trong những cuộc chiến tranh bị biến thành nô lệ,
còn bao gồm cả những người nghèo khổ trong thị tộc, bộ lạc bị mất
hết tư liệu sản xuất.
1.2. Đấu tranh giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin
định nghĩa đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước đoạt
hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp
bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê
4
hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư
sản.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các
giai cấp và tầng lớp bị trị không chỉ về lợi ích kinh tế mà còn về chính trị,
tinh thần. Lợi ích của giai cấp bị trị đối lập hoàn toàn với lợi ích của giai
cấp thống trị. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy, đấu tranh
giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu
không thể thiếu được trong xã hội có áp bức.
Trong lịch sử đã diễn ra các cuộc đấu tranh giữa người tự do và người
nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và nông nô.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của các xã
hội có giai cấp.
Hình thức đấu tranh ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì không giống

nhau. Trong thời đại ngày nay, các hình thức đấu tranh ngày càng phong
phú, đa dạng và phức tạp:
- Đấu tranh kinh tế: là hình thức đấu tranh đầu tiên và trở thành một
hình thức cơ bản của công nhân như tăng lương, rút ngắn ngày lao động…
- Đấu tranh chính trị: là hình thức đấu tranh có nhất của giai cấp vô sản.
Mục tiêu của nó là giành chính quyền và sử dụng chính quyền đó như công
cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Đấu tranh tư tưởng: với mục tiêu vạch trần bản chất bóc lột của các xã
hội cũ, nhằm giáo dục quần chúng lao động thấm nhuần chiến lược, sách
lược cách mạng của Đảng, biến đường lối của Đảng thành hoạt động cách
mạng.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, cách mạng XHCN dang ở thời kỳ
thoái trào, giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa đứng trước vấn đề
cấp bách là tìm những hình thức mới của đấu tranh giai cấp để chống lại
những thủ đoạn mới của giai cấp thống trị, giai cấp của những tập đoàn Tư
bản lũng đoạn xuyên quốc gia: bảo vệ lợi ích giai cấp trước mắt và lâu dại
5
của giai cấp công nhân và nahan dân lao động. Vì vậy việc liên minh giai
cấp giữa công nhân với nông dân và ấcc tầng lớp lao động chân tay, trí óc
khác là liên minh chiến lược lâu dài.

2. Dân tộc:
Khái niệm: Để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một
nước có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có ý
thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi những quyền lợi về:
chính trị, dinh tế, truyền thống, văn hoá, truyền thống đấu tranh chung
trong suốt quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước.
Nguồn gốc hình thành dân tộc:
Dân tộc ra đời cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và có 2 con đường
hình thành:

- Hình thành từ nhiều bộ tộc: con đường này thường gắn với các nứoc
ở Tây Âu vì chủ nghĩa tư bản ở đây ra đời sớm, phát triển mạnh.
- Hình thành từ một bộ tộc: thường gắn với các nứơc Đông Âu, chũ
nghĩa tư bản ra đời muộn, yếu, không đủ sức chiến thắng hoàn toàn
thế lực phong kiến.
Đặc điểm:
Dân tộc có tính thống nhất cao thể hiện ở các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Cộng đồng về lãnh thổ: Lãnh thổ là chủ quyền không thẻ
chia cắt, là nơi sinh tồn, phát triển và là nền tảng hình thành nên tổ quốc
của mỗi quốc gia, dân tộc.
Thứ hai: Cộng đồng về kinh tế: Kinh tế là yếu tố thống nhất của một
quốc gia. Sự tương đồng và phù hợp về lợi ích càng lớn tính thống nhất của
dân tộc càng cao, sự cách biệt và đối lập về lợi ích giữa các bộ tộc dân tộc
càng cao.
6
Thứ ba: Cộng đồng về ngôn ngữ: Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng
của dân tộc mình nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có
một ngôn ngữ chung thống nhất. Ngôn ngữ là nền tảng văn hoá đồng thời
là di sản tinh thần của mỗi dân tộc.
Thứ tư: Cộng đồng về văn hoá: Văn hoá là yếu tố đặc biệt trong sự gắn
kết cộng đồng dân tộc thanh một khối thống nhất. Mỗi dân tộc có nét đặc
trưng văn hóa riêng, phong phú và đa dạng.
Dân tộc có tính ổn định, bền vững: đảm bảo bởi nguyên tắc pháp lý
cao, tông trọng quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
Hai xu hứơng khách quan của sự phát triển dân tộc và biểu hiện trong
thời đại ngày nay:
Xu hướng 1: Những quốc gia, khu vực gồm nhiều cộng đồng dân cư có
nguồn gốc tộc người khác nhau làm ăn, sinh sống đến một thời kỳ nào đó
có sự trưởng thành ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, từ
đó tách khỏi nhau thành lập các dân tộc độc lập.

Ví dụ: Liên Xô tách thành Liên Bang Nga và một số nứơc xã hội chủ
nghĩa
Quốc gia Đông Timor tách ra từ nứơc Inđonêxia
ý nghĩa: Các dân tộc có quyền tự quyết định vận mệnh của mình như
tự do lựa chọn chế độ chính trị, con đường phát triển của dân tộc mình.
Xu hướng 2: Các dân tộc muốn liên hiệp với nhau dựa trên nguyên tắc
bình đẳng nhằm có sự giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản xuất
hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc.
Ví dụ: Liên minh châu Âu EU: sử dụng đồng tiền chung, nhần dân đi
lại giữa các nước rất dễ dàng.
ý nghĩa: Tạo sự tự chủ, phồn vinh do những tinh hoa, những giá trị của
những dân tộc hoà nhập, bổ sung cho nhau. Những giá trị chung hoà quyện
đó không xoá nhoà những đặc thù dân tộc mà ngược lại, nó bảo lưu, giữ
gìn, phát huy những tinh hoa, bản sắc dân tộc.
7

×