Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn_7 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.38 KB, 11 trang )

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm về tác
giả tác phẩm trong tốt nghiệp môn Văn

Tuyển tập những câu hỏi 2 điểm
về tác giả tác phẩm trong tốt
nghiệp môn Văn



* Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du :

Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng
hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ
Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa
sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng
thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến
mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã
bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên
phong.

Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của
“chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao
tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả
những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là
mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi
sinh” của những người cách mạng.

Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể
hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối
song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi
quan.




*Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa :

Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ
,có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém
phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là
biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã
bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương
con sâu sắc.


Bài 16: SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( SÔ LÔ KHỐP )



Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Sô lô khốp ?

Sôlôkhôp (1905-1984)là nhà văn Nga lỗi lạc.Ông sinh ra và lớn lên ở
tỉnh Rôxtôp thuộc vùng thảo nguyên sông Đông và gắn bó với vùng đất
trù phú đậm bản sắc văn hoá của người cô dắc này trong những bước
chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử.Chưa được 17 tuổi nhưng
trong nội chiến Sô-lô-khôp đã làm thư kí uỷ ban xã,xoá nạn mù
chữ,trưng thu lương thực chống đói…Năm 17 tuổi,ông lên Mat-xcơ-va
làm nhiều nghề vất vả như đập đá ,khuân vác ,kế toán để thực hiện giấc
mơ viết văn.Năm 21 tuổi, Sôlôkhôp đã có hai tập truyện ngắn viết về
vùng sông Đông là Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh. Năm 22
tuôỉ , Sôlôkhôp trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập
Sông Đông êm đềm.Bộ tiểu thuyết hoàn thành năm 1940 lúc Sôlôkhôp
35 tuổi và ngay lập tức được tặng giải thưởng quốc gia.


Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ,Sôlôkhôp tham gia với
tư cách là phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt
trận. Sau chiến tranh,ông lại lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa
phương .Vốn sống ấy giúp ông viết thành công tác phẩm Số phận con
người thể hiện cách nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện
,chân thực.

Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sôcôlốplà viết đúng sự thật
dù đôi khi sự thật đó khắc nghiệt, cay đắng.Ông coi sứ mạng cao cả nhất
của nghệ thuật là ca ngợi nhân dân . Ông không né tránh những sự thật
dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn,
những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác
của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết
hợp nhuần nhuyễn.

Do những cống hiến nghệ thuật to lớn, năm 1965,Sôlôkhôp được nhận
giải Noben về văn học.



Đề 2 : Hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt cốt truyện và chủ đề tác phẩm
Số phận con người ?

Hoàn cảnh ra đời :

Truyện ngắn Số phận con người của Sôlôkhốp hoàn thành năm 1957 mở
ra một chân trời mới cho văn học Nga, thể hiện cách nhìn cuộc sống và
chiến tranh một cách toàn diện ,chân thực.


Tóm tắt tác phẩm:

Xôcôlốp là một chiến sĩ Hồng quân Liên xô từng tham gia nội chiến.
Cha mẹ, anh chị của anh đều chết trong nạn đói.Xôcôlốp trải qua nhiều
nghề để kiếm sống .Rồi anh có vợ, có ba con và xây được một ngôi nhà
,sống hạnh phúc.

Khi chiến tranh vệ quốc chống phát xít bùng nổ, anh ra trận .Chiến đấu
chừng một năm,anh bị thương hai lần rồi bị bắt làm tù binh,bị đoạ đày
trong các trại tập trung của phát xít Đức.Năm 1944,bọn phát xít Đức
thua to,phải dùng cả tù binh làm lái xe.Xôcôlốp đã cướp xe,bắt sống tên
thiếu tá phát xít, trốn thoát.Về tới đợn vị,anh mới hay tin ngôi nhà anh bị
bom phát xít nổ tan tành,vợ và hai con gái bị bom giết hại.Niềm hi vọng
cuối cùng của anh là đứa con trai bây giờ đã là một đại uý pháo binh
nhưng rồi nó cũng hi sinh ngay trong ngày chiến thắng.

Chiến tranh kết thúc ,Xôcôlôp giải ngũ. Anh không về quê hương mà
đến ở nhờ nhà một người bạn và làm nghề lái xe để kiếm sống. Ở
đây,anh đã nhận Vania, một đứa bé mồ côi năm tuổi làm con nuôi.Việc
chăm sóc bé tuy vất vả nhưng có nó anh mới thấy hạnh phúc .Trái tim
rệu rã của anh dường như êm dịu lại.Còn bé Vania tưởng tìm được bố
ruột của mình nên quấn quít bên bố không rời.Trong một lần lái xe,anh
va phải một con bò và bị tước bằng lái. Hai bố con lại dắt nhau đi nơi
khác kiếm sống.Bé Vania hồn nhiên vô tư còn anh phải gượng chống
chọi với nỗi đau buồn và bệnh tim để sống và làm chỗ dựa cho chú bé.

Chủ đề:

Qua tác phẩm,với một dung lượng không lớn , Sôlôkhốp đã khám phá
chiều sâu chiến công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến

tranh giữ nước vĩ đại với tất cả những khó khăn tưởng chừng như không
vượt qua được. Và trong hoàn cảnh ấy ,tác giả ca ngợi bản lĩnh kiên
cường và nhân hậu của con người Xô viết.Đó cũng là lời nhắc nhở ,kêu
gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến
tranh.



Đề 3 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Xô cô lốp trong đoạn
trích?

Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất
hạnh .Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và
nhân hậu.

Tính cách kiên cường : Trong chiến tranh ,anh chịu quá nhiều bất hạnh .
Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi
để kiếm sống . Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy
sụp tinh thần,không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Với bản
lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa
vững chắc cho bé Vania ( bố mẹ đã chết trong chiến tranh).

Tấm lòng nhân hậu : Xôcôlôp nhận nuôi béø Vania từ tính thương “Với
niềm vui không lời tả xiết” không tính toán ,vụ lợi . Anh yêu thương
,chăm sóc chu đáo cho Vania hơn cả người cha đối với con. Những mất
mát , đau thương ,anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối
ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn . Hai số
phận bất hạnh đặt cạnh nhau ,đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào
nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất
tuyệt vời của những con người chân chính.



Bài 17:ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ ( HÊ MINH UÊ )



Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Hê minh uê ?

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) sinh tại bang Ilinoi ,Mĩ trong một gia
đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học , ông đi làm phóng viên. Ông
tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia sau đó bị
thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời,tự nhận
mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập vào cuộc sống đương thời.

Hê-minh-uê sang Pháp ,vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Ông viết tiểu
thuyết lên án chiến tranh đế quốc. Năm 1937 tình nguyện sang Tây Ban
Nha chién đấu chống tên độc tài Phăng cô. Từ năm 1939-1945 là phóng
viên chiến tường rồi gia nhập du kích chống phát xít ở ngoại ô Pari.

Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện
đại phương Tây và góp phần đổi mới lôí viết truyện,tiểu thuyết của
nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung với lối viết kiệm lời ,kiệm
cảm xúc ,…Ông đề ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như
một tảng băng trôi , một phần nổi , bảy phần chìm , tác phẩm hàm chứa
nhiều tầng ý nghĩa kín đáo. Nhân vật thường tự thể hiện qua hành động
ngôn ngữ riêng theo những qui luật khách quan. Tác giả không trực tiếp
bộc lộ thái độ chủ quan mà chỉ gợi những suy nghĩ liên tưởng để người
đọc tự kết luận. biện pháp chủ yếu là đối thoại và độc thoại nội
tâmngười đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị
của tác phẩm. Hê-minh-uê dù viết về đề tài gì, châu phi hay châu Mĩ

,ông đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuối đơn giản và trung thực
về con người”.

Ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ gổm truyện ngắn,tiểu
thuyết, thơ ,hồi kí,ghi chép…Nôỉ tiếng nhất là các tác phẩm : Giã từ vũ
khí, Chuông nguyện hồn ai,Ông già và biển cả…

Hê-minh -uê được nhận giải thưởng No-ben văn học năm 1954.


Đề 2 : Trình bày hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt , nêu chủ đề tác phảm
Ông già và biển cả ?

Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba,Hê-minh-uê cho ra đời tác
phẩm Ông già và biển cả . Trước khi được in thành sách, truyện đã được
đăng trên tạp chí Đời sống.

Tóm tắt tác phẩm:

Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xantiagô.
Một con cá kiếm lớn đã cắn câu và lôi thuyền ông lão ra biển khơi xa.
Chỉ một mình ông lão trong khung cảnh mênh mông trời biển ,ông
chuyện trò với mây nước ,chim cá , ghì chặt sợi dây câu,đuôỉ theo con cá
lớn và chiến thắng được nó .Rồi ông lại phải chiến đấu với đàn cá mập
xông vào xâu xé con cá kiếm . Rốt cục, ông vào bờ đau đớn mệt mỏi rã
rời còn con cá kiếm chỉ còn là một bộ xương to tướng và trơ trụi. Ông
mệt lả nhưng vẫn mơ về con sư tử.

Chủ đề :


Câu chuyện cực kì đơn giản về cuộc hành trình theo đuổi con cá của ông
lão Xan ti a gô gợi nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc : một cuộc tìm
kiếm con cá lớn nhất ,đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm
của người lao động trong một xã hội vô hình ; thể nghiệm thành công và
thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi
trình bày nó ra trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người với
thiên nhiên…Tác phẩm được viết theo nguyên lí coi tác phẩm nghệ thuật
như một “tảng băng trôi”


Đề 3 : Hãy trình bày xuất xứ đoạn trích và ý nghĩa của hình tượng
con cá kiếm trong đoạn trích Ông già và biển cả ?

Đoạn trích nằm ở cuối truyện kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông
lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa
đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị
nhưng rất to lớn của đời mìnhvà ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con
cá kiếm.

Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người
kể chuyện, đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá ta
thấy ông lão coi nó như một con người. Chính thái độ đặc biệt, khác
thường này đã biến con cá thành “nhân vật” chính thứ hai bên cạnh ông
lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là
đại diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp , tính chất kiên
hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên
với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người
và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu
tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất
khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong

đời./.

×